Đó là những hình ảnh trong một clip được đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người. Người đăng tải clip này cho biết, sự việc xảy ra ở đường Nguyễn Chí Thanh, thị trấn Quảng phú , huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.
![]() |
Vàng mã được rải đầy cổng đám cưới |
Theo đó, một cặp vợ - chồng ly dị chưa được bao lâu thì ông chồng cưới vợ khác. Đám cưới diễn ra ở nhà vợ mới. Ngày cưới, vợ cũ và con tới phá. Họ đốt nhang, bật nhạc đám ma, rải vàng mã trắng đường và khóc lóc lóc thảm thiết.
Trong khi đó, phía bên trong, đám cưới vẫn diễn ra rộn ràng bởi vậy một cảnh tượng khó tin đã xảy ra khi nhạc đám cưới rộn ràng hòa lẫn với nhạc đám ma nỉ non, ai oán.
![]() |
Đám đông tụ tập trước cổng đám cưới |
Sáng nay, xác nhận với PV báo VietNamNet, ông Nguyễn Văn Trí, Văn phòng UBND Thị trấn Quảng Phú, Huyện Cư M'gar, cho biết, có sự việc như trên xảy ra trên địa bàn.
Ông Trí cho biết, sự việc xảy ra cách đây 2 ngày. Khi đó, đám cưới đang diễn ra tại nhà gái ở đường Nguyễn Chí Thanh thì một nhóm người đến rải vàng mã. Sau đó nhóm người này còn mở nhạc đám ma và khóc lóc thảm thiết.
Sự việc diễn ra trong thời gian khoảng 20 phút thì CA thị trấn Quảng Phú có mặt. Tại đây, lực lượng chức năng đã giải thích cho người dân về việc gây rối trật tự và khuyên họ giải tán. Những người tham gia hành động trên đã đồng ý ngừng sự việc trong lúc đó đám cưới vẫn diễn ra bình thường.
“Được biết, chú rể trong đám cưới và vợ cũ đã ly dị. Sau khi ly dị, người bố muốn lấy vợ mới nhưng các con không đồng ý. Vì thế, khi thấy bố cố tình tổ chức đám cưới, những người con này đã đến phá” – ông Trí nói.
Theo ông Trí, các con của chú rể đều đã trưởng thành và lập gia đình.
Minh Anh
" alt=""/>Đám cưới chồng, vợ cũ thuê dàn nhạc đám ma, rải vàng mã trắng đườngVở nhạc kịch “Đêm hè sau cuối” diễn ra tại sân khấu L’Espace (Hà Nội) vào tháng 10 đã tạo nên cơn “sốt” không nhỏ khi toàn bộ vé của các buổi diễn đều được bán hết. BTC và ekip đã phải công diễn thêm 4 đêm để thỏa mãn sự yêu thích của khán giả, trong đó có đông đảo khán giả trẻ.
Sau khi kết thúc toàn bộ 13 đêm diễn, dự án nhạc kịch HOPE của đạo diễn Nguyễn Phi Phi Anh tiếp tục thực hiện vở thứ 2 mang tên “Góc phố danh vọng”, chính thức khai màn vào tối 7/11. Một lần nữa, khán phòng L’Espace không còn một chỗ trống.
Hình ảnh trong vở diễn "Góc phố danh vọng"
“Góc phố danh vọng” là tác phẩm đầu tay Nguyễn Phi Phi Anh thực hiện tại Việt Nam, ra mắt năm 2012 và được làm lại vào năm 2013. Nội dung vở nhạc kịch là câu chuyện lãng mạn, mang màu sắc cổ tích và đậm chất trào phúng kể về con tuần lộc mũi đỏ Rudolph hóa thành người và đem lòng yêu tha thiết Roxanne - một ca sĩ phòng trà hám danh đang sống chung với anh thợ xây Flint khờ khạo.
Với lần trở lại này, “Góc phố danh vọng” được Nguyễn Phi Phi Anh phủ một hình hài mới từ sân khấu đương đại đến dàn diễn viên, lời thoại... mang đến không khí tươi mới, khác biệt.
Khán giả sẽ gặp lại ba diễn viên chính vào vai Rudolph, Roxanne và Flint – đó là Vũ Đỗ Quang Minh (Top 20 So You Think You Can Dance 2015), Nguyễn Việt Nga, Bùi Minh Quân (Top 3 Vietnam Idol 2015) - những người gắn bó với dự án từ những ngày đầu tiên. Bên cạnh đó là sự góp giọng của nữ ca sĩ Bảo Trâm (Vietnam Idol 2012) cho vai nữ chính Roxanne và Trần Quốc Khánh – thí sinh đội Đàm Vĩnh Hưng trong cuộc thi The Voice 2015.
Vẫn là các ca khúc nước ngoài đình đám của Lady Gaga, Bruno Mars, Britney Spears,… được viết lại lời Việt, “Góc phố danh vọng” tiếp tục đưa khán giả vào một không gian hòa hợp của kịch, âm nhạc, vũ đạo, với 35 diễn viên và 17 nhạc công biểu diễn trực tiếp trên sân khấu.
Khán giả đợi vào xem đêm diễn "Góc phố danh vọng".
Sau đêm diễn mở màn vào tối 7/11, BTC cũng thông báo toàn bộ 2.000 vé của 7 đêm diễn “Góc phố danh vọng” đã được bán hết nhưng vẫn còn rất nhiều khán giả hỏi mua. Một lần nữa, nhạc kịch HOPE của Nguyễn Phi Phi Anh và “đồng bọn” lại làm bùng lên cơn “sốt” vé.
Nhiều khán giả đã xem vở “Đêm hè sau cuối” lại đến xem “Góc phố danh vọng” và để lại những chia sẻ rằng: “Đây là lần đầu tiên tôi được xem nhạc kịch”, “Lần đầu tiên tôi bước vào nhà hát”, “Nhạc kịch thật hấp dẫn và dễ hiểu”, “Đêm Hè thực sự thách thức khả năng phá án”, “Góc phố vô cùng giải trí”, “Học sinh, sinh viên và khán giả bình dân có những ưu đãi riêng để xem nhạc kịch”… cho thấy nhạc kịch đang được khán giả Việt Nam, nhất là giới trẻ đón nhận một cách cởi mở và văn minh.
Theo VOV" alt=""/>Nhạc kịch 'Góc phố danh vọng' gây 'sốt' véLá đơn thứ 72do tác giả Hoàng Thanh Du viết kịch bản. Đây là vở diễn đặc biệt bởi nó quy tụ hai nguyên thứ trưởng Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch: NSND Lê Tiến Thọ đạo diễn, NSND Vương Duy Biên thiết kế sân khấu.
Tác giả Hoàng Thanh Du cho biết, đây là kịch bản anh đã thai nghén từ năm 1995. “Sau gần 30 năm ấp ủ nay nay vở diễn đã được sân khấu Lệ Ngọc dựng lại. Tôi thấy rất vui mừng, câu chuyện kịch có thật 100% về một vụ án oan sai, được Bác Hồ yêu cầu điều tra lại…”.
Rất lâu, NSND Lê Tiến Thọ - Nguyên thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, nguyên Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam mới quay trở lại sân khấu với vai trò đạo diễn. Trả lời câu hỏi của VietNamNet: Khán giả mong chờ góc nhìn mới, phương thức truyền tải mới từ “đạo diễn cũ” để vở diễn không bị khô cứng, ông sẽ dùng mảng miếng nghệ thuật gì?Chia sẻ về điều này, Lê Tiến Thọ cho biết, đây là một trong những kịch bản hay của sân khấu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Làm sao chuyển tải được tư tưởng, phong cách và đạo đức của Bác trên sân khấu để khán giả cảm nhận rõ nét nhất và thể hiện ấn tượng nhất hình tượng Bác là trăn trở, thách thức lớn với ê kíp sáng tạo.
“Chúng tôi sẽ cố gắng tổ chức sân khấu, phối hợp âm thanh, ánh sáng, diễn xuất của diễn viên, ngôn ngữ của hoạ sĩ để tác phẩm này có ngôn ngữ của thời đại, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Vở diễn cũng sẽ là tác phẩm sân khấu đặc biệt chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay”, NSND Lê Tiến Thọ cho hay.
NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hiện là Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam ngoài được biết tới là lãnh đạo ngành văn hoá thì ông còn là nhà điêu khắc, người có nhiều kịch bản sân khấu tuy nhiên lần này ông xuất hiện ở vai trò thiết kế sân khấu. NSND Vương Duy Biên chia sẻ, khi đọc kịch bản, ông hình dung không gian sân khấu không phức tạp, thể hiện về Hà Nội mấy chục năm trước, rất thanh bình. Ở đó có không gian nhà sàn trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch – ngôi nhà sàn đơn sơ gắn với hình tượng Bác Hồ. Trên sân khấu còn có các cảnh về những chuyến đi vi hành của Bác. Bản thân NSND Vương Duy Biên đã tìm hiểu khá nhiều tư liệu về các chuyến đi nắm bắt tình hình, quan sát đời sống của người dân của Người và rất xúc động. Vì vậy, ông sẽ cố gắng thể hiện vào trong trang trí sân khấu để làm sao toát lên được hình ảnh Bác – Người lãnh tụ vĩ đại nhưng thật gần gũi, bình dị.
Truyền tích chùa Một Cột do tác giả Lê Thế Song viết kịch bản, đạo diễn đến từ TP.HCM - NSƯT Lê Nguyên Đạt. Tác giả Lê Thế Song cho hay, Truyền tích chùa Một Cộtlà vở diễn dã sử, mang tính huyền tích nhưng thông qua tác phẩm, ê kíp sáng tạo mong muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn, trân trọng, yêu quý hơn di sản độc đáo này, kể cả việc ngôi chùa Một Cột được xây dựng vào thời kỳ nào, có kiến trúc độc đáo ra sao. Vở diễn cũng đồng thời chuyển tải thông điệp về tinh thần đại đoàn kết, hướng đến xây dựng đất nước hòa bình…"Vở diễn ngoài yếu tố tôn trọng lịch sử, tất nhiên cũng có chút hư cấu. Nhưng hư cấu gì thì hư cấu, điều cuối cùng tôi muốn truyền tải đó chính là góp tiếng nói cho thế hệ trẻ hôm nay thấy được một thời kỳ bách niên thịnh thế".
Theo NSƯT Lê Nguyên Đạt cho hay, khi đọc kịch bản anh đã rất tâm đắc và tìm ra được 3 thông điệp gửi gắm vào tác phẩm đó là: đạo giáo, đạo làm vua và đạo làm người.
Tình Lê
" alt=""/>Hai nguyên Thứ trưởng Bộ văn hoá cùng tham gia dựng kịch