Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 7/4: Tìm lại niềm vui

Giải trí 2025-04-11 06:27:03 8878
ậnđịnhsoikèoSHBĐàNẵngvsCônganHàNộihngàyTìmlạiniềbxh c1 châu âu   Hồng Quân - 07/04/2025 06:39  Việt Nam
本文地址:http://member.tour-time.com/news/77b495581.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Novi Pazar vs Radnicki Nis, 23h00 ngày 7/4: Tự tin sở hữu top 8

Bạn đã bao giờ lướt Facebook vào nửa đêm, và phải tự nhủ với mình là sẽ dừng lại sau khi đọc nốt một bài viết, xem nốt vài tấm ảnh? Và có bao nhiêu lần trong đó bạn… thất bại, tiếp tục dán mắt vào màn hình smartphone?

Facebook và hầu như tất cả các mạng xã hội khác đều hoạt động theo cơ chế không bao giờ có điểm dừng. Chỉ cần có kết nối mạng, ứng dụng Facebook sẽ luôn hiện một tin tức hay bài viết khi bạn kéo xuống, không bao giờ kết thúc. Do vậy bạn sẽ rất khó thoát khỏi Facebook để làm việc khác.

Qua quá trình tiến hóa của con người, bộ não chúng ta luôn phải đưa ra những dự đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp theo để đưa ra lựa chọn an toàn nhất. Để đưa ra dự đoán chúng ta phải "học hỏi" từ những gì xảy ra trong quá khứ và những điều mới lạ, do đó bộ não luôn khát khao tìm hiểu những điều mới. Vừa đưa ra nội dung mới, vừa khiến bộ não không phải chờ đợi chính là công thức "vàng" cho mạng xã hội.

Tương tự Facebook, YouTube cũng có một cơ chế gợi ý và tự động chơi video rất tốt. Dù nội dung bạn đang xem là gì, video tiếp theo sẽ mang một nội dung khá liên quan và tự động phát chỉ vài giây sau khi video trước kết thúc. Quá nhiều nội dung, không cần chờ đợi cũng là lý do nhiều người "nghiện" phim truyền hình của Netflix, vì có thể xem hết cả một mùa ngay khi ra mắt.

Không phải ai cũng có thể đứng phát biểu trước đám đông hàng nghìn người, nhưng chúng ta dễ dàng thể hiện ý kiến của mình với hàng nghìn bạn bè trên Facebook

Con người ai cũng có nhu cầu thể hiện quan điểm cá nhân, nhưng không phải ai cũng có thể đứng trước hàng nghìn người và nói lên ý kiến của mình. Với Facebook thì khác. Bạn có thể đăng tải một bài viết, một tấm ảnh và nó sẽ được chia sẻ tới hàng trăm, hàng ngàn người bạn, hoặc có đôi lúc tiếp cận được tới hàng chục nghìn người qua nút Share của Facebook.

Ngay khi vào Facebook, bạn sẽ được hỏi thăm "bạn đang nghĩ gì". Những năm qua đại diện của mạng xã hội liên tục nhấn mạnh sẽ hiển thị nhiều tin bài do người dùng tạo ra hơn lên dòng thời gian. Tất cả đều là nỗ lực để người dùng chia sẻ nhiều hơn, gắn bó với Facebook nhiều hơn.

Và nếu chia sẻ quan điểm trên Facebook cá nhân vẫn là quá nhiều, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ bài viết của người khác chỉ với một nút bấm. Việc chia sẻ quá dễ cũng là nguyên nhân nhiều người dễ dàng tin tưởng vào các tin đồn thất thiệt.

Số lượt thích và bình luận của Facebook rõ ràng có sức hút rất lớn. Rõ ràng là bài viết càng nhiều like càng chứng tỏ ảnh của bạn đẹp, bài viết của bạn sâu sắc đúng không? Ngay sau khi bạn đăng lên, Facebook sẽ liên tục thông báo bao nhiêu người đã thích, ai đã bình luận… khiến cho bạn càng phải chú tâm đến nó. Một bức ảnh hơn ngàn lời nói, nhưng một… lượt like cũng hơn ngàn lời động viên. Mà like thì lại quá dễ!

Bởi ám ảnh với lượt like, lượt share nên mới có hiện tượng những bài viết thất thiệt, "câu lai" để thu hút sự chú ý. Và điều này lại dẫn chúng ta quay trở lại hiện tượng "fake news".

Ngoài nhu cầu thể hiện bản thân, chúng ta còn muốn biết đời sống của người khác như thế nào. Trước mạng xã hội hàng chục năm đã có nhiều tờ báo lá cải sống bằng cách khai thác đời tư người nổi tiếng. Nhưng với Facebook, đời tư của những người bình thường cũng đang được phơi bày.

Bạn đã bao giờ lên Facebook để xem người xưa giờ đang thế nào?

Chính từ nhu cầu thể hiện quan điểm và khoe ảnh, nhiều người đang phơi bày đời tư của mình cho bạn bè và thậm chí bất cứ ai có thể thấy. Nếu có nhu cầu bạn cũng có thể tìm nhiều cách để stalk (theo dõi) Facebook một người mà không để lại bất kỳ dấu vết gì, chỉ cần lướt qua trên "tường" Facebook của người đó hoặc tìm công cụ hỗ trợ.

Chính vì sự dễ khai thác này mà nhiều người đã chuyển qua sử dụng Instagram, vốn có cơ chế bảo vệ cao hơn khi cho phép xét duyệt người theo dõi. Tuy nhiên với những thuật toán phức tạp và dữ liệu lớn mà Facebook sở hữu thì bạn cũng sẽ không "an toàn" trước những nhà quảng cáo, dù dùng bất kỳ nền tảng nào.

Đôi khi chúng ta muốn nhớ về những việc xảy ra trong quá khứ, và Facebook sẵn sàng cung cấp điều đó. Tính năng "ngày này năm xưa" của Facebook giúp cho bạn nhìn lại ngay lập tức kỷ niệm bạn đã chia sẻ, được đánh dấu những năm trước. Càng chia sẻ nhiều, càng hoạt động tích cực trên Facebook thì bạn càng được nhắc lại nhiều kỷ niệm! Từ khi Facebook ra mắt tính năng này, tôi đã thấy không ít bạn bè chia sẻ điều gì đó để "năm sau nó còn nhắc lại".

Tất nhiên đôi lúc hoài niệm trên Facebook cũng đem lại kết quả tốt. Nhiều người đã tìm lại được bạn cũ, họ hàng trên Facebook. Những kỷ niệm đẹp trong quá khứ cũng có thể đem lại cảm xúc tích cực cho bạn.

FoMO (fear of missing out), hay có thể hiểu là sợ bị lạc lõng là một hội chứng được nghiên cứu nhiều thời gian gần đây, với sự phát triển của mạng xã hội. Chúng ta sợ bỏ lỡ mất những điều thú vị đang diễn ra xung quanh mình. Đó là lý do bạn không thể ngừng kiểm tra điện thoại khi đang ngồi ăn, ngồi quán cà phê hoặc thậm chí cả khi đang lái xe.

Chúng ta có thể kiểm tra Facebook mọi nơi, vì sợ bỏ qua những điều thú vị

Với hàng trăm người quen biết trên Facebook và hàng ngàn trang, nhóm mà bạn đã thích hoặc tham gia, bạn sẽ nhận được tin tức nhanh nhất từ Facebook chứ không phải từ các trang tin. Thậm chí đôi lúc bạn sẽ nhận được thông báo từ một người quen trên Facebook trước cả khi nhận cuộc gọi.

Nói một cách công bằng, không phải lúc nào Facebook cũng mang lại những cảm xúc tiêu cực. Nó là nơi giúp chúng ta kết nối, cập nhật tin tức từ bạn bè nhanh chóng, và nếu sử dụng đúng cách thì bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều từ Facebook. Tuy nhiên khoảng cách từ "sử dụng thường xuyên" đến "nghiện" Facebook là rất ngắn. Nói thì luôn dễ hơn làm, nhưng hãy sử dụng Facebook một cách thông minh!

">

Facebook khai thác điểm yếu tâm lý của người dùng như thế nào?

Big Open Day là sự kiện thường niên của Đại học FPT dành riêng cho các bạn học sinh lớp 12 khu vực miền Bắc, được đánh giá là hấp dẫn nhất trong năm với mục đích giúp các học sinh hiểu thêm về Đại học FPT.

Gần 2.000 học sinh THPT đến Big Open Day tìm hiểu môi trường học tập tại Đại học FPT

Là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào đón học sinh THPT, Big Open Day như một món quà ý nghĩa của Đại học FPT dành tặng các học sinh sau quá trình học tập, rèn luyện vất vả; đồng thời đây là sân chơi kết nối, giao lưu giữa học sinh các trường và hơn hết với trải nghiệm sinh viên tập sự giúp các em có cái nhìn đầu tiên về một môi trường mới, tạo dựng những mối quan hệ mới trên con đường trở thành sinh viên của mình.

Big Open Day 2018 thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ hơn 20 trường THPT ở các tỉnh thành miền Bắc như: THPT Việt Đức – Hoàn Kiếm; THPT Hai Bà Trưng – Thạch Thất, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, THPT Lê Quý Đôn (Thái Bình); THPT Lý Thái Tổ (Bắc Ninh); THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định)...

Với nhiều hoạt động bên lề hấp dẫn, Big Open Day của Đại học FPT được xem như một ngày hội của giới trẻ, đặc biệt năm nay sự góp mặt của nữ ca sĩ Min đã làm náo động Hòa Lạc. Hàng ngàn học sinh, sinh viên cảm phấn khích “quẩy” theo những vũ điệu mà cô ca sĩ mang tới. “Các bạn học sinh và sinh viên ở đây nhiệt tình, Min cảm nhận được tình cảm này và thấy rất phấn khích, điều này rất ý nghĩa đối với một ca sĩ. Đặc biệt, mình rất ấn tượng với chất của sinh viên FPT, rất cuồng nhiệt và “điên” ”, Min chia sẻ.

Bạn Trần Thu Hà, học sinh THPT Thạch Thất cho biết: “Em rất vui khi được gặp thần tượng của mình tại sự kiện. Min rất xinh và thân thiện, cách cô ấy truyền cảm hứng, khiến cho không khí tại sự kiện được bùng nổ và sôi động hơn rất nhiều. Không những thế, đây là một sự kiện rất bổ ích đối với những học sinh cấp ba như em. Bọn em có thể hiểu được hơn về môi trường đại học như thế nào.”

Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự xuất hiện của Beatboxer Thái Sơn, Á quân giải Asian beatbox năm 2017. Đặc biệt, Sơn là cựu sinh viên ĐH FPT và là một trong hai người ở FPT nhận được “Kim bài miễn tử” của Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình.

Gần 2.000 học sinh THPT đến Big Open Day tìm hiểu môi trường học tập tại Đại học FPT
">

Gần 2.000 học sinh THPT đến Big Open Day tìm hiểu môi trường học tập tại Đại học FPT

Làng eSports đã chứng kiến một loạt những hóa đơn thanh toán khổng lồ trong năm năm vừa qua. Mặc dù tổng giá trị giải thưởng không quyết định được uy tín của một giải đấu eSports, nhưng có một lý do rõ ràng rằng, nhiều tuyển thủ nhìn vào đó để quyết định xem họ có nên tới đó tham dự hay không.

Giải thưởng eSports đầu tiên đã được trao tặng vào năm 1997, khi Dennis "Thresh" Fong giành được chiếc Ferrari 328 màu đỏ từ nhà phát triển Quake, John Carmac. Năm 2006, Johan "Toxjq" Quick đã có được chiếc đồng hồ Rolex qua giải đấu WSVG Quake 4.

Chúng đều là những hiện vật có giá trị tại thời điểm đó. Nhưng giải thưởng ngày nay đang ngày càng “phình to” hơn và người chơi hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định nghỉ hưu khi giành được chúng.

Một phần lớn dẫn tới điều này là do sự phổ biến của crowfunding (tạm hiểu là gây quỹ cộng đồng), khi các nhà phát triển đã bắt đầu đưa ra các món trang bị in-game độc đáo để tạo điều kiện cho người chơi gia tăng hệ thống giải thưởng. Valve, nhà phát triển của Dota 2Counter-Strike: Global Offensive, hiện đang rất thành công với mô hình này.

Giải đấu Dota 2lớn nhất trong năm, The International, đã có những bước phát triển to lớn qua sáu năm vừa rồi nhờ hình thức gây quỹ cộng đồng qua Battle Pass.

Ngay sau đây là những hệ thống giải thưởng lớn nhất trong ngành eSports. Dota 2LMHTchiếm phần lớn trong danh sách top 10 – điều không mấy bất ngờ.

1/ The International 6 – 20,4 triệu USD

Giải vô địch thế giới hàng năm bộ môn Dota 2của Valve đã phá kỷ lục về số tiền thưởng trong lịch sử hình thành và phát triển của eSports trong suốt bảy năm vừa qua. Trong khi cung cấp tổng cộng 1,6 triệu USD ở hai năm 2011 và 2012, kể từ 2013, TI đã trở thành ví dụ thành công nhất của mô hình gây quỹ cộng đồng eSports.

Phiên bản mới nhất của giải đấu, TI6, đã chạm mốc 20,4 triệu USD. Và đội tuyển giành được chiến thắng chung cuộc, Wings Gaming, đã đem về nhà số tiền 9,1 triệu USD – lthiết ập Kỷ lục Guinness.

2/ Chung kết Thế giới LMHT 2016 – 5 triệu USD

Lần đầu tiên trong lịch sử LMHT, Riot Games tạo điều kiện cho fan hâm mộ nâng tổng giá trị giải thưởng của giải đấu thông qua việc mua sắm những vật phẩm in-game.

Ban đầu, Riot cung cấp hai triệu USD, và tổng giá trị giải thưởng đã nâng lên thành năm triệu USD khiến cho CKTG 2016trở thành giải đấu đắt giá nhất của bộ môn LMHT.

3/ Dota 2 Asia Championship – 3 triệu USD

Với tiền thân là chuỗi giải đấu Dota 2 Major, 2015 Dota 2 Asia Championship với tổng tiền thưởng 3.057.000 USD nhiều hơn Valve Major 57.000 USD. Tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc, giải đấu chứng kiến Evil Geniuses đã giành được một trong những số tiền thưởng lớn nhất lịch sử Dota 2chuyên nghiệp khi vượt qua Vici Gaming 3-0.

4/ Dota 2 Valve Major – 3 triệu USD

Cung cấp ba triệu USD mỗi sự kiện, Dota 2 Major là chuỗi giải đấu lớn nhất của bộ môn MOBA được Valve đứng ra tổ chức, chỉ xếp sau TI. Ra mắt vào tháng 11/2015 với giải đấu mang tên Frankfurt Major, OG hiện đang là “trùm” khi sở hữu tới bốn danh hiệu khác nhau.

5/Chung kết Thế giới Smite 2015 – 2,6 triệu USD

Giải vô địch thế giới đầu tiên của bộ môn Smiteđã gia tăng tổng giá trị tiền thưởng lên 1,6 triệu USD sau khi Hi-Rez Studios thực hiện mô hình gây quỹ cộng đồng. Được tổ chức tại Cobb Energy Center, Atlanta, Mỹ, nhà vô địch Cognitive Gaming nhận 1,3 triệu USD, bằng đúng một nửa giá trị tổng giải thưởng giải đấu.

6/Chung kết Thế giới Halo 2016 – 2,5 triệu USD

Được Microsoft tài trợ toàn bộ, giải đấu số một của bộ môn Halotrong năm 2015 có tổng cộng 2,5 triệu USD tiền thưởng. Counter Logic Gaming là đội tuyển xuất sắc nhất giải đấu, đem về nhà một triệu USD tiền thưởng.

7/ 2016 Call of Duty XP Championship – 2 triệu USD

Sau các giải Chung kết Thế giới, Activision quyết định “chơi lớn” khi tăng gấp đôi tổng giải thưởng cho 2016 Call of Duty XP Championship.

8/ 2016 World Esports Games – 1,5 triệu USD

Lần đầu tiên trong nỗ lực tạo ra một giải đấu eSports toàn cầu khác biệt, “gã khổng lồ” bán lẻ Trung Quốc Alibaba đã cung cấp 1,5 triệu USD tiền thưởng cho hai bộ môn CS:GODota 2.

9/ ELEAGUE Season 1 – 1,4 triệu USD

Giải đấu CS:GOcủa Turner Sports không chỉ đem tới những trận chiến khó quên, mà nó còn đi vào lịch sử của bộ môn bắn súng “non trẻ” với hệ thống giải thưởng “bự” nhất.

10/ Chung kết Thế giới BlizzCon 2016 – 1 triệu USD

Sự kiện hàng năm BlizzCon lần thứ 11 đã đăng cai hai bộ môn thi đấu là vòng Chung kết HearthstoneHeroes of the Storm. Blizzard cung cấp một triệu USD tiền thưởng dành cho mỗi giải đấu.

None(Theo Dot Esports)

">

Top 10 hệ thống giải thưởng “kếch xù” nhất trong lịch sử eSports

Nhận định, soi kèo Septemvri Sofia vs Arda Kardzhali, 19h00 ngày 7/4: 3 điểm xa nhà

Trước cơn giận dữ của cộng đồng khán giả truyền hình, một số luật sư cho rằng VTVcab đã vi phạm cam kết hợp đồng với khách hàng và khách hàng có quyền yêu cầu VTVcab cung cấp lại các kênh truyền hình cũ, thậm chí có thể đòi VTVcab bồi thường. Bộ Công Thương cũng vừa yêu cầu VTVcab báo cáo về việc bất ngờ cắt hàng loạt kênh truyền hình. Trường hợp VTVcab có vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng sẽ xử lý đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi nhiều người đang đặt ra là, việc VTVcab thay kênh truyền hình trên hệ thống có đúng với quy định pháp luật hay không? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Thành Chung, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, để có thể cung cấp các kênh truyền hình nước ngoài vào Việt Nam thì các doanh nghiệp truyền hình trả tiền phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, ông Nguyễn Thành Chung cho biết, theo quy định tại Luật Báo chí và Nghị định số 06/2016/NĐ-CP, kênh truyền hình nước ngoài có thu phí bản quyền nội dung muốn cung cấp trên hệ thống dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam bắt buộc phải thông qua đại lý được ủy quyền tại Việt Nam, được một đơn vị có Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài thực hiện biên tập, biên dịch và được chứng nhận đăng ký cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo quy định. Đồng thời, số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.

Căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên, chiến lược phát triển của mình và thực tiễn nhu cầu của thị trường, của thuê bao, các doanh nghiệp được chủ động lựa chọn các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài, nội dung theo yêu cầu, nội dung giá trị gia tăng để cung cấp trên các gói dịch vụ,sao cho đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

">

Thay toàn bộ kênh truyền hình quốc tế, VTVcab có vi phạm pháp luật?

友情链接