Vài năm trước, bệnh nhân đã đi khám vì sưng chân kèm theo đau nhức rõ rệt. Người đàn ông này kể: "Tôi không có sức để đi bộ và chân tôi cảm thấy yếu khi leo cầu thang”. Theo Aboluowang, bác sĩ chẩn đoán người này có triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân.
Bởi vậy, nam bệnh nhân phải dùng thuốc để kiểm soát tình trạng trên. Khi thấy các triệu chứng suy giảm, ông đã tự ý ngừng uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian này, ông vẫn lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ.
Cuối tháng trước, khi ông chuẩn bị ra nước ngoài công tác, chân phải đột nhiên tê, đau, sưng gây khó khăn khi đi lại. Ông đã lái xe đến phòng cấp cứu. Qua siêu âm, bác sĩ phát hiện tĩnh mạch đùi của bệnh nhân gần như tắc nghẽn hoàn toàn do tình trạng huyết khối nghiêm trọng, nguy cơ cắt cụt chân.
Bệnh viện đề nghị ông phẫu thuật hút bỏ cục máu đông bằng ống thông. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã bình phục.
Bác sĩ Liu Yin-Tso cho biết huyết khối tĩnh mạch sâu là tắc nghẽn tĩnh mạch sâu do cục máu đông, phổ biến nhất ở chi dưới (chân). Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi đi máy bay vì mọi người phải ngồi trên ghế chật hẹp, không thể di chuyển suốt nhiều giờ, vì vậy tình trạng trên còn được gọi là "hội chứng hạng vé phổ thông".
Khi cục máu đông tích tụ, các dấu hiệu bên ngoài bao gồm sưng và đau chân thường xuất hiện. Trong những trường hợp nặng, huyết khối có thể gây sưng mô và hoại tử, thậm chí nguy cơ phải cắt cụt chi. Nếu cục máu đông trôi vào phổi có khả năng gây ra cơn đột tử do thuyên tắc phổi.
Bác sĩ nhắc nhở chìa khóa quan trọng nhất để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch là tránh ngồi hoặc đứng quá lâu và thiết lập thói quen tập thể dục. Nếu máu hồi lưu kém ở chi dưới, bạn có thể cân nhắc việc đi tất y khoa.
Ngồi nhiều và lười vận động sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài gây ra nguy cơ tích tụ cục máu đông ở chân, ngồi nhiều cũng dễ dẫn tới suy tĩnh mạch do hạn chế máu chảy xuống chân.
Một số tác động khác của thói quen xấu trên bao gồm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp bất ổn, đột quỵ, tổn thương tim. Theo một nghiên cứu, những lái xe hay phải ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi nhóm người hay phải đi lại dù chế độ ăn tương tự nhau.
Không chỉ VNDIRECT, trong cảnh báo phát ra vào ngày cuối cùng của tháng 3/2024, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, đã phát hiện xu hướng tấn công mạng, đặc biệt là tấn công ransomware tăng cao. Cụ thể, cơ quan này cho biết, gần đây, một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị sự cố tấn công, gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Nhấn mạnh các doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam đều có thể trở thành nạn nhân của tấn công ransomware, các chuyên gia an toàn thông tin trong nước cũng lưu ý thêm, mục tiêu chính của các nhóm tấn công ransomware thời gian gần đây là những máy chủ dễ bị tấn công, nơi có nhiều dữ liệu quan trọng và cơ hội lớn để đòi tiền chuộc.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn thông tin, trong nội dung chia sẻ ngày 29/3 liên quan sự cố tấn công ransomware vào hệ thống VNDIRECT, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng cho hay: Tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền là hình thức tấn công mạng không mới song lại đang trở nên khá phổ biến những năm gần đây. Các tổ chức tài chính, chứng khoán luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nhóm tấn công ransomware.
Thực tế, nhiều “ông lớn” tài chính, công nghệ, truyền thông trên thế giới cũng từng bị tấn công ransomware gây ra các sự cố gián đoạn hoạt động kéo dài. Có thể nói, đến nay tấn công ransomware đã trở thành ‘vấn nạn’ chung của mọi doanh nghiệp, tổ chức trên toàn cầu, nhất là các tổ chức tài chính, ngân hàng hay những đơn vị quản lý, xử lý nhiều dữ liệu người dùng. Vấn nạn này đặt ra cho các doanh nghiệp bài toán phải tăng cường bảo mật, bảo vệ an toàn các hệ thống thông tin.
Dưới đây là một số cuộc tấn công ransomware xảy ra trong năm ngoái nhắm vào các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ, y tế, truyền thông, tài chính... theo tổng hợp của Cục An toàn thông tin:
Lehigh Valley Health Network
Trung tuần tháng 2/2023, Brian Nester, Giám đốc điều hành của Lehigh Valley Health Network (LVHN) cho biết, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế này đã hứng chịu một cuộc tấn công ransomware vào ngày 6/2 cùng năm. LVHN đã bắt đầu điều tra và liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật sau khi phát hiện hoạt động bất thường. Đại diện LVHN xác nhận rằng, cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến hệ thống máy tính mà đơn vị sử dụng để lưu trữ “hình ảnh bệnh nhân để điều trị ung thư bằng bức xạ và các thông tin nhạy cảm khác”.
Giám đốc điều hành của Lehigh Valley Health Network cũng cho biết thêm, nhóm BlackCat đứng đằng sau vụ tấn công và yêu cầu một khoản tiền chuộc nhưng LVHN từ chối trả. Sau khi LVHN từ chối trả tiền, vào tháng 3/2023, BlackCat đã đăng tải hình ảnh nhạy cảm của bệnh nhân để tăng áp lực.
Dish Network
Nhà cung cấp truyền hình vệ tinh Mỹ Dish Network phải hứng chịu một cuộc tấn công ransomware vào ngày 23/2/2023. Sự cố khiến hệ thống mạng của nhà cung cấp này bị ngừng hoạt động và ảnh hưởng đến dữ liệu của hơn 290.000 cá nhân, chủ yếu là nhân viên của công ty. Không có nhóm ransomware nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công ransomware nhắm vào Dish Network.
TSMC
Vào tháng 6/2023, Sangfor FarSight Labs phát hiện nhóm ransomware LockBit liệt kê TSMC trên trang web LockBit 3.0. Công ty TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và cũng là nhà cung cấp chất bán dẫn lớn nhất của Apple.
TSMC xác định Kinmax Technology, một trong những nhà cung cấp của công ty, là nạn nhân chính của vụ vi phạm và nhóm tấn công LockBit đã yêu cầu khoản tiền chuộc 70 triệu USD. Nhóm LockBit tuyên bố chiếm quyền truy cập vào mật khẩu, thông tin đăng nhập và điểm truy cập mạng của TSMC sau cuộc tấn công vào Kinmax Technology; Đồng thời chúng đe dọa tiết lộ thông tin nhạy cảm nếu TSMC từ chối thực hiện thanh toán.
Johnson Controls
Cuối tháng 9/2023, Johnson Controls - Nhà cung cấp công nghệ chuyên về các tòa nhà, không gian thông minh đã nhận được yêu cầu tống tiền trị giá 51 triệu USD từ nhóm hacker Dark Angels để cung cấp bộ giải mã và xóa dữ liệu bị đánh cắp. Nhóm tấn công ransomware này tuyên bố đã đánh cắp khoảng 27 terabyte dữ liệu và mã hóa máy chủ ESXi của Johnson Controls. Điều đặc biệt lo ngại là trong số dữ liệu bị đánh cắp có thể bao gồm dữ liệu của một cơ quan Chính phủ tại Mỹ tiết lộ thông tin bảo mật về hợp đồng của bên thứ ba cùng sơ đồ mặt bằng của một số cơ sở của cơ quan này.
MGM Resorts
Tháng 9/2023, hacker đã đánh cắp thông tin nhận dạng cá nhân của khoảng 10,6 triệu khách hàng của MGM Resorts, đơn vị cung ứng dịch vụ giải trí quy mô toàn cầu. MGM Resorts được cho là đã từ chối đáp ứng yêu cầu tiền chuộc của tin tặc. Trong khi đó, Caesars Entertainment, công ty cũng bị tấn công bằng ransomware vào thời gian đó, được cho là đã trả khoảng 15 triệu USD trong số 30 triệu USD mà hacker yêu cầu để ngăn chặn việc tiết lộ dữ liệu bị đánh cắp.
CDW
Vào tháng 10/2023, CDW là nạn nhân của một cuộc tấn công bằng ransomware. Công ty về sản phẩm và dịch vụ CNTT này cho biết, họ phải “giải quyết một vấn đề bảo mật CNTT riêng biệt” khi nhóm ransomware khét tiếng LockBit tuyên bố đã đánh cắp dữ liệu trong một cuộc tấn công mạng. Nhóm tấn công này đã công bố một cảnh báo trên trang web của mình rằng CDW phải trả khoản tiền chuộc 80 triệu USD nếu không dữ liệu sẽ bị tiết lộ.
ICBC
Chi nhánh tại Mỹ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã bị tấn công bằng ransomware làm gián đoạn giao dịch trên thị trường Kho bạc Mỹ tháng 11/2023. Một số chuyên gia và nhà phân tích về ransomware cho biết, một băng nhóm tội phạm mạng có tên Lockbit được cho là đứng sau vụ tấn công. Tuy nhiên, ICBC không bình luận về việc liệu Lockbit có đứng sau vụ tấn công hay không.
Theo thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc, vụ việc xảy ra lúc 12h56 ngày 16/1. Cảnh sát cho hay, người đàn ông trên tự thiêu do tức giận với cơ quan môi giới hôn nhân từ chối sắp xếp cuộc hôn nhân mới cho ông ta. Hiện, danh tính của người này chưa được công bố.
Các báo cáo cho biết, trong cuộc nói chuyện với lãnh đạo công ty môi giới hôn nhân, người đàn ông bất ngờ đổ xăng lên người rồi bật lửa tự thiêu. Dù ngọn lửa mau chóng được dập tắt song ông này vẫn bị bỏng nặng và hiện bất tỉnh trong bệnh viện.
![]() |
Hiện trường sau khi nam giới U70 tự thiêu. Ảnh: Yonhap |
Theo điều tra ban đầu của cảnh sát, ông này tức giận vì bị công ty mai mối từ chối cung cấp dịch vụ do không đủ tư cách pháp lý. Theo các quy định về nhập cư, một công dân Hàn Quốc không đủ điều kiện xin thị thực kết hôn mới với vợ/chồng là người nước ngoài trong vòng 5 năm, sau khi đã có lời mời một người nước ngoài tới Hàn Quốc để kết hôn từ trước đó.
Các quan chức cảnh sát cho hay, theo các quy định mới, người đàn ông trên không đủ điều kiện do ông này từng có cuộc hôn nhân yếu tố nươc ngoài vào năm 2017. Việc điều tra thêm sẽ được tiến hành sau khi ông này tỉnh lại.
>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Hoài Linh
Một người đàn ông đã tự thiêu ngay gần Nhà Trắng ngày 29/5.
" alt=""/>Bị công ty mai mối từ chối, nam giới U70 tự thiêu