Xe độ đèn được đăng kiểm, có cả niềm vui xen những lo lắng
Theđộđènđượcđăngkiểmcócảniềmvuixennhữnglolắty giao Thông tư số 02/2023 của Bộ GTVT mới được ban hành vào ngày 22/3 vừa qua, ngoài miễn đăng kiểm lần đầu cho xe mới và kéo dài chu kỳ đăng kiểm ô tô với một số loại xe thì các thay đổi về quy định về kiểm định hạng mục hệ thống chiếu sáng cũng là vấn đề được rất nhiều người sử dụng xe quan tâm.

Trước đây, Thông tư cũ (số 16/2021/TT-BGTVT) quy định việc đèn xe "không đúng kiểu loại" được coi là một khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng(MaD) thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận kiểm định. Đây là lý do trong quãng thời gian qua khi quá trình kiểm định bị siết chặt, toàn bộ các mẫu xe đã nâng cấp từ đèn Halogen lên đèn LED hoặc Bi-LED đều bị trượt đăng kiểm.
Nhưng ở thông tư mới bổ sung, quy định trên đã không còn được đề cập đến. Ngoài ra, quy định "màu ánh sáng không phải màu trắng hoặc vàng nhạt" cũng đã được coi là khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng(MiD). Điều đó có nghĩa đèn xe đã độ chế với các nguồn ánh sáng màu khác như xanh, đỏ... vẫn có thể đủ điều kiện kiểm định.
Như vậy, với những sửa đổi bổ sung trong Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT, những người có nhu cầu độ đèn cho xe cũng như giới kinh doanh chuyên lắp đặt đèn ô tô sẽ "dễ thở" hơn.
Về phía người dùng, đại đa số cho rằng sự thay đổi liên quan đến quy định về hệ thống chiếu sáng là những điều chỉnh hợp lý, giúp người điều khiển phương tiện an toàn hơn khi tham gia giao thông.

Anh Quốc Định (Thái Bình) đang sử dụng chiếc Toyota Yaris cho biết: "Đèn nguyên bản trên xe tôi là bóng Halogen, khả năng chiếu sáng của đèn thực tế phù hợp với tiêu chuẩn chiếu sáng ở thời điểm 16 năm trước nhưng ngày nay chưa chắc đã còn phù hợp. Nên việc nâng cấp một hệ thống chiếu sáng hiện đại sẽ giúp tôi lái xe một cách an toàn hơn."
Còn anh Văn Phạm, một tài xế xe công nghệ chia sẻ: "Đèn chiếu sáng trên xe ô tô đã có nhiều thay đổi trong hai thập kỷ qua, từ Halogen, Xenon, LED cho tới Laser. Trong đó, đèn Halogen giờ là công nghệ chiếu sáng lỗi thời nhất nhưng vẫn được một số hãng xe sử dụng để giảm chi phí. Khả năng chiếu sáng của đèn Halogen gần như chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu hiện nay".
Thế nên, hầu hết những người đang sử dụng xe trang bị đèn pha Halogen đều có mong muốn nâng cấp hệ thống đèn để tăng tầm quan sát trong đêm tối.
Trước những băn khoăn của nhiều chủ xe, đặc biệt là các xe cũ đời sâu có được độ đèn LED hay Bi-LED để tăng sáng khi đèn Halogen không còn đảm bảo khả năng chiếu sáng, ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam khẳng định: "Trong trường hợp đèn xe ô tô hỏng hoặc không đảm bảo độ sáng, chủ phương tiện hoàn toàn được quyền thay thế."
"Tất nhiên, các xe được nâng cấp hệ thống chiếu sáng mới phải đảm bảo an toàn kỹ thuật, được kiểm định và có chứng nhận đạt tiêu chuẩn của cơ quan chuyên môn, cũng như đáp ứng đầy đủ các quy định về hình dạng chùm sáng, cường độ sáng, đường ranh giới tối sáng", ông An nói.
Những tiêu chí này sẽ được các trung tâm đăng kiểm sử dụng các thiết bị đo chuyên nghiệp để kiểm định thay vì chỉ kiểm tra bằng mắt thường.

Nhưng cũng không ít chủ xe còn lo lắng, thậm chí hoài nghi về việc xe "độ đèn" sẽ qua được kiểm định do tình trạng mỗi nơi một kiểu trước đó. Anh Xuân Đức, người có chiếc Mazda 626 đời 2000 độ lên đèn Bi-Xenon đã đến kỳ đăng kiểm, anh kể: "Xe tôi thay đèn từ lâu và bộ đèn cũ cũng không còn. Hôm trước tôi đi lấy số ở trạm đăng kiểm Mỹ Đình và được hẹn tới tận đầu tháng 5. Tôi có tham khảo anh em trên nhóm chơi xe cũ thì thấy nhiều người vẫn đi tìm đèn cũ để lắp vào cho yên tâm. Tôi cũng tính làm vậy vì sợ mất công đợi đăng kiểm lâu mà không được thì đi về quá tội".
Liên quan đến vấn đề độ đèn, anh Lê Đăng Trung - chủ cửa hàng chuyên độ nội thất và đồ chơi xe hơi có tiếng tại Hà Nội cho biết: "Khi có thông tư mới, khách có nhu cầu nâng cấp hệ thống đèn ô tô đã tăng trở lại nhưng nhiều người vẫn còn dè dặt và ngóng chờ tình hình kiểm định đèn độ ra sao rồi mới quyết định nâng cấp."
"Xe độ đèn đã được phép đăng kiểm, còn các cửa hàng độ đèn sẽ phải làm thế nào để có được chứng nhận đạt tiêu chuẩn của cơ quan chuyên môn thì chúng tôi vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể nên giờ cho dù có khách hàng yêu cầu, chúng tôi chưa chắc đã dám nhận lời", anh Trung nói thêm.

相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Estoril vs Porto, 0h00 ngày 31/3: Nhọc nhằn vượt ải
-
Giờ ra chơi, hàng chục đứa trẻ từ lớp túa ra sân. Một bạn gái ngồi lủi thủi ở góc lớp đã khiến cô bé Hà Hồng Xuyến (SN 2001, Huyện Phú Riềng, Bình Phước) chú ý. Cô bạn ấy bị liệt nửa chân, không thể đi lại nên phải ở lại lớp. Nhìn thấy hình ảnh đó, Xuyến rất thương. Cô bé bước lại gần bắt chuyện, tình bạn của họ bắt đầu từ đó, kéo dài suốt 13 năm qua…
Cô bé ở góc lớp
Một buổi chiều năm 2006, thấy con gái Trần Thị Hồng Nhung (SN 2001, huyện Phú Riềng, Bình Phước) đi học mẫu giáo về và kêu đau chân, cha mẹ em rất lo lắng. Ngay sau đó, biết Nhung không còn cảm giác ở cả hai chân, gia đình em vội vàng đưa em vào bệnh viện.
Qua nhiều bệnh viện, Hồng Nhung bị chẩn đoán mắc căn bệnh viêm tủy cắt ngang. Lúc đó, em không thể ngồi dậy được, phải nằm bất động trên giường.
Hồng Nhung (bên phải) và Hồng Xuyến Tại bệnh viện, sau suốt 1 năm chữa trị, tập vật lý trị liệu, Nhung có thể ngồi dậy và tự làm các việc cá nhân. Lúc này, bác sĩ khuyên gia đình chấp nhận sự thật rằng, Nhung đã bị liệt nửa người. Gia đình nên đưa em về để em có thể đi học.
“Khi đó, em còn quá bé để hiểu hết mọi chuyện. Thậm chí, lúc thấy xe lăn và được ngồi lên xe, em còn rất vui. Chỉ đến khi sau này, thấy các bạn đi lại, chạy nhảy, còn mình phải ngồi một chỗ, em mới dần nhận thức được hoàn cảnh của mình”, Nhung nói.
Thời điểm Nhung phát hiện bệnh, mẹ em đang mai thai người em thứ 3. Bà vô cùng đau lòng. Khi vào viện, nhìn thấy con nằm trên giường, bà òa khóc…
Hồng Nhung luôn nỗ lực để vượt lên những khó khăn do căn bệnh viêm tủy cắt ngang mang đến 1 năm nghỉ học lớp lá, nhiều kiến thức Nhung không được học vì vậy khi đi học lớp 1, Nhung rất vất vả để theo kịp các bạn. Từ đó, hằng ngày cha mẹ Nhung phải thay nhau đưa đón con đi học. Đến trường, những đứa trẻ khác thì tự tin, nhanh nhẹn vào lớp còn Nhung - mẹ phải bế em trên tay để vào.
Nhung dần dần mặc cảm, khép mình lại, cho đến một ngày cô bé Xuyến lại gần và bắt chuyện với em.
“Đôi chân” của bạn
“Xuyến rất hay nói chuyện với em. Những lúc các bạn ra sân chơi, mỗi mình em ở lại lớp, Xuyến đều ở lại cùng. Khi mẹ em đến đón trễ, Xuyến cũng ở lại chờ mẹ với em. Nhà em và nhà bạn cách nhau khoảng 10 phút đi bộ, bạn thường xuyên sang em. Nhờ bạn, em cảm thấy không còn cô đơn nữa…”.
Khi còn bé, Xuyến không thể bế bạn nhưng từ năm học lớp 4, cô bé đã có thể bế Nhung. Nếu như ở nhà, Nhung có bố mẹ trợ giúp thì đến trường, Xuyến là “đôi chân” của bạn. Xuyến bế bạn đi vệ sinh, ra sân trường chơi…
Nhung và Xuyến trong chuyến đi du lịch cùng nhau Cặp đôi không thiếu những lúc giận dỗi nhưng nhanh chóng làm lành “Đặc biệt, khi lên cấp 2, Xuyến đã giúp đỡ em rất nhiều. Trường chưa đầy đủ cơ sở vật chất, vì vậy mỗi lần thay đổi phòng học, Xuyến là người giúp em di chuyển. Bạn cứ bế em đi từ phòng này qua phòng khác”, Nhung nói thêm.
Không chỉ giúp đỡ bạn di chuyển, Xuyến còn là “lá chắn” mỗi khi bạn bị bắt nạt. Tính Nhung hiền lành, nhút nhát, nhiều lúc chỉ vì một câu nói của người khác, em đã buồn và suy nghĩ. Nhung không dám ra đường. Có lần Nhung ra chợ bị những người xung quanh hỏi: “Sao không tự xuống mà đi?”. Họ cho rằng em giả vờ, lười vận động, muốn dựa vào người khác.
Tuy nhiên Xuyến lúc nào cũng bảo vệ bạn. “Mỗi lần có những câu nói khiếm nhã, bất lịch sự nhằm vào em, Xuyến luôn đứng ra, lớn tiếng yêu cầu họ phải chấm dứt việc bình phẩm về em”, Nhung nói thêm.
Học hết lớp 9, vì sức khỏe kém và trường mới quá xa, Nhung đành nghỉ học. Đây là giai đoạn khó khăn nhất với em. Cô gái giam mình trong nhà suốt nửa năm. Không nhìn thấy tương lai, sợ mình là gánh nặng cho gia đình cả đời, Nhung đã rất tuyệt vọng.
Lúc này, nhung tham gia một nhóm đọc sách. Những câu nói, lời khuyên của bạn bè, người thân đã truyền động lực cho em. Em bắt đầu gấp trang sách lại, bước ra ngoài… Em muốn học tiếp, không học được ở trường em sẽ đi học nghề, để nuôi sống bản thân và truyền động lực cho những người khác.
Thấy bạn phải nghỉ học, Xuyến cũng quyết định dừng việc học để đi học nghề cùng bạn. Lớp học trang điểm cách nhà 15km, hàng ngày Xuyến đều đến chở Nhung đi học rồi chở bạn về.
“Có lần em chở Nhung cùng với 2 thùng đồ trang điểm đi làm nên xe rất cồng kềnh. Lúc đó, xe của em bị một xe ô tô tạt qua. Cả hai ngã xuống đường. Thật may, bạn không bị làm sao”, Xuyến kể lại.
Xuyến cũng thường chở, bế bạn đi mua sắm, ăn uống, du lịch… giúp bạn hoà nhập với cuộc sống. “Cô nàng ấy nặng hơn 40kg. Ban đầu em thấy khá nặng nhưng bế nhiều thành quen”, Xuyến cười nói.
Cô gái Hồng Xuyến được xem là điểm tựa tinh thần cho người bạn thiếu may mắn Vừa rồi, cả hai còn có chuyến du lịch cùng nhau đến Đà Lạt. Họ mang theo xe lăn đi cùng. Xuyến nói: “Ước mơ của em là được đưa bạn ấy đi khắp nơi vì Nhung rất thích đến những vùng đất mới”.
Cha mẹ của Xuyến xem Nhung như con gái trong nhà và cha mẹ Nhung cũng vậy. Hai cô gái đang học tiếp về lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, sắp tới họ có dự định mở chung spa để cùng nhau kinh doanh.
“Em muốn có công việc để tự nuôi sống bản thân. Sau này, khi đã thạo nghề, em sẽ dạy lại cho những người có cùng hoàn cảnh như em nhưng họ không may mắn là được đi học.
Em muốn cho họ thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào chúng ta cũng không bao giờ được phép bỏ cuộc”, Hồng Nhung nói thêm.
Chàng trai 23 tuổi kiếm tiền tỷ từ lá cây bỏ đi
17 loại tinh dầu và 5 loại toner đã được chàng trai quê Thanh Hoá đưa ra thị trường sau 3 năm khởi nghiệp.
" alt="Cô gái Bình Phước xinh đẹp 13 năm làm ‘đôi chân’ cho bạn thân">Cô gái Bình Phước xinh đẹp 13 năm làm ‘đôi chân’ cho bạn thân
-
Chương trình “Hẹn ăn trưa” tập 217 mang đến cho khán giả một câu chuyện thú vị. Chàng trai tham gia chương trình là Nguyễn Văn Phong (30 tuổi - Lâm Đồng). Hiện anh làm nghề trồng cà phê và một mình sở hữu 3 hec ta đất trồng cà phê. Với khối tài sản này, bà mối Cát Tường cho rằng anh là đại gia trẻ của phố núi. Nếu anh kết hôn, vợ sẽ không phải vất vả lo chuyện kinh tế.
Chàng trai Lâm Đồng chia sẻ về bản thân. Mặc dù đã 30 tuổi nhưng Văn Phong thừa nhận, anh chưa từng yêu ai. Anh chia sẻ, do công việc trồng cà phê vất vả, bận rộn.
Khu vực anh ở là vùng làm nông nghiệp, khá heo hút. Nam nữ thanh niên đến 20 tuổi thường lên thành phố làm việc nên anh ít có cơ hội đi hẹn hò hay gặp gỡ các cô gái.
Ông chủ trang trại cà phê thấy “Hẹn ăn trưa” mai mối thành công cho nhiều cặp đôi nên đã quyết định đăng ký và vượt mấy trăm cây số về TP Hồ Chí Minh tham gia.
Cô gái kết đôi cùng Văn Phong là Lê Thanh Thủy (26 tuổi - Đắk Nông). Thanh Thủy tâm sự, chuyện tình duyên của mình khá lận đận. Cô từng yêu sâu sắc một người đàn ông suốt 3 năm. Khi tình cảm đủ chín chắn, định tiến xa hơn thì bạn trai Thanh Thủy ngoại tình.
Khi cô phát hiện ra, mặc dù đau đớn nhưng vẫn cho anh cơ hội quay về. Tuy nhiên, chàng trai đó quyết định chia tay Thanh Thủy để đến với bạn gái mới.
Mối tình tan vỡ khiến Thanh Thủy bị sốc. 5 năm trôi qua, cô không yêu ai.
Cô gái chia sẻ, mình vẫn còn ám ảnh sau lần bị bạn trai cũ phản bội. Thanh Thủy và Văn Phong đã có khoảng thời gian cùng ăn trưa, trò chuyện vui vẻ.
Đến màn thử thách, Văn Phong bất ngờ đối mặt với tình huống: Nhà gái yêu cầu, nếu tiến tới hôn nhân, anh phải lo được 200 triệu đồng tiền sính lễ. Tuy nhiên, anh chỉ có 100 triệu đồng. Anh sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?
Trước sự theo dõi của khán giả và cô gái. Anh thẳng thắn bày tỏ, số tiền 200 triệu đồng để làm sính lễ là hơi cao nhưng nếu yêu thương nhau thật lòng, anh sẵn lòng lo đủ.
Chàng trai phố núi cưa đổ được bạn gái bằng sự chân thật. Trường hợp không đủ, anh sẽ xin với bố mẹ vợ cho mình khất. Sau này anh chăm chỉ làm lụng, kiếm ra gấp nhiều lần số tiền thách cưới.
Qua những câu chuyện và cuộc gặp mặt trực tiếp, cô gái Thanh Thủy đồng ý nhấn nút hẹn hò, đồng ý cho Văn Phong cơ hội tìm hiểu. Ứng xử chân thành của chàng trai được nhiều khán giả.
8 điểm cho thấy người chồng thật lòng yêu thương vợ
Nếu đi ăn cùng nhau, anh ấy sẽ tự nhiên chọn những món bạn thích, bỏ qua những gì bạn không thích thì chúc mừng bạn.
" alt="Hẹn ăn trưa tập 217: Đại gia phố núi đối mặt với màn thách cưới 200 triệu của nhà gái">Hẹn ăn trưa tập 217: Đại gia phố núi đối mặt với màn thách cưới 200 triệu của nhà gái
-
Từ 7/7 đến 20/9, VinFast lần đầu tổ chức chuỗi triển lãm "Vì tương lai xanh", nhằm giới thiệu đến người dùng toàn bộ hệ sinh thái xe điện mà hãng đang sở hữu. Các sự kiện sẽ lần lượt được tổ chức tại 11 tỉnh, thành phố, gồm nhiều hoạt động tương tác, lái thử và trải nghiệm sản phẩm. " alt="VinFast tổ chức chuỗi triển lãm xe điện, giới thiệu VF 3">VinFast tổ chức chuỗi triển lãm xe điện, giới thiệu VF 3
Nhận định, soi kèo Napoli vs AC Milan, 1h45 ngày 31/3: Tiếp tục bám đuổi
Tôi năm nay 65 tuổi, sinh được 5 người con gái và một người con trai là út. Chồng tôi mất sớm, để lại 6 đứa con thơ, một mình tôi phải tần tảo sớm hôn, mò từng con cua, bắt từng con ốc để đem bán lấy tiền nuôi con khôn lớn. Tuy nhà nghèo nhưng các cháu cũng chăm học, tôi cố gắng xoay sở cho các cháu cũng được đi học đàng hoàng, tử tế. Học xong đại học ra trường các con của tôi cũng lần lượt đi lấy chồng, giờ đây tất cả đã yên bề gia thất, chỉ còn cậu con út đi làm ăn xa.
Ảnh: B.N Trong 5 cô con gái thì 4 cô đi lấy chồng xa, có một cô lấy được chồng gần. Thấy gia cảnh nhà tôi khó khăn, bóc ngắn cắn dài, chẳng có của ăn của để làm hồi môn cho con gái đi lấy chồng, nên ông thông gia liền mua 1500m2 đất ruộng ngay sau nhà tôi để cho con tôi và con rể đào ao thả cá.
Tôi mừng rơi nước mắt vì thấy ông ấy đối xử tốt với các con quá nên cũng quyết định chặt đi ba cây xoài để mở ngõ cho các con đi vào khu đất đó. Ông ấy tìm người lo thi công, còn tôi thì lo cơm nước cho cả hai gia đình. Tôi cũng bận công việc của mình nên không để ý, ông ấy múc qua cả phần đất tôi vạch ranh giới để cho các con, rồi múc luôn cả vào 1500m2 đất tôi đang thầu của công ty để trồng trọt.
Tôi liền bị giám đốc công ty gọi lên chất vấn, thấy cảnh tôi mẹ góa con côi cạy cục van xin thì giám đốc cũng bỏ qua cho. Tôi bảo với con rể rằng nếu lỡ đào vậy rồi thì hai vợ chồng sang tôi cho thuê lại ao mà làm ăn kinh tế. Làm thêm cái chòi, tôi ở đó phụ giúp trông nom, hàng ngày tôi bắt được con cá gì ăn con cá đấy, mẹ con dựa vào nhau mà sống. Ai ngờ làm xong cái chòi, tôi chưa kịp ở thì ông thông gia đã dọn luôn vào ở.
Tôi nhịn hết lần này đến lần khác để giữ hòa khí hai gia đình, ấy vậy mà đến khi tát ao, ông ấy phun hết cả bùn, cát vào ruộng nghệ của tôi, thấy vậy tôi tắt máy để bưng ống bơm nước đi chỗ khác, ông ấy lại liền đặt ống vào vườn của tôi, rồi ngang nhiên chặt mấy cây chuối của tôi để cho cá ăn chỉ để lại mấy cái búp. Tôi góp ý thì ông ấy bảo “bà chưa cho các con được cái gì, có mấy cây chuối mà cũng phải tiếc”.
Quá quắt hơn khi con gái tôi bế cháu sang nhà tôi chơi thì ông ấy liền gọi điện bắt bế cháu lên chòi ngủ với ông. Ngày rằm tháng 7 năm ngoái, tôi làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, mời con rể và con gái tôi sang ăn, vừa bưng bát cơm đặt vào mồm thì ông ấy liền gọi điện bắt về nấu cơm cho ông ấy ăn. Cứ hết chuyện này đến chuyện khác ông thông gia luôn đối đầu với tôi, có cái ngõ tôi cắt đất của mình để đắp cho ông ấy và các con đi vào ao cá, thì ông ấy không đi, cứ đi vào vườn nhà tôi.
Ông ấy bảo ngõ ấy nhiều cỏ dại mọc quá nên đi vào dậm chân, trời mưa thì đường hơi lầy lội. Tôi lại nhún nhịn nhổ hết cỏ rồi đắp đất, đắp đá cho sạch sẽ hơn.
Đến lần thứ ba tôi không chịu đựng được nữa mới bảo ông ấy: “Ông muốn đi sạch sẽ thì lo làm cỏ và đắp đất be đường vào mà đi chứ tôi già rồi không làm mãi cho ông đi được, đừng đi vào vườn nhà tôi nữa”, ấy vậy mà ông ấy sẵng giọng lên, văng tục.
Bà thông gia thấy vậy thì bảo tôi xây cổng, xây tường lên, ngăn chia ranh giới ra để hai bên đỡ lời qua tiếng lại, nhưng tôi nghĩ nếu làm vậy thì lại khổ con tôi mà thôi. Thực sự, tôi rất uất ức và khổ tâm, vì thương con, thương cháu nên tôi luôn cố gắng nhẫn nhịn, còn ông thông gia lúc nào cũng được nước lấn tới. Tôi không biết mình nên làm gì đây?
Con dâu về ở cữ, mẹ chồng nằng nặc đòi thêm tiền điện, nước
Con dâu chỉ về ở 30 ngày, mẹ chồng lấy tiền ăn không thiếu một đồng. Bà còn bắt tôi nộp thêm khoản tiền điện, nước với lý do "nuôi bà đẻ tốn kém".
" alt="Thông gia khẩu chiến vì lợi ích kinh tế">Thông gia khẩu chiến vì lợi ích kinh tế
- 最近发表
-
- Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3
- Trước ngày lên xe hoa, bạn gái cũ đưa tôi 100 triệu rồi đề nghị điều khó tin
- Iga Swiatek giữ ngôi số một thế giới đến hết năm 2023
- Chứng khoán hôm nay 29/10: Loạt cổ phiếu tăng trần
- Nhận định, soi kèo Auxerre vs Montpellier, 22h15 ngày 30/3: Chìm trong khủng hoảng
- Chứng khoán hôm nay 29/10: Loạt cổ phiếu tăng trần
- Thi lớp 6 trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 4/7
- Những điều đặc biệt làm nên sức hút của mảnh đất miền Trung
- Kèo vàng bóng đá Dortmund vs Mainz, 22h30 ngày 30/3: Thất vọng chủ nhà
- Yadea VoltGuard
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Gamba Osaka vs Machida Zelvia, 17h00 ngày 2/4: 3 điểm xa nhà
- Khối ngoại mua ròng trở lại
- Hé lộ video máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ thử nghiệm phanh khí động
- Dân hẻm Sài Gòn bức xúc vì người đến chụp hình gây ồn, mặc phản cảm
- Nhận định, soi kèo America de Cali vs Fortaleza, 08h00 ngày 31/3: Chủ nhà gặp khắc tinh
- 'Người Việt bớt sĩ diện, bớt sống ảo sẽ hạnh phúc bền lâu'
- Hoàng tử Brunei đưa ra tiêu chí tìm vợ khiến các cô gái xốn xang
- Chiến sĩ biên phòng hoãn cưới 2 lần, xuyên đêm chống dịch nơi biên giới
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Nantes, 22h15 ngày 30/3: Nỗ lực trụ hạng
- Du khách đổ về Sa Pa hưởng ưu đãi kích cầu mùa ‘săn mây’
- Chứng khoán tiếp tục đi lùi
- Bánh bí ngô vô ngộ nghĩnh độc đáo dành riêng cho ngày Halloween
- Nhận định, soi kèo Zhejiang Professional vs Shenzhen Peng City, 18h35 ngày 1/4: Khẳng định sức mạnh
- Carlos Alcaraz 2
- Trước ngày cưới, bạn trai thú nhận từng đánh bạc, hiện còn nợ 170 triệu
- Phụ nữ hiện đại có nhiều lựa chọn thông minh cho nhu cầu cuộc sống
- Nhận định, soi kèo Akron vs FC Rostov, 22h30 ngày 31/3: Cửa trên đáng tin
- Tâm sự mẹ chồng khóc nghẹn trước sự ghẻ lạnh của con dâu suốt 10 năm
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà người có công, hộ nghèo ở Thanh Hóa
- Chứng khoán hôm nay 11/9: Cổ phiếu Novaland nằm sàn
- 搜索
-
- 友情链接
-