Nhà đất trầm lắng, môi giới bất động sản tính bỏ nghề

  发布时间:2025-01-15 08:47:31   作者:玩站小弟   我要评论
3 tháng không chốt được kháchĐang là nhân viên môi giớicúp c1cúp c1、、。

3 tháng không chốt được khách

Đang là nhân viên môi giới tại một dự án ở khu vực Bắc Ninh,àđấttrầmlắngmôigiớibấtđộngsảntínhbỏnghềcúp c1 anh Tùng thường xuyên phải đi về trong ngày với quãng đường hơn 10km. Anh cho hay, nhiều tháng nay, thị trường bất động sản chững lại. Dự án biệt thự liền kề công ty anh phân phối không có khách nào hỏi mua. Trong khi đó, để duy trì công việc, anh Tùng vẫn phải qua lại dự án từ sáng sớm tới tối mịt mới về. Chưa kể, tiền điện thoại cho khách, chi phí chạy quảng cáo trên một số mạng xã hội.

“Thị trường đang khó khăn, người mua ít. Tôi cũng đang tính bỏ nghề vì không còn tiền để bám trụ. Tôi đang cố nốt thêm 1 tháng xem có tiến triển gì hơn không”, anh Tùng cho hay.

Anh cho hay, môi giới bất động sản sống bằng tiền hoa hồng, lương hỗ trợ từ công ty chỉ có 3 triệu đồng/tháng. Thời gian qua không có giao dịch nào, anh Tùng phải tiêu cả vào tiền tiết kiệm trước đó.

Nói về nguyên nhân nhà đất trầm lắng, anh Tùng cho rằng, giá bất động sản đã bị đẩy lên quá cao. Đơn cử, sản phẩm biệt thự tại dự án mà anh Tùng đang bán đều có giá hơn trên 10 tỷ đồng/căn, liền kề thì 7-8 tỷ đồng/căn. Phần lớn người mua để đầu tư, nên khi mức giá lên cao, không có hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng sẽ ngay lập tức giảm thanh khoản.

“Nguồn cung các sản phẩm biệt thự, liền kề vùng ven Hà Nội liên tục ra hàng, nhưng giá cao khiến cho thanh khoản giảm mạnh”, anh Tùng cho hay.

Bất động sản bị đẩy giá lên quá cao 

Ông Đỗ Thanh Hải, đại diện một sàn môi giới bất động sản tại Hưng Yên cho hay, tâm lý nhà đầu tư đã thay đổi, nhiều người mua không còn đổ xô xuống tiền mà họ cẩn trọng hơn. Thị trường chưa ghi nhận tình trạng cắt lỗ lớn, nhưng đã có người mua giảm lợi nhuận so với mục tiêu ban đầu để rời bỏ thị trường. Diễn biến này là phù hợp hoàn toàn với thực tế trong bối cảnh thị trường đang có xuất hiện nhiều dấu hiệu khó khăn.

Bên cạnh đó, việc ngân hàng siết tín dụng bất động sản cũng đang khiến thị trường ngấm đòn. Theo ông Hải, có khách hàng mua nhà để ở và cũng có trường hợp mua đầu tư, trong số đó nhu cầu vay vốn từ ngân hàng khoảng 20 - 30%. Sau khi có thông tin ngân hàng siết tín dụng bất động sản, khách hàng rất e dè trong việc xuống tiền.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó TGĐ đơn vị nghiên cứu  bất động sản cho rằng, mặc dù giá nhà tăng tăng lên, nhưng tính thanh khoản chưa hẳn sẽ tỷ lệ thuận, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi giá nhà đất tăng quá cao thì dễ ảnh hưởng tới thanh khoản bởi lúc này khả năng mua bị hạn chế. 

Nguyên nhân là do mức giá ở một số dự án đang đứng ở mức cao. Điều này ảnh hưởng đến tính thanh khoản, dòng tiền, hoạt động đầu tư.  Khảo sát cho thấy, giá nhà nhiều khu vực tăng chóng mặt. Đơn cử, Hưng Yên thiết lập mặt bằng giá mới tại phân khúc nhà thấp tầng ghi nhận ở mức 120 - 194 triệu/m2, Quảng Ninh ghi nhận ở mức 125 - 175 triệu đồng/m2, Hải Phòng chỉ ghi nhận ở mức 41 - 57 triệu đồng/m2.

Giai đoạn điều chỉnh

Theo các chuyên gia, sau thời gian tăng giá mạnh, thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn điều chỉnh. Trong 2 tháng qua, thị trường lộ rõ sự hạ nhiệt và càng ngày sẽ càng rõ ràng hơn. Đây là thời điểm khiến nhiều nhà đầu tư ám ảnh. 

Ông Matthew Powell, Giám đốc, Savills Hà Nội, cho hay, áp lực tăng giá cùng tỷ lệ lạm phát tăng cao trong khi tín dụng bị thắt chặt có thể sẽ khiến hoạt động thị trường bất động sản chậm lại trong ngắn hạn.

TS. Sử Ngọc Khương nhận định, khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên, thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.

Thị trường trước nguy cơ giảm thanh khoản.

Chuyên gia này cho rằng, trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, việc cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản là đặc biệt quan trọng, tránh lặp lại tình trạng “chết trên đống tài sản” đã từng xảy ra trong quá khứ. Trong 9-12 tháng tới, việc một số các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản do không thể gánh được sức ép từ các công cụ hỗ trợ tài chính là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Đồng quan điểm, Phạm Đức Toản, giám đốc công ty bất động sản cho rằng, những nhà đầu tư đã ôm hàng ở đỉnh gặp áp lực tài chính sẽ có xu hướng giảm giá hoặc bán cắt lỗ. Giá bất động sản sẽ có xu hướng đi xuống, tuy nhiên biên độ xuống không nhiều.

TS. Sử Ngọc Khương khuyến nghị, các nhà đầu tư, trước khi quyết định "xuống tiền", cần chú ý về giá và pháp lý của bất động sản. Những nhà đầu tư có ý định bán bất động sản vào lúc này, cần cân nhắc kỹ mục đích sử dụng của khoản tiền sau khi bán tài sản đó. Khoản tiền này sẽ là hợp lý nếu được đầu tư vào những kênh đầu tư hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch bệnh, bất ổn chính trị quốc tế.

相关文章

最新评论