
Theo quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao của Hà Nội mới đây nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu. Điều này khiến nhiều cư dân lo lắng việc điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô.Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu Đoàn Ngoại giao được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 46 ngày 10/4/2006.
 |
Khu đô thị Ngoại giao đoàn do Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư. Dự án nổi tiếng là khu đô thị có mật độ xây dựng thấp, 30-33%, còn lại 70% là khu công viên cây xanh, hồ điều hòa, công trình công cộng… |
Ngày 22/1/2010, UBND TP Hà Nội đã có quyết định về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Khu Đoàn Ngoại giao. Theo đó các ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5 được xác định đất công cộng dịch vụ và ô đất ký hiệu ĐMKT1 được xác định chức năng đất đầu mối kỹ thuật (xây dựng trạm biến thế).
 |
Bảng điều chỉnh chức năng sử dụng đất và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc KĐT Ngoại giao đoàn. |
Sau 7 năm, mới đây nhất ngày 22/5/2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao. Tại quyết định này, 4 ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, ĐMKT1 tiếp tục được điểu chỉnh cục bộ.
Nêu tại quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Khu Đoàn Ngoại giao (năm 2010), về phần đất công trình công công, dịch vụ thương mại và trường học, lô đất có ký hiệu CC5 theo quy hoạch chi tiết được duyệt có chức năng là công cộng, dịch vụ, thương mại với tổng diện tích hơn 27.272m2, tầng cao trung bình 5 tầng, mật độ xây dựng 20,49%. Được điều chỉnh thành các chức năng: Trường tiểu học, trường Trung học cơ sở và dịch vụ thương mại.
Cụ thể: Lô đất ký hiệu CC5 có diện tích hơn 8.664m2, chức năng công cộng, mật độ xây dựng 30%, tầng cao trung bình 7 tầng. Lô đất ký hiệu TH1 có chức năng trường tiểu học diện tích trên 10.080m2, mật độ xây dựng 30%, tầng cao trung bình là 3 tầng. Lô đất TH2 có chức năng trường trung học cơ sở với diện tích hơn 8.528m2, mật độ xây dựng 30%, tầng cao trung bình 4 tầng.
 |
Các ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, ĐMKT1 tiếp tục được điểu chỉnh cục bộ. |
Đây cũng là một trong các lô đất được điều chỉnh tại quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao (5/2017). Theo đó, ô đất ký hiệu CC5 có diện tích 8.664m2 điều chỉnh thành ô đất HH1 có chức năng hỗn hợp (dịch vụ, thương mại, văn phòng, ở) với mật độ xây dựng nâng lên 41%, tầng cao công trình trung bình 7 tầng lên 27 tầng + 3 tầng hầm với dân số khoảng 1.505 người.
Tại lô đất ký hiệu CC2 có diện tích 9.550m2, chức năng công cộng, dịch vụ, năm 2010 được điều chỉnh thành tầng cao trung bình 5 tầng, mật độ xây dựng 20,5%. Đến năm 2017, ô đất ký hiệu CC2 giữ nguyên chức năng sử dụng đất, xây dựng công trình có chức năng đất công cộng đơn vị ở (công cộng, dịch vụ thể thao) với diện tích đất là 9.549m2, mật độ xây dựng nâng lên 40%,tầng cao công trình 5 tầng + 1 tầng hầm.
Tại lô đất ký hiệu CC3-4 có diện tích 4.044m2, chức năng công cộng dịch vụ, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc được duyệt năm 2010 điều chỉnh thành tầng cao trung bình 5 tầng, mật độ xây dựng 20,5%. Năm 2017, trong quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao, ô đất CC3-4 giữ nguyên chức năng sử dụng đất, xây dựng công trình có chức năng đất công cộng đô thị (công cộng, dịch vụ thương mại văn phòng), nâng mật độ xây dựng lên 35%, tầng cao công trình là 15 tầng + 3 tầng hầm.
Một trong 4 ô đất được điều chỉnh cục lần này còn có ô đất ký hiệu ĐMKT1 có diện tích khoảng 4.801m2. Tại quyết định về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Khu Đoàn Ngoại giao (năm 2010), đất xây dựng các công trình kỹ thuật đầu mối bao gồm 2 lô đất có ký hiệu ĐMKT1, ĐMKT2. Lô đất ĐMKT1 có chức năng trạm biến thế điện có diện tích đất 4.801m2, không xác định chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. Nay điều chỉnh thành ô đất ký hiệu BV có chức năng đất công cộng đô thị (bệnh viện U bướu quốc tế Việt Nam – Nhật Bản) với mật độ 40%, tầng cao trung bình 12 tầng+ 2 tầng hầm.
Tại ô đất ĐMKT1, ngày 2/6/2016, UBND TP Hà Nội đã có quyết định chủ trương đầu tư chấp thuận cho Công ty CP Phát triển công nghệ y học Việt Nam – Nhật Bản thực hiện dự án đầu tư Trung tâm ung bướu quốc tế Việt Nam – Nhật Bản. Tiếp đó, ngày 1/3/2017, UBND TP có quyết định chấp nhận điều chỉnh chủ trương đầu tư Trung tâm ung bướu quốc tế Việt Nam – Nhật Bản tại ô đất ĐMKT1 thành dự án Bệnh viện U bướu quốc tế Việt Nam – Nhật Bản. Ngày 2/3, đã diễn ra lễ động thổ bệnh viện Ung bướu quốc tế Việt Nam-Nhật Bản.
Cư dân phản ứng với việc điều chỉnh quy hoạch
Hôm qua (8/10), cư dân Khu Đoàn Ngoại giao đã căng băng rôn với những dòng chữ “Phản đối Hancorp thay đổi quy hoạch”, “Phản đối Hancorp biến đất công cộng thành chung cư” để phản đối việc điều chỉnh quy hoạch tại đây.
 |
Người dân lo lắng cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô. |
 |
Cư dân Khu Đoàn Ngoại giao căng băng rôn phản đối việc điều chỉnh quy hoạch tại đây (sáng 8/10). |
Bà Cù Phương Dung (NO3-T8) cho biết, gia đình bà chuyển về ở đây từ tháng 6/2015, hợp đồng ký mua căn hộ là theo quy hoạch đã được phê duyệt năm 2010 nhưng bây giờ thay đổi quy hoạch thì hợp đồng đã ký có ý nghĩa gì.
“Chủ đầu tư chưa kết nối hạ tầng đồng bộ đã xin điều chỉnh quy hoạch nâng tầng cao, tăng mật độ xây dựng. Cả khu đô thị gần 3000 dân đã về ở chỉ có một lối đi duy nhất là đi ra đường Đỗ Nhuận sau đó ra đường Phạm Văn Đồng để đi vào nội đô. Trong khi tuyến đường Phạm Văn Đồng chật hẹp, thường xuyên ách tắc, nhiều tai nạn. Ở đây 2 năm trời KĐT vẫn chưa có một con đường đi cho tử tế” – bà Dung bức xúc.
Lo lắng trước việc điều chỉnh quy hoạch có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô, ông Lê Việt Đức (NO3) bày tỏ: “Việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị theo cư dân biết đều được làm theo đúng quy trình trong đó có cả việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Nhưng dân cư đó là ai khi nhiều cư dân đang sống tại KĐT gần đây mới biết về quyết định điều chỉnh quy hoạch này”.
Trong khi đó, trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo Tổng Cty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) – chủ đầu tư dự án Khu Đoàn Ngoại giao cho biết đã thực hiện theo quy định trong đó có ý kiến của cư dân. Những vấn đề như kết nối hạ tầng giao thông, điều chỉnh quy hoạch, an ninh trật tự…sẽ được chủ đầu tư đối thoại công khai vào chiều ngày 12/10 tới đây.
Theo quy định về trình tự điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng của Luật Xây dựng 2014, việc quyết định điều chỉnh bao gồm: Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng lập báo cáo nội dung và kế hoạch điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh quy hoạch và khu vực chung quanh có ảnh hưởng trực tiếp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xem xét, quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng; Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng quyết định việc điều chỉnh cục bộ bằng văn bản trên cơ sở ý kiến của cơ quan thẩm định quy hoạch xây dựng; Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cập nhật và thể hiện trong hồ sơ quy hoạch xây dựng những nội dung điều chỉnh. Nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải được công bố công khai. |
VietNamNet tiếp tục thông tin.
Hồng Khanh

Cư dân Ngoại giao đoàn HN phản ứng với việc điều chỉnh Quy hoạch
Sáng nay (8/10), cư dân khu đô thị (KĐT) Ngoại giao đoàn đã căng băng rôn phản đối việc điều chỉnh quy hoạch tại đây.
" alt="Quy hoạch khu Đoàn Ngoại giao được thay đổi như thế nào?"/>
Quy hoạch khu Đoàn Ngoại giao được thay đổi như thế nào?
- Hệ thống xác thực trình độ học vấn của 3 bạn trẻ tới từ TP.HCM là một trong 4 sản phẩm tiêu biểu nhất trong cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục” được vinh danh tối ngày 11/11 tại Hà Nội. |
Lê Yên Thanh, sinh năm 1994 là một trong số những người sáng lập Hệ thống xác thực trình độ học vấn. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Lê Yên Thanh, sinh năm 1994, một trong số những sáng lập viên cũng chính là giám đốc kỹ thuật của một phòng “lab” nghiên cứu về blockchain, nơi cho ra đời sản phẩm này.
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM năm 2016, nhờ những thành tích ấn tượng trong học tập cũng như trong các cuộc thi, Yên Thanh xin được một suất thực tập sinh tại Google (Mỹ). Ở đây, Thanh được làm việc trong nhóm bảo mật của Google – nơi mà cậu đã học hỏi được rất nhiều để áp dụng cho những nghiên cứu sau này.
Dù nhận được lời mời ở lại làm việc cho Google và một số công ty khác, nhưng Thanh vẫn quyết định về Việt Nam để khởi nghiệp.
Nghiên cứu về blockchain được 2 năm nay, Thanh và nhóm nhận thấy giáo dục là một trong những lĩnh vực “hot” nhất hiện nay có thể ứng dụng blockchain. “Một trong những tính chất của blockchain là tạo được niềm tin cho người dùng. Một trong những thứ cần niềm tin nhất trong giáo dục là việc tổ chức thi cử. Do đó, nhóm bắt đầu nghiên cứu hướng áp dụng blockchain vào việc tổ chức thi cử” – Thanh chia sẻ.
Bắt tay vào làm sản phẩm cách đây một năm, nhóm đặt ra mục tiêu "đưa những logic của một kỳ thi lên blockchain", ví dụ như quá trình thí sinh nộp bài, chấm bài, công bố kết quả…
 |
Nhóm sáng lập Hệ thống xác thực trình độ học vấn là một trong 4 nhóm đạt giải cao nhất cuộc thi "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2018. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Lợi ích đầu tiên mà hệ thống của nhóm mang lại là giúp tổ chức và lưu trữ dữ liệu thi cử một cách có hệ thống và phân tán dựa trên tính chất của blockchain. Qua đó, góp phần tối ưu hoá về vấn đề bảo mật và an ninh mạng cho những dữ liệu quan trọng trong thi cử.
“Nhờ blockchain, mọi thông tin sẽ được minh bạch, rõ ràng và không thể bị tác động từ bên ngoài. Ví dụ như một thí sinh đã nộp bài rồi thì không ai có thể thay đổi bài làm của thí sinh đó, kể cả người quản trị của hệ thống cũng không thể nào thay đổi được. Những thông tin đó được minh bạch và tất cả mọi người có thể thấy. Điểm của thí sinh như thế nào, tại sao được ngần ấy điểm, làm bài đúng hay sai, tất cả mọi người đều có thể thấy được…” – Thanh giải thích về hệ thống của mình.
Ngoài ra, từ hệ thống dữ liệu được lưu trữ đó, nhóm có thể cung cấp dịch vụ tra cứu kết quả thi cử của từng thí sinh phục vụ cho quá trình tuyển dụng của các doanh nghiệp, hoặc giúp doanh nghiệp tìm ra những ứng viên đã từng đạt kết quả tốt trong các kỳ thi.
Ví dụ như doanh nghiệp cần những người giỏi Toán ở địa bàn TP.HCM trong vòng 5 năm, thì doanh nghiệp có thể tra cứu và hệ thống sẽ trả về danh sách đáp ứng những yêu cầu đó. Khi hệ thống dữ liệu đủ lớn, mỗi người sẽ có một “hồ sơ thi cử” trên hệ thống.
Thanh cho biết, hiện tại sản phẩm đang trong giai đoạn thử nghiệm và mới đủ khả năng phục vụ được những kỳ thi cho khoảng 10.000 người trở xuống, ví dụ như kỳ thi của trường, của tỉnh. “Hiện tại, nhóm đang nghiên cứu để tăng giới hạn này lên. Dự kiến khoảng cuối năm sau sẽ đáp ứng được những kỳ thi khoảng 1 triệu thí sinh. Trên thế giới, đã có những nơi nghiên cứu để áp dụng cho khoảng 1 triệu, 10 triệu thí sinh rồi”.
Để đưa vào sử dụng cho những kỳ thi lớn như kỳ thi THPT quốc gia, Thanh cho biết, trước hết cần phải đáp ứng được điều kiện về mặt cơ sở vật chất – đủ số máy tính cho toàn bộ học sinh trên cả nước thi cùng một lúc. “Đây là một công nghệ có sẵn khi mà cơ sở vật chất đủ tiềm lực thì sẽ áp dụng được”.
Về mặt chi phí, theo khảo sát của nhóm với Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chi phí cho 1 sinh viên trên 1 bài thi tốn khoảng 5 nghìn đồng. Trong khi đó, chi phí hiện tại cho 1 thí sinh trên 1 bài thi của hệ thống này chỉ tốn 1 nghìn đồng. Trong tương lai, chi phí này còn giảm xuống từ 10-20 lần, Thanh cho biết.
Như vậy, nguồn thu của hệ thống sẽ được lấy từ 2 nguồn: bên tổ chức kỳ thi và phía doanh nghiệp muốn lấy dữ liệu thi cử từ hệ thống.
Theo dự kiến của nhóm, cuối tháng 3 năm sau, sản phẩm sẽ được công bố chính thức và nhóm sẽ bắt đầu làm việc với các bên tổ chức thi cử.
Chàng trai sinh năm 1994 chia sẻ, hiện tại phòng “lab” của nhóm có 15 người, hầu hết là những người trẻ. Ngoài sản phẩm này, nhóm cũng đang nghiên cứu những sản phẩm khác về giáo dục.
 |
Lễ trao giải cuộc thi "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2018 được tổ chức tối ngày 11/11 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Hệ thống xác thực trình độ học vấn bằng công nghệ blockchain là một trong 4 công trình xuất sắc nhất được trao giải thưởng Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2018 do Trung ương Đoàn THCS Hồ Chí Minh tổ chức. Mỗi nhóm tác giả giành chiến thắng được trao tặng 100 triệu đồng. Các sáng kiến, công trình lọt vào vòng chung khảo được trao giải 10 triệu đồng.
Bốn công trình, sáng kiến đạt giải cao nhất của năm 2018 gồm có: Đèn học thông minh The Smart Light công nghệ 4.0 (IoT) của tác giả Nguyễn Huy Du (Hà Nội); VEC - Hệ thống xác thực trình độ học vấn bằng công nghệ Blockchain của nhóm tác giả Lê Yên Thanh, Lâm Trung Hiếu, Nguyễn Lâm Ngọc Bích (TP HCM); Thiết kế thiết bị PSE giúp cho trẻ mắc hội chứng down học đọc thông qua các chủ đề của kỹ năng sống của nhóm tác giả Dương Thị Thu Hà, Bùi Minh Ngọc, Bùi Khánh Vy (Hà Nội); Phần mềm học tiếng Anh trực tuyến IOSTUDY của nhóm tác giả Lục Quang Tấn, Trần Đức Thắng, Nguyễn Thành Luân, Phạm Trung Hiếu, Nguyễn Anh Tuấn (Lào Cai).
Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” được Trung ương Đoàn THCS Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT, Báo Tuổi trẻ và một doanh nghiệp triển khai trong giai đoạn 2016-2020. Chương trình nhằm cổ vũ, khuyến khích đoàn viên, thanh niên, trí thức trẻ dưới 35 tuổi đóng góp cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo thông qua các công trình, sáng kiến thuộc ba nội dung: Đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo và hiệu quả; Sáng tạo, chế tạo ra các công cụ phục vụ giảng dạy và học tập; Công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Năm 2018, từ 401 công trình, sáng kiến gửi về, ban giám khảo đã lựa chọn ra 14 sản phẩm vào vòng chung khảo. |
Nguyễn Thảo

‘Còn nhiều việc phải làm để hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bền vững’
Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để hệ sinh thái khởi nghiệp đang còn non trẻ phát triển bền vững và cho ra được nhiều “hoa thơm trái ngọt” cũng như có vị thế trên toàn cầu.
" alt="Chàng trai từ chối Google về nước làm blockchain chống gian lận thi cử"/>
Chàng trai từ chối Google về nước làm blockchain chống gian lận thi cử