Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh khẳng định việc rút tiền bằng CCCD gắn chip không bị lộ lọt thông tin cá nhân. Ảnh: Xuân Huy.
Theo trung tá Vĩnh, người dân sử dụng thẻ ATM truyền thống để rút tiền phải trải qua 10 bước. Thẻ ATM sử dụng nhiều phương thức bảo mật, trong đó chủ tài khoản phải sử dụng mật khẩu do ngân hàng cấp để giao dịch tiền mặt.
"Dùng căn cước gắn chip để rút tiền cũng trải qua các bước như sử dụng thẻ ATM, tuy nhiên, chủ tài khoản sẽ xác thực thêm khuôn mặt, vân tay. Như vậy, mức độ bảo mật tăng lên nhiều lần", trung tá Vĩnh nhấn mạnh.
Theo ông, chủ tài khoản khi bị mất thẻ ATM thường đối diện nguy cơ cao bị đánh cắp tiền trong ngân hàng do lộ lọt mật khẩu. Khi đánh cắp được thẻ, kẻ gian còn hoàn toàn có thể lấy được tiền nếu nhập đúng mật khẩu.
Tuy nhiên, với việc sử dụng CCCD gắn chip để rút tiền từ ngân hàng, nếu ai đó đánh cắp được CCCD của người dân cũng không thể sử dụng khi rút tiền. Thậm chí, khi thiết bị phát hiện dữ liệu sai sẽ hủy giao dịch.
"Thông tin trên chip phải được đối sánh, đảm bảo trùng khớp thông tin của chủ thẻ trong dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngoài ra, người sử dụng CCCD phải trùng khớp khuôn mặt, vân tay với chủ tài khoản thì mới lấy được tiền", Phó giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư khẳng định.
Ngoài ra, chip điện tử trên CCCD tích hợp sinh trắc học, ảnh chân dung và vân tay theo tiêu chuẩn ICAO. Tất cả dữ liệu đều được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin bởi Ban Cơ yếu Chính phủ.
Riêng trong giao dịch ngân hàng, thiết bị đọc chip CCCD không lưu giữ thông tin của công dân. Như vậy, việc rút tiền sẽ đảm bảo tính bảo mật, bảo vệ dữ liệu cá nhân, không bị thất thoát.
"Dữ liệu của mình là do người dân quyết định, người dân có quyền cho phép hoặc từ chối khi ngân hàng sử dụng thông tin CCCD để giao dịch hay không", ông Vĩnh nói và khẳng định điều này giúp tránh nguy cơ lộ lọt dữ liệu hoặc bị bên thứ 3 kiểm soát, theo dõi thông tin cá nhân.
Dùng "dữ liệu sống" để rút tiền
Đối với người có nhiều tài khoản nhà băng, trung tá Nguyễn Thành Vĩnh phân tích việc dùng thẻ CCCD nhằm tăng thêm một bước bảo mật. Còn các ngân hàng vẫn sử dụng những quy tắc, quy trình rút tiền như trước.
Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ liên thông với nhau để đảm bảo các tài khoản được liên kết với một thẻ CCCD.
"Người dân có thể dùng CCCD để rút tiền ở bất kỳ ngân hàng nào nếu họ đã đăng ký mở tài khoản bằng CCCD gắn chip ở ngân hàng đó", trung tá Vĩnh giải thích.
![]() |
Chủ thẻ có thể giao dịch bằng CCCD ở bất kỳ ngân hàng nào nếu đã đăng ký tài khoản đó bằng thẻ gắn chip. Ảnh: Xuân Huy. |
Dẫn chứng thêm về trường hợp công dân có nhiều tài khoản ngân hàng nhưng chỉ sử dụng một thẻ gắn chip, lãnh đạo Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư lý giải nếu các tài khoản đó đã được đăng ký bằng CCCD thì người dân có thể dùng thẻ gắn chip đó để rút tiền ở bất kỳ cây ATM nào.
Còn trường hợp công dân chỉ đăng ký CCCD để mở tài khoản tại ngân hàng A mà muốn đến ngân hàng B để rút tiền thì không thể thực hiện giao dịch.
Về quy trình giao dịch, vị trung tá cho hay người dân rút tiền bằng CCCD phải đặt mặt sau của thẻ (nơi tích hợp chip bảo mật) lên "mắt đọc" tại cây ATM. Sau đó, thiết bị này thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân rồi đối sánh dữ liệu sinh trắc đã lưu trên chip.
Cuối cùng, nếu 2 trường dữ liệu trùng khớp thì người dân thực hiện các thao tác như sử dụng thẻ ATM truyền thống để rút tiền.
"Dữ liệu trên CCCD là dữ liệu sống của công dân nên không dễ bị làm giả như thẻ ATM truyền thống", ông Vĩnh nhấn mạnh và đặt giả thiết nếu kẻ gian dùng CCCD không phải chính chủ, đứng ở cây ATM để đánh cắp tiền cũng không thể đạt được mục đích nếu khuôn mặt, vân tay không trùng khớp.
Trải nghiệm rút tiền bằng CCCD gắn chip
Sau khi quét chip trên thẻ căn cước, hệ thống ngân hàng yêu cầu chủ tài khoản xác thực vân tay, khuôn mặt trước khi giao dịch rút tiền.
(Theo Zing)
Hiện tại, rút tiền tại máy ATM bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip đang được triển khai thí điểm tại một số địa phương với một số ngân hàng. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý những điều sau đây khi dùng CCCD rút tiền tại ATM.
" alt=""/>Bộ Công an nói gì về tính bảo mật khi rút tiền bằng CCCD gắn chip?![]() |
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nghe học sinh nói chuyện đọc sách ở thư viện |
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Thư viện trường học đã có từ lâu, nhưng hiệu quả hoạt động không như mong muốn, chưa tương xứng với đầu tư. Tôi cảm thấy phải tìm hiểu, cần có một mô hình thư viện trường học khác với mô hình hiện có”.
Với học sinh tiểu học, chúng tôi chưa đặt ra vấn đề đọc sách để tự học. Nhưng các em cần phải đọc để tạo thói quen đọc sách, để bồi dưỡng tâm hồn. Đọc sách sẽ giúp các em có năng lực cảm thụ và sự rung động tâm hồn.
Việc dạy người chỉ có thể thông qua dạy chữ. Nếu tạo thói quen biết đọc, có nhu cầu đọc, muốn đọc, đọc cảm thấy hay, đọc có chủ đích… sau này các em sẽ có kỹ năng tự học.
Từ đọc sách, việc dạy các em giữ gìn sách cũng giáo dục các em nhiều điều”.
Về mô hình tủ sách phụ huynh đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Thái Bình, ông Luận cho rằng “cái gì chúng ta nghĩ ra đưa vào các quyết định hành chính hoặc sẽ có sức sống, hoặc không sống được, nhưng cái gì được người dân thừa nhận sẽ có sức sống lâu dài”.
Ông Luận nhấn mạnh trong chủ trương lớn xã hội hóa giáo dục, việc đóng góp tiền nong không phải là chủ yếu, mà là sự tham gia của xã hội góp phần cho giáo dục phát triển. Việc phát huy một cách có hiệu quả nhất thư viện, hình thành cho học sinh thói quen, kỹ năng đọc sách là một trong những mục tiêu của giáo dục đào tạo. Mục đích còn là để đổi mới cách dạy, cách học chuyển từ truyền thụ kiến thức một chiều sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, và góp phần vào việc thay đổi quan niệm của cả học sinh, giáo viên trong việc dạy và học.
“Trước đây bố mẹ dẫn con đến trường và “trăm sự nhờ thầy”. Bây giờ cả xã hội tham gia vào việc giúp học sinh hình thành năng lực phẩm chất. Đồng thời, nhà trường tham gia xây dựng cộng đồng tốt đẹp.
Sự tham gia của phụ huynh, của xã hội vào việc đọc sách có nhiều ý nghĩa. Chúng ta “mở cổng trường” để các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh. Đồng thời “mở cổng trường” để các em tham gia vào các hoạt động của làng quê, thôn xóm”.
“Việc tạo cho học sinh thói quen đọc sách còn có ý nghĩa ở chỗ: Giáo dục đang chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, chuyển từ “dạy học” sang “dạy tự học” – ông Luận khẳng định.
“Văn hóa đọc có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi cách thức giáo dục trong nhà trường, từ đó cũng góp phần to lớn, bền vững vào việc nâng cao văn hóa đọc trong xã hội, từ đó văn hóa ứng xử, văn hóa tranh luận, văn hóa bảo vệ, tiếp thu… cũng sẽ được phát huy.
Chúng ta mở rộng không gian dạy và học không phải chỉ ở trên lớp, không phải chỉ ở giảng đường mà trong thư viện, ở nhà và các không gian khác trong và ngoài giờ học. Trên cơ sở đó tạo thói quen đọc sách, học tập, học tập suốt đời, học tập mọi nơi, mọi lúc, học mọi đối tượng”.
Ông Luận cũng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ có chương trình phối hợp với các bộ ngành liên quan và các nhà xuất bản để có thể tổ chức tủ sách phụ huynh và thư viện trường học tốt hơn. “Các nhà trường tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tủ sách phụ huynh nói riêng và thư viện trong trường học nói chung có thể làm cho phong trào đọc, văn hóa đọc của học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục được nâng cao. Trên cơ sở đó, để góp phần nâng cao văn hóa đọc chung của toàn xã hội”.
Ngân Anh
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ để “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc sách hay” sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới. |
Tủ sách phụ huynh đầu tiên được anh Nguyễn Quang Thạch (Chương trình Sách hóa nông thôn) xây dựng và đặt tại trường THCS An Dục (Thái Bình). Tới tháng 1/2014, mô hình này đã được Sở GD-ĐT Thái Bình nhân rộng ra toàn tỉnh. Tới nay, đã có hơn 4 nghìn tủ sách phụ huynh được xây dựng tại địa phương, mỗi học sinh đọc ít nhất 5 đầu sách/năm học, nhiều gấp 5 lần trước đây. Tại nhiều trường học, mỗi học sinh đọc 20 – 30 đầu sách /năm học. |
Frank Nguyễn không giống như nhiều đứa trẻ khác. Mặc dù tới trường nhưng cậu luôn lo lắng khi nghĩ về mẹ ở nhà. Năm học lớp 6, Frank thú nhận rằng cậu luôn dán mắt vào chiếc đồng hồ treo trên tường, mong ngóng đến giờ tan học để chạy về nhà xem mẹ có ổn không.
“Mẹ tôi bắt đầu cảm thấy yếu” – Frank nhớ lại. “Tôi đã rất sợ bà bị làm sao đó mà tôi không biết”.
Những lo lắng này cứ ám ảnh cậu những năm sau đó. Hiện giờ Frank đã 17 tuổi. Mẹ cậu – bà Lan - đã mù một bên mắt, mắt còn lại cũng không còn tinh tường. Khả năng nghe của bà cũng đã kém. Ngoài ra, bà còn bị bệnh chóng mặt, bệnh về tuyến giáp, gần đây bà phải tới gặp bác sĩ tim mạch do nhịp tim bất thường.
Lo lắng cho bệnh tình của mẹ đã nhiều năm nay, nhân dịp tham dự trại hè công nghệ ở ĐH Ryerson, Frank bắt tay vào thực hiện dự án của mình.
![]() |
Thiết bị cảnh báo nhịp tim |
Hiện tại cậu đang sở hữu phiên bản mẫu của thiết bị cảnh báo nhịp tim. Thiết bị này được đặt tên là HelpWear HeartWatch, thiết kế màu vàng, đeo ở cổ tay. Khi cơn đau tim xảy ra, thiết bị được lập trình để gửi tin nhắn cho người thân hoặc dịch vụ cấp cứu.
“Tôi luôn nghĩ sẽ làm một điều gì đó để giúp mẹ nhưng ý định đó chỉ được thực hiện khi bác sĩ nói rằng nhịp tim của bà có vẻ lạ. Và ý tưởng về một chiếc máy theo dõi nhịp tim nảy ra” – Frank chia sẻ. “Ai cũng từng nghe nói rất nhiều về những người chết vì đau tim. Thực sự kinh khủng”.
Frank và bà Lan hiện đang sống ở phía tây bắc thành phố Toronto, Canada. Bà Lan bị nhiễm trùng tai, mưng mủ và không được điều trị kịp thời từ hồi chiến tranh ở Việt Nam. Do khả năng nghe nhìn kém nên bà ít khi ra ngoài. Ngoài thu nhập từ việc làm thêm của Frank, mẹ con bà sống nhờ trợ cấp khuyết tật hàng tháng.
Năm lớp 8, Frank đã vượt qua kỳ thi đầu vào và được nhận vào chương trình Toán, Khoa học và Công nghệ ở Danforth Collegiate. Cậu nhận được một số giải thưởng cho các dự án khoa học và có thành tích học tập tốt.
“Tôi hỏi con trai rằng những thành tích đó là nhờ tài năng của con hay nhờ sự siêng năng. Thằng bé đã trả lời rằng đó là nhờ sự siêng năng” – bà Lan kể.
Frank và người bạn thân Andre Bertram đã cùng nhau sáng tạo ra thiết bị này. Tuy nhiên, họ không thể làm ra sản phẩm cho tới khi Frank là một trong số 12 học sinh trung học được mời tham dự trại hè công nghệ ở ĐH Ryerson.
Khi được hỏi bà cảm thấy thế nào khi biết mình là động lực giúp con trai làm việc chăm chỉ, bà Lan quay sang Frank và nói rất nhanh bằng tiếng Việt trước khi trả lời: “Tôi rất tự hào về con trai” – bà nói khi nước mắt trào ra phía sau cặp kính.
Frank cho biết cậu chuẩn bị bước vào năm lớp 12, sau đó cậu muốn theo học ĐH Waterloo, chuyên ngành kỹ thuật điện. Nếu được nhận vào trường, Frank cho biết, nhất định sẽ đưa mẹ đi cùng.