Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn -
Đoàn làm phim hài dân gian “Giấc mộng quan trường” vừa tổ chức ra mắt tại Hà Nội với sự tham gia của các nghệ sĩ Trà My, Tiến Đạt, Thanh Hương, NSƯT Thu Hạnh, Trọng Lân, Đức Hiếu,...và 2 nghệ sĩ tới từ TP.HCM là Trịnh Minh Dũng và Trung Dân. Chỉ vì cảnh 'nóng', nghệ sĩ Trà My tát bạn diễn rát mặtHiện “Giấc mộng quan trường” là bộ phim hài theo phong cách dân gian duy nhất được tung ra. Đạo diễn Linh Đồng cho biết, những vấn đề thời sự trong một năm qua được anh khéo léo lồng ghép trong phim là vấn đề nước sinh hoạt bẩn tại Hà Nội, vụ cháy nhà máy Rạng Đông hay vụ sàm sỡ nơi thang máy...
Đóng hài Tết và muốn đem tới khán giả hình ảnh chân thật nhất, nghệ sĩ Trà My không ngần ngại tát bạn diễn 3 cái "nổ đom đóm mắt". Chia sẻ tại buổi họp báo, đạo diễn Linh Đồng cho biết: "Hài dân gian luôn là đề tài hấp dẫn ngay từ nhỏ với tôi. Khi lớn lên tôi vẫn luôn nghĩ, nếu mình có cơ hội theo nghệ thuật làm đạo diễn, tôi sẽ làm về đề tài dân gian".
Thị trường phim Tết đang hướng đến những dòng phim hiện đại, dễ làm, bối cảnh đơn giản để tiết kiệm kinh phí. Tuy nhiên dù là đạo diễn trẻ nhưng Linh Đồng lại 'lao vào' làm cái khó, hỏi anh có thấy mình liều, đạo diễn Linh Đồng cho hay: "Chính vì thị trường đang rất thiếu những phim hài tết chất lượng nên tôi luôn tự nhủ rằng có lẽ sứ mệnh của mình là phải làm nên một điều gì đó khác biệt. Vài năm gần đây, hài dân gian vắng bóng hẳn trên thị trường phim cuối năm. Sẵn có đam mê sâu sắc với hài dân gian, hơn nữa tôi đã ấp ủ nguyện vọng này từ lâu nên quyết định năm nay sẽ đầu tư toàn bộ công sức và tâm huyết vào dự án này".
Hỏi Linh Đồng, nghệ sĩ Tự Long mới đây có chia sẻ quan điểm rằng phim hài Tết khó tránh khỏi dung tục vì đó là "chiêu" để câu kéo khán giả, phim của anh thế nào? Nam đạo diễn đáp: "Phim của tôi không sử dụng những chi tiết hài nhảm, lời thoại lố lăng để câu khách. Phim tôi "dụ" khán giả bằng những cái tên "ăn khách" 2 miền Nam - Bắc như nghệ sĩ Trung Dân, Trịnh Minh Dũng, Tiến Đạt, Trà My, Thanh Hương, Hồ Phong, Trọng Lân, MC Thùy Linh.
Tôi quan niệm hài dân gian phải mang đúng bản chất thuần túy và mộc mạc của nó. Nếu phim dân gian mà đu theo những chi tiết phản cảm như phim hiện đại thì nó không còn là phim dân gian nữa. Bản thân tôi không cho phép điều đó. Sản phẩm của tôi hướng tới tất cả đối tượng khán giả, các thế hệ có thể cùng xem, cùng bàn luận. Nếu là phim hài nhảm thì không làm được điều đó.
Tết ai cũng cần hài, cần cười cần sự nhẹ nhàng để "relax" nên tôi cho rằng hài Tết dân gian có sức sống mãnh liệt, chỉ cần kịch bản đủ hay thì dù không có "cảnh nóng" khán giả cũng không bao giờ lãng quên".
Anh thông báo hơn 40 đài truyền hình mua bản quyền phát sóng dịp Tết Nguyên đán 2020. Đạo diễn hứa hẹn phim không có chi tiết hài nhảm. Nhiều nghệ sĩ nói rằng nhận lời tham gia phim bởi lời thoại văn minh, thông điệp sâu sắc lồng ghép trong đó.
Nghệ sĩ Trung Dân trong một cảnh quay. Có mặt tại buổi họp báo, nghệ sĩ Trà My, nữ chính của phim chia sẻ, chị cũng cùng sở thích với đạo diễn Linh Đồng, đó là làm phim hài dân gian. Nghệ sĩ hài Trà My chia sẻ, chị chuyên trị vai chanh chua. Ở bộ phim này chị hóa thân thành vợ lý trưởng, thường xuyên bất mãn với tính cách yếu đuối, bạc nhược của chồng.
Vì là phim hài nên có nhiều tính tiết mà đoàn làm phim cũng phải cười lăn lộn mãi mới có thể diễn được. Hơn khá nhiều tuổi diễn viên Minh Dũng nên khi đóng cảnh vợ chồng nằm gác chân lên nhau trên giường, Minh Dũng có vẻ e dè. Tuy nhiên, Trà My đã biết cách khiến cho Minh Dũng thoải mái diễn.
"Trong hoạt cảnh hai vợ chồng rượt đuổi, dưới trời mưa lớn, đây chúng tôi cũng gọi là cảnh "nóng" đấy, tôi cầm đòn gánh phang nhẹ vào người bạn diễn nhưng Minh Dũng thủ thỉ "cứ đánh mạnh cho có cảm giác". Tôi làm thật. Lúc ghi hình lý trưởng đang say giấc thì vợ đánh thức vì ngoài sân có cháy lớn, tôi có tát Minh Dũng. Lần này cũng lại muốn cho khán giả cảm nhận được chân thực nhất, Minh Dũng lại đề nghị tôi tát thật. Tôi cũng lại làm thật. Tôi tát Dũng 3 cái mà sau này Dũng bảo, nếu chị tát thêm cái thứ 4 là em xỉu luôn", nghệ sĩ Trà My kể.
Về phía Trịnh Minh Dũng, dù đoàn làm phim xót vì anh bị đánh và tát thật nhiều nhưng cái anh lo lắng lại chính là chất giọng khác biệt có thể khiến khán giả thấy khó hiểu. Anh khắc phục bằng cách tham khảo kỹ các từ địa phương, nhờ đàn chị Trà My hướng dẫn, khi diễn luôn chú ý nói rành mạch. "Tôi lo lắng vì cách diễn hài miền Nam đã ngấm vào máu liệu có thể hòa quyện với lối hài của anh chị em nghệ sĩ ngoài này hay không. May quá chị Trà My và anh em trong đoàn rất nhiệt tình, chúng tôi như một gia đình vậy, chị bảo em nghe", anh nói.
Tình Lê
Nghệ sĩ Trà My: U50 vẫn thấy mình như 18
Nhiều năm thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người chồng, nhưng nghệ sĩ Trà My bảo, chị đã tìm được hạnh phúc tuổi trung niên, rất đơn giản...
"> -
Đó cũng chính là chia sẻ của khá nhiều độc giả VietNamNet sau khi đọc những dòng tâm sự của bạn Lý Thu Thuỳ trong bài viết Đưa bố mẹ chồng vào viện dưỡng lão: Tôi bất hiếu? Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão: Báo hiếu chứ không bất hiếu?"Vào viện dưỡng lão là đúng!"
Tán đồng quan điểm của bạn Nghĩa, độc giả Nguyễn Quang Sáng chia sẻ: "Vào viện dưỡng lão là đúng. Nơi đó các cụ được chăm sóc chu đáo, kiểm tra sức khỏe tốt hơn... Cơ bản là chọn chỗ có uy tín!".
Độc giả tên Lợi cũng tán thành việc đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão nếu các con không đủ điều kiện chăm sóc: "Không phải cứ tự tay chăm sóc mới là có hiếu. Lựa chọn chăm sóc nào tốt hơn, có ích hơn cho bố mẹ mới là có hiếu.
Tôi cho rằng ở hoàn cảnh của anh chị này thì tìm được một cơ sở dưỡng lão phù hợp việc chăm sóc bệnh và sức khỏe cho bố mẹ già sẽ có nhiều ích lợi cho cả gia đình. Trường hợp không tìm được cơ sở phù hợp thì dứt khoát phải thuê người giúp việc. Duy trì, kéo dài tình trạng hiện nay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của không chỉ ông bà già mà là cả gia đình; chưa kể sẽ ảnh hưởng đến học tập của con cái, công việc của vợ chồng".
Chia sẻ câu chuyện của mình, độc giả Thanh Chuong cho biết: "Tôi muốn đưa bố vào trại dưỡng lão VIP. Ở đó có bác sỹ, y tá và điều dưỡng. Nhưng cả nhà đều phản đối. Nhất là vợ tôi sợ tốn tiền... Bạn thì ngược lại, tội cho bạn. Cũng là do quan điểm thôi".
Chung quan điểm, bạn Thanh Miên tâm sự: "Chỉ sợ không có tiền để đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão, chứ đưa bố mẹ vào đó được thì tốt quá đi chứ; có người chăm sóc các cụ đâu ra đấy, ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ đúng giấc, không gian lại thoáng đãng, trong lành hơn ở nhà thành phố nhiều".
"Việc người già vô sống trong trại dưỡng lão hiện đang là suy nghĩ tích cực của rất nhiều người, vì khi vô đó họ có bạn bè - người chăm sóc - người động viên an ủi khi buồn... Còn ở nhà: con cháu đi làm, đi học từ sáng tới tối, còn đâu thời gian để chăm sóc và trò chuyện với cha mẹ. Xã hội ngày càng phát triển thì tư duy và nếp nghĩ của chúng ta cũng cần thay đổi theo để không bị lạc hậu. Hãy làm những gì tốt đẹp nhất cho cha mẹ nếu những việc đó không trái đạo lý làm người”, một độc giả viết.
Bạn Cuongthinhmeoco cũng khẳng định: "Vào viện dưỡng lão là cách báo hiếu tân tiến, hiện đại và thông minh". Trong khi đó, bạn Thuỳ Dương đưa ý kiến: "Chắc nhiều người không biết ở viện dưỡng lão còn tốn chi phí hơn ở nhà nhiều. Tuy nhiên, ở đó các ông bà, đặc biệt những người có bệnh sẽ được ăn uống, chăm sóc, sinh hoạt tỉ mỉ, điều độ... Đấy là điều mà người ở nhà không làm được. Thế nên chẳng biết đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là bất hiếu hay báo hiếu đâu!".
"Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là bất hiếu"
"Đúng là bất hiếu, ba mẹ sinh ra đau đớn chắt chiu nuôi dạy con cái chọn lựa thầy giỏi gởi gắm cho học. Về già bố mẹ lại phải sống hiu quạnh, một mình trong nhà dưỡng lão, không được vui cùng con cháu.
Mình ruột thịt mà không chăm sóc được, làm sao người dưng có tình thương mà chăm chu đáo nhất là khi ốm đau? Ly hôn là đúng, vì liệu sau này, người chồng ốm đau bất ngờ, cô vợ này có kiên trì chăm không? Nếu lúc trẻ biết con hành xử như thế này, thì bao nhiêu bà mẹ có muốn sinh con không?", độc giả Lê Hùng gay gắt.
Các độc giả như Bạch Thu Hiền, Hồng Hà... cũng viết: "Ông bà đang vui vầy bên con cháu mà phải vào trại dưỡng lão, ai mà vui nổi?".
Cùng chung quan điểm, một độc giả nhấn mạnh: "Trong lúc khó khăn nhất mới thể hiện và bộc lộ tình người, tình cảm và cách đối xử của con dâu. "Đường dài mới biết ngựa hay", mới khó khăn thế đã ăn thua gì mà kêu ca, kể lể phàn nàn. Bố mẹ mình mà mình không muốn chăm, không chăm được thì ai chăm cho.
Lúc này cụ cần sự quan tâm, tình cảm của con cái chứ đâu cần ăn uống, tiền bạc. Gửi cụ vào trung tâm dưỡng lão quá đơn giản. Nhưng mà vài hôm rồi đưa cụ về nơi... cho khoẻ, rảnh tay. Cô có nhà cao để lau nhà đến mệt là cô còn hạnh phúc, nhiều người không có nhà mà lau đâu nhé mà họ vẫn vượt qua. Nên nhớ khi khoẻ, cụ lo kiếm tiền để xây dựng tổ ấm gia đình, con cháu. Cụ mới đổ bệnh mà đã tính chuyện cho cụ vào trung tâm, thật đáng trách".
Tìm phương án để trọn nghĩa tình
Bên cạnh những lời khen chê ý định của chị Lý Thu Thuỳ nhiều độc giả đưa ra phương án giúp chị Thùy giải quyết vấn đề được trọn vẹn.
“Thật sự, nếu chồng chị muốn chăm sóc bố mẹ tại nhà thì cũng được thôi. Anh ấy có thể chi tiền mời điều dưỡng tới tận nhà để chăm sóc ông bà, hoặc đơn giản hơn thì thuê giúp việc. Ai lại để việc chồng chất lên một mình vợ”.
Chung quan điểm nên tìm người hỗ trợ, bạn Duong Carry trao đổi: “Chăm người ốm ai trải qua mới thấu hiểu. Nhiều lúc muốn chăm cho trọn nghĩa vẹn tình với bố mẹ… nhưng như bạn biết toàn việc không tên, bản thân vừa lo kiếm sống vừa lo cho bố mẹ thì sẽ rất khó. Hướng đi tốt nhất là thuê giúp việc. Còn gia đình bên chồng những người không làm nói thì hay lắm, để họ chăm chắc gì đã được 1 ngày.
Ở Việt Nam việc đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão theo suy nghĩ là rất tiêu cực, bất hiếu... Vì vậy bạn nên chia sẻ gia đình chồng thuê giúp việc may ra trọn cả đôi đường. Mình còn lo cho sức khỏe gia đình mình nữa chứ”.
Không ít độc giả cao tuổi cũng tham gia bình luận ví như bác Nguyễn Tân Vương: “Tôi 61 tuổi, tôi cũng có 1 con trai duy nhất, hiện nay tôi đã có 1 cháu nội giống như hoàn cảnh của bố mẹ cháu. Tôi tâm sự để cháu tham khảo. Vợ chồng tôi đã có kế hoạch sống từ nay về sau: sau khi 1 người mất thì phương án sống với con hay vào trại dưỡng lão tùy theo hoàn cảnh. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ người già được ở gần con cháu là tốt nhất.
Con cái không có trách nhiệm nuôi dưỡng bố mẹ là bất hiếu, đó là đạo lý của con người, tôi nghĩ vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp của cháu, nếu nuôi dưỡng bố mẹ ở nhà mà có nguy cơ ảnh hưởng hạnh phúc gia đình thì nên có phương án khác.
Theo tôi, có 2 phương án: đưa bố mẹ vào trại dưỡng lão hoặc thuê người giúp việc tại nhà. Trong trường hợp nhà cháu, phương án 2 có vẻ ổn hơn, chồng cháu và các cô bác bên chồng cũng ủng hộ vì thấy cháu và chồng làm tròn đạo hiếu. Tuy nhiên, cháu nên hỏi nguyện vọng của bố mẹ trước”.
Không phải lời kết của câu chuyện nhưng tin rằng các ý kiến nêu trên đều rất đáng suy ngẫm với những người đang trăn trở chuyện chăm sóc cha mẹ tuổi cao sức yếu thế nào!
Lê Cúc(Tổng hợp)
Đưa bố mẹ chồng vào viện dưỡng lão: Tôi bất hiếu?
Mấy ngày nay, cả nhà náo loạn khi tôi nêu ý kiến đưa bố mẹ chồng vào viện dưỡng lão. Chồng chỉ thẳng mặt bảo tôi không bỏ ý định này thì sẽ ly hôn. Họ hàng chê tôi láo và bất hiếu…
"> -
Nhà hát Kịch Việt Nam đại diện là Phó giám đốc phụ trách, NSƯT Xuân Bắc vừa có buổi ký kết với Tổng Liên đoàn Lao động cam kết ưu đãi giảm giá cho các đoàn viên công đoàn và người lao động. Nhà hát Kịch Việt Nam cam kết giảm ít nhất 30 – 40% giá vé cho đoàn viên công đoàn, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhà hát Kịch Việt Nam cũng sẽ luôn ưu tiên việc biểu diễn phục vụ công nhân lao động tại các sự kiện như Tháng Công nhân, Tết sum vầy, Ngày hội công nhân, Phiên chợ nghĩa tình... và các hoạt động xã hội, từ thiện của tổ chức công đoàn. NSND Tự Long, Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân Đội, cũng đồng hành cùng NSƯT Xuân Bắc trong dự án dài hơi này. Xuân Bắc, Tự Long cam kết giảm giá vé tới 40% cho công nhân cả nướcNSUT Xuân Bắc – Phó giám đốc Phụ trách Nhà hát Kịch VN ký kết với Tổng Liên đoàn Lao động VN. “Nhà hát Kịch Việt Nam ký kết với Tổng Liên đoàn Lao động VN là một việc làm cực kỳ ý nghĩa. Chúng tôi rất tự hào khi đứng ra thực hiện ký kết thỏa thuận này bởi lẽ đối tượng đoàn viên công đoàn, người lao động là một trong những đối tượng khán giả mà nghệ thuật luôn hướng tới vì vậy chúng tôi sẵn sàng lên đường khi có yêu cầu của Tổng Liên đoàn Lao động VN. Đây là cơ hội để chúng tôi đi sâu hơn vào phục vụ quần chúng nhân dân, người lao động. Đồng hành với Nhà hát Kịch Việt Nam còn có nhóm nghệ sĩ Xuân Bắc – Tự Long và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác”, NSƯT Xuân Bắc chia sẻ.
Xuân Bắc cho biết Nhà hát đã và đang triển khai 15 chương trình biểu diễn cho 15 khu công nghiệp thuộc Tổng Liên đoàn Lao động VN, các chương trình này sẽ lấy đối tượng trung tâm trên sân khấu chính là người lao động và theo sát những chủ trương đường lối chính sách phúc lợi của Tổng Liên đoàn Lao động VN.
Hiện nay, Nhà hát Kịch Việt Nam đã triển khai biểu diễn tại các khu công nghiệp của Tổng Liên đoàn VN như: Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình tại Khu công nghiệp ở Hải Phòng, Thanh Hoá thu hút 5.000 đến 7.000 người lao động tham gia.
Tại lễ ký kết, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN nhận định: Nhà hát Kịch Việt Nam và nhóm nghệ sĩ Xuân Bắc – Tự Long đã đồng hành cùng Tổng Liên đoàn Lao động VN trong một số chương trình biểu diễn và đã tạo được sự quan tâm, hưởng ứng của đoàn viên công đoàn và người lao động. Việc ký kết thỏa thuận mong muốn các nghệ sĩ sẽ tiếp tục đồng hành với chúng tôi trong thời gian dài để sau những giờ làm việc vất vả, trong thời gian nghỉ ngơi, người lao động có cơ hội được thưởng thức nghệ thuật là điều vô cùng ý nghĩa”.
Tình Lê
Đón tuyết rơi mùa Giáng Sinh với nghệ sĩ Xuân Bắc
Mới đây, NSƯT Xuân Bắc khoe anh sẽ cùng 100 ông già Noel đón Giáng sinh vui vẻ tại Công viên Hồ Thiên Nga.
">