当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Tokyo Verdy vs Shimizu S 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Nhật Bản, 14h00 ngày 17/2: Không thể cản bước
Cô Đỗ Thị Bích Duyên, quyền hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường THPT Lê Quý Đôn ra đời cách đây 143 năm. Đây là một trong những ngôi trường cổ nhất khu vực Đông Nam Á. 10 năm nay, trường được chọn xây dựng theo mô hình tiên tiến hội nhập quốc tế.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khuyến khích giáo dục thành phố tập trung những nhóm giáo dục có khả năng tiếp cận quốc tế. Ảnh: Lê Huyền |
Theo cô Duyên, việc phát triển của trường dựa trên các tiêu chí theo chương trình của Bộ GD-ĐT, ngoài thu mức học phí đã được quy định, trường không thu thêm bất kì khoản tiền nào, không tổ chức dạy thêm, học thêm.
Bên cạnh đó, trường tăng cường tổ chức dạy kĩ năng sống, trong đó học sinh được đưa ra ngoài thực tế như ra đường điều khiển giao thông, vào siêu thị học bán hàng, dọn dẹp vệ sinh….
Cô Duyên cũng cho biết học sinh của trường ít bị thất nghiệp sau khi học xong đại học.
Ngoài chương trình ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT, nhà trường dạy tăng thêm cho các em từ 3-5 tiết/tuần.
Vì vậy, nhiều học sinh sau một năm học có thể nói chuyệnvà trao đổi với người ngoại quốc, các đoàn khách quốc tế, không cần phiên dịch. Đa số học sinh ban A trường khi tốt nghiệp lớp 12 đều có chứng chỉ IELTS từ 4.5-5.5. Học sinh ban D có chứng chỉ IELTS từ 5.5 đến 6.5. Trường THPT Lê Qúy Đôn cũng đứng trong top 100 các trường trong toàn quốc về tỷ lệ học sinh đỗ đại học…
Traođổi với nhà trường, ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, TP.HCM có điều kiện thuận lợi hơn so với nhiều địa phương trong toàn quốc, nhưng thành phố vẫn chịu áp lực trước nhu cầu học tập và đảm bảo chất lượng của người dân.
Theo Bộ trưởng, chương trình và SGK sẽ thay đổi, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực học sinh. Ông Nhạ đề nghị nhà trường có sự sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh của thành phố và truyền thống của nhà trường.
Bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc không đầu tư dàn trải cho giáo dục, mức độ tiếp cận giáo dục cơ bản không bình quân, thực hiện phân tầng chất lượng…, ông Nhạ khuyến khích giáo dục thành phố tập trung những nhóm giáo dục có khả năng tiếp cận quốc tế. Những nhóm có điều kiện và khả năng tiếp cận giáo dục quốc tế sẽ kéo những nhóm kém hơn.
Riêng đối với Trường THPT Lê Qúy Đôn, ông Nhạ nhắn nhủ trường tăng cường chất lượng nhưng phải bền vững.
“Cái gì chưa mạnh và còn yếu phải nhìn nhận đúng để đẩy mạnh. Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng giáo viên, vì thầy cô không “kiễng chân” được đâu…Bây giờ, khi mới tiếp cận với các chương trình tiên tiến, thầy cô có thể cố được, nhưng nếu đã chạm chân chuẩn quốc tế sẽ phải có sự đầu tư rất nhiều”.
Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thăm và làm việc với Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thầy cô không “kiễng chân” mãi được đâu
Xin PGS giới thiệu tổng quan về chương trình thạc sĩ kỹ thuật môi trường tại Trường ĐH Việt Nhật?
Chương trình thạc sĩ Kỹ thuật môi trường của trường có sự tham gia và hỗ trợ đầy nhiệt huyết của các GS. đến từ các ĐH hàng đầu Nhật Bản như GS. Kensuke Fukushi (ĐH Tokyo); GS. Jun Nakajima, GS. Monte Cassim, GS. TS. Hashimoto Seiji(ĐH Ritsumeikan); GS. Takaoka Masaki (Đại học Kyoto); GS. Yasui Hidenari (ĐH Kita Kyushu)… Các GS này cùng nhiều GS Nhật Bản khác sẽ tham gia giảng dạy trực tiếp trong chương trình.
Nội dung chương trình đào tạo tập trung vào 4 hướng chính của Kỹ thuật môi trường: Quản lý Môi trường; Kỹ thuật môi trường nước (nước cấp, nước thải); Kỹ thuật Môi trường khí; Quản lý chất thải rắn.
Các nội dung đào tạo này được xây dựng dựa trên chương trình đang được giảng dạy tại các ĐH Nhật Bản tích hợp với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn tại Việt Nam.
Học viên trong chương trình sẽ được học tập và nghiên cứu trong môi trường đào tạo toàn diện với chất lượng Nhật Bản.
![]() |
Trường ĐH Việt Nhật đang triển khai xây dựng hệ thống thư viện hiện đại, kết nối với các thư viện, trung tâm tư liệu của các trường ĐH Nhật Bản và quốc tế với đầy đủ các tư liệu cập nhật nhất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Học viên sẽ được thực hành,thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm (PTN) hiện đại trong và ngoài trường.
Điều đặc biệt mà ít các chương trình khác có được là tối thiểu 50% học viên sẽ được đài thọ toàn bộ chuyến thực tập 03 tháng tại các trường ĐH, tổ chức, doanh nghiệp tại Nhật Bản (khoảng 5000 USD/ suất).
Đây cũng là cơ hội rất lớn cho học viên có cơ hội trực tiếp làm nghiên cứu tại các PTN của các ĐH đối tác Nhật Bản, tiếp cận với những công nghệ, dự án nghiên cứu tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực Kỹ thuật môi trường.
Môi trường đang là một vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt sau hàng loạt các sự cố về môi trường trong thời gian vừa qua. Vậy nội dung giảng dạy trong chương trình liên quan như thế nào tới việc giải quyết các vấn đề về môi trường của Việt Nam và thế giới?
Những vấn đề Môi trường “nóng” luôn là chủ đề được thảo luận khi xây dựng chương trình đào tạo của Trường ĐH Việt Nhật.
Từ những vấn đề vĩ mô như quy hoạch vùng, đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn, cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên…đến những vấn đề vi mô như ô nhiễm nguồn nước cấp và công nghệ xử lý, hay những vấn đề bức xúc hiện nay tại Việt Nam như rác thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, ô nhiễm không khí…đều là các đối tượng giảng dạy, nghiên cứu trong chương trình.
Đặc biệt để giải quyết các vấn đề trên, chương trình sẽ giới thiệu và giảng dạy những công nghệ, hệ thống ứng dụng về kỹ thuật môi trường đã được áp dụng thành công tại Nhật Bản.
Trong 2 năm học, với thời lượng thực hành, thực tế lên tới 50%, học viên sẽ được trực tiếp tham gia các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường cùng các GS đầu ngành ở Việt Nam và Nhật Bản. Điều này khẳng định nội dung đào tạo của chương trình gắn trực tiếp với việc giải quyết các vấn đề môi trường trong thực tiễn.
Chương trình đặt mục tiêu như thế nào về chất lượng học viên sau khi tốt nghiệp?
Theo khảo sát điều tra do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành khi xây dựng chương trình, sinh viên ngành Môi trường tại Việt Nam có 2 điểm yếu lớn: 1) Nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành, thực tế; 2) Yếu về phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề.
Chương trình Kỹ thuật môi trường của Trường ĐH Việt Nhật được xây dựng với mục tiêu đầu tiên là giúp học viên vững vàng về kiến thức, có kỹ năng thực hành và kinh nghiệm thực tế.
Mục tiêu tiếp theo là rèn luyện cho học viên tính chủ động cao, có khả năng tự tìm tòi nghiên cứu nâng cao về lĩnh vực mình quan tâm.
Xuất phát từ triết lý lấy người học làm trung tâm, thông qua các buổi thảo luận, seminarhọc viên sẽ có tinh thần tự học, có thái độ cầu tiến, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và tự tìm được định hướng cho riêng mình.
Nhà trường hướng tới đào tạo nhân lực trình độ cao cho thị trường lao động Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế. Học viên tốt nghiệp từ chương trình có năng lực tốt về ngoại ngữ (tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành thành thạo, tiếng Nhật cơ bản), có thể làm việc trong môi trường đa văn hóa, có khả năng tiếp nhận và chuyển giao những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản và quốc tế vào Việt Nam.
Nhà trường và chương trình thạc sĩ Kỹ thuật Môi trường nói riêng sẽ có những hỗ trợ gì cho học viên trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp?
Hiện tại, mức học phí học viên phải đóng (3.300USD) chỉ bằng 1/5 chi phí đào tạo thực tế (khoảng 15.000USD), 4/5 chi phí còn lại sẽ được tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định cấp Quỹ học bổng trị giá 396.000 USD (khoảng hơn 8,8 tỷ đồng) cho các học viên thạc sĩ tại trường ĐH Việt Nhật.
Các học viên khóa đầu tiên sẽ nhận được 30 suất học bổng hỗ trợ học phí toàn phần và 20 suất học bổng bán phần cho cả 6 chương trình thạc sĩ.
Thêm vào đó, nhà trường cũng dự kiến dành một số suất học bổng hỗ trợ học phí toàn phần hoặc bán phần cho học viên thạc sĩ của trường.
Trường đã tiếp xúc với nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản để xây dựng các chương trình hỗ trợ đầu ra cho học viên tốt nghiệp. Đặc biệt, trong kỳ thực tập 3 tháng tại Nhật Bản, học viên sẽ được làm việc, cọ sát trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp và tích lũy được nhiều trải nghiệm quý giá cho việc lập nghiệp trong tương lai.
Với cam kết về chất lượng đào tạo của nhà trường, sự thành công trong tương lai chỉ còn phụ thuộc vào ý chí của chính học viên.
Trường ĐH Việt Nhật hiện đang tuyển sinh 6 chương trình đào tạo thạc sĩ, hạn nộp hồ sơ 10/06/2016 với chỉ tiêu năm 2016 là 20 học viên/ chương trình.
Đào tạo nhân lực giải quyết các vấn đề “nóng” của môi trường
Sau khi báo chí phản ánh, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì thành lập Tổ công tác xác minh, làm rõ thông tin. Thông báo kết quả xác minh vụ việc này vừa được UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố.
![]() |
Ông Đoàn Dụng đã nhờ cấp dưới giúp đỡ người quen trong kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017 - 2018. |
Thông báo của UBND tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ, trong kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017 - 2018, ông Đoàn Dụng - Giám đốc Sở Nội vụ nhắn tin cho ông Trần Minh Điệp nhờ giúp đỡ thí sinh có số báo danh TB027. Tuy nhiên, ông Điệp không nhận lời nên thí sinh này không trúng tuyển. Qua xác minh cho thấy, việc ông Dụng gửi gắm ông Điệp dựa trên mối quan hệ cá nhân, không phát hiện mục đích vụ lợi.
Việc làm của ông Đoàn Dụng không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, với vai trò là người đứng đầu Sở Nội vụ, việc này làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân, gây dư luận không tốt, hoài nghi tính khách quan trong việc tổ chức thi tuyển viên chức trên địa bàn tỉnh. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo tổ chức kiểm điểm nghiêm túc đối với cá nhân ông Đoàn Dụng.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết, việc ông Trần Minh Điệp cho rằng mình bị Giám đốc Sở Nội vụ trù dập là không chính xác. Bởi, đoàn kiểm tra các hội đồng thi do UBND tỉnh thành lập, việc kỷ luật ông Điệp với hình thức Cảnh cáo do Hội đồng kỷ luật huyện Trà Bồng thực hiện, ông Đoàn Dụng không tham gia vào quá trình này.
An Nhiên
- Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2018-2019, đơn vị đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây Nguyên.
" alt="Kết luận vụ Giám đốc Sở Nội vụ 'gửi gắm' người thân thi viên chức"/>Kết luận vụ Giám đốc Sở Nội vụ 'gửi gắm' người thân thi viên chức
Nhận định, soi kèo Ceramica Cleopatra vs Enppi, 21h00 ngày 17/2: Đứng dậy mạnh mẽ
Tại hội thảo, ông Vũ Văn San, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho biết vừa qua học viện đã được cấp phép thành lập khoa đa phương tiện với 2 ngành công nghệ đa phương tiện và truyền thông đa phương tiện.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Minh Hồng phát biểu chỉ đạo tại hội thảo sáng 11/5. (Ảnh: Phạm Giang). |
Trong đó, ngành công nghệ đa phương tiện đã tuyển sinh từ 2015 với điểm đầu vào khá cao. Tuy nhiên việc xây dựng khung chương trình, giáo trình đào tạo của khoa và chuyên ngành truyền thông đa phương tiện cần sớm hoàn thiện nên rất cần ý kiến góp ý của các chuyên gia. Mục tiêu của học viện muốn đưa ngành truyền thông đa phương tiên đi đầu trong lĩnh vực truyền thông ở VN, đáp ứng nhu cầu xã hội.
![]() |
Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Vũ Văn San phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Phạm Giang). |
TS Lê Thị Hằng, tổ soạn thảo Khung chương trình Truyền thông đa phương tiện cho biết hiện nay đào tạo truyền thông đa phương tiện ở VN ít cơ sở đào tạo, ví dụ năm 2013 Học viện Báo chí-Tuyên truyền đào tạo ngành báo chí đa phương tiện. Trong khi đó thế giới đã phát triển đào tạo truyền thông đa phương tiện khoảng 10 năm nay với các tên gọi khác nhau.
Tổ soạn thảo sau khi nghiên cứu, đánh giá chương trình các nước như Canada, Mỹ, Pháp, Úc, Đức đã xây dựng khung chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiên với tổng số tín chỉ là 125, trong đó có 40 tín chỉ đạo tạo các môn học đại cương, 75 tín chỉ đào tạo chuyên ngành, 10 tín chỉ cho thực tập và khóa luận tốt nghiệp được chia ra trong 4 năm đào tạo.
![]() |
TS Lê Thị Hằng, đại diện tổ soạn thảo chương trình đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông phát biểu sáng 11/5. (Ảnh: Phạm Giang). |
Ngành truyền thông đa phương tiện sẽ đi vào các lĩnh vực đào tạo về báo chí, truyền thông - PR và quảng cáo dựa trên nền tảng công nghệ số, giúp sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trở thành chuyên viên truyền thông, quảng cáo, nhà báo đa phương tiện, nhà sản xuất chương trình,vv.
Đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành truyền thông đa phương tiện có ưu điểm bám sát khung chương trình đào tạo của Bộ GD-ĐT, GS.TS Tạ Ngọc Tấn cũng cho rằng học viện tập trung đào tạo, phát triển chương trình để tận dụng tối đa thế mạnh về công nghệ truyền thông mình đang có.
"Bởi so với những cơ sở như Học viện Báo chí-Tuyên truyền đã tồn tại từ 1962, rất mạnh về mặt nội dung với đội ngũ giảng viên mạnh. Học viện có thể kết hợp công nghệ trong thiết kế trang web, giao diện báo,vv để đào tạo ra người làm báo giỏi CNTT để tạo ra thế mạnh" - GS.TS Tạ Ngọc Tấn nêu ý kiến.
Cũng theo ông Tấn, theo quy định chung của Bộ GD-ĐT, bộ môn tiếng Anh chỉ có 14 tín chỉ nhưng xu thế hội nhập tiếng Anh là yếu tố sống còn. Ông đề nghị trường, khoa tăng cường mọi khâu đào tạo để đưa tiếng Anh vào giảng dạy hoặc hạn định đầu vào phải đáp ứng chuẩn tiếng Anh.
![]() |
GS.TS Tạ Ngọc Tấn, phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ phát biểu tại hội thảo sáng 11/5. (Ảnh: Phạm Giang). |
Bên cạnh đó, GS.TS Tạ Ngọc Tấn cũng góp ý cho rằng các môn học có sự tương đồng cần xem xét điều chỉnh, nên tồn tại ít môn đào tạo để tăng thời lượng giảng dạy để sinh viên ngấm được bài.
TS Trần Bá Dung, Trưởng ban nghiệp vụ Hội nhà báo VN đánh giá cao tinh thần làm việc khoa học của tổ soạn thảo. Ông góp ý thêm về vấn đề đạo đức, văn hóa, ngôn ngữ của người làm truyền thông đa phương tiên hơn lúc nào hết cần phải được xem trọng. Nếu được cần tách ra, đưa thành những môn học riêng biệt và hội sẵn sàng giúp đỡ nhà trường về giáo trình.
PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, TBT báo Đại biểu nhân dân cho rằng Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cần phải tận dụng tối đa nền tảng về công nghệ và cả bộ chủ quản với hệ thống thực hành mạnh cần phát huy.
Học viện đã định hướng đào tạo ngành truyền thông đa phương tiện trên diện rộng nhưng cũng cần có chuyên môn sâu, không nên dàn trải. Ông Nghĩa cho rằng học viện nên chú trọng đào tạo các kĩ năng cụ thể cho người làm truyền thông như xử lí audio,video,vv và phải tập trung vào những "dòng sản phẩm" mang tính bản sắc ví dụ như hướng làm website hoặc làm truyền thông cho các cơ quan, tổ chức.
"Chương trình cần gắn chặt với thực tiễn, về lý thuyết chúng ta cần tin sinh viên có thể tiếp nhận bằng Internet nên có thể chắt lọc để tăng thời gian thực hành, càng sớm đưa người học vào với công việc thực tế, liên tục tạo sức ép trước các tình huống phải xử lí càng tốt." - ông Nghĩa nêu ý kiến.
Các kiến thức như đạo đức, văn hóa, ngôn ngữ truyền thông có thể không cần chia nhỏ thành các môn học mà lồng ghép vào từng bài học, công việc của người học
Lắng nghe các ý kiến phát biểu, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết về chủ trương Bộ Thông tin-Truyền thông ủng hộ sự ra đời và phát triển ngành truyền thông đa phương tiện của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông trong bối cảnh hiện nay.
Ông đề nghị tổ soạn thảo chương trình cần lắng nghe, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại hội thảo; quá trình hoàn thiện tổ soạn thảo cần có sự trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực để có chương trình tốt nhất, chuyên nghiệp, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Văn Chung (ghi)
Đào tạo truyền thông đa phương tiện: Nên dạy ít môn, tiếng Anh sống còn
Dưới đây là thông tin về chỉ tiêu, khối thi, vùng tuyển sinh vào các trường công an nhân dân năm 2016:
Tên trường, Ngành học | Ký hiệu | Mã Ngành | Khối xét tuyển | Tổng chỉ tiêu | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN | ANH |
|
| 840 | - Phương thức tuyển sinh: Trường dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. - Thí sinh dự tuyển theo chỉ tiêu đào tạo cho ngành Công an phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Vùng tuyển sinh: + Các ngành Trinh sát an ninh, Điều tra hình sự, Quản lý nhà nước về ANTT, Tham mưu, chỉ huy CAND tuyển sinh phía Bắc (từ Quảng Bình trở ra) + Các ngành còn lại tuyển sinh trong toàn quốc.
|
Km9 đường Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông, Hà Nội. ĐT: 069.45541 |
|
|
|
| |
I. Các ngành đào tạo đại học cho lực lượng Công an |
|
|
| 610 | |
1. Nghiệp vụ An ninh (quy ước) gồm các ngành: - Trinh sát an ninh - Điều tra hình sự - Quản lý Nhà nước về ANTT - Tham mưu, chỉ huy CAND |
| D860102
| A, A1, C, D1 | 490 | |
2. Ngôn ngữ Anh |
| D220201 | D1 | 20 | |
3. Ngôn ngữ Trung Quốc |
| D220204 | 20 | ||
4. Công nghệ thông tin |
| D480201 | A, A1 | 20 | |
5. An toàn thông tin |
| D480202 | 20 | ||
6. Luật |
| D380101 | A, C, D1 | 40 | |
II. Gửi đào tạo tại Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng |
| D860102 | A | 30 | Xét tuyển trong số thí sinh dự tuyển vào Nghiệp vụ An ninh |
III. Các ngành đào tạo đại học hệ dân sự |
|
|
| 200 | Xét tuyển NV2 thí sinh không trúng tuyển NV1 vào Học viện ANND |
1. Công nghệ thông tin |
| D480201 | A, A1 | 50 | |
2. Luật |
| D380101 | A, A1, C, D1 | 150 | |
HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN | CSH |
|
| 900 | - Phương thức tuyển sinh: Trường dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. - Thí sinh dự tuyển theo chỉ tiêu đào tạo cho ngành Công an phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Vùng tuyển sinh: Các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung, Luật tuyển sinh trong toàn quốc. Các ngành còn lại tuyển sinh phía Bắc (từ Quảng Bình trở ra).
|
Phường Cổ Nhuế 2, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 04.38385246 Website:www.hvcsnd.edu.vn |
|
|
|
| |
I. Các ngành đào tạo đại học cho lực lượng Công an |
|
|
| 750 | |
1. Nghiệp vụ Cảnh sát (quy ước) gồm các ngành: - Trinh sát Cảnh sát - Điều tra hình sự - Quản lý trật tự ATGT - Kỹ thuật hình sự - Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự - Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp - Tham mưu, chỉ huy CAND |
| D860102
| A, A1, C, D1
| 670 | |
2. Ngôn ngữ Anh |
| D220201 | D1 | 20 | |
3. Ngôn ngữ Trung Quốc |
| D220204 | 20 | ||
4. Luật |
| D380101 | A, C, D1 | 40 | |
II. Gửi đào tạo tại Học viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc phòng |
| D860102 | A | 20 | Xét tuyển trong số thí sinh dự tuyển vào Nghiệp vụ Cảnh sát |
III. Đào tạo đại học hệ dân sự ngành Luật |
| D380101 | A, A1, C, D1 | 150 | Xét tuyển NV2 thí sinh không trúng tuyển NV1 vào Học viện CSND. |
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CÔNG AN NHÂN DÂN | HCA |
|
| 200 | - Phương thức tuyển sinh: Trường dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. - Thí sinh dự tuyển phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Vùng tuyển sinh: Toàn quốc |
Số 29 phố Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 0438386977 |
|
|
|
| |
Ngành đào tạo đại học |
|
|
| 200 | |
Chính trị CAND (quy ước) gồm các ngành: - Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước - Tham mưu chỉ huy CAND |
| D310202 | C, D1 | 200 | |
- Thí sinh phía Bắc |
| 100 | |||
- Thí sinh phía Nam | 100 | ||||
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN | ANS |
|
| 390 | - Phương thức tuyển sinh: Trường dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. - Thí sinh dự tuyển phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Vùng tuyển sinh: Phía Nam (từ Quảng Trị trở vào).
|
Km 18 xa lộ Hà Nội đi Biên Hòa; phường Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. ĐT: 08.38963884 |
|
|
|
| |
I. Các ngành đào tạo đại học |
|
|
| 370 | |
Nghiệp vụ an ninh (quy ước) gồm các ngành: - Trinh sát an ninh - Điều tra hình sự |
| D860102
| A, A1, C, D1 | 370 | |
II. Gửi đào tạo tại Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng |
| D860102
| A | 20 | Xét tuyển trong số thí sinh dự tuyển vào trường. |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN | CSS |
|
| 670 | - Phương thức tuyển sinh: Trường dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. - Thí sinh dự tuyển phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Vùng tuyển sinh: Phía Nam (từ Quảng Trị trở vào) |
Khu phố 1, đường Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Phong, Q7, TP Hồ Chí Minh. Website: www.pup.edu.vn |
|
|
|
| |
I. Các ngành đào tạo đại học |
|
|
| 670 | |
Nghiệp vụ Cảnh sát (quy ước) gồm các ngành: - Trinh sát Cảnh sát - Điều tra hình sự - Quản lý trật tự ATGT - Kỹ thuật hình sự - Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự - Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp - Tham mưu, chỉ huy CAND |
| D860102 | A, A1, C, D1 | 670 | |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY |
|
|
| 400 | - Phương thức tuyển sinh: Trường dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. - Thí sinh dự tuyển theo chỉ tiêu đào tạo cho ngành Công an phải qua sơ tuyển tại Cảnh sát PCCC hoặc Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Đối với hệ dân sự: Xét tuyển NV2 thí sinh khối A không trúng tuyển vào các trường đại học trong và ngoài ngành Công an. - Vùng tuyển sinh: Toàn quốc. |
Số 243, đường Khuất Duy Tiến, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội. ĐT: 069.45212 hoặc (04)35533006 |
|
|
|
| |
Ngành đào tạo đại học cho lực lượng Công an |
|
|
| 250 | |
Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, trong đó: |
| D860113 | A | 250 | |
Thí sinh phía Bắc | PCH | 150 | |||
Thí sinh phía Nam | PCS | 100 | |||
Đào tạo đại học hệ dân sự |
|
|
| 150 | |
Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn |
| D860113 | A | 150 | |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - HẬU CẦN CÔNG AN NHÂN DÂN |
|
|
| 280 | - Phương thức tuyển sinh: Trường dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. - Thí sinh dự tuyển phải qua sơ tuyển tại Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. - Vùng tuyển sinh: Toàn quốc.
|
Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. ĐT: 0241.3969011 |
|
|
|
| |
Các ngành đào tạo đại học |
|
|
| 250 | |
Thí sinh phía Bắc (quy ước): - Công nghệ thông tin - Kỹ thuật điện tử, truyền thông | HCB | D480201 | A, A1 | 150 | |
Thí sinh phía Nam (quy ước): - Công nghệ thông tin - Kỹ thuật điện tử, truyền thông | HCN | D480201 | 100 | ||
Gửi đào tạo ngoài ngành Công an:
|
|
|
| 30 | Xét chọn trong số dự tuyển vào trường để gửi đào tạo |
- Học viện Hậu cần – Bộ Quốc phòng | A, A1 | 20 | |||
- Học viện Kỹ thuật Mật mã | A | 10 |
GS.TS Raymond Gordon cho rằng lực lượng lao động của Việt Nam đạt khoảng 54,4 triệu người, chiếm khoảng 58,9% tổng dân số, nhưng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), “Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đạt mức 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng”.
![]() |
Về số lượng, tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt trình độ cao đẳng trở lên so với tổng số lực lượng lao động chưa cao, chỉ chiếm khoảng 13% tổng số lực lượng lao động.
Về chất lượng, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, năng lực xã hội của người học sau khi ra trường còn hạn chế, chưa theo kịp xu thế của thời đại. Theo phản hồi của các đơn vị sử dụng lao động, phần lớn người học sau khi tốt nghiệp, được tuyển dụng vào làm việc đều phải đào tạo lại.
GS.Raymond Gordon dẫn dự báo của các chuyên gia cho biết, dưới tác động của những đột phá về công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong tương lai không xa, nhiều lao động trong các ngành, nghề của Việt Nam có thể thất nghiệp. Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có đến 86% số lao động trong các ngành dệt may và giày dép của Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm.
GS. Raymond Gordon đề xuất Chính phủ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và thi hành các chính sách thuận lợi cho phát triển giáo dục, đầu tư giáo dục tại Việt Nam, hỗ trợ các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quốc tế đầu tư và phát triển tại Việt Nam. “Phát triển kỹ năng ngày hôm nay để tăng trưởng và có lực lượng lao động cạnh tranh trong tương lai”.
Về phương diện đào tạo, cần trang bị các giá trị kỹ năng mà giảng viên, phụ huynh và sinh viên thấy cần thiết; bổ sung các kỹ năng làm việc vào chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông. Gia tăng giá trị của việc làm thông qua việc đào tạo liên thông, ví dụ, học sinh được phép học một phần hoặc thậm chí toàn bộ chương trình cao đẳng kinh doanh như một phần của chương trình trung học phổ thông để thay thế các môn học chính quy.
![]() |
Giáo sư cũng kiến nghị củng cố sự thống nhất của Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung trình độ quốc gia bậc cao đẳng. Đó là củng cố giá trị lộ trình bản lề liên thông giữa các cấp trung học phố thông, cao đẳng nghề, cao đẳng và đại học. Sử dụng một Khung trình độ quốc gia thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập suốt đời, cho phép người học linh hoạt để liên tục tham gia vào các khóa học trong suốt quá trình học tập.
GS.TS Raymond Gordon hiện là Hiệu trưởng của trường ĐH Anh Quốc Việt Nam-BUV, trường đại học quốc tế đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam cấp bằng cử nhân trực tiếp từ trường ĐH London và trường Đại học Staffordshire danh tiếng. Thành lập năm 2010, hiện nay BUV giảng dạy 10 chương trình cử nhân và thạc sỹ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động).
Mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Tính theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011), năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philippines.
Chênh lệch mức năng suất lao động (tính theo PPP 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 132.566 USD năm 2011 lên 141.276 USD năm 2018; tương tự, của Malaysia từ 42.397 USD lên 47.545 USD; Thái Lan từ 14.985 USD lên 18.973 USD.
Theo Tổng cục Thống kê, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động của Việt Nam là chất lượng nguồn nhân lực hạn chế. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo tăng dần qua các năm nhưng đến năm 2011, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 15,4%, năm 2018 đạt 21,9%.
Như vậy, Việt Nam hiện có tới 42,4 triệu lao động (chiếm 78,1% tổng số lao động) chưa được đào tạo để đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Ngoài ra, cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo còn bất hợp lý, năm 2015 tỷ lệ tương quan giữa trình độ đại học trở lên - cao đẳng - trung cấp - sơ cấp tương ứng là: 1- 0,35-0,63-0,38, điều này cảnh báo thực trạng thiếu hụt kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc cao.
Ngọc Minh
" alt="Giáo sư Đại học Anh Quốc Việt Nam góp ý về năng suất lao động Việt Nam"/>Giáo sư Đại học Anh Quốc Việt Nam góp ý về năng suất lao động Việt Nam