Nhận định, soi kèo U19 Lào vs U19 Việt Nam, 15h00 ngày 24/7: Đi tìm niềm vui

Thể thao 2025-04-11 03:59:41 9835
ậnđịnhsoikèoULàovsUViệtNamhngàyĐitìmniềlịch serie a   Hồng Quân - 23/07/2024 06:08  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://member.tour-time.com/news/83b693140.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Cukaricki vs FK IMT Belgrad, 23h00 ngày 7/4: Mệnh lệnh phải thắng

Bông Mai và hành trình 99 ngày xuyên Việt

Trong “Hành trình 99 ngày xuyên Việt của Mai”, ca sĩ, nhà báo Bông Mai thừa nhận, để “cai” con cái, quẳng gánh lo mà lên đường không hề dễ dàng. Nhưng chị cũng tự hào cho biết, chị đang thực hiện một hành trình mà ở đó các con là những người bạn “đồng hành” để mẹ yên tâm “sống một cuộc đời rực rỡ”.

Bông Mai chia sẻ, để thực hiện chuyến đi 99 ngày này chị đã phải lên kế hoạch, sắp xếp cuộc sống, sinh hoạt cho bản thân và gia đình một cách chủ động, ổn định trước đó cả năm. Bông Mai gắn bó cùng hai con và hiếm khi rời xa con. Mọi sinh hoạt đều đã hình thành những thói quen, cho nên để "cai" được con là một quá trình dài. 

“Chúng tôi đã học cách cùng chia sẻ với nhau những mong muốn trong cuộc sống. Chúng tôi học cách làm bạn với nhau nên khi tôi chia sẻ mong muốn có một chuyến đi xuyên Việt dài ngày, các con đã rất ủng hộ. Ba mẹ con cùng nhau sắp xếp cuộc sống của mỗi người thế nào để cho những người còn lại yên tâm”, Bông Mai chia sẻ. 

Nhưng chị cũng thừa nhận bản thân khá may mắn khi "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" để lên đường. Bởi các con đã đủ lớn để sống độc lập với những kĩ năng đã được trang bị. Con gái lớn của Bông Mai năm nay 21 tuổi nên khá độc lập và tự chủ khi bận rộn với việc đi học, đi làm thêm. Con trai của chị thì bước vào tuổi 15, đã nhập học môi trường quân đội nên cũng sống độc lập và quy củ.

“Tôi nghĩ mình đã thực hiện khá tốt việc chuẩn bị cho một quá trình gọi là "cai con" - quá trình dành cho những bậc cha mẹ bước vào tuổi trung niên, có con đến tuổi trưởng thành”, nữ nhà báo tự hào cho biết. 

Con trai của nhà báo Bông Mai
Nhà báo Bông Mai bên hai con

Khi được hỏi trong suốt 99 ngày rời xa nhà và các con để độc hành, có lúc nào chị lo lắng, hối hận, hay có tư tưởng muốn “bỏ cuộc” quay về với các con? Bông Mai cho biết, chị đang thực hiện một hành trình mà ở đó các con cũng đang là người "đồng hành".

Con gái chị đã “đồng hành” cùng mẹ bằng cách hậu thuẫn cho chị xây dựng một team để xử lý các công việc hậu kì, thiết kế cuốn chiếu cho những tài liệu mà chị có được để đến khi hành trình kết thúc, chị không còn phải loay hoay với những gì mình đã ghi lại được. 

“Tôi cũng muốn sự giúp đỡ của con gái như một cách để tôi dạy con mình cách sắp xếp từ công việc đến cuộc sống sao cho thật hài hoà. Những việc tưởng chừng rất nhỏ như sắp xếp hành lý, chuẩn bị đồ để lên đường cũng đòi hỏi sự tính toán kĩ lưỡng cho cả hành trình. Việc này cần người hiểu biết nhưng phải cực kì ngăn nắp, cẩn thận.

Đó là cách tôi chỉ cho con gái mình những gì người phụ nữ có thể độc lập theo cách họ muốn mà hạn chế nhiều thiếu sót nhất. Hơn nữa những giá trị văn hoá dân tộc mà tôi có được trong chuyến đi là những bài học về văn hoá của đất nước mình mà hiện nay thế hệ trẻ đang dần bị xa cách.

Con gái tôi cùng các bạn xây dựng một team rất trẻ để họ nhìn vào văn hoá truyền thống dưới góc nhìn của họ, nói lên tiếng nói của người trẻ về văn hoá. Tôi nghĩ những gì tôi làm không chỉ là cho cá nhân tôi, mà ngay cả các con cũng nhận được những giá trị của hành trình thông qua những gì tôi lưu lại. Đó là cách chúng tôi đã cùng nhau "đi", để không có sự cô đơn nào cho cả người đi và người ở nhà. Vì thế tôi nghĩ chúng tôi đã và đang thành công trong cách đồng hành cùng với nhau”. 

Bông Mai cũng tiết lộ, 3 mẹ con tạo một nhóm chat để thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, quy định về việc ai làm gì cũng cần cập nhật để mọi người cùng biết. Con trai của chị thì đã “luyện” được thói quen chủ động gọi điện hỏi thăm mẹ mỗi ngày chứ không phải chờ mẹ gọi. Đó là chuyển biến rất tích cực của cậu bé. Bên cạnh đó, 2 chị em ở nhà sẽ có những sự liên kết để chăm sóc nhau dù em đang học nội trú để mẹ yên tâm "rực rỡ"”. 

Qua chia sẻ của nữ nhà báo, nhiều người thắc mắc liệu phụ nữ có nên “cai” con để dành cho mình không gian riêng, sống vì bản thân? Điều đó liệu có phải là liều thuốc cho con trưởng thành hơn và cho mình sống có ý nghĩa hơn? Nói về điều này, Bông Mai cho hay, khi chị kể với bạn bè việc “cai nghiện” con, nhiều người nghĩ chị đang tự vẽ ra một cái tên để gọi, một cách bao biện cho chuyến đi một mình rong ruổi khắp đất nước này. 

“Nhưng thực sự tôi nghĩ đó chính là cách sống, cách tư duy rất đáng để chúng ta không biến mình thành gánh nặng của con cái sau này. Gần 20 năm nuôi con một mình tôi thấm lắm cái gọi là "nghiện con". Bạn thử nghĩ nếu một ngày một người mẹ đơn thân bỗng trở nên cô đơn vì các con trưởng thành, có cuộc sống riêng và rời xa mình thì người mẹ đó có thể tìm thấy niềm vui không? Tôi nghĩ sẽ khó và lâu để chấp nhận”, Bông Mai đặt câu hỏi khiến nhiều người phải suy ngẫm. 

Nữ nhà báo còn cho biết, 5 năm tới chị có kế hoạch đi du lịch vòng quanh thế giới kỉ niệm mốc 50 tuổi nên hiện tại chị cũng đã bắt đầu chuẩn bị những gì có thể giúp chị thực hiện điều này. 

“5 năm phía trước là 5 năm tôi lo cho con cái ổn định công việc, học hành. Lúc đó con gái tôi đã đi làm, con trai tôi vào đại học thì chắc chắn chuyến đi vòng quanh thế giới không có gì là không thể thực hiện. Tôi muốn mình là người sống mang lại niềm vui, tích cực cho bản thân nhưng cũng là cho cả những người thân xung quanh mình. 

“Cai nghiện” con để sống cuộc đời của mình không có nghĩa là bạn ích kỉ mà là bạn đang chấp nhận việc con cái lớn lên và mình đang già đi. Chấp nhận những sự thật rất hiển nhiên của tạo hoá mà không có những tiêu cực làm ảnh hưởng. Đối với tôi, chưa bao giờ tôi coi mình là người dạy con khôn lớn. Tôi luôn nói với con mình: "Mẹ đang học cách làm mẹ từ chính những thay đổi dù là tốt hay còn cần điều chỉnh của các con. Nên con hãy giúp mẹ làm tốt điều này!", Bông Mai chia sẻ.

Chị cũng nêu quan điểm: "Tôi thích cách đồng hành với con hơn là dạy dỗ. Chưa kể hiện tại các con dạy lại tôi rất nhiều điều, vì bắt đầu mình đang tụt hậu với thời đại số. Vì thế, chúng tôi đang học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện bản thân mình".

Minh Châu

Ảnh: NVCC

">

Học cách 'cai' con của nhà báo Bông Mai

5g sáng.Quán cà phê nằm sát nhà trọ - nơi gia đình anh Nguyễn Phước Bảo Tài cư ngụ - vẫnchưa đông khách. Chọn một góc, vừa ngồi xuống, bà chủ quán tươi cười chào chúngtôi và nói ngay : "May quá, nhờ có anh viết bài báo mà cuộc sống của gia đìnhanh Tài đỡ hơn trước rất nhiều. Giờ anh ngồi chơi một chút, anh ấy đang lo chobé Tuyền vệ sinh buổi sớm rồi còn đưa cháu vào phòng mạch chữa bệnh nữa".

Ổn định chỗ ở

Sau bài viết "Cảnh đời khó tin của cháu nội vua Thành Thái giữa Sài Gòn" được VietNamNet đăng tải, anh Nguyễn Phước Bảo Tài  đã nhậnđược nhiều sự giúp đỡ của cộng đồng.

Ly cà phê vừa đặt trên bàn, ở cửa nhà trọ, anh Tài xuất hiện.Anh đang dìu cháu Tuyền bước ra ngoài. Nhìn thấy chúng tôi, anh đưa cháu đến gầnvà nói :"Chào bác đi con". Bé cúi đầu miệng lí nhí những tiếng không thànhtiếng. Cả 2 cha con ngồi cạnh chúng tôi.

{keywords}
Từ phòng trọ, bé Tuyền được cha dìu ra ngoài
 
{keywords}
Uống nước

Mẹ nó đi làm từ lúc 4g sáng nên cả buổi sáng tôi phải lo chocháu. Sáng vệ sinh xong đưa cháu đến phòng chữa trị đông y để bấm huyệt trong 30phút. Rồi sau đó, lo thức ăn sáng cho cháu đề mang theo đến trường. Nói làtrường nhưng thực chất là hộ gia đình nuôi trẻ. Cũng may, ở đây cháu được côgiáo bảo mẫu vốn là một nhà giáo về hưu dạy dỗ rất tốt. Bệnh tật của cháu đã đỡkhá nhiều rồi. Nếu trước đây phải bế cháu rồi đến lúc cháu nặng quá không bế nổiphải cõng thì nay có thể dìu cháu đi từng bước một.

{keywords}
Kỹ thuật viên bấm huyệt cho bé Tuyền
 

Phòng khám đã hết khách. Anh Tài đưa cháu vào. Quán cà phêcũng đông khách dần. Một bà cụ vừa đi thể dục về ghé vào. Gặp chúng tôi, bà rấtmừng. Bà tự giới thiệu bà là Nguyễn Thị Thân 75 tuổi, tổ trưởng tổ dân phố 45 KP3 (P. An Lạc A, Q. Bình Tân TPHCM).

Bà kể, hoàn cảnh của Tài cả tổ ai cũng biếtvà đã có những sự trợ giúp rất chân tình. Từ khi có bài báo, gia cảnh của Tàiđược công khai rõ ràng hơn bà con càng thương mến hơn. Nhiều nhà hảo tâm, mạnhthường quân đến giúp đỡ. Trong nhiều tháng sinh sống tại đây ai cũng thừa nhậnvợ chồng Tài hiền lành.

{keywords}
Lên xe

Qua tìm hiểu cuộc sống của Tài, bản thân tôi rất thương cảm.Tôi đã nhận cho cháu Thanh Tuyền được tạm trú trong nhà (trên giấy tờ) để làm hồsơ xin bảo hiểm cho cháu và đã được chấp thuận.

Cũng qua bài báo này, ông Lâm Văn Thành chủ căn nhà mà ông đãcho một người khác thuê lại để mở nhà trọ đã tặng anh 2 triệu đồng, trả giúp anhmón nợ 8,2 triệu tiền phòng trọ. Ông đã yêu cầu Tài phải chuyển xuống tầng trệt(có giá thuê cao gấp đôi) để tiện cho cháu Thanh Tuyền lên xuống. Ông cũng đãgiải quyết cho Tài một năm tiền phòng để anh yên tâm làm ăn nuôi con.

{keywords}
Tới lớp
 
{keywords}

 

Như vậy, về nơi ở cơ bản đã giúp anh nhẹ gánh được phần nào.Đặc biệt hơn, chiều 28/2 vừa qua - bà Thân nói tiếp - một phái đoàn gồm nhiềucán bộ cấp cao của tỉnh Thừa Thiên - Huế có đến thăm gia đình Tài. Đoàn đã tặng5 triệu đồng và hứa hẹn sẽ đài thọ cho gia đình một chuyến đi về Huế nhân ngàyhúy kỵ vua Thành Thái.

Ước nguyện cả đời của Bảo Tài là mong có được một lần về Huếthăm lăng ông nội và mộ phụ thân nay đã thành hiện thực. Nghe được tin nay tôicũng như bà con trong tổ đều mừng cho Tài - bà Thân tỏ ra rất vui khi báo chochúng tôi biết như thế.

Không phụ lòng tha nhân

Anh Tài đang đưa cháu Thanh Tuyền ra khỏi phòng khám. Anhnói :"Ngày nào cũng vậy, cứ 5 giờ sáng là đưa cháu đến bấm huyệt. Lúc trước thìmẹ cháu cõng cháu từ lầu xuống đất để đưa đến phòng khám. Lên xuống nhiều lầnchân bà xã tôi sưng phù lên. Cũng may, giờ đã xuống tầng trệt, cháu cũng đã lếtđược nếu có người dìu nên cũng đỡ được phần nào ..."

{keywords}
Tay cháu không tự ăn được nên phải có người đút

Anh gởi cháu ngồi lại với chúng tôi rồi lên xe đi mua thức ănsáng. Bà Thân kể tiếp :"Sau khi bài báo đăng lên, một phó chủ tịch phường đã đếngặp tôi để nhờ đưa đến xác minh. Vài ngày sau, lãnh đạo phường An Lạc A đi cùngmột giám đốc doanh nghiệp đến thăm gia đình Tài.

Được UBND phường đã trao tặng anh 2 triệu đồng. Kỹ sư Võ VănSang, giám đốc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng đi cùng đoàn được ủy ban phườngđề xuất giúp đỡ đã tìm hiểu vấn đề đi đến quyết định thu nhận cả 2 vợ chồng anhTài vào làm việc.

Ông Sang cho biết, sau khi đọc bài báo ông rất xúc động. Hoàncảnh của anh Tài cần được sẻ chia giúp đỡ nên khi được ủy ban phường gợi ý chúng tôihưởng ứng ngay.

Trước mắt, anh Tài sẽ là phụ hồ và vợ anh sẽ làm tại tổ Côngích vệ sinh môi trường phụ trách dọn vệ sinh hàng ngày trong khuôn viên UBNDquận Bình Tân. Giờ làm việc của chỉ bắt đầu từ 4g30 sáng đến 7g, lệch với giờcủa anh để chị còn có thời gian cho gia đình.

Đến cuối tháng 4 một tòa nhà của công ty hoàn thành sẽ bố tríanh Tài làm quản lý tòa nhà này. Chúng tôi sẽ ký hợp đồng lâu dài với cả 2người. Mức thu nhập dự kiến sẽ là 12 triệu/tháng cho 2 vợ chồng.

Nhà ở, việc làm là 2 điều kiện tối cần thiết cho cuộc sốngcủa một gia đình. Anh Bảo Tài đã được những tấm lòng yêu thương bảo bọc. Anh hết sức cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của những nhà hảo tâm đã quantâm giúp đỡ anh.

{keywords}
Chơi máy tính bảng. Chiếc mát tình này do nhà hảo tâm ở Ha Nội tặng cháu.
 

Chúng tôi cùng theo anh đến nơi bé Thanh Tuyền theo học. Xedừng, anh bế cháu xuống. Dẫn cháu vào, một phụ nữ đứng tuổi ra đón cháu. Cháuvòng tay, cái vòng tay không tròn và cúi đầu chào bà. Bà là người chăm cháu suốtnhững tháng qua.

{keywords}
Nụ cười của bé Tuyền
 

Dẫn cháu vào trong để cháu ngồi trên đi-văng, bà cúi xuốngtháo giày cho cháu. Cháu ngồi chơi trong chốc lát. Ba cháu đưa cho cháu một máytính bảng mới tinh. Cháu tự mở vào chơi trò chơi cháu thích.

Anh Tài cho biết, chiếc máy tính bảng này là của một nhà hảotâm tên Bảng từ Hà Nội gởi cho. Anh Bảng chuyển vào tài khoản của cửa hàng Thếgiới di động số tiền 17 triệu đồng để anh Tài đến nhận chiếc máy tính này.

Anh Tài cho biết thêm, từ ngày báo đăng đến nay, anh đã nhậnđược vô vàn cuộc điện thoại hỏi thăm, động viên cùng sự trợ giúp của rất nhiềungười trên khắp mọi miền đất nước và cả hải ngoại. Những ân nhân này không hềcho biết tên và anh chỉ biết là người ở quận 6, quận 5, Quảng Nam, Huế và cảnhân viên của Truyền hình An Viên ...

{keywords}
Ông Võ Văn Sang, giám đốc doanh nghiệp và anh Bảo Tài
 

Trước những nghĩa cử này, anh Tài rất cảm động và xin hếtlòng đa tạ tấm lòng của bà con gần xa đã thương yêu gia đình anh.

Được rất nhiều tha nhân giúp đỡ từ cần câu đến con cá, chúngtôi không mong gì hơn những ngày sắp tới, anh Tài và gia đình cố gắng hơn để cócuộc sống tươi đẹp không phụ lòng mong muốn của nhiều người...

Trần Chánh Nghĩa

TIN LIÊN QUAN

Cảnh đời khó tin của cháu nội vua Thành Thái giữa Sài Gòn">

Cháu nội vua Thành Thái được đài thọ về Huế nhân ngày giỗ ông

Siêu máy tính dự đoán Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4

{keywords}Thắng và chú chó Tu Tu.

Tự nhận vốn thích làm những điều kỳ quặc từ nhỏ nên chẳng mấy ai thắc mắc khi Kiều Đức Thắng rời Hà Nội, Sài Gòn để tới một bản làng của người Raglay dựng nhà, trồng rẫy, tìm đến cuộc sống yên bình giữa thiên nhiên suốt 1 năm qua.

Là một bạn trẻ thuộc thế hệ 9x , tốt nghiệp ĐH Kiến Trúc Hà Nội, Thắng làm thiết kế nội thất ở thủ đô được vài năm thì chuyển vào Sài Gòn sinh sống và tiếp tục công việc chuyên ngành theo học.

Ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất, Thắng đã lựa chọn cách sống và mục đich sống của mình là được sống tự do, được làm những điều mình thích mỗi ngày, hạnh phúc, lạc quan ngay cả khi thành công hay thất bại. Ngày đó Thắng đã từng ước mơ sau này sẽ được sống và sáng tác những tác phẩm nghệ thuật  trong một ngôi nhà nhỏ trên một quả đồi. Cậu hi vọng điều đó sẽ được thực hiện trước năm 30 tuổi.

Mấy năm gần đây, nhận thấy cuộc sống ở thành phố ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của bản thân cũng như người thân xung quanh, nên Thắng đã quyết định thực hiện ngay ước mơ khi có điều kiện thuận lợi. 

Hiện tại, cậu đang xây dựng một mảnh đất vườn rộng 1.700m2, tại Thôn Dốc Trầu, xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà – cách sân bay Cam Ranh và cách biển 40km 

‘Ngày xưa, mình đi trải nghiệm rất nhiều các tỉnh thành dọc miền đất nước Việt Nam, nhưng chừa lại Khánh Hoà không dừng chân vì nghĩ không có gì hay ở đó. Nhưng có một dịp ghé qua cùng người bạn mình thấy thích nơi này luôn.  Không nghĩ rằng gần biển lại có một vùng núi  khí hậu mát mẻ, quanh năm không cần dùng quạt, rừng núi và phong cảnh kiểu như Tây Bắc. Chỉ vì thế thôi mà mình đã chọn dừng chân ở đây’.

{keywords}
Căn nhà nhỏ của Thắng ở thôn Dốc Bầu, xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà.

Từ khi quyết định về Khánh Hoà sống, Thắng bắt đầu tìm hiểu về nông nghiệp và các loại dược liệu với mục đích tạo ra những thành phẩm để có thể giúp cho người thân của mình và những người có nhu cầu sử dụng.

‘Mình muốn làm được những sản phẩm sạch nhưng giá phải phù hợp để ai cũng có thể sử dụng, chứ không phải như bây giờ thực phẩm sạch phải tìm mua ở thành phố rất đắt đỏ, chỉ những người có điều kiện mới dùng được. Mình đã từng trải qua những ngày kiếm mua đồ ăn sạch ở thành phố và nó thực sự khó khăn'.

Những cây trồng trong vườn của cậu bây giờ là một mô hình nhỏ của nông nghiệp sinh thái. Mọi thứ sẽ phát triển theo cách tự nhiên, các loài cây và các loại thiên địch sẽ tự tương trợ và tiêu diệt nhau.

‘Muốn cây tốt thì đất phải tốt. Khi đất tốt, mình không cần làm gì cây vẫn lên, không cày xới, chỉ ủ rơm rạ, lá cây, phân chuồng để cho đất luôn được tơi xốp. Mới bắt đầu cải tạo đất, mình trồng nhiều các cây họ đậu vừa không phải chăm sóc vừa có thân lá để phủ đất, và có hạt để làm thực phẩm nấu ăn hàng ngày’.

Thắng nói, những kiến thức về nông nghiệp tự nhiên được tập hợp rất nhiều trong các cuốn sách và trên các trang mạng, chủ yếu là của nước ngoài, bởi vì trên thế giới đã và đang có rất nhiều người quay lại với việc sống và làm nông nghiệp theo cách tự nhiên, theo những gì vốn có của nó.  

‘Thực ra, nó giống như cách làm nông của ông bà mình làm ngày xưa. Nhưng ngày xưa chủ yếu làm theo những kinh nghiệm thực tế và truyền miệng nên đôi khi gặp nhiều rủi ro hơn. Bây giờ, mọi thứ được đúc kết lại và cũng được chia sẻ rộng trong sách hoặc trên Internet.

Hiện tại, khu đất của Thắng trồng đủ các loại rau quả, đủ cho cậu sử dụng hằng ngày. Các loại củ quả để được lâu còn dư thì cậu gửi về cho gia đình và người thân sử dụng. Ngoài trồng trọt, cậu còn nuôi một đàn gà phục vụ cho nhu cầu cá nhân và lấy phân bón cây. Cậu dự định sau này sẽ nuôi thêm bò, dê, ngựa...

Thời gian rảnh, Thắng mày mò đục đẽo làm điêu khắc, đồ gốm, sáng tạo những gì mà cậu nghĩ ra hoặc làm vài vật dụng hoàn thiện cho ngôi nhà của mình.

{keywords}
Chuồng gà do Thắng tự tay làm.

Hồi còn ở phố, do đặc thù công việc là thiết kế hay phải làm đêm chạy tiến độ, cộng với việc thích tụ tập bạn bè cà phê, đi bar nên có những ngày 3-4 giờ sáng cậu mới ngủ là chuyện bình thường.

Nhưng cuộc sống nông thôn đã làm thời gian biểu của cậu thay đổi. Cậu không còn thức khuya dậy muộn như trước nữa. Một ngày của Thắng thường bắt đầu từ 5 giờ sáng. Tập thể dục xong, cậu ra vườn làm cỏ hoặc làm một việc gì đó trước khi trời nắng, rồi vào ăn sáng và nghỉ trưa lúc 9 giờ và làm các công việc trong nhà. Tới 4-5 giờ chiều, cậu lại dành thời gian chăm sóc vườn tiếp. ‘Thường thì 9 giờ tối mình đã ngủ, nhiều hôm mưa gió lạnh lạnh còn ngủ lúc 7 giờ’.

Nói về cuộc sống hiện tại của mình, Thắng bảo: ‘Mình không thấy buồn, cũng chẳng thấy vất vả gì hết. Chắc do tính mình thoải mái, không suy nghĩ nhiều nên lúc nào cũng thấy đời vui tươi và lạc quan’. 

‘Vì được làm những gì mình thích nên làm gì cũng như chơi, ngày nào cũng là ngày làm việc, ngày nào cũng là ngày nghỉ. Nhiều khi thấy mình như con tắc kè, ở đâu cũng thích nghi được’.

Sống trong căn nhà nhỏ giữa bản làng, thỉnh thoảng Thắng lại nghe tiếng gọi í ới của hàng xóm. ‘Khi thì được cho bát canh, lúc thì được cho trái bắp, thỉnh thoảng cũng có người xin vài quả ớt, vài bông hoa hay vài ba hạt giống… Hôm nay thì được cho một bát sương sâm vì có vẻ đang mùa nên trên rừng có rất nhiều lá, còn kèm theo bát nước đường nấu gừng ăn cùng cho đỡ nhạt miệng. Chính vì thế, kinh nghiệm làm hàng rào có thể theo phong cách hững hờ, đừng cao quá, đừng thấp quá, thưa thưa một chút cho nhìn thấy nhau sẽ có nhiều ích lợi hơn’ – Thắng hóm hỉnh chia sẻ. 

Nhiều người khi nhìn những bức hình Thắng đăng trên trang cá nhân, thấy cuộc sống của cậu thật bình yên, đẹp đẽ và trong lành. Ai cũng ước ao mình được sống như thế. Nhưng Thắng bảo, sống cùng với thiên nhiên không phải lúc nào cũng là những buổi sáng tràn ngập ánh nắng ấm áp, mà còn là những đêm mưa gió bão bùng, là những ngày nắng cháy da thịt, là sâu bò lên mặt, là tiếng côn trùng kêu ầm ĩ suốt đêm… 

‘Bình yên và dữ dội đủ cả… Nên phải yêu thương, vui vẻ đón nhận những gì thiên nhiên đem tới thì mới có thể sống hạnh phúc trọn vẹn giây phút của ngày hôm nay được’.

Thắng luôn tâm niệm và đi theo lý tưởng sống của riêng mình, đó là tạo ra những thứ đẹp đẽ, có ích cho bản thân và cộng đồng.

{keywords}
Một góc căn nhà của Thắng
{keywords}
Một góc vườn Thắng tự tay trồng đủ loại cây trái và hoa.
{keywords}
Trứng gà nhà nuôi.
{keywords}
Các loại đỗ Thắng tự trồng trong vườn.
{keywords}
Bữa sáng từ chính những loại quả thu hoạch trong vườn nhà.
{keywords}
Cậu cũng trồng nhiều loại hoa.
{keywords}
Hoa cắm trong bình Thắng tự nặn và nung. 
{keywords}
Đám trẻ con trong làng giúp thu hoạch bông. 
Vườn rau 1000 m2 trên đất Mỹ của dược sĩ gốc Việt

Vườn rau 1000 m2 trên đất Mỹ của dược sĩ gốc Việt

Vườn rau ngàn m2 của vợ chồng chị Sally Nguyễn trước đây chỉ trồng hoa hồng, từ khi có mẹ chị đến ở, khu vườn lúc nào cũng xanh tươi, lủng lỉu cây trái Việt.  

">

9x từng đi bar tới sáng, bỏ Sài Gòn về Khánh Hòa xây nhà, làm vườn

Trải qua 2 đời vợ và mối tình tưởng chừng đã tìm lại được hạnh phúc, đột nhiên lại xảy ra biến cố, danh hài Chiến Thắng ví mình như "kép tư bền", mua vui cho người khác nhưng bản thân lại luôn trong tâm trạng buồn bã.

Là nghệ sĩ hài nổi tiếng, mỗi lần xem tiểu phẩm Chiến Thắng tấu hài là một lần khán giả cười nghiêng ngả. Thế nhưng, đằng sau tiếng cười của danh hài có tiếng miền Bắc này là những nỗi buồn về cuộc sống hôn nhân. Và câu nói “mong manh như tình nghệ sĩ” dường như đã “vận” vào danh hài Chiến Thắng. Chiến Thắng bảo anh có nỗi buồn mặn chát sau "nghề cười". 

Từng được đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Quân đội, ra trường được Đoàn nghệ thuật bộ đội Biên phòng đón về đầu quân cho đoàn, thế nhưng như định mệnh, năm 2001, Chiến Thắng gặp đạo diễn Khải Hưng và anh rẽ ngang sang hài từ đó. Nổi tiếng với những vai hài bao nhiêu thì chuyện tình của anh cũng nổi tiếng bấy nhiêu bởi, Chiến Thắng trải qua nhiều mối tình nhờ "tuyệt chiêu" mà anh từng chia sẻ, đó là  - "chai mặt".

{keywords}
Chiến Thắng và người vợ thứ 2

Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với người vợ đầu, năm 1994 Chiến Thắng nên duyên cùng chị Thanh Tám – bạn học cùng cấp 3 của anh. Vợ Chiến Thắng là 1 công chức nhà nước. Chị từng là bạn học và chơi rất thân với Chiến Thắng. Theo Chiến Thắng, ngày còn học chung trường cấp 3, chị là hoa khôi dành được nhiều sự quan tâm của các bạn khác giới còn anh chỉ là cậu học trò thấp bé, nhẹ cân. Chiến Thắng "cưa cẩm" vợ bằng 1 cách khá hài hước. Anh thường ngồi vắt vẻo trên cây xoài trước cửa nhà, chờ chị đi qua để trêu chọc vài câu hoặc tặng chị những bức tranh anh tự vẽ. Chiến Thắng nhiều lần nhắc tới vợ hai trong các bài trả lời phỏng vấn với thái độ yêu thương, trân trọng.

Thế nhưng, năm 2015 thông tin họ chia tay khiến nhiều người bất ngờ. Chia sẻ về lý do ly hôn, danh hài Chiến Thắng nói rằng họ không hợp, anh chấp nhận ra đi với 2 bàn tay trắng, các con được đưa về Vĩnh Phúc ở với bà nội. 

"Đấy, thế là bây giờ tôi lại như người độc thân rồi! Một mình nấu cơm, ăn cơm rồi đi về. Bắt đầu lại từ đầu, không nhà cửa, không gì cả", danh hài Chiến Thắng từng chia sẻ. 

{keywords}
Chiến Thắng và vợ sắp cưới đã đường ai nấy đi

Sau đổ vỡ hôn nhân lần 2 Chiến Thắng tình cờ quen Ngọc Ánh, cô gái kém anh 18 tuổi trong một lần đi quay tiểu phẩm hài. Cả 2 người quyết định dọn về Vĩnh Phúc, xây nhà để chuẩn bị kết hôn thì đúng 3 ngày trước khi tới ngày trọng đại đó, Chiến Thắng phát hiện ra bí mật giấu kín của vợ sắp cưới.

"Ngọc Ánh đã có chồng và con, lại giấu tôi suốt gần 1 năm trời. Tôi yêu cô ấy nhưng tôi không thể tha thứ cho một người mẹ, người vợ nói dối mình, có con lại nói dối là không có để cả năm trời không ngó ngàng gì tới con mình. Đằng sau biến cố hôn nhân không hạnh phúc, đối với tôi thương và nhớ nhất là các con của mình. Bởi vì các con là tài sản vô giá nhất. Trong lòng tôi rất buồn, có những lúc nhớ các con da diết. Tôi mong muốn rằng, dù có tan vỡ nhưng những người làm cha, làm mẹ phải luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho những đứa con của mình, bởi chính những người làm bố và mẹ mới là người có lỗi trong cuộc hôn nhân không trọn vẹn", Chiến Thắng bộc bạch.

Tay trắng ra đi với cuộc hôn nhân thứ 2, chuẩn bị tiến tới cuộc hôn nhân thứ 3 thì lại "đứt gánh", Chiến Thắng vì mình như "kép tư bền", mua vui cho người khác, nhưng sau cánh gà anh có nỗi buồn khó tả. Chỉ những đứa con còn lại sau cuộc hôn nhân là động lực để anh gắng gượng và sống tiếp.

Ngân An

">

Tình buồn đầy nước mắt của danh hài Chiến Thắng

友情链接