当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo góc Arsenal vs Aston Villa, 22h30 ngày 14/4 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút
Nồi áp suất bất ngờ phát nổ khiến người đàn ông Hà Nội bị bỏng nặng
Thủ đô Hà Nội nhiệt độ chỉ khoảng 14 -16 độ C, nhưng càng về đêm càng rét buốt. Sau một ngày vất vả mưu sinh, nhiều người lao động nghèo qua đêm trên vỉa hè. Gió lạnh buốt, người thì mặc áo mưa ngồi vỉa hè, người co ro nằm trên nền đất, ngủ từng giấc ngủ chập chờn.
![]() |
Để chống lại giá lạnh, nhiều người chỉ có tấm áo mưa, ngồi nép mình trên vỉa hè . Hình ảnh được ghi lại tại đền phố Cửa Nam lúc 1h ngày 27/11 |
![]() |
Bà Hòa (68 tuổi) quê Thái Bình lên Hà Nội rửa bát thuê. Do không có tiền thuê phòng trọ nên nhiều năm nay bà phải lang thang, ngủ qua đêm tại các vỉa hè. |
![]() |
Rét buốt kèm theo gió liên tục thổi khiến người phụ nữ này nằm co ro ôm con nhỏ, quay lưng ra ngoài trên phố Hai Bà Trưng |
![]() |
Hai mẹ con nằm ôm nhau ngủ không chiếu, không chăn, không một mảnh áo mưa che chắn. |
![]() |
Em bé nằm ngủ gọn trong vòng tay mẹ trong đêm rét buốt của Hà Nội sau một ngày vất vả mưu sinh |
![]() |
Họ chủ yếu là những lao động nghèo đến từ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam… Hình ảnh một cụ ông nằm co ro ngủ trên đường Nguyễn Thái Học |
![]() |
"Ban ngày đi nhặt rác kiếm sống, đêm lại ngủ vật vờ trên vỉa hè. Đêm rét buốt kèm theo gió khiến tôi ngủ được một lúc lại tỉnh lại", cụ ông tâm sự. |
![]() |
Ông Nguyễn Văn Thúy (60 tuổi, quê Lào Cai), nằm ngủ chập chờn bởi từng cơn gió lạnh buốt thổi vào người trên đường Trần Hưng Đạo |
![]() |
"Tôi xuống Hà Nội có việc, vì không có tiền thuê phòng trọ nên phải ngủ vỉa hè 5 đêm nay rồi, gió lạnh thổi vào người làm tôi tỉnh giấc liên tục, hút điếu thuốc cho ấm người. Thỉnh thoảng lại được các bạn trẻ đi làm từ thiện cho hộp cơm, bát cháo", ông Thúy nói. |
![]() |
Đầu đường Trần Hưng Đạo gần ga Hà Nội có rất nhiều người cao tuổi ngủ trên vỉa hè. Ban ngày họ đi nhặt rác kiếm sống, đêm về lại tụ tập nói chuyện, có rất nhiều đoàn từ thiện, người dân giúp đỡ họ |
![]() |
Bà Lan (quê Nam Định) làm nghề nhặt rác ở Hà Nội |
![]() |
Một người vô gia cư ngủ trước nhà ga Hà Nội trên đường Lê Duẩn, bên cạnh là gói quà của các bạn trẻ đi làm từ thiện |
![]() |
Hàng chục người vô gia cư ăn, ngủ sau chợ Đồng Xuân. Đa số họ đều làm thuê bốc vác ở chợ Đồng Xuân và đi lượm ve chai |
(Theo Dân Việt)
" alt="Cuộc sống khổ cực của người vô gia cư trong giá rét"/>“Với số tiền 35.000 đồng/chiếc và với thời gian mà mình phải đứng đợi, thật sự không hề đáng với những gì mình bỏ ra để thưởng thức bánh đồng xu phô mai. Mình thà bỏ ra số tiền đó để ăn một bát phở, vừa no bụng và ngon miệng mà còn xứng đáng hơn”, Huyền Dương, một thực khách chia sẻ.
Đồng quan điểm, Ngọc Duy, một thực khách từng đợi hơn 3-4 tiếng đồng hồ để trải nghiệm món bánh đồng xu cho rằng, ban đầu phần lớn mọi người ăn bánh đồng xu đều là vì tò mò hương vị thế nào, chủ yếu là ăn cho biết. Theo Duy, với mức giá 35.000 đồng/chiếc, thực khách có nhiều lựa chọn khác tốt hơn.
“Mình cũng chỉ mới ăn một lần, thật sự là khá ngấy, ăn liền thì được chứ để lâu lại khô, cứng và phô mai cũng không kéo sợi được. Lâu lâu ăn vui miệng thì được chứ ăn lâu dài thì chẳng ăn nổi”, Ngọc Duy nói.
Quỳnh Anh, chủ một cửa hàng bánh đồng xu tại Hội Vũ (Hà Nội) chia sẻ, thời mới mở bán có ngày doanh thu quán lên đến 60 triệu đồng. Thời điểm đó, tiệm bán không có thời gian nghỉ, bán từ trưa đến tận tối, mỗi ngày cho ra lò 1800 - 2000 chiếc.
Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 2 tháng, lượng bánh đồng xu mà quán này bán ra mỗi ngày không còn được ổn định như ban đầu. “Lượng khách giảm đột ngột xuống còn 200 - 400 chiếc mỗi ngày, chỉ bằng 1/4 lượng bánh bán ra so với trước đây.
Doanh số thấp đến mức mình phải bán thêm nhiều loại bánh với hình dáng lạ mắt để thu hút khách hàng”, Quỳnh Anh tâm sự.
![]() | ![]() |
Nhiều chủ quán phải đổi mô hình kinh doanh, sáng tạo các món bánh mới để giữ chân thực khách sau khi bánh đồng xu hết thời gây "sốt" (Ảnh: Kim Ngân)
Anh Cường, chủ của một số cửa hàng bánh đồng xu phô mai tại Hà Nội cũng vừa nhượng quyền mặt bằng một trong các quán của mình sau khi nhận thấy bánh này có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
“Mình nhượng quyền lại một cửa hàng vì khách không còn đông như trước, tuy nhiên các quán còn lại của mình vẫn giữ được lượng khách ổn. Vì mình có mặt bằng riêng, công thức, nhân bánh cũng sáng tạo và thay đổi thường xuyên nên vẫn giữ được một lượng khách nhất định.
Bán bánh mà theo trào lưu thì đúng là khó đi đường dài, nhưng nếu bán mà có tâm và chịu khó thay đổi, sáng tạo cho mới mẻ thì mình nghĩ là vẫn có thể trụ lâu dài thôi”, anh Cường chia sẻ.
Không chỉ ở Hà Nội, các cửa hàng, quầy bánh đồng xu phô mai ở TP.HCM cũng ghi nhận tình cảnh ế ẩm, lác đác khách đến mua. Những người “đu trend” mở bán món bánh này cũng ngậm ngùi gồng lỗ, một số phải thanh lý máy móc, sang nhượng mặt bằng vì tình hình buôn bán không mấy khả quan.
Chị T, chủ một xe bánh đồng xu phô mai trên đường Phan Văn Trị (Quận Gò Vấp) chia sẻ: “Thấy bánh này tự nhiên hot quá nên mình cũng tranh thủ mở bán để đáp ứng nhu cầu khách, đồng thời kiếm thêm thu nhập. Nhưng từ cuối tháng 10 trở lại đây thì số khách giảm rõ, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì mới mở bán nên mình vẫn phải cố gắng bám trụ, đến khi nào thấy không bám nổi nữa thì tính tiếp”, chị cho hay.
Vì là đoạn đường nhộn nhịp, sầm uất, tập trung đông dân cư nên Phan Văn Trị được xem là thiên đường kinh doanh ẩm thực. Đó là lí do con đường này có vô vàn xe bánh đồng xu phô mai mọc lên như nấm kể từ khi món bánh này “hot trend”.
“Lúc mới mở thì nướng bánh không kịp bán, bây giờ ngồi đợi vài ba tiếng mới có 1-2 khách. Dù cũng hơi nản nhưng bán bánh theo trào lưu thì mình cũng tự lường được ngày này.
Tiền chi phí đầu tư cho xe, nguyên liệu này kia cũng hơn chục triệu, may mắn là đến hiện tại cũng đã có lời. Bây giờ thì cứ bán tiếp thôi, để xem tình hình rồi tính tiếp”, anh S - chủ một xe bánh đồng xu cũng trên đường Phan Văn Trị bộc bạch.
Kim Ngân - Như Khánh
" alt="Bánh đồng xu vừa gây sốt đã hết thời, chủ quán tìm cách 'sang tên, đổi món'"/>Bánh đồng xu vừa gây sốt đã hết thời, chủ quán tìm cách 'sang tên, đổi món'
Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ nhằm đôn đốc, đẩy mạnh tình hình giải ngân vốn đầu tư những tháng cuối năm, thời gian qua, Bộ TT&TT đã phối hợp với một số bộ, ban, ngành, địa phương để nghiên cứu, giải đáp các kiến nghị, vướng mắc.
Qua báo cáo của các địa phương, từ đầu năm đến nay đã có 45 kiến nghị của 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế được gửi đến các bộ ngành. Trong đó, có 20 kiến nghị được địa phương thống nhất nghiên cứu và xử lý dứt điểm, hoàn thành. Hiện còn 25 kiến nghị của các địa phương chưa được giải quyết xong.
Cụ thể, tỉnh Quảng Bình còn 12 kiến nghị, trong đó có 6 kiến nghị cũ và phát sinh 6 kiến nghị mới. Quảng Trị có 12 kiến nghị, 5 kiến nghị chưa giải quyết và 7 kiến nghị mới phát sinh. Tỉnh Thừa Thiên Huế mới phát sinh 1 kiến nghị.
Các khó khăn, vướng mắc của địa phương liên quan đến nhiều vấn đề, thuộc phạm vi quản lý của nhiều bộ ngành khác nhau.
Trong đó nổi bật là những vấn đề như việc đấu nối các dự án giao thông huyết mạch của tỉnh Quảng Bình vào Quốc lộ 1A và các tuyến đường đầu tư theo hình thức BOT, việc xử lý tài sản trên đất, việc nhập khẩu điện gió từ Lào về Việt Nam, vướng mắc liên quan đến mở lối thông quan, tiêu chí cho huyện nông thôn mới kiểu mẫu, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững...
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương đề nghị các bộ ngành tập trung trao đổi để giải quyết các kiến nghị, đặc biệt là những vấn đề đã tồn đọng từ lâu để các địa phương cùng phối hợp giải quyết.
Nhằm tiếp tục nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, nhất là về những vấn đề phát sinh trên địa bàn, ngoài các kiến nghị đã nêu bằng văn bản, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đề nghị các địa phương chủ động trao đổi trong cuộc họp.
Buổi làm việc sau đó đã diễn ra với tinh thần cởi mở, các bộ ngành, địa phương cùng trao đổi thẳng thắn, thảo luận, tìm hướng giải quyết các kiến nghị, nhất là những kiến nghị đã tồn tại thời gian dài.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cho biết, căn cứ các vấn đề trao đổi tại cuộc họp, Bộ TT&TT sẽ tổng hợp toàn bộ nội dung vừa nêu để báo cáo lại cấp có thẩm quyền.
Đặc biệt, có 3 nội dung Bộ TT&TT đã ghi nhận ý kiến và sẽ báo cáo lên Chính phủ gồm các vấn đề liên quan đến việc đấu nối các tuyến đường đầu tư theo hình thức BOT tại Quảng Bình, câu chuyện của nhà máy đóng tàu Nhật Lệ và những vướng mắc khi nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam đối với dự án điện gió AMI Savanakhet.
Căn cứ các ý kiến trong cuộc họp, Bộ TT&TT sẽ gửi văn bản tới các bộ ngành, địa phương về các nội dung liên quan đến Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Quảng Trị, và đề xuất của tỉnh Quảng Trị về việc bổ sung đối tượng, hạn mức hỗ trợ khi tham gia Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương cũng đề nghị các bộ ngành sớm có văn bản hướng dẫn và triển khai hỗ trợ địa phương hoàn thành các công việc còn đang dang dở.
Nhiều vướng mắc của các tỉnh miền Trung được Đoàn công tác Chính phủ tháo gỡ
Chuyển đổi số là “chìa khóa” đưa thông tin cơ sở đến với từng người dân
Theo bác sĩ Hưng, đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường, gây tăng đường huyết mãn tính kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid, protid và điện giải. Hậu quả muộn của các rối loạn chuyển hóa này là tổn thương các vi mạch, các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn dẫn tới các tai biến như đã nêu ở trên thậm chí có thể tử vong.
Hiện, mô hình bệnh tật thay đổi do lối sống khác biệt. Nhiều bệnh mãn tính không lây liên quan tới dinh dưỡng tăng lên trong đó có đái tháo đường. Những thủ phạm gây đái tháo đường gồm:
Béo phì: Tỷ lệ thừa cân béo phì đang gia tăng, đây là cửa ngõ của nhiều bệnh tật trong đó có đái tháo đường. Bác sĩ Hưng cho biết, tại Viện Dinh dưỡng, nhiều trường hợp rất trẻ dưới 20 tuổi, béo phì khi đi khám đã được chẩn đoán đái tháo đường type 2. Bệnh ngày càng trẻ hóa tỷ lệ thuận với tỷ lệ thừa cân béo phì.
Tiêu thụ quá ít rau xanh: Theo tổng điều tra của Viện Dinh dưỡng, tổng tiêu thụ đạm, rượu bia gia tăng nhưng tỷ lệ tiêu thụ rau xanh, trái cây vẫn không đủ khuyến nghị 400g/ngày.
Lười vận động: Hiện nay các phương tiện đi lại, lao động đã cơ giới hóa nên tỷ lệ vận động của người dân giảm, dẫn tới năng lượng dư thừa, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có đái tháo đường.
Thực phẩm là thuốc
Khi điều trị đái tháo đường, các bác sĩ phải thay đổi 2 thói quen xấu của người bệnh đó là chế độ dinh dưỡng, lười vận động. Sau đó, bệnh nhân mới được chỉ định dùng thuốc. Thực tế, bác sĩ Hưng chia sẻ bệnh nhân tới gặp ông đều than phiền ốm yếu, mệt mỏi do biến chứng của bệnh và muốn uống thuốc cho nhanh thay vì thay đổi lối sống hàng ngày. Thậm chí, bệnh nhân xin mổ hay can thiệp để vẫn được ăn uống thoải mái.
Bác sĩ Hưng cho biết các chuyên gia y tế đều hướng tới mục tiêu điều trị bệnh bằng thực phẩm. Thuốc là thực phẩm và ngược lại. Trong đó, người bệnh đái tháo đường sẽ được ưu tiên sử dụng thực phẩm.
Bác sĩ tư vấn cho người bệnh quản lý lối sống cho bệnh nhân theo liệu pháp dinh dưỡng y học như ăn uống, sử dụng thực phẩm an toàn… người bệnh phải tuân thủ điều trị. Người bệnh tuân thủ điều trị dinh dưỡng có thể giảm 90% phải dùng thuốc insulin.
Lưu ý, chế độ ăn cho người đái tháo đường không phải chế độ ăn kiêng mà là chế độ ăn lành mạnh.
Thứ nhất, ăn để giảm cân: Khi cân nặng giảm sẽ giúp giảm chỉ số đường máu, chỉ số mỡ nội tạng, mỡ máu, giúp duy trì cân nặng hợp lý. Khi giảm cân, bạn nên ăn đủ năng lượng chuyển hóa cơ bản, không nên quá kiêng khem.
Thứ hai, chế độ ăn phải phù hợp: Một bữa ăn phải phù hợp với văn hóa vùng miền, khả năng chi trả của người bệnh. Việc ăn uống này phải duy trì lâu dài nên họ cần được tham gia các buổi liên hoan, cuộc vui như người bình thường.
Thứ ba, cách lựa chọn thực phẩm: Theo bác sĩ Hưng, với người bệnh đái thái đường ăn gì cần được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn rõ ràng từ số lượng ăn tới những thực phẩm cần tránh. Ăn bao nhiêu cũng phải dựa theo cân nặng, nhu cầu năng lượng của mỗi bệnh nhân, thói quen dinh dưỡng, hoạt động thể lực, bệnh lý kèm theo…
Ví dụ, một bệnh nhân nữ nặng 50kg, hoạt động lao động bình thường mức tiêu thụ calo khoảng 1250calo. Khi đó, bệnh nhân ăn các thực phẩm khác nhau nhưng cũng không nên vượt quá số calo trên. Hạn chế các thực phẩm như bánh mì trắng, cơm trắng. Ưu tiên các thực phẩm như khoai, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt.
Căn bệnh tiểu đường đang ‘gõ cửa’ từng nhà: 3 thủ phạm cần tránh