Đoạn video sau đó đã được giao nộp cho Cơ quan Cá và Sinh vật hoang dã Mỹ (USFWS) để tiến hành điều tra hành vi quấy rối động vật hoang dã. Cơ quan này cũng kêu gọi bất cứ ai có thông tin về vụ việc trên hãy liên hệ với họ.
Theo Trung tâm Đa dạng Sinh học Mỹ, đây là một hành vi bị cấm dựa trên Đạo luật về các loại sinh vật đang gặp nguy hiểm, với mức phạt lên đến 5.000USD.
![]() |
Vết rạch hình tên ông Trump trên lưng chú lợn biển. Ảnh: Hailey Warrington |
“Lợn biển không phải là biển quảng cáo, và mọi người không được gây rối với những con vật nhạy cảm và tổn thương này vì bất kỳ lý do gì”, Jaclyn Lopez, giám đốc Trung tâm Đa dạng Sinh học Mỹ, nói với USA Today.
Dù vậy, trung tâm này cho biết do phần da lưng của chú lợn biển này tương đối dày, nên vết rạch không gây thương tích quá nghiêm trọng đối với nó.
Dư luận Mỹ và cư dân mạng đã vô cùng bức xúc trước vụ việc trên. "Con người gây ra rất nhiều nỗi đau, tổn thương và tàn phá những loài động vật vô tội cùng môi trường của hành tinh xinh đẹp này. Thật đau lòng", tài khoản Exavire Pope bình luận trên Twitter.
Elizabeth Fleming, thành viên tổ chức Defenders for Wildlife tại bang Florida, cho rằng đây là hành vi “vượt quá giới hạn của những gì được xem là tàn nhẫn và vô nhân đạo”. “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp tìm kiếm, bắt giữ và truy tố thủ phạm của nó”, bà cho biết.
Lợn biển thường di chuyển chậm chạp đến các vùng nước dọc theo bờ biển phía tây bang Florida theo mùa. Loài vật này đã được USFWS xếp loại "đang bị đe dọa" từ năm 2017.
Video: Exavior Pope
Việt Anh
Nọc độc bọ cạp tử thần không chỉ là loại nọc độc đắt đỏ nhất thế giới mà còn là chất lỏng có giá bán cao nhất, lên tới 39 triệu USD mỗi gallon (gần 899 tỷ đồng cho 3,8 lít).
" alt=""/>Lợn biển bị rạch tên ông Trump trên lưngSáng 18/10, bệnh nhân được can thiệp thay van trong van qua đường ống thông và sử dụng loại van nở trên bóng đặt trong van tự nở lần trước (đây là 2 loại van cơ chế khác nhau trong TAVI). Ông T. trở thành ca TAVI-in-TAVI lần đầu tiên ở Việt Nam. Thủ thuật hoàn thành trong khoảng thời gian 30 phút tính từ lúc chọc mạch đùi. Bệnh nhân chỉ cần gây ngủ và tỉnh ngay sau thủ thuật.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết đây là trung tâm đầu tiên trên cả nước thực hiện một cách độc lập kỹ thuật TAVI với van trên bóng. Kỹ thuật thành công mở nhiều cơ hội cho bệnh nhân Việt Nam. Đáng nói, cách đây vài năm, bác sĩ tim mạch can thiệp không bao giờ ngờ tới có thể thực hiện được kỹ thuật này.
Theo các bác sĩ, bệnh lý thoái hóa van động mạch chủ ngày càng gặp nhiều khi tuổi thọ và các yếu tố nguy cơ tim mạch tích lũy càng nhiều. Ở các nước phát triển, ước tính khoảng 1-3% người trên 75 tuổi có bệnh van động mạch chủ.
Việc điều trị với các bệnh lý van tim nặng trước đây phải phẫu thuật tim mở để thay và sửa van. Nếu bênh nhân nặng và tuổi cao, nguy cơ cuộc mổ rất cao và nhiều trường hợp là không thể phẫu thuật được. Ngày nay phương pháp thay van động mạch chủ qua đường ống thông giúp bệnh nhân không phải trải qua phẫu thuật tim mở, không phải gây mê, phục hồi nhanh.
Bảo Anh
Ông đánh giá ra sao về ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?
GS. Teck-Seng Low: Thông qua báo chí và chia sẻ của các chuyên gia khác, tôi biết rằng Việt Nam đang tiến rất nhanh trong tiến trình công nghiệp hóa nói chung cũng như thu hút các nhà sản xuất bán dẫn nói riêng.
Do những vấn đề về địa chính trị, một số công ty có chiến lược chuyển cơ sở sản xuất từ một nước khác sang Việt Nam. Nếu Việt Nam nắm bắt được cơ hội này thì sẽ rất là tuyệt vời.
Việt Nam là đất nước đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng đất hiếm. Việt Nam liệu có thể tận dụng điều này để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn không?
GS. Teck-Seng Low: Ngành bán dẫn xuất phát từ những vật liệu rất cơ bản. Ví dụ, với bán dẫn thông thường, nguyên liệu đầu vào của nó là silica, hay chính là cát, rất nhiều và dễ kiếm. Sau đó, bắt đầu có những loại vật liệu mới như silic, carbide, gali, tức là kết hợp khoảng 5-6 nguyên tố để tạo thành bán dẫn. Với bán dẫn truyền thống, các nguyên liệu đầu vào của nó không hề đắt.
Người ta nghiên cứu vật liệu mới và cũng phát minh ra rất nhiều vật liệu mới cho sản xuất bán dẫn. Nhưng không nhất thiết lúc nào ngành bán dẫn cũng đòi hỏi những nguyên vật liệu đắt, khó kiếm như là đất hiếm. Với đất hiếm, tiềm năng của loại tài nguyên này chỉ nổi bật trong việc phát triển các vật liệu từ tính như sản xuất pin xe điện.
Nhiều chuyên gia khuyên Việt Nam chỉ nên đầu tư thiết kế chip, bởi nguồn lực cần để xây dựng chuỗi cung ứng bán dẫn hoàn chỉnh là rất lớn. Ông nghĩ gì về ý kiến này?
GS. Teck-Seng Low: Ngành bán dẫn là một hệ sinh thái gồm rất nhiều mảng. Trong đó, có những mảng đòi hỏi đầu tư rất lớn như FAB (nhà máy sản xuất chip), thường yêu cầu đầu tư từ 4-5 tỷ USD. Có thể Việt Nam cũng không sẵn sàng đầu tư vào mảng FAB, phần này nên để những ông lớn làm.
Với Singapore, công ty nước ngoài chính là những đơn vị xây nên các nhà máy sản xuất chip đầu tiên. Sau đó, chúng tôi tham gia vào từng phần trong chuỗi đó, nâng cao năng lực dần dần rồi phát triển và tham gia sâu hơn.
Trong bán dẫn có nhiều mảng như thiết kế, lắp ráp, đo kiểm,... Singapore không đầu tư vào FAB và nhà máy sản xuất chip, chúng tôi đầu tư vào lắp ráp, đo kiểm và dần dần mới chuyển sang phần thiết kế.
Vậy Singapore đã phát triển ngành bán dẫn như thế nào?
GS. Teck-Seng Low: Về tổng quát, có thể nói ngành bán dẫn bắt đầu từ ngành điện tử. Ngành điện tử lại bắt đầu từ các thiết bị, như TV, radio,... Từ đó, ta sẽ đi xuống một cấp độ nhỏ hơn, đấy là cấp độ chip. Và dưới cấp độ chip thì mới đến cấp độ bán dẫn.
Với Singapore, khi không có gì trong tay, chúng tôi thu hút các công ty nước ngoài vào đất nước mình để bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp điện tử. Từ đó, chúng tôi dần dần phát triển năng lực sản xuất để tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng.
Bây giờ, chúng tôi có tất cả mọi thành phần trong chuỗi giá trị ngành điện tử bán dẫn, từ những công ty về lắp ráp cho tới thiết kế, đo lường, kiểm thử.
Ông có thể đưa ra một vài lời khuyên được không? Việt Nam cần làm gì để phát triển ngành bán dẫn, thu hút các công ty chip nước ngoài đến Việt Nam?
GS. Teck-Seng Low: Tôi xin không nhận xét về Việt Nam. Nhưng tôi có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm của Singapore mà Việt Nam có thể áp dụng.
Singapore có nhiều chính sách để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, chúng tôi có luật pháp rất rõ ràng, chính trị ổn định, chính phủ kiến tạo,... Hơn nữa, chúng tôi có chính sách nhập cư, khuyến khích những lao động có kỹ năng, tài năng nhập cư vào Singapore để làm việc.
Con người bao giờ cũng rất quan trọng. Đào tạo con người do đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất.
Để chuẩn bị nhân lực cho ngành bán dẫn, cần thu hút sự tham gia của các viện nghiên cứu, các trường đại học. Sinh viên ra trường có thể làm việc trong các công ty bán dẫn. Đấy cũng là cách để chuẩn bị nhân lực và thu hút đầu tư.
Đầu tư vào nghiên cứu khoa học rất đắt đỏ. Đầu tư vào giáo dục cũng không hề rẻ. Thế nhưng đầu tư vào giáo dục là đầu tư tốt nhất vì nó mang lại hiệu quả, lợi ích lâu dài.
Cảm ơn ông!
Từ năm 2010 đến 2012, GS Teck-Seng Low là giám đốc điều hành của Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*STAR), một cơ quan chính phủ với hơn 5.000 nhân viên. Từ năm 2012 đến năm 2022, ông giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia (NRF), một cơ quan thuộc Văn phòng Thủ tướng Singapore. Tại vị trí này, ông đặt ra định hướng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển trên khắp Singapore, với Kế hoạch 5 năm mới nhất về Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp (RIE) với ngân sách 25 tỷ Dollar Singapore (2020). Năm 2004, GS. Low được trao Huân chương Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Đây là huân chương danh giá nhất dành cho những người có đóng góp nổi bật, bền vững và đóng vai trò chiến lược trong sự phát triển của Singapore thông qua việc thúc đẩy và quản lý nghiên cứu và phát triển. Năm 2007, ông được Tổng thống Singapore trao tặng Huân chương Vàng về Hành chính công vì những đóng góp xuất sắc của ông cho sự phát triển của giáo dục kỹ thuật và quản lý khoa học và công nghệ cho quốc gia. Năm 2016, ông được Chính phủ Pháp phong tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh với cấp bậc Hiệp sĩ (Chevalier) |