Jennifer Lopez và Ben Affleck tổ chức lễ cưới năm ngoái. Sau gần 1 năm tìm kiếm, cuối cùng họ cũng mua được ngôi nhà ưng ý ở Beverly Hills. Tuy nhiên để sở hữu căn biệt thự rộng hơn 4.200m2, cặp sao đã phải chi 60,85 triệu USD (khoảng 1.400 tỷ đồng).
Theo TMZ, siêu biệt thự này ban đầu rao bán 75 triệu USD. Như vậy, Jennifer Lopez và Ben Affleck đã đạt thỏa thuận mua bán sau khi giảm được hơn 14 triệu USD.
![]() | ![]() |
Năm 2018, siêu biệt thự từng được rao bán tới 135 triệu USD, nhưng năm ngoái đã hạ giá gần một nửa. Nó gồm 12 phòng ngủ, 24 phòng tắm, ga-ra ô tô có thể chứa tới 80 chiếc xe.
Nhìn từ trên cao, siêu biệt thự rất bề thế, nằm tách biệt ở một khu đất rộng. Bên trong ngoài vườn tược, bể bơi còn có tổ hợp chơi thể thao trong nhà, quầy bar, salon làm tóc và móng, phòng chiếu phim, xông hơi massage.... Bên cạnh đó, còn có căn áp mái dành cho khách rộng gần 500m2 và khu vực của đội bảo vệ với 2 phòng ngủ.
![]() | ![]() |
Cặp đôi dọn về đây từ ngày 31/5 với số lượng lớn đồ đạc mà chỉ nhìn ảnh chụp từ trên cao đã thấy... choáng.
Trước đó, Jennifer Lopez quyết định rao bán biệt thự ở Bel Air, Los Angeles với giá 42 triệu USD. Năm 2016, cô đã bỏ ra 14 triệu USD để mua nó. Còn Ben Affleck bán biệt thự riêng giá 30 triệu USD để về chung nhà với nữ ca sĩ.
Quỳnh An
![]() |
Nhiều ý kiến thắc mắc môn Địa lý vào bài thi tổ hợp Khoa học xã hội liệu đã phù hợp khi đây là môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội. (Ảnh minh họa: Nguyen Viet Thanh/smithsonianmag.com) |
Một trong những điểm mới trong dự thảo của kỳ thi THPT quốc gia 2017 là xuất hiện hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và xã hội. Cụ thể, với cách chia mà Bộ GDĐT đưa ra, môn Địa lý cùng môn Lịch sử và Giáo dục công dân để hợp thành một bài thi tổ hợp mang tên Khoa học xã hội.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc xếp vào nhóm như thế này liệu có sai về bản chất khi đây là một môn học tổng hợp kiến thức cả tự nhiên và xã hội. Thậm chí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) có hẳn Khoa Địa lý. Trong khi đó, ở ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Khoa Địa lý thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn.
Một người nghiên cứu về giáo dục thắc mắc: “Tại sao ở nước ta môn Địa lý đáng ra phải học nhiều về tự nhiên mà lại xếp vào tổ hợp Khoa học xã hội?”
Về điều này, GS.TS Nguyễn Cao Huần (Khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) khẳng định bản chất Địa lý là môn học gồm cả kiến thức tự nhiên và xã hội.
“Quan niệm Địa lý là môn học khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên đều sai hết vì nó là môn khoa học liên ngành. Nó là một môn khoa học tổng hợp vừa phản ánh tự nhiên vừa phản ánh kinh tế xã hội”, GS Huần nói.
GS Huần cho rằng không nên xếp môn Địa lý vào bài thi tổ hợp mang tên Khoa học xã hội bởi điều này vô hình trung làm học sinh và xã hội hiểu sai về bản chất môn học này.
“Địa lý có quá nhiều kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên chứ đâu phải chỉ xã hội. Ví dụ nó phản ánh khí hậu, thời tiết, tài nguyên, thổ nhưỡng, địa lý thực vật, các vấn đề môi trường, tai biến thiên nhiên,... trong phục vụ những vấn đề phát triển dân cư, quy hoạch về các khu dân cư, phát triển kinh tế gắn với mỗi cộng đồng nào đấy”, GS Huần dẫn chứng.
Địa lý là một môn khoa học tổng hợp cả xã hội và cả tự nhiên vì vậy cần phải để làm môn độc lập.
Đồng quan điểm, GS Trương Quang Hải chia sẻ: “Tôi nghĩ nếu chỉ mảng địa lý nhân văn thì được nhưng còn mảng địa lý tự nhiên nữa, do đó nếu xếp vào bài thi Khoa học xã hội tôi cho chưa bao hết được. Xếp như vậy tiện nhóm chung để đỡ thi lẻ các môn, nhưng gộp vào tên gọi tổ hợp đó thì không hợp lý”.
Bởi địa lý dân cư, đô thị, kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,... thuộc xã hội, còn kiến thức về khí hậu, thủy văn, thổ những, tài nguyên, địa hình,... lại thuộc về tự nhiên.
Theo GS Hải, nếu xếp vào bài thi Khoa học xã hội sẽ khiến phụ huynh, học sinh và xã hội dần có một cách nhìn nhận sai lệch. Do đó nếu tách được làm một môn thi độc lập là tốt nhất. Tuy nhiên, ông Hải cũng thừa nhận cái khó là giờ môn nào cũng “bày ra” tất cả thì học sinh phải thi nhiều môn và học quá nhiều kiến thức.
GS.TSKH. Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo (ĐH QG Hà Nội) có cách nhìn khác và đồng tình với việc xếp Địa lý vào bài thi tổ hợp này.
“Địa lý có 2 phần địa lý nhân văn và địa lý tự nhiên, nhưng ở phổ thông là địa lý nhân văn. Ví dụ đất, nước,... như thế thì dân số như thế nào, rồi cơ cấu kinh tế như thế nào... Tức là phần địa lý tự nhiên gần như không có mà chủ yếu là kiến thức tích hợp giữa nhân tố con người với điều kiện tự nhiên. Do đó theo tôi việc xếp địa lý vào khoa học xã hội là hợp lý”, ông Giang phân tích.
Thi THPT 2017: Không cần làm tất cả các môn trong bài thi tổ hợp Với việc xuất hiện bài thi tổ hợp trong phương án dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, nhiều thí sinh băn khoăn các trường sẽ xét điểm từng môn thành phần hay tính tổng của bài thi để xét tuyển đại học. " alt=""/>Tranh cãi môn Địa lý thuộc Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hộiĐặng Thị Huyền người dân tộc Hoa, ở thôn Na Cho Cai, xã Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và là học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Yên Minh (tỉnh Hà Giang).
Gặp chúng tôi tại Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) học giỏi năm 2016 vừa diễn ra chiều 5/11, Huyền cho biết, năm học 205-2016, em thi và đạt giải 3 môn Địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, Huyền đạt 7,5 điểm Ngữ văn, 7 điểm môn Lịch sử và 9 điểm môn Địa lý. Tính thêm cả điểm cộng, Huyền đạt 27,5 điểm. Huyền làm hồ sơ vào Trường ĐH Luật Hà Nội (nguyện vọng (NV 1 vào ngành Luật kinh tế, NV 2 vào ngành Luật) và ĐH Sư phạm Hà Nội khoa Việt Nam học. Đến khi biết điểm chuẩn, Huyền không đủ điểm vào NV1 trường Luật (lấy 28 điểm) nhưng thừa điểm NV2 ( lấy 26,25 điểm), lại thừa điểm vào Khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nên Huyền đinh ninh là mình đã đỗ. "Sau khi biết điểm chuẩn, nghĩ rằng mình đã đỗ cả 2 trường nên em ở nhà chờ giấy báo nhập học của trường để chuẩn bị xuống Hà Nội nhập học. Nhưng chờ mãi không thấy giấy báo nhập học gửi về" - Huyền buồn rầu nói. Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Văn Sài, bố Huyền cũng buồn rầu nói rằng, ông cũng không biết việc thi cử của Huyền, chỉ biết, Huyền nói đã đậu đại học nhưng mãi không thấy giấy báo về. "Tôi ra bưu điện hỏi nhưng họ cũng nói là không có" - ông Sài nói. Huyền cho biết, em hoàn toàn không biết năm nay có quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học mà nghĩ rằng phải có giấy báo nhập học của trường gửi về nhà rồi mang hồ sơ xuống trường để nhâp học luôn. Huyền cũng cho biết, cả trường em năm nay chỉ có 9 bạn thi đại học, điện thoại của em thời gian đó lại hỏng nên em không liên lạc với các bạn để biết thông tin này. "Nhà em lại ở xa. Muốn tới được chỗ có thể truy cập mạng để đọc thông tin cũng phải đi tới 15km đường núi nên em không biết được thông tin này" - Huyền ngân ngấn nước mắt khi kể về điều này. Huyền kể, mãi tới vài hôm trước đây khi chuẩn bị xuống Hà Nội để tham dự Lễ tuyên dương học sinh DTTS học giỏi năm 2016, em mới được một nhà báo nói cho mình biết về quy định phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học. "Em biết đây là lỗi của em do không nắm được thông tin nhưng em rất mong có thể được tạo điều kiện để em có thể theo đuổi việc học đại học" - Huyền nói. Em cũng cho biết, nếu không thể đi học trong năm nay, em cũng không biết có thể thi tiếp vào năm tới hay không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà kiến thức cũng rơi rụng nhiều. Ông Đặng Văn Sài cũng cho biết, gia đình ông chỉ làm nông nghiệp để duy trì cuộc sống. Cả gia đình có 5 người, Huyền là con thứ 2 trong gia đình. Người con cả của ông năm nay 20 tuổi, bị suy dinh dưỡng nên năm nay mới học lớp 10. Người con út, em gái của Huyền năm nay cũng đang học lớp 12. Trường hợp hy hữu ở Hà Giang Trao đổi với VietNamNet,ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang cho biết, sau khi nhận được thông tin về trường hợp của em Đặng Thị Huyền, ông đã trao đổi thông tin huyện và nhà trường nơi em học và khẳng định, các học sinh trong tỉnh đã được tư vấn rất kỹ càng trước khi kỳ thi diễn ra. Theo ông Sử, trước khi kỳ thi diễn ra, Sở GD-ĐT đã tổ chức hẳn một hội nghị trực tuyến cho toàn bộ học sinh và phụ huynh học sinh lớp 12 có nhu cầu để cung cấp thông tin cũng như giải đáp các thắc mắc về kỳ thi. "Em Huyền và gia đình cũng tham dự hội nghị trực tuyến do chính tôi trực tiếp tham gia" - ông Sử khẳng định. Do đó, ông Sử cho rằng, trường hợp em Huyền không nắm được thông tin quy chế thi là trường hợp hy hữu ở của cả tỉnh Hà Giang nhiều năm qua. Cũng theo ông Sử, do Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú cấp 2-3 Yên Minh là trường dành cho địa bàn cả 4 huyện của tỉnh Hà Giang. Trong khi đó, sau khi thi xong thì các em học sinh lớp 12 của trường về nhà ở cách trường khá xa, việc liên lạc trong công tác sau kỳ thi THPT lại chủ yếu liên lạc cá nhân nên trường và các cơ quan Sở cũng khó nắm được. "Theo như báo cáo của nhà trường thì thời gian đó đã liên lạc với em Huyền bằng điện thoại nhưng không được" - ông Sử nói. Cho rằng trường hợp của em Huyền là một sự rủi ro vì chủ quan, ông Sử cũng vẫn mong muốn các trường ĐH nơi em có nguyện vọng vào học sẽ tạo điều kiện để em theo đuổi việc học đại học của mình. "Em Huyền là một học sinh có tư duy tốt, thi học sinh giỏi quốc gia đoạt giải 3. Tôi không hiểu sao em lại chủ quan để xảy ra sự việc hy hữu như vậy" - ông Sử nói. Sẽ trao đổi với trường để giải quyết Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT cũng đã nhận được thông tin về trường hợp của em Đặng Thị Huyền. Sau khi kiểm tra, Bộ GD-ĐT xác nhận đúng là em Đặng Thị Huyền đủ điểm đậu cả 2 trường ĐH Luật HN và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội song chưa xác nhận nhập học ở bất cứ trường nào. "Sai sót này chủ yếu do em Huyền không nắm được quy định của kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, phần lớn là do điều kiện hoàn cảnh của em. Do vậy, Bộ GD-ĐT đang tiến hành trao đổi với các trường mà em có đăng ký xét tuyển để giải quyết trường hợp của em" - ông Nghĩa nói. Ông Nghĩa cũng cho biết, Cục Khảo thí cũng đã chủ động liên lạc với Huyền để nắm bắt nguyện vọng của em sau đó sẽ tiến hành làm việc với các trường để giải quyết nguyện vọng của em.
|