- 114 thí sinh,ạmthicửởHàGiangNhữngcơhộibịtướcđoạlịch bóng đá anh chủ nhân của 330 bài thi được sửa nâng điểm ở Hà Giang, nếu không bị phát hiện ra, thì có thể sẽ chễm chệ ngồi trong giảng đường của những trường đại học danh tiếng ở Việt Nam.
Sai phạm thi cử ở Hà Giang: Những cơ hội bị tước đoạt?
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2 -
- Trong chuyên mục Giáo dụccó đăng bài “Đố bạn nếu 23 = 32thì 45 = ?”. Đây là một bài toán vui thuộc thể loại đi tìm ẩn x để mệnh đề “nếua = b thì c = x” đúng, trong đó a, b, c là các đối tượng đã cho trước. Nếu bài toán này chỉ hạn chế các đối tượng trên tập các số và quan hệ bằngnhau thông thường giữa chúng, thì lời giải có thể như sau. Logic học cho rằng:Mệnh đề nếu A thì B (A còn được gọi là tiền đề hay giả thiết, còn B gọi là kếtluận), chỉ sai khi và chỉ khi A đúng B sai. Như vậy nếu A sai thì mệnh đề “nếu Athì B” luôn luôn đúng với bất kỳ B thế nào!
Trở lại xem xét bài toán “Đố bạn nếu 23 = 32 thì 45 = ?”, khi đó do tiền đề23 = 32 sai, cho nên kết luận 45 bằng bao nhiêu cũng đúng.
Xin nhắc lại, trong logic học người ta cho rằng, từ hai mệnh đề P và Q, cóthể kiến tạo một mệnh đề mới ở dạng “nếu P thì Q”, và mệnh đề này chỉ sai khi vàchỉ khi P đúng Q sai. Rằng đó là một trong những tiên đề logic của loài người,đã và đang thịnh hành, trong tiến trình kiếm tìm chân lý!
Một vài hệ luận đơn giản mà ai cũng có thể thấy, rằng nếu P đúng thì mệnh đề“nếu P thì Q” chỉ đúng khi Q đúng. Còn nếu P đã sai thì mệnh đề “nếu P thì Q”bao giờ cũng đúng, bất luận Q đúng hay sai. Chân lý đơn giản này, chứa đựng mộttriết lý sâu sắc “từ cái sai suy ra mọi cái”!
Vâng! Từ một tiền đề sai sẽ dẫn đến những hệ quả có thể đúng có thể sai. Cũngcó nghĩa là một tiền đề sai mà được coi, được chấp nhận là đúng, thì mọi nghịchlí xuất hiện, đều phải được chấp nhận (!?)
Bài toán đi tìm ẩn x để mệnh đề “nếu a = b thì c = x” đúng, trong đó a, b, clà các số đã cho trước, có thể phát triển thành vấn đề đi tìm ẩn x để mệnh đề“nếu a là b thì c là x” đúng, trong đó a, b, c là các đối tượng nào đó. Có lẽ docái định đề logic mang đậm sắc thái của nhân loại kia, mà con người nhận ra ýnghĩa và sức mạnh ghê gớm ẩn chứa trong cái tiền đề “a là b”.
Tiên đề “a là b”thường được sử dụng trong việc thiết kế những Hương ước, hay luật pháp, thậm chícòn được sử dụng nhằm khu biệt, hay thống nhất các đối tượng trong những cuộccách mạng xã hội!
- Dương Quốc Việt
XEM THÊM:
>> Đố bạn nếu 23 = 32 thì 45 = ?"> Một khi tiền đề đã sai -
Vợ chồng hoàng gia làm những gì để nuôi con tự nhiên?William và Kate đưa hoàng tử George đi dạo trong chuyến thăm một triển lãm ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London tháng 2/2014. Chuyển ra sống ở ngoại ô
Sự xuất hiện của người phụ nữ thường dân Kate Middleton ở Cung điện Kensington đã đóng một vài trò quan trọng trong việc thay đổi quan điểm và truyền thống nuôi dạy con cái của các thành viên gia đình hoàng gia.
Kate đã đưa những giá trị của tầng lớp trung lưu vào cuộc sống hoàng gia một cách đầy thuyết phục và hợp lòng người.
Ngay sau khi dọn vào cung điện Kensington Palace lộng lẫy, cô gái của công chúng Kate Middleton đã thay đổi màu giấy dán tường cũ kỹ và lỗi thời bằng một bộ áo mới tươi tắn và hiện đại hơn. Tuy nhiên, sự xa hoa của căn hộ số 1A không đủ hấp dẫn cặp vợ chồng trẻ sau khi William được trao chìa khóa cung điện Anmer Hall vào sinh nhật lần thứ 30.
Cung điện Anmer Hall ở Norfolk Khu bất động sản gồm 10 phòng ngủ ở Norfolk chính là thứ mà William và Kate ao ước bấy lâu nay: sự riêng tư. Món quà dành cho Hoàng tử William đến đúng thời điểm danh tiếng của Công nương Kate ngày càng nổi bật qua những gì cô thể hiện: hành xử hoàn hảo, gu thời trang thông minh, một bà mẹ tuyệt vời, một người vợ tận tụy…
Mọi tổ chức truyền thông đều muốn có được cái gật đầu của cô.
Chỉ cần Kate bước chân ra khỏi Cung điện Kensington là ngay lập tức hình ảnh của cô sẽ được lên trang nhất các mặt báo.
Katie Nichol – tác giả cuốn “Kate: The Future Queen” (Kate: Nữ hoàng tương lai)giải thích rằng, việc phải sống suốt cả ngày ở London thực sự là quá sức chịu đựng.
“Họ gọi Kensington là một cái nồi áp suất. Tôi nghĩ rằng họ cảm thấy ngột ngạt khi ở đó. Họ thấy mình bị theo dõi mọi lúc mọi nơi và họ không thể thư giãn”.
Trong khi đó, cuộc sống ở Anmer Hall mang lại cho họ một tương lai hoàn toàn khác.
Họ hiếm khi thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Bởi đó là một bài toán kinh tế với các tay săn ảnh London khi phải lái xe vài tiếng đồng hồ ra khỏi thành phố với hi vọng mong manh chộp được một vài kiểu ảnh.
Khu dân cư xung quanh Anmer Hall chỉ có chưa đến 100 người sinh sống.
Thậm chí ở đây còn không có quán rượu để đám phóng viên và người hâm mộ ghé vào trú chân rình rập. Sẽ chẳng có ai theo dõi từng cử động của họ khi họ dắt George và Charlotte ra ngoài đi dạo.
Và đó là lý do tại sao Anmer Hall dần trở thành nơi sinh sống thường xuyên của cặp vợ chồng hoàng gia trong vài năm gần đây, là nơi để hai đứa trẻ danh gia vọng tộc được lớn lên tự nhiên cùng với cây cỏ - một môi trường không khác mấy so với nơi mà Kate đã từng được nuôi dưỡng khi còn là một cô bé.
Đó cũng chính là sự tự do mà George và Charlotte sẽ không bao giờ có được nếu chúng được nuôi dạy trong sự ồn ã của London.
Cùng với việc chuyển ra ngoại ô, vợ chồng hoàng gia đã chọn cho cậu con trai George một ngôi trường mầm non có chi phí khiêm tốn, cách cung điện Anmer Hall chỉ vài phút lái xe. Ngôi trường giáo dục theo phương pháp Montessori này nằm trong một ngôi làng nhỏ phía đông Walton, có một con đường riêng biệt để đi vào và chỉ có 27 trẻ theo học.
Ngày đầu tiên tới trường mầm non của Hoàng tử bé George Tại đây, bọn trẻ được tự quyết định muốn làm gì: vẽ tranh, nghe kể chuyện hay trồng cây... Chúng tự chọn đồ chơi để chơi, và phải tự cất đi khi chơi xong – đúng với ước nguyện nuôi dạy con trở thành những đứa trẻ “thông minh, thú vị và kỷ luật” mà Kate từng chia sẻ.
Vợ chồng Kate và William cũng hi vọng đây sẽ là nơi mà cậu con trai 2 tuổi rưỡi sẽ được tận hưởng niềm vui khi tránh xa sự chú ý của truyền thông.
Sống như người bình thường
Có một số nguồn tin cho rằng, suốt thời thơ ấu, Thái tử Charles ở bên vú em còn nhiều hơn ở bên cha mẹ. Đó là một truyền thống và là một thực tế vẫn tồn tại trong gia đình hoàng gia – một thực tế mà Công nương Diana trước đó đã từng rất phản đối.
Bởi bà biết rằng mặc dù William được sinh ra với một trách nhiệm nặng nề là trở thành Nhà vua, nhưng đầu tiên và trước hết, cậu cần được yêu thương để có thể trở thành một người anh trai biết quan tâm, một người chồng, người cha mẫu mực.
Cặp vợ chồng trẻ dành nhiều thời gian cho con Thật may mắn khi William và Kate cũng có chung quan điểm đó với Công nương Diana.
Họ tận dụng mọi cơ hội để được ở bên hai thiên thần của mình.
Họ hết sức tránh để George và Charlotte phải trải qua tuổi thơ như cha mình từng phải chịu đựng.
Mặc dù quyết định đưa con tới trường mầm non như bao đứa trẻ khác để con hòa nhập, nhưng hoàng tử bé chỉ tới trường vào vài buổi sáng trong tuần. Còn lại, hầu hết thời gian của cậu vẫn là ở bên bố mẹ.
Không những thế, trong cuộc sống hằng ngày, họ luôn mong muốn được sống như bao gia đình bình thường khác.
Tom Sykes – nhà báo, nhà văn chủ mục blog The Royalist của tờ The Daily Beasttừng cho hay: “William và Kate tự rửa chén bát. Họ tự làm nhiều thứ mà nhiều người nếu ở vị trí của họ sẽ không làm. Và phần nhiều đó là quyết định của Kate. Nếu bạn muốn cai trị đất nước này như một người có thể chạm đến trái tim của người khác thì bạn phải làm những việc mà họ làm. Đó là một quyết định thông minh”.
Chọn một nghề nghiệp
Chọn một nghề nghiệp là quyết định rất có trách nhiệm của ông bố 2 con Là người đứng thứ 2 trong hàng thừa kế, Hoàng tử William còn là một phi công lái trực thăng cứu hộ của Cơ quan cứu hộ East Anglian Air Ambulance – một công việc thậm chí còn vất vả và nguy hiểm hơn nhiều ông bố khác.
Cứu hộ không phải là một công việc bàn giấy 8 tiếng/ ngày. Nó đòi hòi lòng gan dạ và rất nhiều hi sinh. Đổi lại, George và Charlotte sẽ lớn lên khi chứng kiến một ông bố sẵn sàng xắn tay áo vì cộng đồng, thay vì một ông bố chỉ biết ngồi cạnh lò sưởi chơi trò giải ô chữ trên báo.
Làm một công việc bình thường là một quyết định rất có trách nhiệm của William. Nó dạy cho hai con của anh hiểu được một gia đình bình thường là như thế nào. Và đó sẽ là những bài học quý giá cho những đứa trẻ đang nằm trong hàng thừa kế thứ 3, thứ 4 của Vương quốc Anh.
Kiểm soát báo chí
Hơn ai hết, William là người muốn tránh xa báo giới nhất có thể - qua việc anh phải chứng kiến mẹ và vợ anh bị giới truyền thông săn đuổi như thế nào.
Ngày nay, con cái của những người nổi tiếng cũng được săn đón không kém gì bố mẹ chúng.
Vì thế, William và Kate hiểu rằng họ cần phải kiểm soát vấn đề này để bảo vệ cuộc sống của George và Charlotte.
Và họ đã rất thông minh trong việc đưa ra những thỏa thuận. Giữa báo giới và cặp vợ chồng hoàng gia dường như có một thỏa thuận ngầm: Chúng tôi cung cấp cho các vị một chút, đổi lại các vị cho chúng tôi chút không gian riêng.
Những hình ảnh công khai trước công chúng ngay sau khi ra khỏi bệnh viện Chúng ta có thể nhìn thấy điều đó vào thời điểm Hoàng tử George được sinh ra.
Những hình ảnh đẹp tuyệt vời khi gia đình nhỏ bước ra khỏi bệnh viện Lindo Wing được lan truyền khắp thế giới. Đã có ngôi sao nào làm giống họ?
Nhưng đổi lại, hầu hết các phương tiện truyền thông không cho đăng tải những những hình ảnh mà họ không cho phép. Báo giới cho họ không gian riêng tư khi họ đề nghị.
Tác giả Katie Nichol nói: “Diana đã cố gắng rất nhiều để William và Harry có cuộc sống bình thường. Nhưng những hình ảnh của họ luôn bị ghi lại, luôn có những kẻ núp sau bụi cây”.
“William thực sự không muốn điều đó xảy ra với George và Charlotte, vì thế khi về ngoại ô, bọn trẻ có thể có một tuổi thơ bình thường giống như Kate đã từng có. Đó cũng là điều mà William muốn nỗ lực vì gia đình nhỏ của mình”.
Đó cũng là điều mà họ khao khát hơn bất cứ thứ gì trên thế giới này, bởi vì với những đứa trẻ đang trở nên đặc biệt, điều đầu tiên bạn cần làm để hãy để chúng trở thành những đứa trẻ bình thường.
- Nguyễn Thảo(tổng hợp)
Xem thêm:
Tổng thống Mỹ làm bố như thế nào?"> -
- Tâm sự của cô giáo trẻ về việc phụ huynh cảm ơn cô vì đã tát con mình đã dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trên một diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ. Trong bài viết ngắn được đăng trên một tờ báo, cô giáo này cho biết “Tôi giơ tay tát học sinh trong một lần bực mình khi em này dám cãi lời”.
Ngày hôm sau, mẹ của học sinh ấy cùng con lên lớp gặp cô giáo. Trước cả lớp, chị xin lỗi cô giáo vì mình đã nuôi dạy con không tốt, để con hỗn với cô và “Cảm ơn cô giáo về cái tát dành cho con tôi...”.
Vị phụ huynh này còn cho rằng cô giáo làm thế là đúng, là thương học trò. Chị phân tích nếu cô giáo nương tay, không “trị” học sinh khi làm sai hay hỗn thì các em sẽ được nước lấn tới, các em khác trong lớp sẽ học theo, bắt chước, thành ra lớp không còn kỷ luật gì nữa…
“Một cái tát đã là gì đâu”
Trên diễn đàn, không ít phụ huynh tỏ ra đồng tình với hành động của cô giáo.
Thành viên tunggiang85 cho rằng “Cuộc đời vốn không phải màu hồng. Một cái tát thì đã là cái gì đâu. Bất kể là cô giáo đúng hay sai thì coi như đó là một chút rèn luyện cho con…
Sau này, con mình còn phải chịu những thứ còn chướng tai gai mắt hơn nhiều. Hở một chút đã ra mặt bảo vệ con thì nó lấy đâu ra bản lĩnh để đương đầu với sự không như ý”.
“Ở nhà, nhiều khi con mình quậy quá mình còn đánh để răn đe bé, huống hồ gì thầy cô giáo người ta quản cả mấy chục học trò, trong đó có mấy em quậy phá phải răn đe đánh 1- 2 cái đã sao đâu. Hồi đi học, mình còn bị thầy cô phạt nặng hơn chuyện cái tát này, vậy mà giờ những học trò cũng thành tài” – đây là ý kiến của một thành viên khác.
Phụ huynh Phunghieucho biết “Con mình cũng từng bị cô giáo tát và mình cảm thấy rất ổn, cần phải thế nếu con hư”.
Một phụ huynh nhớ lại câu chuyện từ thời đi học: “Cô giáo chủ nhiệm lớp mình nổi tiếng chuyên trị những lớp "đuôi" đầu bò đầu bướu của trường. Cô tát học sinh nhanh như chảo chớp. Số lượng đứa bị đánh trong lớp mình không phải là ít, chưa kể số lượng đồ bị tàn phá kiểu truyện tranh, sách, đồ chơi ...
Tuy nhiên, chưa một phụ huynh nào không cảm thấy "nể" cô, chưa một đứa học trò nào từ ngày đi học đó mà cảm thấy "ghét" cô. Hai mươi năm ra trường, giờ đám cưới, họp lớp nào thì cô luôn là khách danh dự duy nhất. Càng những đứa ăn "chưởng" nhiều, càng quý cô”.
Phụ huynh này cũng cho biết “Đến bây giờ, đi nhiều, đọc nhiều hơn, mình hiểu giáodục bằng phương pháp bạo lực là sai. Điều mình nhấn mạnh là nếu con mình bị đánh thì hãy bình tĩnh lại, và tìm cách khắc phục hoặc nguyên nhân chứ đừng có tìm cách "xử lý cô giáo" bằng cả bạo lực hay phi bạo lực”.
Và “Tôi không cho phép”
Tất nhiên, không phải phụ huynh nào cũng sẵn lòng để cô “dạy dỗ” con theo kiểu này.
“Con tôi mà cô giáo bị cô giáo tát tai thì cho dù con có sai đi nữa, có tốn bao công sức tôi cũng làm ra lẽ. Với tôi, nghề giáo cũng như nghề y vậy, đều là nhưng ngành nghề mà không được phép phạm sai lầm và một khi đã phạm sai lầm thì không thể dễ dàng bỏ qua”.
Ảnh minh họa: edvantage.com.sg Thành viên có nick là Iube thì khẳng định: “Bản thân tôi không chấp nhận con mình đi học mà bị giáo viên tát dưới mọi hình thức. Nếu nó phạm tội lớn thì gửi thư về nhà thông báo với ba mẹ hay kỷ luật nó... Với bản thân tôi, một cái tát vào mặt là rất nặng nề”.
Thành viên Comuitobức xúc: “Con tôi mà bị cô giáo tát, nhất là các cô giáo trẻ thì chắc chắn cô này chấm dứt sự nghiệp tại đó, đơn giản thế thôi. Tôi không cao thượng được khi ai bạo hành trẻ con dù bất cứ lý do gì”.
Rất phẫn nộ, phụ huynh Hà Thảo cho rằng “Tát vào mặt là một hành động sỉ nhục nhân cách của học sinh. Tôi không cho phép ai tát vào mặt con tôi đâu. Có bao nhiêu cách để phạt, có thể đánh vào tay, vào mông chứ không đánh vào mặt. Cô giáo mà cư xử hàng tôm hàng cá thế thì nghỉ đi”.
Chị Vân Hương đưa ra quan điểm: “Không nên cổ súy bạo lực học đường. Thế hệ ngày trước coi đấy là chuyện bình thường và nay chúng ta đang nhận lấy hậu quả, mọi người hở chút là xông vào đánh nhau”.
Một phụ huynh khác khẳng định: “Chính Bộ GD-ĐT cũng nhận ra vấn đề và đã ra văn bản hẳn hoi, nghiêm cấm đánh học sinh, nên riêng việc cô đánh học sinh đã vi phạm quy định ngành, chưa kể vi phạm quyền con người.
Vì tư duy người mình nghĩ là cho roi vọt mới tốt, nên trẻ em bị hành hạ, không được tôn trọng”.
Và một ý kiến phân tích khá kỹ càng về câu chuyện này: “Khoa học đã chứng minh bạo lực chẳng đóng góp tốt đẹp gì đến quá trình phát triển con người.
Nhiều chị nói là bị thầy cô giáo đánh rồi nể cô thương cô và thầm cám ơn cô. Vấn đề tôi đặt ra ở đây là đứa trẻ đó phát triển và hình thành nhân cách như thế nào? Cái chuyện đứa trẻ bị đánh rồi quý thầy cô, chuyện đó không có quan trọng. Người ta còn nghiên cứu là có hội chứng Stockholmcơ mà, là người bị giam giữ/ hành hạ sẽ yêu mến kẻ giam giữ/ hành hạ mình.
Như vậy chuyện cảm mến ai đó có được dùng cho việc biện hộ cho hành động người đó không? Xin thưa là không. Đừng để vấn đề tình cảm làm lu mờ lí trí của anh chị trong việc giáo dục con trẻ.
Nếu dùng bạo lực giải quyết vấn đề thì người đó sẽ luôn là người thất bại, xã hộinày thế giới này tương lai là giải quyết mâu thuẫn thông qua bất bạo động. Dạy được gì cho con khi mình cảm thấy bất lực và tát cho hả giận?".
- Ngân Anh