Đáp án môn Giáo dục công dân thi THPT quốc gia 2018 chính thức của Bộ GD-ĐT
Đề thi môn GDCD tốt nghiệp THPT quốc gia 2018
Năm 2018, thí sinh dự thi THPT quốc gia học chương trình THPT sẽ phải làm 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Hai bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Học sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên thi bắt buộc 3 bài là Toán, Ngữ văn và một trong hai môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận với 120 phút, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong đó, bài thi Toán có thời gian 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút.
Các bài thi tổ hợp có tổng thời gian 150 phút, mỗi môn thành phần trong bài thi có thời gian là 50 phút.
Bộ GD-ĐT quy định mốc thời gian quan trọng: Hoàn thành việc đối sánh kết quả thi chậm nhất ngày 17/7/2018. Hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh ngày 11/7/2018.
" alt=""/>Đáp án môn GDCD thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 mã đề 301Ngôi sao nhạc pop Mỹ Janet Jackson tuyên bố, cô đang mang bầu ở tuổi 49. Nữ ca sĩ này được cho là đang ở 3 tháng giữa thai kỳ và đã phải nhờ cậy tới một chuyên gia sinh sản để có thể thụ thai thành công.
Thông tin về chuyện bầu bí của Janet Jackson khiến nhiều người ngạc nhiên vì cô đã gần 50 tuổi, độ tuổi mà đa phần phụ nữ trên thế giới đang chuẩn bị lên chức bà.
Tuy nhiên, bao nhiêu tuổi là quá già đối với chuyện sinh con? Câu trả lời là 44 tuổi - theo một nghiên cứu mới.
Cuộc khảo sát mới ở Anh hé lộ: Phụ nữ ở đảo quốc sương mù tin đây là độ tuổi các chị em cần chấm dứt hoạt động sinh nở.
Dưới đây là 5 lý do được nêu ra nhiều nhất để lý giải tại các chị em tin 44 tuổi là ngưỡng họ nên dừng sinh con:
1. Luôn là không công bằng cho con cái nếu có cha mẹ già cả.
2. Nguy cơ trẻ mắc các biến chứng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh Down tăng cao.
3. Phụ nữ trên 50 tuổi không được phép áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản qua thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
4. Cha mẹ sẽ không sống đủ lâu để chứng kiến con cái lớn lên.
5. Việc có con sau độ tuổi này (44 tuổi) là "không tự nhiên".
Nghiên cứu cũng phát hiện, gần 3/4 chị em phụ nữ tin rằng hiện các chương trình tuyên truyền giáo dục sinh sản chưa đầy đủ về việc không nên để quá già để bắt đầu sinh con. Tương tự, chúng ta hiện cũng thiếu các lựa chọn sẵn có nhằm giúp bảo lưu khả năng sinh sản và/hoặc trợ giúp phụ nữ thụ thai.
Một chuyên gia sinh sản hàng đầu của Anh chỉ ra thực tế đáng buồn là: Một số chị em thậm chí luôn cho rằng họ có thể sinh con vô hạn định, đồng nghĩa với việc họ không e sợ việc sinh con quá muộn.
"Tuổi lý tưởng để phụ nữ mang thai là khi họ trong độ tuổi 20 và đầu 30", tiến sĩ Amin Gorgy, chuyên gia tư vấn sinh sản và IVF thuộc Viện Sinh sản và phụ khoa Anh, nhấn mạnh.
Theo ông, khả năng sinh sản của phái đẹp suy giảm nhanh chóng sau 35 tuổi và sụt giảm thậm chí còn nhanh hơn sau tuổi 40.
Ông Gorgy khuyến nghị, mọi phụ nữ nên hoàn tất việc sinh con, đẻ cái lúc 35 tuổi.
Tiến sĩ Alex Eskander, bác sĩ tư vấn phụ khoa tại Trung tâm Gynae (Anh), cũng tán đồng quan điểm này.
Ông nhất trí rằng 44 tuổi là quá già để phụ nữ sinh con. Vì lúc ấy trong các buồng trứng số lượng trứng suy giảm và chất lượng trứng cũng kém đi. Hậu quả là, người phụ nữ khó thụ thai hơn và việc mang thai có thể gắn liền với tỉ lệ bất thường về nhiễm sắc thể cũng như nguy cơ sảy thai cao hơn. Ngoài ra, người phụ nữ còn phải đối mặt với nguy cơ cao bị tăng huyết áp, tiền sản giật và sinh mổ.
Tuấn Anh (Theo Daily Mail)
Mẹ sinh con muộn, trẻ dễ thành công?" alt=""/>Nên sinh con muộn nhất lúc bao nhiêu tuổi?Năm nay, cuộc thi an toàn thông tin quốc tế ISITDTU CTF 2023 được sự bảo trợ của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA.
Cuộc thi diễn ra theo 2 vòng, trong đó vòng loại đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong 2 ngày 14/10 và 15/10, với 257 đội thi trên khắp thế giới tham dự, tăng hơn 50% so với năm ngoái.
Kết thúc vòng loại, Ban Tổ chức đã chọn ra 12 đội có thành tích cao nhất, gồm 6 đội Việt Nam và 6 đội quốc tế, giành quyền tham dự vòng chung kết của Cuộc thi diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Dự kiến, được tổ chức trực tiếp vào ngày 10/12 tới, vòng chung kết cuộc thi an toàn thông tin quốc tế ISITDTU CTF 2023 sẽ kéo dài trong 8 giờ liên tục, theo hình thức ‘Tấn công và phòng thủ’.
Theo Ban tổ chức, cuộc thi an toàn thông tin quốc tế ISITDTU CTF 2023 sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo sinh viên an toàn thông tin khu vực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cuộc thi này cũng nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới thúc đẩy các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin tại Việt Nam thuộc Đề án ‘Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 – 2025’ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 1/2021.
Trong năm nay, các đội Việt Nam tham gia các cuộc thi quốc tế và khu vực về an toàn thông tin đã tiếp tục đạt được nhiều thành tích cao, tiêu biểu là: Nhóm chuyên gia an toàn thông tin mạng Viettel giành giải Nhất cuộc thi tấn công mạng lớn nhất thế giới Pwn2Own Toronto 2023 tại Canada; đội sinh viên Đại học CNTT-TT, Đại học Bách khoa Hà Nội đạt giải Nhì cuộc thi kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin mạng dành cho đối tượng trẻ của ASEAN - Cyber SEA Game 2023; 3 đội sinh viên đến từ các trường Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Duy Tân đạt 2 giải Nhất, 1 giải Nhì cuộc thi an ninh mạng Đông Nam Á - ASEAN Cyber Shield 2023.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) nhận định: Những thành tích ấn tượng kể trên cho thấy nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng của Việt Nam, nhất là các chuyên gia và các sinh viên có chất lượng rất cao, tự tin khi tham gia các đấu trường quốc tế.
Điều này cũng đánh dấu bước phát triển mới trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin tại Việt Nam.
Tại Đề án ‘Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021 – 2025’, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ quan điểm đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin là nội dung quan trọng để hiện thực hóa tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn thông tin.
Đồng thời, góp phần triển khai thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế - xã hội số nâng cao uy tín, xếp hạng quốc tế của Việt Nam về an toàn thông tin theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế.
Đề án cũng xác định 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung, bao gồm: Đào tạo ngắn hạn về an toàn thông tin theo hình thức tập trung, trực tuyến hoặc kết hợp giữa tập trung và trực tuyến về an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức Nhà nước, đồng thời hỗ trợ các cơ quan, tổ chức của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội đào tạo, tập huấn về an toàn thông tin khi có đề nghị từ các cơ quan, tổ chức này; Đào tạo 200 chuyên gia an toàn thông tin để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của Đảng và Nhà nước;
Chuẩn hóa kỹ năng an toàn thông tin trong các cơ quan, tổ chức; Đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên về an toàn thông tin ở nước ngoài; Đào tạo thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân an toàn thông tin trong nước; Đào tạo kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cho các tổ chức, cá nhân; Đào tạo an toàn thông tin theo cơ chế xã hội hóa; Tổ chức điều phối thực hiện Đề án; Bảo đảm nguồn lực triển khai Đề án.