
Người dân giải quyết các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội (ảnh minh họa: BHXH VN).
Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương chưa được tính đến, hoặc tính chưa đầy đủ, được thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không bao gồm khoản phụ cấp lương phụ thuộc hoặc biến động theo năng suất lao động, quá trình làm việc và chất lượng thực hiện công việc của người lao động.
Các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương, được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương; không bao gồm các khoản bổ sung khác phụ thuộc hoặc biến động theo năng suất lao động, quá trình làm việc, và chất lượng thực hiện công việc của người lao động.
Về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, dự thảo quy định là mức phụ cấp hằng tháng của họ được hưởng.
Trường hợp mức phụ cấp hằng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất, thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất.
Dự thảo Nghị định đề xuất quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố là mức phụ cấp hằng tháng.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng ngoại tệ, trên cơ sở kế thừa quy định hiện hành.
Cụ thể, trường hợp tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng ngoại tệ, thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính bằng đồng Việt Nam, trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 2/1 cho 6 tháng đầu năm và ngày 1/7 cho 6 tháng cuối năm.
Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố, lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
" alt=""/>Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025Thế nhưng về lâu dài, xem ra cách làm này lại phản tác dụng vì trẻ sẽ không chịu làm việc nếu không thấy có tiền cho mình, và lúc này trẻ thường bắt bố, mẹ thuê mình làm theo hình thức mặc cả, ngã giá chứ không còn là “thưởng” nữa.
Sở dĩ như vậy vì khi không có tiền trẻ nhất định không làm việc nữa vì không có… tiền làm động lực.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thà “thuê” con hơn thuê giúp việc?!
Vợ chồng chị Nga, anh Việt bạn tôi là công chức nhà nước nên cứ từ sáng sớm tới chiều là có mặt ở cơ quan rồi. Nhà có 2 đứa con cũng không còn quá nhỏ nữa, khi đứa lớn thì học lớp 7, đứa út thì học lớp 5. Chính vì các con đã lớn nên chúng đã tự có thể làm được các công việc nhà lặt vặt và nấu cơm nước cho cả hai tự ăn rồi đi học.
Vì vậy hai vợ chồng chị Nga cũng không thuê ô sin và mỗi tháng cũng tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Tuy vậy, số tiền “tiết kiệm” được từ việc không phải thuê ô sin kia hai vợ chồng anh chị lại phải “đầu tư” vào các con của họ vì chúng làm việc ở nhà là phải được “thuê mướn”.
Theo như tôi được biết thì từ lúc con của họ còn nhỏ xíu, khi sai con làm bất cứ việc gì, dù nho nhỏ như quét nhà, dọn mâm bát, hay mang thậm chí là tự đi… tắm, chị Nga và anh Việt cũng đều thưởng tiền cho chúng. Từ thói quen này nên kể cả tới lúc lớn như bây giờ chúng vẫn luôn đòi tiền mỗi khi làm việc nhà bởi nếu không có tiền nhất định chúng không chịu làm.
Nghe tôi góp ý là ngay lập tức phải chấm dứt tuyệt đối cái việc thuê tiền cho con như vậy, chị Nga cười bảo: “Ồi, con mình chứ con ai đâu sợ thiệt! Mỗi tháng mất một chút tiền để các con siêng năng và công việc trơn tru thì nên làm quá đi chứ…”. Anh Việt thì còn tỏ ra cực đoan hơn: “Thì cứ coi như là mình cho chúng nó tiền thay vì cho “ô-sin” để người ta làm việc đi. Nếu nhà anh mà thuê ô-sin, vừa tốn cơm nuôi, vừa mất cảnh giác là mất đồ thì còn phải trả tháng 3-4 triệu đó cô”.
Tôi ngao ngán với cách nghĩ của anh chị bạn nhưng cũng cố giải thích cho họ là làm như vậy con sẽ sinh hư lúc lớn lên, hơn nữa đồng tiền được bố mẹ thưởng khi làm việc nhà ấy liệu con của họ có chi tiêu hợp lý, sử dụng có ích hay chúng mang đổ vào mấy trò games vô bổ nơi quán nét, vừa mất thời gian tiền bạc, vừa mệt người!
Mặc dù không chỉ tôi mà một số người thân khác đã giải thích đủ cách song cho đến nay, vợ chồng chị Nga vẫn không nhận ra cái dở của việc thưởng tiền cho con khi bắt chúng làm việc nhà. Tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó mà họ “tỉnh ngộ” ra việc làm của họ chỉ là làm hại con mình thì đã muộn. Lúc ấy có hối cũng không kịp.
Nín đi rồi mẹ… cho tiền!
![]() |
Nhiều bậc cha mẹ biết cách khuyến khích con làm việc thay vì “thuê mướn”. Ảnh: TL |
Một nhà hàng xóm khác của tôi là anh Sơn và chị Hà cũng có cách làm tương tự như cặp vợ chồng chị Nga, anh Việt ở trên. Ngay từ khi đứa con của họ còn ở lứa tuổi đi nhà trẻ họ đã thưởng tiền cho cậu nhỏ. Hầu như cái gì họ cũng thưởng cho con tiền từ việc “nựng” con ăn, dỗ con không khóc nữa, cho tới việc bé đi nhà trẻ cũng được thưởng tiền.
Giai đoạn bé bỏng này, giá trị của đồng tiền đã bắt đầu hình thành trong đầu trẻ và vì nó thấy tiền có thể mua được kẹo, bánh nên nó thích. Có những hôm, chỉ vì bị mẹ mắng cu cậu khóc toáng lên mãi không nín. Chỉ đến khi chị Hà bực quá bảo: “Nín đi rồi mẹ cho tiền!”, thì nó bỗng dưng im bặt ngay và lập tức đòi tiền của mẹ. Không có cách nào khác là chị Hà đành móc ví đưa tiền cho nó vì không muốn nó khóc nữa.
Khi cu cậu đã lớn, thậm chí những năm đã học tới cấp 2 vậy mà khi làm bất cứ công việc gì ở nhà cũng được thưởng tiền. Nếu ở nhà nấu 1 bữa cơm, lau dọn nhà cửa cu cậu được “thưởng” 30.000 đồng. Nếu là tự giặt quần áo cho mình thì bắt buộc bố mẹ phải “chi” thêm 20.000 đồng. Chẳng vậy mà, có những ngày cu cậu ấy đã “kiếm” được của bố mẹ cả trăm nghìn đồng nhờ sự “siêng năng chăm chỉ” được trả công hậu hĩnh.
Sự vô tâm của người bố, người mẹ của cu cậu hàng xóm là không cần biết con mình chi tiêu các khoản tiền thưởng kia vào việc gì, có ích lợi hay không (?!). Họ vẫn mải mê kiếm tiền và “thả” con mình muốn làm gì thì làm. Từ tiền được thưởng ấy, tôi thấy cu cậu ấy thường xuyên ra các tiệm nét quanh nhà để chơi games với chúng bạn.
Có hôm, nó chỉ nhanh chóng làm xong công việc nhà được bố mẹ “thuê mướn” rồi lại ra quán nét ngồi đồng và chỉ về nhà trước khi bố mẹ nó có mặt ở nhà. Điều quá lạ là, nhiều hôm đứa con quý tử của họ qua đêm vậy mà họ cũng đâu quát mắng hay răn dạy gì. Nếu giáo dục con theo kiểu này thì con họ chắc chắn hư hỏng cũng không có gì là lạ cả.
Các chuyên gia khuyến cáo thay vì mang tiền ra “nói chuyện” công việc nhà với con, các bậc làm cha mẹ có thể hứa thưởng cho con một chuyến du lịch đâu đó vào dịp hè, hay sẽ mua sắm cho con vài bộ quần áo mới, sách bút, quà tặng làm kỷ niệm… nếu thấy con chăm chỉ làm việc nhà. Việc này nên khuyến khích vì trẻ cũng sẽ có động lực làm việc rất hiệu quả và có cách suy nghĩ tích cực về lao động như một nghĩa vụ và trách nhiệm thay vì chỉ là do… có tiền thưởng!
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, giai đoạn trẻ còn nhỏ thì cha mẹ cũng có thể thưởng tiền cho con bằng những hình thức giao làm các công việc chính đáng để hướng trẻ biết làm việc và có thói quen, trách nhiệm làm việc nhà chăm chỉ.
Tuy nhiên, khi trẻ đã bắt đầu lớn dần thì chuyện thưởng tiền hay “thuê mướn” bằng tiền đổi lấy trẻ làm việc nhà là một việc vô cùng nguy hại mà các bậc làm cha mẹ phải chấm dứt hoàn toàn bởi sẽ dễ khiến trẻ sinh hư, sinh lười lao động. Lúc trẻ đã có nhận thức cơ bản về công việc, về tiền bạc, các bậc cha mẹ phải nói để trẻ hiểu làm việc nhà là trách nhiệm của trẻ đối với gia đình.
(Theo Giadinh.net)
" alt=""/>'Thuê' con làm việc nhà có là… cách hay?Bộ phim tài liệu do đài BBC (Anh) sản xuất - “India’s Daughter” (Người con gái Ấn Độ) - làm về vụ cưỡng hiếp tập thể xảy ra ở thành phố New Delhi hồi năm 2012. Bộ phim hiện đang trở thành đề tài gây tranh cãi trong dư luận Ấn Độ. Vụ việc xảy ra hồi năm 2012 từng gây chấn động dư luận thế giới, giờ đây, bộ phim lại trở thành đề tài của những tranh luận trái chiều.
Ấn Độ đã ra lệnh cấm chiếu bộ phim trên sóng truyền hình, lý do là bởi trong phim có ghi hình một trong số 5 kẻ thủ ác - Mukesh Singh, tên này đã đổ lỗi cho nạn nhân một cách trắng trợn.
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ - ông Rajnath Singh - đã phát biểu trước nghị viện Ấn Độ rằng những phát ngôn của kẻ thủ ác Mukesh Singh “mang đầy tính xúc phạm và sự lăng mạ đối với phẩm giá phụ nữ”.
Bộ phim tài liệu “Người con gái Ấn Độ” được thực hiện bởi nhà làm phim người Anh - bà Leslee Udwin. Khi thực hiện bộ phim, nữ đạo diễn đã nhận được sự cho phép để vào ghi hình trong nhà tù Tihar ở thành phố New Delhi, thậm chí, bà còn thực hiện một cuộc phỏng vấn với Mukesh Singh - kẻ tội phạm đang chờ lĩnh án tử hình.
Bà Leslee Udwin cho biết bà nhận được hai sự cho phép để vào ghi hình trong nhà tù, một từ ban quản lý trại giam và một từ Bộ Nội vụ Ấn Độ. Tuy vậy, ông Bộ trưởng Nội vụ lại khẳng định rằng bà Udwin đã vi phạm thỏa thuận ban đầu khi không trung thực, không để ban quản lý trại giam được xem toàn bộ những gì bà đã ghi hình bên trong nhà tù.
![]() |
Người Ấn Độ tham gia buổi lễ tưởng niệm năm thứ hai xảy ra vụ cưỡng hiếp từng gây chấn động dư luận thế giới hồi năm 2012. |
Nhà làm phim Leslee Udwin đã thực hiện cuộc phỏng vấn đối với một trong 5 kẻ thủ ác. Chính cuộc phỏng vấn này đã khiến bộ phim gây tranh cãi tại Ấn Độ.
Bộ phim được dự kiến chiếu trên trên kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ, nhưng một lệnh khẩn của tòa án đã bất ngờ được đưa ra, chặn đứng kế hoạch chiếu phim.
Kẻ thủ ác Mukesh Singh, cùng với 3 đồng phạm khác, hiện đang phải đối mặt với mức án tử hình, tuy vậy, Mukesh Singh không hề thể hiện sự hối hận khi trong cuộc phỏng vấn, hắn ngang nhiên đổ lỗi cho nạn nhân bởi cô đã đi ra ngoài lúc 9h tối, đã chống cự lại khi bị cưỡng hiếp…
Một phần lý do khiến bộ phim bị cấm chiếu là bởi nội dung phim dễ gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận và có thể sẽ dẫn tới sự mất an ninh nơi công cộng. Tuy vậy, dù không được chiếu, thì hiện tại, bộ phim vẫn đang trở thành tâm điểm tranh cãi của dư luận Ấn Độ.
Vụ việc một nữ sinh viên qua đời vì những thương tích trầm trọng sau 13 ngày bị cưỡng hiếp tập thể trên một chiếc xe buýt vào buổi tối khi cô và bạn trai đang trên đường trở về nhà từ rạp chiếu phim đã từng đưa tới những cuộc biểu tình bạo lực ở Ấn Độ.
![]() |
Kẻ thủ ác Mukesh Singh |
Bộ phim tài liệu “Người con gái Ấn Độ” nhấn mạnh vào mức độ kinh hoàng của những hành động bạo lực chống lại phụ nữ ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới, đồng thời lại đề cập tới cả công tác làm luật và quá trình hành pháp ở Ấn Độ…
Trước khi bị cấm chiếu, đài NDTV đã dự định chiếu bộ phim trong dịp chào đón ngày Quốc tế Phụ nữ vừa qua. Hiện tại, truyền thông và dư luận Ấn Độ đang tranh cãi xung quanh việc cấm chiếu bộ phim là việc nên hay không.
Những tranh cãi về bộ phim “Người con gái Ấn Độ” còn lan tới cả chính trường nước này, khi hai nghị sĩ Javed Akhtar và Anu Aga đã phát biểu tại nghị viện rằng việc chiếu bộ phim là cần thiết, để xã hội được thấy cách suy nghĩ của những kẻ phạm tội.
Theo tờ Thời báo Ấn Độ, cách suy nghĩ của kẻ thủ ác Mukesh Singh không phải là quá xa lạ trong những vụ án cưỡng hiếp ở Ấn Độ, bởi thực tế nhiều tên tội phạm hiếp dâm cũng có chung cách biện giải như vậy cho hành động tội ác của mình.
Thực tế, việc cấm chiếu bộ phim trên sóng truyền hình Ấn Độ không đem lại nhiều hiệu quả bởi người ta vẫn có thể lên mạng xem phim.
![]() |
Hiện tại, nhiều tờ báo ở Ấn Độ như Thời báo Ấn Độ, Thời báo Hindu, Tin nhanh Ấn Độ… đều lên tiếng ủng hộ việc phát sóng bộ phim trên truyền hình bởi bộ phim đã cho thấy suy nghĩ của những kẻ phạm tội hiếp dâm ở Ấn Độ, và bởi bộ phim đã mở ra một vấn đề cần phải được tranh cãi, bàn luận trong xã hội…
Tờ Thời báo Hindu còn cho rằng việc cấm chiếu bộ phim là một lựa chọn quá dễ dàng, trong khi cách giải quyết vấn đề triệt để lại không đơn giản như vậy: “Thay vì cấm chiếu một bộ phim mà trong đó kẻ tội phạm hiếp dâm đã nói ra thật nhất những suy nghĩ hèn hạ của mình, người ta cần phải nghĩ cách làm sao để đẩy mạnh hệ thống pháp lý nhằm bảo vệ phụ nữ tốt nhất”.
Truyền thông thế giới hiện cũng đang rất quan tâm tới bộ phim tài liệu và việc nó bị cấm chiếu ở Ấn Độ. Hiện tại, đã có 6 nước trên thế giới quyết định sẽ chiếu bộ phim này, trong đó có Anh.
Theo Dân trí" alt=""/>Cấm chiếu bộ phim về vụ cưỡng hiếp gây chấn động