Nhờ ở gần đường đổi ngày quốc tế, thời điểm mở bán chính thức iPhone 7 ở New Zealand diễn ra sớm hơn vài tiếng đồng hồ so với ở Australia. Nhà mạng Spark đã không bỏ lỡ cơ hội này khi cử một quân đoàn robot mini tham gia xếp hàng để giành cơ hội chạm tay đầu tiên vào các smartphone đời mới của Apple.
Đây không phải là lần đầu tiên robot được dùng thay thế người chờ mua iPhone vào ngày mở bán. Năm ngoái, một phụ nữ Australia đã dùng một "robot viễn tải" (thực tế là một chiếc iPad đặt trên các bánh xe) để giữ chỗ cho cô trong hàng dài người chờ mua iPhone 6S.
Năm nay, nhà mạng Spark sử dụng 100 robot Alpha 1, do công ty Trung Quốc UBtech, chế tạo để xếp hàng thay cho các khách hàng của họ.
Mỗi robot được điều khiển bằng một ứng dụng điện thoại và được lập trình nhảy múa cũng như chuyển động nhịp nhàng. Chúng cũng được chuẩn bị phát hình trực tiếp quang cảnh xếp hàng chờ mua iPhone 7.
Clive Ormerod, giám đốc phụ trách marketing và dịch vụ khách hàng của Spark, tuyên bố, các robot mang đến cho mọi người cảm giác hồi hộp khi xếp hàng dưới dạng số hóa.
"Xếp hàng là một phần mang tính biểu tượng của văn hóa hâm mộ thiết bị mới. Chúng tôi muốn mang tới cho khách hàng của mình trải nghiệm về không khí cũng như sự phấn khích của đám đông xếp hàng, dù họ không thực sự phải mất công xếp hàng và chờ tới lượt trong ngày mở bán", ông Ormerod nhấn mạnh.
Tuấn Anh(Theo CNET)
" alt=""/>Nhà mạng huy động cả quân đoàn robot xếp hàng mua iPhone 7“Làm ơn đi Riot, hãy để tôi sử dụng lượng IP của mình làm nguồn động viên cho các bạn chơi của tôi!
Nếu được sử dụng lượng IP của mình để mua một vị tướng nào đó hoặc một bảng ngọc, một loại ngọc gì đó cho những người chơi khác, tôi sẽ cảm thấy rất vui. Bởi hiện tại, lượng IP của tôi chỉ ngày càng tăng mỗi khi kết thúc trận đấu, vì tất cả những vật phẩm có thể mua được, tôi đều đã mua sạch.
Tôi đã có một số những bài kiểu như này trước đây, và tôi biết rằng không phải ai cũng có đủ thời gian và điều kiện để có thể mua toàn bộ tướng/ bảng ngọc/ ngọc cả (chắc chỉ có số ít người chơi). Và nếu tôi – những người chơi đã mua hết toàn bộ những thứ đó và thừa ra một lượng IP lớn, có thể sử dụng nó để làm động lực cũng như phần thưởng cho các người chơi khác thay vì việc cứ phải đợi con tướng mới ra và ngay lập tức mua nó với giá 7800 IP thì hay biết mấy.
Và rất tiếc là Riot không có bất cứ biểu tượng hay mẫu mắt nào bằng IP để mua cả.
Với những người chơi lâu năm như tôi, làm ơn, hãy để tôi sử dụng lượng IP của mình vào một việc gì đó tốt hơn, dùng nó để thưởng cho những người chơi thái độ tốt cũng như có tính đồng đội cao.
Có nhiều người chơi rất nhỏ nhen và hẹp hòi khi thấy như vậy. Họ lập tức: “Nếu có thể tặng quà bằng IP như vậy, nó sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều thứ, đặc biệt là về vấn đề kinh doanh của Riot.”
Thực sự nó rất đơn giản. Hãy làm cho nó theo dạng chỉ có thể tặng được một món quà/ một người chơi sau mỗi trận đấu. Và món quà đó sẽ là tướng hoặc bảng ngọc hay ngọc như đã nói ở trên. Và như thế, họ sẽ không thể lợi dụng nó được.”
Đúng vậy, với những người chơi lâu năm, họ sẽ thừa một lượng lớn IP cho dù đã mua toàn bộ những thứ có thể mua được bằng IP. Nếu không có thêm những vật phẩm hoặc thứ gì đó để những người chơi này có thể mua, rất dễ đến tình trạng khiến họ chán nản, bởi họ đã có tâm lý là mình đã sở hữu toàn bộ những thứ của trò chơi rồi.
Ý kiến tặng quà cho người chơi khác bằng tướng hoặc bảng ngọc của người chơi trên khá hay. Bởi nó vừa giúp cho những người chơi lâu năm sử dụng lượng IP của mình vào một việc tốt, vừa hỗ trợ cho những người mới chơi kia có được những vật phẩm mà họ khó có thể mua được hoặc mất rất nhiều thời gian.
Vậy ngoài việc có thể sử dụng IP để có thể mua những vị tướng, bảng ngọc, ngọc bổ trợ hay như ý kiến ở phía trên là tặng cho người chơi khác, thì các bạn muốn tưởng tượng rằng lượng IP này sẽ làm được gì?
Bi Boyz/lm360
" alt=""/>Nếu thừa một lượng lớn IP, game thủ sẽ làm gì?Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng sẽ phải tạo doanh thu từ các dịch vụ NH trong đó phải nhắm đến dịch vụ ngân hàng điện tử. Ông bình luận gì về điều này? Vậy đối với TPBank đã có sự chuyển dịch như thế nào?
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngân hàng điện tử sẽ ngày càng tiện lợi và thể hiện nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với ngân hàng truyền thống, và phần lớn các dịch vụ ngân hàng đều có thể được thực hiện qua các kênh trực tuyến với chi phí thấp hơn, thời gian nhanh chóng hơn và tiện lợi hơn. Do vậy việc dịch chuyển sang sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển tất yếu của ngành tài chính ngân hàng thế giới. Với định hướng phát triển Ngân hàng số, ngay từ ngày đầu thành lập TPBank đã luôn chú trọng đầu tư nguồn lực nghiên cứu, phát triển để mỗi năm lại có phiên bản eBank mới với nhiều cải tiến hơn cho khách hàng. Không chỉ tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích trên eBank chúng tôi còn quan tâm tới thói quen khách hàng để cải tiến giao diện thông minh hơn, thân thiện hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đến nay có thể khẳng định sản phẩm ngân hàng điện tử của TPBank là một trong những sản phẩm eBank khá hoàn hảo, đáp ứng hầu hết các nhu cầu giao dịch cơ bản của khách hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng và bảo mật. Hiện tỷ lệ khách hàng của TPBank sử dụng eBank đang ngày càng gia tăng, và tỷ trọng các dịch vụ ngân hàng sử dụng các kênh điện tử ngày càng cao cũng đã tạo điều kiện để ngân hàng có cơ hội tạo thêm doanh thu thông qua các dịch vụ này, nhưng chiến lược của ngân hàng hiện nay là ưu tiên tạo sự thuận tiện và gia tăng chất lượng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm của khách hàng hơn là chỉ hướng đến mục tiêu lợi nhuận.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước hô hào, nhưng thực tế vẫn thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Ở một số quốc gia người ta có kích thích tiêu dùng không dùng tiền mặt bằng cách được giảm giá khi thanh toán online, hay thẻ. Theo ông tại Việt Nam chúng ta làm gì để kích thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt?
Tại Việt Nam, chi tiêu bằng tiền mặt vẫn còn đang khá phổ biến. Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Nhân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại hiện đang từng bước tạo các tiện ích và tuyên truyền để khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho thấy các lợi ích như an toàn trong chi tiêu, tiết kiệm nguồn lực xã hội, thuận lợi do có thể giao dịch bất kì lúc nào ở bất cứ đâu... TPbank cũng đã có các chương trình cụ thể để kích chi tiêu qua thẻ và các giao dịch thanh toán online, thông qua việ phối hợp với các đối tác là các thương hiệu nhãn hàng lớn hay các nhà hàng để liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi, giảm giá mạnh cho khách hàng, hay các chính sách chiết khấu, gia tăng lợi ích cho các khách hàng thanh toán dịch vụ viễn thông, điện, thuế… qua eBank.
Bên cạnh đó, hàng năm TPBank còn tham gia các hoạt động của cộng đồng thương mại điện tử như chương trình Online Friday do Sở Công thương Hà Nội kết hợp với các Ngân hàng và các công ty eCommerce tổ chức với các chính sách giảm giá mạnh cho khách hàng mua online vào ngày này, kết quả thu lại rất khả quan, giúp người dân có cơ hội mua sắm online và hạn chế chi tiêu tiền mặt.
" alt=""/>TPBank: 'Thanh toán di động cần hạ tầng đồng nhất'