Việc thành lập và đưa vào hoạt động các Tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân địa phương tham gia chuyển đổi số đã được huyện miền núi Định Hóa,Đưacôngnghệtớimọinhàđội hình bayern gặp heidenheim (tỉnh Thái Nguyên) triển khai từ tháng 4/2022. Toàn huyện hiện có 228 tổ với hơn 1.500 thành viên, trong đó nòng cốt là các Đoàn viên, thanh niên và hội viên Hội Phụ nữ.
Theo chia sẻ của bà Hoàng Thị Ngà, Trưởng Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Định Hóa, sau khi được tập huấn nghiệp vụ, các Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn huyện đã có nhiều buổi hướng dẫn cài đặt và hướng dẫn dùng các dịch vụ, nền tảng số thiết yếu. Với những hộ dân chưa đến nhà văn hóa xóm để được hướng dẫn, các Tổ đều phân công thành viên trực tiếp đến từng nhà để tuyên truyền, hỗ trợ người dân.
Hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng tại Định Hóa đã đạt kết quả tích cực ban đầu, thể hiện qua tỷ lệ người dân dùng dịch vụ công trực tuyến tăng. Cụ thể, số người dân trong huyện có smartphone đã cài ứng dụng công dân số C-Thái Nguyên đạt hơn 4.000 người; 28.000 người cài app bảo hiểm xã hội VssID và 17.000 người cài app định danh điện tử VNeID…
Việc thành lập và đưa vào hoạt động các Tổ công nghệ số cộng đồng nhằm hỗ trợ người dân địa phương tham gia chuyển đổi số.
Cùng với 8 huyện, thành phố khác của Thái Nguyên và các tỉnh, thành trên toàn quốc, trong các tháng 10 và 11/2022, theo định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Tổ công nghệ số cộng đồng tại Định Hóa đã tập trung “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, tạo lập tài khoản thanh toán trực tuyến, biết cách mua sắm online và có kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng mức cơ bản.
Qua hơn 8 tháng kể từ thời điểm Bộ Thông tin và Truyền thông có hướng dẫn các địa phương triển khai mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng, mô hình này được ghi nhận là đã phát huy hiệu quả. Đến nay, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng, trong đó 46 địa phương hoàn thành việc lập 100% Tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã, với phương châm người dân phải là chủ thể hướng tới.
Còn nhiều việc phải làm
Đến nay, các Tổ công nghệ số cộng đồng đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc hướng dẫn, làm mẫu để giúp đưa người dân lên không gian số, sử dụng các dịch vụ số và nền tảng số. Đại diện Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn nhận định: “1.680 Tổ công nghệ số cộng đồng với 7.856 thành viên đã là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số các cấp, đóng vai trò then chốt đưa công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân”.
Đặc biệt, sáng kiến phát triển Tổ công nghệ số cộng đồng để phát triển công dân số cũng đã được Việt Nam chia sẻ với các tổ chức quốc tế tại Hội thảo “Phổ cập hiểu biết số: Tăng cường kỹ năng số cho cộng đồng” hồi tháng 10/2022. Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, sứ mệnh của Tổ công nghệ số cộng đồng là đưa công nghệ số vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Tuy nhiên, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhận thấy việc hoạt động của các Tổ này tại một số địa phương còn mang tính hình thức.
Do vậy, nhằm thúc đẩy triển khai hiệu quả mô hình này, Bộ Thông tin và Truyền thông (trực tiếp là Cục Tin học hóa - nay là Cục Chuyển đổi số quốc gia) đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các địa phương có những hướng dẫn, định hướng cụ thể cho các Tổ công nghệ số cộng đồng. Không những thế, trên nền tảng học trực tuyến OneTouch, tài liệu biên soạn cho Tổ công nghệ số cộng đồng đã được xây dựng đầy đủ các định dạng từ slide, bài giảng, áp phích, tệp âm thanh tuyên truyền, dễ dàng truy cập, xem, tải về và chia sẻ từ 1 đường link duy nhất.
Từ tháng 9/2022, qua 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến, hơn 255.500 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng đã được bồi dưỡng, tập huấn, giúp họ có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để tuyên truyền vận động người dân lên môi trường số, trở thành công dân số. Dẫu vậy, đến nay trải nghiệm của người dùng trên Internet vẫn chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn, các đô thị. Do đó, các Tổ công nghệ số cộng đồng thời gian tới còn rất nhiều việc phải làm.
Bộ Thông tin và Truyền thông xác định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương, nhất là các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để phổ cập kỹ năng số, hướng dẫn người dân tham gia các nền tảng số Việt Nam.
Tác giả sinh hoạt cùng các nhà sư ở chùa Rombodhidharma, thuộc tỉnh Loei của Thái Lan. (Ảnh do tác giả cung cấp).
Những điều này khiến nhiều người trong giới tinh hoa cảm thấy vô vọng và rút dần vào đời sống cá nhân của mình. Sự im lặng của họ khiến các luồng tư tưởng và cảm xúc đối lập ngày càng thắng thế. Giới tinh hoa càng cảm thấy bị cô lập, nên càng rút sâu hơn vào im lặng. Các nhà nghiên cứu có một lý thuyết để nói về quy trình này, gọi là “spiral of silence” tức “vòng xoáy của im lặng”.
Vậy làm thế nào để giới tinh hoa có thể tiếp tục là tiếng nói của sự thật. Giải pháp thì có nhiều. Tôi chỉ xin được nói một vấn đề: làm thế nào có thể chiến thắng được cảm giác muốn buông xuôi trong dòng thác nói trên, để tiếp tục vai trò của mình?
Trả lời câu hỏi này, tôi xin kể chuyện tôi xuất gia gieo duyên ở chùa Rombodhidharma, thuộc tỉnh Loei của Thái Lan vào tháng 10 vừa rồi.
Tôi vốn sang chùa Rombodhidharma của Luang Por Phosrisuryia Khemarato với mục đích nghiên cứu về ứng dụng đạo Phật vào trị liệu các rối nhiễu tâm thần. Lần đầu tôi đến chùa là cuối tháng 6-2016 và chỉ ở lại một tuần. Lúc đó, tôi chỉ tình cờ sang chùa theo một người bạn và đinh ninh rằng chùa này dạy ngồi thiền. Nhưng sang đến nơi thì thấy ở đây không dạy ngồi thiền, cũng không tụng kinh, không trì chú, không niệm Phật, không có thời khóa bắt buộc nào. Thời khóa – nếu có thể gọi như thế - chỉ là một buổi pháp duy nhất mỗi ngày vào lúc 6 giờ sáng. Ai muốn dự sẽ tới chánh điện – chỉ là một cái lán lớn lợp tranh - nghe Luang Por giảng, có thể 15 phút, có thể 45 phút. Sau đó ăn sáng. Thời gian còn lại trong ngày, mọi việc tự vận hành. Không có ai phân công, không có ai quản lý, không ai giám sát, không có bất kỳ một hình thức tổ chức nào, vậy mà mọi việc tự động tổ chức. Người tình nguyện làm việc dưới bếp, người làm việc trong vườn, người quét đường, sửa cốc liêu, vân vân… Khỏe thì làm, mệt thì nghỉ. Mấy trăm chư tăng ở trong các cốc xây đơn giản, có khi chỉ là cái lán che bốn phía, mỗi ngày mang bình bát lấy cơm một lần buổi sáng, còn lại cứ thế “tu”. Giải thích cụ thể pháp tu của tăng ni ở chùa không phải là mục đích bài viết của tôi nên tôi xin phép bỏ qua. Tôi kể tiếp chuyện xuất gia gieo duyên.
Sang chùa một tuần, tôi trở lại Hà Nội, đổi vé máy bay về Mỹ để có thể trở lại chùa thêm ba tuần. Lần này sang, tôi càng ngấm sâu thêm những gì đang được dạy ở đây. Thế nên trở lại Mỹ rồi, tôi thu xếp với trường để kỳ học mùa thu, tôi có thể trở lại Việt Nam cả học kỳ và sang chùa một thời gian dài hơn để làm nghiên cứu. Trước đó, cả ba mùa hè 2013, 2014, 2015, tôi đã sống trong chùa ở Việt Nam để nghiên cứu. Tôi cũng đã đi nhiều thiền viện và chùa khác nhau ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Mỹ để tìm hiểu. Nhưng chưa bao giờ tôi có ý định xuất gia gieo duyên.
Một buổi tối, nghe tin Achan PJ (achan trong tiếng Thái là thầy), một nhà sư tôi kính trọng mới đi xa trở về chùa, tôi quyết định sang chào ngài. Achan PJ chỉ nói được một vài từ tiếng Anh, tôi thì không nói được tiếng Thái. Tôi vừa bước vào, achan nói:
- Việt, hãy xuất gia đi.
- Ồ không, con không xuất gia đâu.
- Hãy xuất gia đi.
- Không, con xuất gia trong tâm rồi.
- Không, phải xuất gia trên thân nữa. Sẽ rất tốt cho con.
- Con biết nhưng con không thể.
- Vì sao không thể?
Tôi giải thích rằng đầu tháng 11, tôi về thành phố Hồ Chí Minh dự Hội nghị Việt kiều và gặp mặt Thủ tướng; sau đó, tôi lại ra Hà Nội thuyết trình về xây dựng luật công tác xã hội cho Việt Nam.
- Đây là lần đầu tiên có luật này – tôi cười cười - Luật này quan trọng lắm. Nếu con mà xuống tóc, con về Việt Nam thuyết trình, người ta thấy cái đầu trọc của con, người ta sẽ nghĩ con điên, không ai tin con cả. Như thế sẽ hỏng hết việc. Vả lại, con đang làm việc bên Mỹ, con đang nghiên cứu về… Con phải abc, xyz…
Achan PJ nói trời ơi, nhiều lý do quá. Giờ ta đưa con lên gặp Luang Por nhá.
- Được rồi, lên gặp Luang Por mà ngài bảo con cạo tóc thì con cạo, không thì con không cạo nhé.
Tôi đồng ý vì lần trước tôi sang chùa, Luang Por nói với tôi rằng quan trọng là xuất gia trong tâm, hình tướng bên ngoài không quan trọng. Nhưng chúng tôi đi lên gặp Luang Por thì ngài đang bận. Achan PJ nói gì đó bằng tiếng Thái với thị giả của Luang Por về việc “Tiến sỹ… xuất gia” (ở chùa, mọi người hay gọi đùa tôi là “Doctor”). Sư thị giả cho Luang Por cười cười đi vào bạch với Luang Por, lát sau sư thị giả đi ra nói với tôi và achan PJ:
- Luang Por nói ok.
Achan PJ cười to.
- Đó, Luang Por nói nhé. Cạo tóc.
Nhưng tôi vẫn không chịu.
- Không phải. Achan không hỏi Luang Por là con có cần cạo tóc không, mà achan chỉ bạch ngài là con xin xuất gia. Dĩ nhiên ngài bảo ok. Con không cạo đâu. Con không thể.
- Vì sao, vì sao?
- Đấy, đầu tháng 11, con phải…
Tôi lại trình bày lại các lý do dài dòng lê thê của mình. Achan PJ lắc đầu:
- À, các tiến sỹ luôn nhiều lý do. Tắc trong lý do… Cho con 20 phút để nghĩ rồi nói cho ta biết: có cạo tóc hay không. Thế thôi.
- OK – tôi cười, lòng biết chắc tôi sẽ không cạo.
Tôi lên xe achan PJ về cốc của ngài. Trên đường về, ngài vừa cười vừa lắc đầu:
- Ah, doctor Việt… Ta đã gặp rất nhiều doctor. Các tiến sỹ nhá, ai cũng đều nói chỉ cần xuất gia trong tâm thôi. Doctor nào cũng nói câu này. Không ai chịu xuất gia ngoài thân cả. Ai cũng nói chỉ cần xuất gia trong tâm. Y như nhau. Chỉ cần trong tâm. Chậc, ai cũng thế.
Tôi vừa nghe câu này, thì trong đầu tôi bỗng nhiên hiện lên trùng trùng điệp điệp khuôn mặt những người thầy, người bạn có bằng tiến sỹ, những doanh nhân, trí thức, người nổi tiếng mà tôi biết. Họ đứng như một đoàn quân, trùng trùng điệp điệp. Chắc chắn họ sẽ không cắt tóc gieo duyên, dù chỉ trong một giây, một giờ, một ngày, hay một tháng. Trong khoảnh khắc mà tôi nhìn thấy tất cả những khuôn mặt của họ và sự từ chối giống hệt nhau của họ, tôi cũng lập tức nhìn rõ khuôn mặt tôi và sự từ chối của tôi. Tôi nhìn rõ những quả núi khổng lồ mà tôi và họ đang cõng trên lưng. Những thành lũy, pháo đài khái niệm mà tôi và họ cùng tự xây cho mình. Và lúc đó, tôi thấy tôi trực diện với nỗi sợ của mình – cũng là nỗi sợ của chúng tôi; dù nó có thể ngụy trang dưới nhiều khái niệm khác như “duy lý”, “trí tuệ”, “khoa học”, thậm chí “phá chấp” hay “giải thoát”.
- OK, con cạo tóc! – tôi nói.
Ngay giây phút đó, những gồng gánh và cả quả núi lớn từ trên vai tôi được vứt ùm xuống. Nhưng cái xảy ra đằng sau việc xuất gia gieo duyên mới là cái đáng nói. Chính sau khi có thể chấp nhận và bỏ xuống những ý niệm về bản thân và việc phải làm, thì tôi lại có một sự rõ ràng và tự do tôi chưa từng biết đến, để có thể làm được rất nhiều điều mà trước đây tôi đắn đo. Sống để làm gì, sống thế nào trở nên rõ ràng hơn hết.
Kinh nghiệm này cho tôi thấy người trí thức nói riêng và con người nói chung thường đi qua ba giai đoạn trong việc xử lý vai trò của mình với xã hội:
- Giai đoạn “trăng mật”: Rất hăm hở, đầy hoài bão, muốn cống hiến hết sức cho xã hội, như phải lòng con người và xã hội vậy.
- Giai đoạn “trăng khuyết”: Bắt đầu bị bầm dập trong quá trình cống hiến cho xã hội, đưa đến nản chí, và cân nhắc chuyện gác kiếm ở ẩn để giữ sự trong sạch của mình hoặc tặc lưỡi đi theo sự thoái hóa của số đông.
- Giai đoạn “trăng tròn”: Người ta có sự chuyển hóa về nội tâm, để đưa đến một trạng thái cống hiến mới, tròn đầy và viên mãn.
Trong hai giai đoạn đầu tiên, tất cả những phiền muộn đến với chúng ta chủ yếu là vì chúng ta làm việc với một tâm ý TÔI đang làm, và chúng ta đặt rất nhiều ý nghĩa, mục đích, lý tưởng, giá trị, mong cầu cho những việc mình làm. Ở bên dưới tất cả những điều đó, chúng ta rút cuộc đều đang cố thu vén cho bản thân, lấy từ người khác và xã hội cho bản thân – có thể tiền, có thể danh tiếng, có thể địa vị, có thể sự ngợi khen, sự hâm mộ, vân vân… Ta làm gì cũng mong được đền đáp; và nếu không được đền đáp như ý thì ta nản chí. Kể cả những thứ thuộc về phong cách, cá tính đều là sự đắp thêm, tô vẽ, chất thêm lên chính mình và người khác. Cho đến lúc chúng trở thành gánh nặng và lời nguyền cho chính chúng ta và cho người khác. Nếu bằng cách nào đó, một người chuyển hóa từ tâm thế “thu vào”, “lấy cho bản thân” sang tâm thế “mở ra” và “cho đi” mà không bám vào một mục đích, mong muốn, kỳ vọng được đền đáp nào, thì họ có thể làm việc không mệt mỏi. Đấy là giai đoạn trăng tròn, tỏa sáng không phân biệt.
Tôi không dám nói to tát rằng tôi giác ngộ điều gì, nhưng trong kinh nghiệm cá nhân, chính khi không còn thấy bản thân mình quan trọng, không thấy những việc mình làm là quan trọng, thì tôi lại có dũng cảm và sự tử tế lớn nhất để làm được nhiều việc. Tôi không nghĩ mình là tinh hoa đang dẫn dắt ai. Tôi không thấy mình có thể đứng trên mà nhìn xuống để chỉ trích, phân tích, răn dạy. Tôi làm những gì tôi có thể làm, chỉ vì tôi có thể làm, và thế thôi.
Khi trống rỗng, không có mục đích viết làm hài lòng người đọc hay kỳ vọng bán được sách, thì tôi viết tốt nhất.
Khi tôi nói chuyện mà không có mục đích thuyết phục người nghe phải tin, tôi nói tốt nhất.
Khi tôi đọc tin tức mà không có mục đích thu lượm kiến thức hay soi xét, bình phẩm thì tôi có thể đọc rất lâu mà không bị nhiễm và mệt mỏi với các cảm xúc lên xuống.
Quay lại câu chuyện của số báo Xuân này. Nếu hỏi vai trò của giới tinh hoa (và mọi giới) trong xã hội hiện tại, thì câu trả lời của tôi ở thời điểm này là chỉ có cho đi. Cho cái gì? Cái gì cũng có thể cho và mỗi chúng ta đều có rất nhiều để cho. Nếu bạn không tự có, bạn có thể kết nối để có.
- Cho tiền, cho thức ăn, cho quần áo, cho chỗ ở, cho phương tiện đi lại, cho không gian vui chơi, cho thuốc men và sự chăm sóc khi bệnh tật, hiến nội tạng, vân vân… Đấy là những thứ hữu hình.
- Cho sự giáo dục, cho sự đùm bọc, cho cảm giác an toàn, cho tình thương, cho sự dũng cảm, cho sự quyết liệt, cho sự kiên định, cho sự hỷ lạc, cho sự cảm thông, cho sự không phán xét, cho sự không sợ hãi, cho sự niềm nở ân cần, cho sự kính trọng, cho sự ôn hòa, cho sự chính trực, cho sự tự chủ, cho sự độc lập, cho sự riêng tư, cho sự kết nối, cho sự hiếu thảo, cho sự buông xả, cho sự thanh tịnh, cho sự im lặng, cho sự vị tha, vân vân… Đấy là những thứ vô hình.
- Cho sự giải thoát thông qua việc khiến người khác thấy được sự thật về bản thân và thế giới, từ đó chấm dứt tất cả trói buộc. Đây là sự cho đi rốt ráo nhất.
Cho thế nào?
- Cho mà không thấy là mình đang đi cho người khác, đang ban phát hay làm phúc cho người khác.
- Cho đi không vì hy vọng hay mong cầu nhận lại được điều gì, mà cho vì có thể cho, không mong được đáp lại.
- Cho một cách công bằng, không phân biệt người tốt, người mình thích, việc mình thích mới cho. Người xấu, người mình không thích cũng cho.
- Cho và buông xả ngay tại đó, không ghi nhớ, cũng không cần phân tích xem họ sẽ dùng cái ta cho vào việc gì, họ có xứng đáng nhận hay không.
Trên tinh thần như thế, tôi dẹp được tất cả những câu hỏi rối ren do sự tính toán lợi ích và rủi ro khi phải quyết định có làm điều gì, có nói hay không nói. Mỗi khi ra quyết định, tôi chỉ hỏi một câu duy nhất: “Điều này có đưa đến chấm dứt các trói buộc cho người khác và cho mình hay không?” Nếu có tôi sẽ làm. Nếu “không” thì không làm. Đối với tôi, đây là con đường hiện tại để tiếp tục sống và làm những việc mình muốn làm một cách bình thường.
Xin quay lại nói nốt câu chuyện tôi xuất gia gieo duyên. Hóa ra, rất nhiều người mà tôi tưởng tượng là sẽ không hài lòng khi thấy cái đầu trọc của tôi lại rất bình tĩnh, thậm chí vui vẻ đón nhận nó. Người có vẻ băn khoăn nhất với cái đầu lởm chởm của tôi lại là anh cán bộ hải quan. Anh ta nhìn tôi, nhìn ảnh hộ chiếu của tôi, rồi lại nhìn tôi, rồi lại nhìn ảnh, và rút cục anh không đừng được:
- Cái đầu này là cái đầu kiểu gì hả em?
- À – tôi cười – cái đầu này là cái đầu kiểu ý anh ạ.
Anh ta nhìn lần nữa vào ảnh hộ chiếu, rồi lại nhìn tôi, rồi hơi mỉm cười và dập mạnh con dấu nhập cảnh, cho tôi qua.
(Theo Phan Việt- Tia Sáng)
" alt="Chuyện của một tiến sĩ xuất gia gieo duyên" />Chuyện của một tiến sĩ xuất gia gieo duyên
Bác sĩ Hiếu đã có những sáng tạo trong can thiệp tim bẩm sinh bằng cách cải tiến dụng cụ để đạt mức độ ưu việt lớn nhất với người bệnh. Những dụng cụ của anh được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao và làm theo. Bác sĩ Hiếu tự tin cho rằng, Việt Nam không bị chậm so với thế giới. Số lượng bệnh nhân được can thiệp hiện đang đứng đầu trong số các nước Ðông Nam Á.
Danh tiếng của anh khiến nhiều đồng nghiệp đến từ các nước có nền y học tiên tiến trên thế giới ngưỡng mộ. Tại nhiều cuộc hội thảo quốc tế, bác sĩ Hiếu cung cấp cho các đồng nghiệp nước ngoài những kinh nghiệm, kiến thức mà anh thu nhận được về chuyên ngành tim bẩm sinh và tim cấu trúc. Anh luôn tin chắc một điều: “Các bác sĩ Việt Nam không những có khả năng hòa nhập với sự phát triển của y học thế giới mà còn có thể tìm ra hướng đi mới, đóng góp cho sự phát triển của Tim mạch học thế giới nói chung và Tim bẩm sinh học nói riêng”.
Với cương vị là chuyên gia tim mạch của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bác sĩ Hiếu cũng có điều kiện giảng dạy và trực tiếp điều trị tại các nước khác nhau với các hệ thống y tế rất khác biệt. Anh chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi đặt chân lên Ấn Ðộ là năm 2006.
Ấn tượng lớn nhất của tôi sau chuyến đi không phải là những tòa nhà uy nghi hay đền Taj Mahal tráng lệ mà là những ánh mắt thật to tròn nhìn chúng tôi không chớp, là những bà mẹ tắm cho con ở những vũng nước mưa dưới chân gầm cầu cao tốc.
Tôi tự hứa với mình là phải quay trở lại đây, làm gì cho những đôi mắt hy vọng ấy. Và 10 năm qua tôi đã đến Ấn Ðộ hơn 20 lần với hơn 10 thành phố và hàng chục bệnh viện. Ðược chứng kiến sự thay đổi của đất nước hơn 1 tỷ dân trong những năm vừa qua. Có những thay đổi khiến tôi rất hạnh phúc như những bác sĩ tôi hướng dẫn đã trở thành các chuyên gia với số lượng can thiệp nhiều nhất Ấn Ðộ, tất nhiên là hơn số ca của tôi nhiều lần”.
Bác sĩ Hiếu và trẻ vùng cao trong một lần đi khám từ thiện.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Vân, Trưởng phòng Thanh tra (Ðại học Y Hà Nội) chia sẻ: “TS Hiếu đặc biệt trăn trở tìm hướng cải cách giáo dục y tế để bác sĩ Việt Nam có thể được đào tạo bài bản, chuyên sâu như Mỹ, Pháp. Hiếu đi nhiều nước, có nhiều mối quan hệ nên nắm bắt được xu hướng đào tạo, nhiệt tình trong việc tìm hướng đổi mới giáo dục y tế”.
Về vấn đề này, TS Hiếu cho rằng muốn bác sĩ phải thật giỏi nên cần tổ chức kỳ thi chung tốt nghiệp bác sĩ cấp quốc gia. Nếu đỗ mới được hành nghề. Giao cho các hội chuyên ngành cấp phép hành nghề để đánh giá được thực chất chuyên môn của từng bác sĩ thay vì để Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thẩm định như hiện nay.
Với vai trò là đại biểu Quốc hội khóa 14, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: “Tôi có điều kiện để tiếp xúc với đông đảo đồng bào và đồng nghiệp trong cả nước, vì vậy có thể biết được nhiều nguyện vọng của người dân cũng như các đồng nghiệp để kịp thời kiến nghị và tìm ra những giải pháp thiết thực đề xuất lên Quốc hội và Chính phủ”...
Ðằng sau vẻ ngoài điềm đạm, hiền lành, ít nói là sự quyết đoán, tận tâm trước mọi khó khăn của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu. Có cảm giác những ngày trong bụng mẹ, cùng mẹ vượt qua bao gian khó cho Nguyễn Lân Hiếu có được bản lĩnh vững vàng trước mọi hoàn cảnh.
Cách anh đối đãi với bệnh nhân như chính người thân trong gia đình khiến đồng nghiệp và học trò nể phục. Lời anh nói “Mỗi lần cứu chữa được một bệnh nhân, hay làm việc từ thiện nào đó tôi đều cảm thấy thật thoải mái và rất hạnh phúc”, không chỉ là lời tâm sự, nó chính là con đường sống mà anh đã chọn, với mong muốn giữ lại cho cuộc đời này những nhịp đập an yên trong mỗi trái tim...
Năm 1999, kết thúc thời gian học tập ở Pháp về nước, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là một trong những người đầu tiên thực hiện can thiệp tim bẩm sinh ở Việt Nam. Anh cũng là người đã thành lập các đơn vị điều trị bệnh tim bẩm sinh tại nhiều bệnh viện như Bạch Mai, Ða khoa Thanh Hóa, Nghệ An, Ðà Nẵng. Bác sĩ Hiếu đã đón nhận nhiều bằng khen, giải thưởng trong nước và quốc tế cho những thành tựu và cống hiến trong lĩnh vực tim mạch.
(Theo Tiền Phong)
" alt="“Phù thủy”chữa những trái tim lỗi nhịp" />“Phù thủy”chữa những trái tim lỗi nhịp
Mẫu xe điện ý tưởng LF-Z của Lexus dự kiến góp mặt tại Vietnam Motor Show 2022. (Ảnh: Lexus)
Mercedes-Benz Việt Nam sẽ lần đầu tiên trưng bày Mercedes EQS - dòng sản phẩm chủ lực trong phân khúc xe điện hạng sang.
Bên cạnh những mẫu xe đã thành danh trên thị trường như Pajero Sport, Outlander, Attrage và Xpander, Mitsubishi Motors Việt Nam sẽ mang đến triển lãm lần này mẫu xe đua Triton, chiếc xe sẽ tham gia thi đấu ở giải đua địa hình AXCR diễn ra vào tháng 11 tới đây tại Thái Lan.
MG Việt Nam giới thiệu 2 mẫu xe điện là MG Marvel R, MG4 Electric hoàn toàn mới cùng 2 mẫu xe đã được thị trường Việt Nam đón nhận là MG5 mới và MG ZS.
Tại Vietnam Motor Show, Subaru Việt Nam sẽ chính thức ra mắt mẫu xe WRX và WRX Wagon hoàn toàn mới đồng thời trưng bày các mẫu xe khác như Outback, BRZ và Forester.
Toyota Việt Nam dự kiến trưng bày những mẫu xe Hybrid mới nhất – giải pháp giao thông “xanh”, phù hợp tại Việt Nam, có khả năng tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
Volvo mang đến Vietnam Motor Show 2022 bộ sưu tập xe thân thiện với môi trường, trong đó có công nghệ Hybrid & Mild Hybrid được ứng dụng rộng rãi trên tất cả các sản phẩm của Volvo với mục tiêu đóng góp cho một tương lai bền vững, hàng loạt các công nghệ an toàn và hỗ trợ lái nâng cao.
Bên cạnh các thương hiệu ô tô kể trên, Vietnam Motor Show 2022 lần đầu tiên có sự tham gia của các phương tiện vận chuyển khác với những thương hiệu nổi bật trong ngành như xe tải, xe mô tô phân khối lớn, xe điện…
Hải Đăng
Việt Nam sẽ xuất khẩu xe điện thông minh vào tháng 11 tới
Sáng 10/9, những chiếc ô tô điện VinFast VF8 đầu tiên đã xuất xưởng và được giao đến tay khách hàng tại Việt Nam. Dự kiến, lô xe VF 8 đầu tiên sẽ xuất khẩu tới các thị trường quốc tế vào tháng 11 tới.
" alt="Nhiều ô tô điện sẽ có mặt tại triển lãm Vietnam Motor Show 2022" />
...[详细]
Công ty cổ phần Tập đoàn Mutosi được biết đến là doanh nghiệp sản xuất và phân phối trong ngành nước và điện gia dụng. Công ty chú trọng vào 4 lĩnh vực: chăm sóc nước, chăm sóc bếp, chăm sóc khí và chăm sóc môi trường. Mutosi hiện có 5000 điểm bán, hơn 100 nhà phân phối trên toàn quốc và được Quỹ đầu tư Mekong Capital rót vốn vào tháng 06/2021. Hướng tới tầm nhìn trở thành niềm tự hào của người Việt với những sản phẩm trong lĩnh vực nước và điện gia dụng, Mutosi đã và đang đầu tư, ứng dụng và triển khai những giải pháp công nghệ tiên tiến không chỉ trong sản phẩm của tập đoàn mà còn trên mọi lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.
Citek là đối tác tư vấn triển khai giải pháp SAP uy tín tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Trên vai trò Gold Partner của SAP, Citek đã đồng hành cùng hơn 80 công ty toàn cầu và các công ty hàng đầu Việt Nam triển khai thành công giải pháp SAP.
Ngọc Minh
" alt="Tập đoàn Mutosi và Citek vận hành thành công hệ thống quản trị tổng thể" />
...[详细]
Ông Đỗ Hoài Nam - Chủ tịch Không gian làm việc chung Up, một nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thảo
Nhà đầu tư thiên thần này khuyên các bạn trẻ khi đã có ý tưởng, hãy đi tìm những người tin tưởng vào con người mình, chứ không chỉ là tin vào ý tưởng kinh doanh. “Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng cuối cùng con người vẫn là quan trọng nhất. Hãy đi tìm những người tin tưởng vào con người các bạn. Đừng mất thời gian với những người không tin”.
Ông cũng cho rằng thời sinh viên là thời điểm rất tuyệt vời để khởi nghiệp, bởi các bạn chưa có gì để mất. “Những thứ như thời gian, công sức mà các bạn đầu tư vào – tôi không nghĩ rằng những cái đó gọi là mất đi. Đó là chúng ta đánh đổi để chúng ta tiến bộ hơn, để một ngày nào đó chúng ta có thể làm được những điều to lớn hơn, tạo ra nhiều của cải và giá trị cho xã hội hơn. Bất kể thời điểm nào trong cuộc đời nếu muốn khởi nghiệp, chúng ta đều phải đánh đổi. Sinh viên vẫn là thời điểm chúng ta mất ít nhất”.
Lê Nguyễn Hoài Thương, sinh viên ĐH Yersin Đà Lạt, tác giả dự án “Nuôi heo bằng trà xanh” xin ý kiến các nhà đầu tư về vấn đề của nhóm mình trong một dự án khác mà nhóm đang thực hiện: muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhưng hướng đi này lại chưa thành công do thiếu sức cạnh tranh trên thị trường Đà Lạt, trong khi đó doanh thu lại đến từ khách du lịch đến tham quan. Thương cho rằng nhóm mình đang đi sai đường và chưa tìm được cách tháo gỡ.
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Hồng Trường - Phó Chủ tịch Qũy đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam - khẳng định: “Điều đó rất bình thường. Cho dù là đầu tư mạo hiểm hay đầu tư thiên thần, giữa phác thảo đầu tiên với sản phẩm cuối cùng phần lớn là không giống nhau. Đừng nghĩ rằng đó là thất bại, hay đang đi sai đường. Nếu như mình muốn làm nông nghiệp công nghệ cao mà lại thành du lịch sinh thái hay gì đó thì mình lại phải tự đặt câu hỏi: có đủ năng lực đi theo hướng đó hay không. Nhìn ở khía cạnh khác, điều đó lại giúp em kiếm được vốn để làm nông nghiệp công nghệ cao”.
Các khách mời tham dự tọa đàm "Start-up - Từ ý tưởng đến hiện thực" trao đổi về vấn đề khởi nghiệp với các sinh viên. Ảnh: Nguyễn Thảo
Về vấn đề hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp, ông Trường tâm đắc với mô hình của nhiều trường đại học lớn trên thế giới. Đó là coi các cựu sinh viên chính là tài sản quý giá nhất của trường, mang lại uy tín cho trường, và họ cũng chính là những người quay lại đóng góp cho trường và hỗ trợ các thế hệ sinh viên sau.
Kể câu chuyện của ĐH Passion - ngôi trường dạy khởi nghiệp hàng đầu của Mỹ, ông Trần Quang Hưng – Phó ban Thanh niên trường học Thành đoàn Hà Nội chia sẻ: “Ngày 17/3, toàn bộ hội đồng cố vấn của trường đã sang Việt Nam và có buổi chia sẻ về giáo trình dạy khởi nghiệp với đại diện một số trường như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương".
"Họ nói rằng có một số cách đưa khởi nghiệp vào chương trình học một cách tự nhiên. Khóa học không nhất thiết là yếu tố duy nhất. Cụ thể, ngay từ năm nhất trường đã cấp một số vốn nhất định, và để sinh viên đi ra ngoài tự làm dự án của mình trong một thời gian nhất định. Nếu dự án tốt sẽ được đưa vào vươn ươm của trường. Sinh viên thành công thì quay lại đóng góp cho trường. Tôi cho rằng đó là cách tạo văn hóa ủng hộ khởi nghiệp trong môi trường đại học”.
“Một thành viên cố vấn của trường có chia sẻ mà tôi rất tâm đắc: “Ở Passion, nếu bạn không thử sai thì các bạn không có lý do gì ở đây cả”.
Ông Nguyễn Minh Triết – Trưởng ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn chia sẻ về những dự án thiết thực mà TƯ Hội Sinh viên đang thực hiện để hỗ trợ sinh viên hội nhập. Ảnh: Nguyễn Thảo
Trả lời câu hỏi “hội sinh viên đã làm những gì để hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp?”, ông Nguyễn Minh Triết – Trưởng ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn cho biết: “Cuộc thi ngày hôm nay cũng là một ví dụ về sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên để thanh niên, sinh viên hội nhập”.
“Trong xu hướng hội nhập chung, thanh niên, sinh viên chúng ta không thể đứng ngoài. Trong thế giới phẳng, cạnh tranh không biên giới này mà chúng ta không bắt đầu xới xáo lên, tìm hiểu thông tin, hoàn thiện bản thân thì tôi e rằng chúng ta sẽ bị tụt hậu” – ông nói thêm.
Cụ thể, ông cho biết, TƯ Hội Sinh viên cũng đang định hướng chọn những nội dung rất cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, hỗ trợ sinh viên hội nhập. Ví dụ như TƯ Hội đang lắng nghe ý kiến, tham mưu để triển khai đề án Anh văn cho sinh viên, thanh niên Việt Nam – một kỹ năng nhất định phải có để có thể tự tin hội nhập, tham gia vào thị trường lao động thế giới.
Một sinh viên đặt câu hỏi cho các khách mời. Ảnh: Nguyễn Thảo
Nói về thị trường khởi nghiệp ở Việt Nam dưới góc nhìn một nhà đầu tư, ông Đỗ Hoài Nam cho biết, hiện thị trường rất thiếu ý tưởng và con người để thực hiện ý tưởng, và đó cũng chính là cơ hội cho các bạn trẻ.
“Bọn anh đến đây không phải là vì ý tưởng, mà là để tìm những con người, những gương mặt sáng giá. Có thể bây giờ các em chưa thành công, nhưng tương lai sẽ thành công. Hi vọng các em ngồi đây hiểu được điều đó. Thi không phải để đạt giải. Thi là để có cơ hội lọt vào mắt xanh của nhà đầu tư, để tìm được những người đồng hành, cùng chia sẻ tầm nhìn với mình, tạo cơ hội cho mình trong tương lai" - ông nói.
“Các em hãy suy nghĩ, tự đặt câu hỏi mình thiếu cái gì. Rất ít công ty thành công với ý tưởng ban đầu. Việc thay đổi là bình thường khi mọi thứ thay đổi, từ con người, xã hội, kiến thức. Vì thế phải linh hoạt, đo lường thị trường, không ai có thể dạy được ai cả – đó là cái khó của khởi nghiệp”.
Hai bạn thân Trần Tiến, Nguyễn Cường bên người bạn thân - nhạc sĩ Phó Đức Phương.
“Dẫu biết sẽ có ngày này nhưng tôi thực sự chết lặng khi được báo tin. Bộ tứ nhạc sĩ chúng tôi gồm: Phó Đức Phương, Nguyễn Cường, Dương Thụ và Trần Tiến mỗi người một phong cách, hình ảnh khác nhau nhưng luôn dành cho nhau sự trân trọng, yêu quý nhau như người anh em ruột thịt trong gia đình.
Âm nhạc của Phó Đức Phương đậm đặc văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những ngày tháng lăn lộn từ khi còn trẻ đến khi về già với Phó Đức Phương luôn ở mãi trong trái tim tôi - không bao giờ quên” - nhạc sĩ Nguyễn Cường bùi ngùi nói.
Nhạc sĩ Trần Tiến - một mảnh ghép của "Bộ tứ sông Hồng" cũng bày tỏ sự niềm tiếc thương khi người bạn thân của ông - nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời. "Tôi không biết phải nói điều gì lúc này vì Phó Đức Phương ra đi thực sự là nỗi mất mát quá lớn. Tôi vừa liên hệ các đồng nghiệp của mình để hẹn cùng nhau đến tiễn biệt người bạn thân lần cuối" - nhạc sĩ Trần Tiến nói với VietNamNet.
Giống với nhạc sĩ Nguyễn Cường và Trần Tiến, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh cũng lặng người khi hay tin dữ về người bạn đồng nghiệp. “Phó Đức Phương đã đi xa chúng ta, buồn vì một người hiền tài đã mất”, ông viết.
Nhóm nhạc sĩ "Bộ tứ sông Hồng" có tình cảm khăng khít nhiều năm.
Trên trang cá nhân, nhạc sĩ Trần Lệ Chiến đăng bài viết dài gửi đến tác giả của "Chảy đi sông ơi". Trong ấn tượng của chị, Phó Đức Phương là người có vẻ ngoài cương trực đến mức căng cứng nhưng bên trong là một tâm hồn nhạy cảm, hồn nhiên và vô tư trước cuộc đời.
Theo Lệ Chiến, âm nhạc của Phó Đức Phương luôn tạo cho người nghe cảm xúc mới lạ. Mỗi tác phẩm mang một phong vị riêng, không lặp lại ngôn ngữ âm nhạc của chính mình. Mỗi bài hát là cả một kho tư liệu sống về văn hóa, về triết lý nhân sinh quan, thấm đẫm tình người, hồn quê. Và là người sẵn sàng xả thân vì công việc, đúng như câu hát: “Sông hiến mình tất cả, đời sông không hề tiếc vơi đầy” trong ca khúc nổi tiếng “Chảy đi sông ơi!” của ông.
"Ông được mọi người yêu quý, kính trọng không chỉ bởi tài năng, mà còn bởi chính sự khẳng khái, nhân cách và lối sống của ông đã mang lại cho ông những niềm hạnh phúc tưởng chừng nhỏ bé, nhưng thực sự có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đời khi chúng ta lâm vào cảnh khó", nữ nhạc sĩ viết.
Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cho biết trong cảm nhận của anh, nhạc sĩ Phó Đức Phương đa tài, yêu quê hương Việt Nam, yêu vùng quê đồng bằng Bắc bộ và yêu quê ngoại Kinh Bắc trong từng nốt nhạc, lời ca.
Dù gắn liền với nét truyền thống trong âm nhạc, Phó Đức Phương cũng là người không ngại tiếp nạp những mới mẻ của âm nhạc đương thời mà giới trẻ đang tiếp nối và sáng tạo. Nguyễn Quang Long kể anh từng được cố nhạc sĩ chia sẻ về niềm hứng thú với âm nhạc của các bạn trẻ qua những tác phẩm sáng tạo và tân thời.
"Gió mùa Đông Bắc và mưa ở Hà Nội ngày hôm nay sẽ đưa Phó Đức Phương về chốn phiêu diêu đỉnh thiêng Yên Tử, sẽ đưa ông về chốn bình yên rong ruổi khắp miền Kinh Bắc. Vĩnh biệt người nhạc sĩ tài ba", nhạc sĩ Nguyễn Quang Long tiếc thương.
Lễ viếng nhạc sĩ Phó Đức Phương sẽ được diễn ra từ 11h30 đến 13h ngày 24/9/2020 (tức ngày 8/8 âm lịch) tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội. Lễ an táng tổ chức vào buổi chiều cùng ngày tại nghĩa trang Công viên Thiên Đức - Phú Thọ.
Clip Thanh Lam và Tùng Dương song ca "Huyền thoại Hồ Núi Cốc - Hồ trên núi":
Tuấn Chiêu
Nhạc sĩ Phó Đức Phương qua đời vì ung thư tuỵ
Nhạc sĩ Trần Lệ Chiến vừa xác nhận với VietNamNet thông tin nhạc sĩ Phó Đức Phương đã qua đời trưa 19/9 vì ung thư tuỵ, hưởng thọ 76 tuổi.
" alt="Trần Tiến, Nguyễn Cường bàng hoàng biết tin Phó Đức Phương qua đời" />