Cục CNTT - Bộ Y tế mới đây đã có văn bản đề nghị các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, phòng chống mã độc tống tiền WannaCry.
Công văn của Cục CNTT thuộc Bộ Y tế nêu rõ, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc tấn công của Ransomware WannaCry (còn được biết với các tên gọi khác như WannaCrypt, WannaCryptOr 2.0…) vào Việt Nam, ngày 13/5 Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam – VNCERT đã có văn bản 144/VNCERT-ĐPƯCvề việc theo dõi, ngăn chặn kết nối máy chủ điều khiển mã độc WannaCry.
Nhấn mạnh WannaCry là loại mã độc rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và mã hóa toàn bộ dữ liệu trong máy chủ hệ thống cũng như máy tính cá nhân, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, Cục CNTT - Bộ Y tế đã đề nghị các đơn vị nêu trên thực hiện khẩn cấp một số việc.
Cụ thể, với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Cục CNTT - Bộ Y tế yêu cầu không nhấp vào các đường liên kết, tập tin đính kèm và biểu tượng quảng cáo không rõ nguồn gốc. Đồng thời, khi xảy ra sự cố, cần nhanh chóng ngừng sử dụng máy tính, ngắn kết nối mạng và báo ngay với tổ chức, cá nhân chuyên trách về CNTT.
Cục CNTT - Bộ Y tế cũng đề nghị các tổ chức chuyên trách CNTT tiến hành kiểm tra, hướng dẫn, thực hiện cập nhật bản vá các lỗ hổng bảo mật trên hệ điều hành, ứng dụng đối với máy tính cá nhân, máy chủ của đơn vị; thực hiện sao lưu ngay các dữ liệu quan trọng của đơn vị và để cách ly an toàn.
Bên cạnh đó, tổ chức chuyên trách CNTT cũng được đề nghị phải theo dõi, ngăn chặn kết nối đến các máy chủ điều khiển mã độc WannaCry và cập nhật vào hệ thống bảo vệ như IDS/IPS, Firewall… các thông tin nhận dạng về loại mã độc tống tiền mới này bao gồm 33 địa chỉ IP các máy chủ điều khiển mã độc (C&C Server); 10 tệp tin và 22 mã băm (Hash SHA-256); sử dụng các phần mềm có khả năng phát hiện và tiêu diệt mã độc để rà quét toàn bộ hệ thống.
Cục CNTT - Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các đơn vị chủ động giám sát, chỉ đạo kịp thời công tác tổ chức phòng, chống mã độc, đảm bảo an toàn dữ liệu và hoạt động chung của đơn vị.
![]() |
“Ứng dụng phát huy khá tốt, nhận diện được nhiều số điện thoại hay gọi để bán hàng, bảo hiểm, du lịch… Thấy tên hiện lên thì mình có quyền không nghe hoặc khóa luôn để không gọi lại được nữa”, anh Luân chia sẻ.
Với kinh nghiệm của mình, anh cho biết ứng dụng chỉ nhận diện được khoảng 70% các số điện thoại bàn, ngoài ra chỉ hiện số chứ không hiện tên. “Nhưng vậy cũng đủ dùng, tránh bị làm phiền bởi mấy dịch vụ không cần thiết”, anh Luân chia sẻ.
Ứng dụng Truecaller anh Luân sử dụng có mặt trên 3 chợ ứng dụng phổ biến nhất hiện nay: Google Play Store, Apple App Store, Windows Phone. Trên Google Play Store, ứng dụng này đang có đến 100 triệu lượt tải.
Khi cài Truecaller, nhiều số điện thoại lạ khi gọi đến sẽ hiển thị tên để người dùng biết trước có nên nghe máy hay không, hoặc ít nhất sẽ hiện tên các nhà cung cấp như VNPT hay Viettel. Mặc dù điện thoại không lưu tên, nhưng dữ liệu có sẵn của Truecaller sẽ hiện tên các số điện thoại, chẳng hạn của bảo hiểm PVI, của ngân hàng ANZ,… để người dùng quyết định nghe máy hay không.
Trên thông tin hiển thị, người dùng thậm chí còn biết được số điện thoại đó đã bị bao nhiêu người báo cáo (report) đó là số điện thoại rác (spam). Do đó, chỉ cần nhìn số điện thoại bị report nhiều thì người dùng có thể chọn không nghe máy, hoặc chặn luôn số điện thoại đó.
" alt=""/>Cài phần mềm để chặn các cuộc gọi làm phiền từ bảo hiểm, ngân hàng…