Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2 -
19 tuổi sở hữu công ty triệu đô, đây là cách cô gái trẻ bắt đầu chỉ với 200 USDJungmin Kang bắt đầu làm slime từ khi còn là học sinh cấp 2. Ảnh: Insider Tự làm đồ chơi
Cô gái khởi đầu bằng món đồ chơi tự làm vào năm 2017 sau khi xem video về slime trên Instagram. Ngay lúc đó, cô bé bị món đồ chơi dẻo dai thu hút kỳ lạ. Slime trở nên thịnh hành, cô và bạn bè ai cũng thích chơi món đồ nhiều màu sắc này.
Jungmin nhận ra cô có thể tự làm slime bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ mua trên thị trường và cô gái bằng đầu. Dựa trên video hướng dẫn làm slime trên YouTube, Jungmin tự học hỏi, tìm tòi và làm nên những sản phẩm đầu tiên.
Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại, thành công, cô tự tìm ra công thức của riêng mình và thêm vào các thành phần khác nhau để cho ra slime vừa đẹp mắt vừa dẻo dai chơi được lâu.
Khởi nghiệp
Công việc bán hàng thu tiền đầu tiên của Jungmin là những cuốn sổ ghi chép tự làm. Cô gái mê đồ tự làm sớm hình thành tinh thần kinh doanh. Cô bán những cuốn sổ ghi chép tự mình làm cho bạn bè. Nhưng theo cô, phải đến khi làm slime cô mới chính thức bước vào con đường khởi nghiệp xây dựng công ty.
"Tôi hỏi bố mẹ liệu họ có thể đầu tư 200 USD để tôi bắt đầu công việc kinh doanh slime của riêng mình hay không. Gia đình tôi khá bối rối nhưng sau đó bố đã đồng ý, khuyến khích tôi thử thách những điều mới và chấp nhận rủi ro", cô chia sẻ.
Sau khi làm nên thành phẩm, cô bán cho bạn bè xung quanh và mở một gian hàng trên sàn thương mại điện tử Etsy. Cô nhanh chóng nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên.
Sau đó, cô tạo tài khoản Instagram quảng cáo thêm về các loại slime cô làm. Cô chia sẻ video tập trung vào âm thanh, hình ảnh của slime. Tài khoản Instagram của cô có hơn 1 triệu người theo dõi chỉ trong vòng 1 năm.
Trong năm đầu tiên kinh doanh, cô bán với giá từ 8 đến 10 USD/hộp. Đến tháng 12/2017, cô nhận được 100 đến 150 đơn đặt hàng mỗi tuần, theo Insider.
"Không khó để cân bằng việc học ở trường và bán hàng vì tôi có ít bài tập về nhà khi học cấp 2. Nhưng khi bắt đầu lên cấp 3, việc quản lý trở nên khó khăn hơn", cô chia sẻ.
Đến tháng 2/2018, khi lượng người hâm mộ và lượt theo dõi trên Instagram tăng lên, cô quyết định chuyển từ Etsy sang trang web của riêng mình.
Kiên trì theo đuổi đam mê giúp cô thành công. Ảnh: Insider Bí quyết thành công
Khi mới bắt đầu, một số bạn cùng lớp cho rằng slime là trò trẻ con, chê cười."Đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc nhưng tôi nhận ra cần phải kiên trì. Duy trì liên tục đăng bài trên mạng xã hội mới là điều quan trọng. Bài đăng dù có ít hay nhiều lượt tương tác, vẫn phải tiếp tục. Tôi nhận ra mình cần phải làm việc thông minh hơn để không phải lúc nào cũng rơi vào tình trạng kiệt sức", Jungmin chia sẻ.
Đến tháng 8/2019, cô thuê mẹ làm quản lý toàn thời gian. Mẹ cô là người xử lý, đóng gói các đơn hàng khi cô bận đi học. Người thứ 2 cô thuê là một người bạn của mẹ, để giúp việc đóng gói các đơn hàng. Trong khi đó, bố là người quản lý tài chính, giúp cô kiểm kê hàng hoá. Trước đó, bố cô làm việc cho công ty Samsung, còn mẹ làm việc tại một tiệm bánh.
Mỗi ngày, cô trả lời email trước giờ đi học. Khi đến trường, cô mang theo máy tính cá nhân để làm việc. Các giáo viên trong trường cho phép cô sử dụng máy tính, miễn là cô đảm bảm hoàn thành bài tập ở trường. Trong thời gian đại dịch, tất cả các giờ học đều trực tuyến nên cô vừa học vừa làm việc tại văn phòng công ty.
"May mắn khi tôi đang ở trong cùng độ tuổi với tệp khách hàng tiềm năng nên tôi có thể nhanh chóng nắm bắt xu hướng, đưa ra ý tưởng và tìm cách cho nó lan truyền", cô cho biết.
Hiện tại, công ty của Jungmin có khoảng 40 nhân viên. Công ty tự sản xuất tất cả slime nên hầu hết đều ở vị trí sản xuất. Công ty của cô cũng có bộ phận tiếp thị, bộ phận kho hàng và bố mẹ cô là những người quản lý. Khi tuyển dụng, cô tìm những nhân viên thân thiện, giỏi làm việc theo nhóm và có đạo đức làm việc tốt.
Giờ đây, giá cho mỗi sản phẩm dao động từ 17-18 USD, khoảng 4.000 đơn đặt hàng mỗi tuần. Trong những mùa bận rộn, cô nhận được tới 6.000 đơn đặt hàng.
Khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các đơn đặt hàng đến từ Mỹ, Anh và Canada, thi thoảng có các đơn đặt hàng từ Úc và châu Phi.
Năm 2022, công ty của cô có doanh thu tám con số.
Sắp tới, cô sẽ vào học tại Đại học Texas ở Austin. Nhiều người nói rằng cô không cần học đại học vì đã có thành công trong công việc kinh doanh, nhưng cô nghĩ giáo dục rất quan trọng.
Học nghề từ 1 cuốn sách, người đàn ông thành 'Vua đồ cũ', có tài sản khủng
Vì mưu sinh, ông Nguyễn Công Nhân bắt tay vào nghề sửa chữa đồ điện tử điện lạnh và rồi gắn bó suốt 26 năm, trở thành người thợ với biệt danh “Vua đồ cũ”."> -
Hình phạt đọc sách nên áp dụng vào các cơ quan, doanh nghiệpLan toả văn hoá đọc cần bắt đầu từ nhà trường. Hasri Hasan - Giám đốc dự án Đại sứ Hội sách Bản quyền ASEAN cho biết đây là kỳ nghỉ hè, học sinh đi mua sách rất đông. Ở đất nước này, mua gì có thể từ chối chứ tiền mua sách thì phụ huynh nào cũng sẵn sàng chi.
Trước khi rời Việt Nam bay đi Kuala Lumpur tôi đọc và được biết về câu chuyện “phạt đọc sách, viết cảm nhận” của thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân.
Trước hết, là người đam mê đọc, nhiều năm tâm huyết với công việc xuất bản, đi lang thang khắp thế giới mua những cuốn sách hay nhất về giới thiệu tại Việt Nam để lan tỏa văn hóa đọc, tôi cảm ơn thầy giáo Huỳnh Thanh Phú đã tìm ra cách làm đặc biệt giúp học sinh chăm đọc sách.
Thái Hà Books là đơn vị đưa ra chương trình Khuyến đọc Việt Nam cùng rất nhiều phương thức khuyến khích các bạn trẻ đọc sách, tuy nhiên khi biết đến cách làm mới lạ và táo bạo này, chúng tôi vẫn bất ngờ. Tâm của thầy rất lớn, muốn trò chịu khó đọc hơn dù nhiều người không đồng tình, thậm chí phản đối.
Tuy có thể đây là con dao 2 lưỡi, nhưng tôi ủng hộ cách làm của thầy Phú. Điểm hay nhất ở đây là các con viết bài giới thiệu, có nghĩa bắt buộc phải đọc thật sự. Như vậy, mỗi em được rèn luyện kỹ năng: đọc, viết, tổng hợp kiến thức và trình bày.
Phạt luôn là phương pháp để các con nhận ra lỗi, chuộc lỗi, không tái phạm. Nhiều hình phạt rất nặng, nhưng phạt đọc sách thì nhẹ nhàng và nhân văn. Tôi mong nhiều ngôi trường học theo, các gia đình nên nghiên cứu cách làm này để áp dụng.
Hơn chục năm trước, khi đọc thông tin ở Brazil, tù nhân được giảm án 48 ngày/năm nếu đọc 12 tác phẩm văn học, triết học và khoa học. Ngay lập tức, tôi viết thư đến Cục quản lý trại giam và Bộ Công an đề nghị học theo với hy vọng ngày gần nhất, Việt Nam sẽ có hình phạt như thế. Hoặc chí ít, từ ý tưởng này, việc mang sách vào nhà tù được ủng hộ rộng rãi.
Ý tưởng phạt đọc sách của thầy Phú, theo tôi không nên khống chế loại sách cụ thể nào. Bởi theo kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm nay, tôi thấy văn hoá đọc phát triển được do nhiều yếu tố: sách hay, chất lượng và đẹp; kỹ năng đọc sách; ứng dụng từ việc đọc; cảm hứng khi đọc.
Nếu giáo viên tranh thủ hướng dẫn các em cách đọc sách, kể về những tác phẩm yêu thích, cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời của chính mình thì tốt hơn nhiều. Thầy cô giáo cũng như các bậc phụ huynh cần gương mẫu trong việc đọc và ứng dụng sách vào công việc, cuộc sống.
Thiết nghĩ, hình phạt đọc sách cũng nên áp dụng vào các cơ quan, doanh nghiệp. Ở đây, đối tượng bị phạt là những người đã trưởng thành, ý thức tốt hơn.
Cuối cùng tôi muốn nói về đất nước Indonesia đông dân nhất khối ASEAN. Năm 2014, khi tham gia phiên họp lãnh đạo Hội xuất bản của khối, tôi được nghe về hoạt động đọc sách 15 phút trước giờ học tại các trường học ở đây, mỗi lớp đều có 1 tủ sách.
Muốn lan toả văn hoá đọc, chúng ta cần bắt đầu từ nhà trường. Đây là việc làm rất cần thiết. Tôi kêu gọi nhà trường, gia đình và ngành giáo dục nhận ra vấn đề, triển khai càng sớm càng tốt.
Huy Linh và nhóm PV, BTV"> -
Nghệ sĩ Lê Mai tuổi 85: Kể chuyện bị công an bắt, ngồi trà đá hàng ngàyNghệ sĩ Lê Mai đã bước sang tuổi 85 (Ảnh: Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam). Ở tuổi 85, nghệ sĩ Lê Mai vui vầy bên con cháu. Những lúc rảnh rỗi bà vẫn đi chợ, gặp gỡ bạn bè để nói chuyện, hàn huyên.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nghệ sĩ Lê Mai cho biết, hơn 2 năm nay, gia đình NSND Lê Khanh đã chuyển về Phan Đình Phùng ở cùng nên bà vui hơn. Nếu thấy khỏe, hàng ngày bà vẫn đi chợ, giúp đỡ các con việc nhà. Ngoài đầu ngõ có quán trà đá nên hàng ngày bà ra đó để trò chuyện và ngắm người qua lại.
"Lịch trình của tôi là: Đi ăn sáng xong vào hàng nước ngồi đến trưa, chiều 3h ngủ dậy, tôi lại ra hàng nước. Ra đấy cũng vui lắm, khán giả nhận ra Lê Mai và xin chụp ảnh nhiều lắm", bà tâm sự.
Nghệ sĩ Lê Mai cho biết thêm, ngày trước, bà ở với con gái út Lê Vi ở Phú Thượng (Tây Hồ). Sau đó, Lê Vi về Pháp thì bà cho Lê Khanh nhà đó. Mới đây, Lê Khanh đã chuyển về ở hẳn với bà ở Phan Đình Phùng. Còn Lê Vân ở phố Thụy Khuê với chồng người Hà Lan và các con. Thi thoảng, Lê Vân hay sang nhà chơi, đón bà đi dạo phố hay đi ăn những món ngon mà bà thích.
Nữ nghệ sĩ chia sẻ, bà cũng là người ít bạn nên khi về hưu, mình cũng không gặp gỡ nhiều người. Người bạn mà bà hay chơi nhất là nghệ sĩ Kim Xuyến. Hai người cùng công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội nên có nhiều kỷ niệm với nhau.
Nghệ sĩ Lê Mai và 3 con gái: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi thời trẻ (Ảnh: Facebook nhân vật). "Tôi hay gặp Kim Xuyến, Thanh Tú để trò chuyện. Chúng tôi công tác cùng nhau nên có thời gian gắn bó, khi gặp nhau có nhiều chuyện để nói hơn. Lê Khanh hay chở tôi sang nhà Kim Xuyến để… buôn chuyện. Hoặc thi thoảng, Xuyến cũng lên Phan Đình Phùng để nói chuyện với tôi", nghệ sĩ Lê Mai chia sẻ.
Bà Lê Mai có gần 20 năm công tác tại Nhà hát Kịch Hà Nội, đó là những tháng ngày thanh xuân đáng nhớ của bà. Tuy nhiên, nghệ sĩ gạo cội cũng tiếc nuối vì những năm tháng sau này, vì sức khỏe mà bà không thể làm diễn viên sân khấu được.
"Sau 3 lần sinh nở, sức khỏe tôi yếu lắm, chỉ còn có 34kg. Với lý do mất sức không làm diễn viên được, cơ quan đề nghị tôi làm thủ quỹ. Tôi cũng đành gật đầu vì mình có con nhỏ, không thể toàn tâm toàn ý với công việc được.
Nếu đi diễn thì có tiền bồi dưỡng, có thể mua thêm cân bơ và vài hộp sữa hàng tháng, sang giữ quỹ là không có gì nhưng dù sao vẫn còn có lương, có công việc mà nuôi con", nghệ sĩ Lê Mai kể lại.
Bà chia sẻ, hàng ngày, bà thu tiền diễn mỗi tối rồi sáng hôm sau lại đạp xe mang ra ngân hàng ở Bờ Hồ gửi. Hàng tháng, bà đi rút tiền về phát lương cho mọi người. Vì còn vất vả nên ngày đó, bà cũng đi làm thêm.
Nghệ sĩ Lê Mai kể lại: "Tôi nhận đồ ở chợ Đồng Xuân về may vá để kiếm thêm nuôi các con. Thời ấy nhà nước chống buôn bán, "phe phẩy" nên có lần tôi đèo bọc to sau xe đạp đi trả hàng, mấy chú công an gọi lại khám, định tịch thu. Khi hai anh công anh mở ra thì thấy có một tờ giấy, họ hỏi giấy gì đấy, tôi nói giấy mời đi đóng phim, thế là được tha. Ngày đó, khán giả hâm mộ diễn viên lắm…".
Bà Lê Mai chia sẻ thêm, năm 1982 bà nghỉ hưu, sau đó cũng được một số đạo diễn mời đi đóng phim truyền hình với các tác phẩm như: Bà nội không thích ăn Pizza, Nếp nhà… Với mỗi vai diễn, bà đều làm tốt vai trò của mình để thể hiện tính cách nhân vật.
"Những năm sau này, chắc do tôi già rồi nên không nhận được lời mời đóng phim nữa. Hồi đi làm phim, tôi vẫn đi xe máy đến các bối cảnh đấy. Giờ thì không đi được vì tôi bị zona thần kinh, mắt không chớp được. Dạo này tôi lại bị đau xương khớp, đau chân, đi lại khó khăn nên phải nằm tại nhà điều trị một thời gian", nghệ sĩ Lê Mai tâm sự.
Bà Lê Mai tự hào vì có 3 con gái tài giỏi, xinh đẹp (Ảnh: Facebook nhân vật). Ở tuổi ngoài 80, nghệ sĩ Lê Mai đang có cuộc sống bình yên bên con cháu. Bà tự hào vì mình có 3 cô con gái giỏi giang, xinh đẹp, có một số thành tích nhất định trong nghệ thuật.
"Tôi nghĩ mình may mắn khi có 3 người con trưởng thành như vậy. Con gái Lê Vân và Lê Vi, nhiều năm qua lùi về sau sân khấu để chăm lo gia đình nhỏ. Chỉ còn Lê Khanh thời gian qua tham gia nhiều gameshow, đóng phim. Các con muốn làm gì cũng được, miễn là chúng thấy vui là mình cũng vui", bà bộc bạch.
(Theo Dân trí)
">