NEWSNEWS

Vẫn phổ biến chiêu lừa mạo danh công an gọi điện yêu cầu cài VNeID giả mạo

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC,ẫnphổbiếnchiêulừamạodanhcôngangọiđiệnyêucầucàiVNeIDgiảmạlịch ta Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, từ ngày 18/11 đến ngày 24/11, đơn vị vẫn ghi nhận nhiều phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi từ các số điện thoại lạ, có dấu hiệu lừa đảo.

Liên tục trong 5 tuần trước đó, từ ngày 14/10 đến 17/11, tổng đài 156/5656 do VNCERT/CC vận hành, đã tiếp nhận hơn 21.800 phản ánh của người dùng về các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo.

Dưới đây là 2 hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong tuần vừa qua:

Mạo danh công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là gọi điện thoại tự xưng công an và yêu cầu người dân chụp ảnh, cung cấp các thông tin cá nhân để kích hoạt giúp tài khoản định danh điện tử.

Đối tượng còn thông báo để được hỗ trợ trực tuyến, không cần trực tiếp đến cơ quan công an, người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VNeID tải từ đường dẫn chúng cung cấp, thực chất là ứng dụng giả mạo được tạo ra để lừa đảo.

Sau khi người dân làm theo hướng dẫn, tải ứng dụng VNeID giả mạo, đối tượng lừa đảo có thể chiếm quyền điều khiển điện thoại của nạn nhân và thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản.

ung dung gia mao.jpg

Thời gian qua, trên không gian mạng Việt Nam đã diễn ra nhiều chiến dịch lừa đảo sử dụng ứng dụng Android độc hại, khiến cho nhiều người dân bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Ảnh minh họa: T.Hiền

VNCERT/CC khuyến cáo người dân cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với VNeID hoặc ứng dụng VNeID giả mạo.

Bởi lẽ, chỉ có một ứng dụng duy nhất là VNeID để kích hoạt định danh điện tử mức 2; việc định danh điện tử mức 2 phải do công dân trực tiếp đến trụ sở công an để làm, không thể làm trực tuyến.

Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia phân tích: Dù không mới, song những hình thức lừa đảo liên quan đến việc cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo vẫn liên tục xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là bởi tâm lý của người dùng không đủ vững.

Nhiều người dù có hiểu biết hoặc đã từng nghe về hình thức lừa đảo này, tuy nhiên khi nghe các đối tượng trao đổi lại có tâm lý sợ liên quan đến pháp luật, không kiểm tra thông tin do ngại liên hệ cơ quan chức năng để xác minh.

Mặt khác, các đối tượng lừa đảo thường yêu cầu nạn nhân hành động nhanh để đảm bảo quyền lợi hoặc không vi phạm quy định. Tâm lý tin tưởng và hành động nhanh chóng trước các lời đe dọa giả mạo càng khiến người dân dễ rơi vào bẫy.

“Để giải quyết tình trạng này, việc cần làm vẫn là liên tục tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, không chỉ 1 lần mà phải thành hành động thường xuyên”,chuyên gia Vũ Ngọc Sơn nêu quan điểm.

Cảnh giác với lừa đảo mạo danh công ty điện lực

Theo VNCERT/CC, các đối tượng lừa đảo ngày càng gia tăng hoạt động với nhiều chiêu trò tinh vi, trong đó giả danh nhân viên công ty điện lực để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là chiêu trò được các đối tượng sử dụng phổ biến gần đây.

Mánh khóe được các đối tượng sử dụng là mạo danh nhân viên công ty điện lực gọi điện thông báo người dân chưa thanh toán tiền điện và sẽ cắt điện nếu không thanh toán ngay.

canh bao lua dao gia danh nhan vien cong ty dien luc.jpg
Giả danh nhân viên công ty điện lực để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là chiêu trò được các đối tượng lừa đảo sử dụng phổ biến thời gian gần đây. Ảnh minh họa: VNCERT/CC

Lợi dụng tính cấp bách của thông báo và tâm lý hoang mang của người dân, kẻ lừa đảo yêu cầu chuyển khoản tiền điện qua tài khoản chúng cung cấp hoặc mã QR lạ.

Sau khi người dân làm theo, không chỉ tiền trong tài khoản bị chiếm đoạt, mà các thông tin nhạy cảm khác cũng có nguy cơ bị lộ lọt.

Ngoài ra, việc truy cập vào đường dẫn hoặc mã QR lạ còn có thể khiến thiết bị của người dân bị kiểm soát từ xa, mở đường cho những hành vi xâm phạm nghiêm trọng hơn.

Chuyên gia VNCERT/CC khuyến nghị: Khi có nhu cầu thanh toán tiền điện trực tuyến, người dân cần tra cứu thông tin, truy cập website chính thống của EVN.

Người dân cũng cần cảnh giác trước những thông tin nhận được từ người lạ, chưa được xác thực nhằm tránh ‘sập bẫy’ lừa đảo.

Ngoài ra, người dân cần lưu lại tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo để làm bằng chứng nhằm phản ánh và doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao điện thoại của mình, hỗ trợ xử lý.

Lại ‘rộ’ chiêu lừa đảo gọi điện thông báo người dân nợ cước viễn thôngGọi điện thông báo nợ tiền cước viễn thông là 1 trong 2 chiêu lừa đảo phổ biến qua điện thoại những ngày gần đây, vừa được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam – VNCERT/CC cảnh báo tới cộng đồng.
赞(7)
未经允许不得转载:>NEWS » Vẫn phổ biến chiêu lừa mạo danh công an gọi điện yêu cầu cài VNeID giả mạo