CEO Tesla
Khi được một người dùng Twitter yêu cầu giúp đỡ đội bóng Thái Lan bị mắc kẹt,bảng xếp hạng fifa bóng đá nam the giới Elon Musk đáp lại rằng ông rất sẵn lòng được giúp đỡ.
Chốt phương án đưa đội bóng Thái Lan rời hang当前位置:首页 > Thế giới > CEO Tesla 正文
Khi được một người dùng Twitter yêu cầu giúp đỡ đội bóng Thái Lan bị mắc kẹt,bảng xếp hạng fifa bóng đá nam the giới Elon Musk đáp lại rằng ông rất sẵn lòng được giúp đỡ.
Chốt phương án đưa đội bóng Thái Lan rời hang标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2: Chiến đấu vì danh dự
Đây là chia sẻ của chị Ngọc Mai (Ba Đình, Hà Nội). Từ đầu năm học đến nay, khi con gái lên lớp 7, nhà chị Ngọc Mai ở trong cảnh “thứ 7 bố mẹ ở nhà chơi, chờ con đi học”.
“Tiểu học và năm lớp 6, con học bán trú nên thứ 7 được nghỉ. Nhưng từ lớp 7, trường của con không tổ chức bán trú cho học sinh nữa nên tất cả các buổi chiều trong tuần con đi học, trừ Chủ Nhật”.
Mới chưa đầy 2 tháng, nhưng chị Mai cho biết đã cảm thấy “rất chán” với lịch học này.
“Trước đây, 2 ngày cuối tuần gia đình tôi thường đưa con đi chơi, về quê thăm ông bà, hay tập trung gia đình con cái vài người bạn thân tổ chức ăn uống, cho đám trẻ gặp gỡ vui chơi với nhau.
Thế nhưng nay con học thứ 7, lại là buổi chiều, nên buổi sáng cả nhà cũng chỉ ngủ nướng rồi dậy lo cơm nước, ăn trưa rồi con đi học là vừa vặn”.
Sau đó, hai vợ chồng chị cũng lại loanh quanh ngủ, nghỉ chờ đến chiều con về, rồi mới có thể tranh thủ cho con đi ăn hoặc đi ra nhà sách, hay “lượn” siêu thị một chút.
“Tôi thấy khá hoài phí thời gian bởi còn một ngày Chủ Nhật, lại đến lúc con muốn nghỉ ngơi ở nhà sau cả tuần đi học và cũng khó để sắp xếp đi dã ngoại thay đổi không khí.
Bây giờ cuộc sống áp lực, nên tôi thấy những ngày cuối tuần thực sự quan trọng để lấy lại năng lượng. Nếu nhà trường sắp xếp lại được lịch học để con được nghỉ ngày thứ 7, thêm cơ hội tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường thì tốt quá” - chị Mai nêu ý kiến.
Anh Vũ Minh Khang (quận Tân Bình, TP.HCM), có con đang học lớp 10, cũng mong con có thêm ngày nghỉ.
"Hiện nay, con đang ở độ tuổi như chúng ta vẫn nói là "tuổi ăn tuổi ngủ", các con cần có thời gian để tham gia các hoạt động về thể chất, thậm chí thêm thời gian ngủ để "tranh thủ" lớn chứ không chỉ ngồi cả tuần học trong trường. Nhất là ở lớp 10, khi các con chưa phải chịu áp lực quá nặng như năm cuối cấp, tôi mong nhà trường sắp xếp lại thời khóa biểu để con được thêm ngày nghỉ" - anh Khang bày tỏ.
"Con ủng hộ nghỉ thứ 7" - Minh Long, con trai anh Khang, vui vẻ nói.
Có thể gây áp lực kiểu khác?
Trong khi đó, chị Nguyễn Thanh Huyền (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại không mong sự thay đổi nào bởi “việc học của con đang vào nếp”.
“Con tôi học lớp 9, chỉ học buổi sáng trên lớp từ thứ 2 đến thứ 7. Thông thường khoảng hơn 12h, con về nhà, ăn uống, nghỉ ngơi đến khoảng 15h, sau đó là học thêm các môn Toán, Văn, Anh. 4 ngày trong tuần con có lịch học thêm vào buổi chiều từ 13-15h, 2 ngày cháu học vào buổi tối từ 18-20h.
Buổi tối hoặc chiều không học thêm, cháu làm bài tập về nhà giáo viên ở trường giao hoặc giáo viên học thêm giao, đồng thời tôi vẫn yêu cầu cháu làm một số việc nhà. Thường thì tới khoảng 22h30 cháu mới xong hết bài vở, công việc để đi ngủ”.
Theo chị Huyền, hiện tại, đây là lịch học phù hợp với sức khỏe, nhịp sinh học của con.
“Sang học kỳ II, gần ngày thi vào lớp 10, có thể con còn phải tăng thời gian học thêm, thậm chí cả thời gian học ôn ở trường. Vì vậy, tôi cho rằng nếu nhà trường dồn thời gian học ngày thứ 7 sang các ngày trong tuần, 1 ngày con học tới 6 tiết trên trường, về nhà vào khoảng 13h là quá mệt. Sau đó, mọi nhịp sinh hoạt, học tập bị đẩy lùi xuống, hoặc việc học thêm lại dồn sang ngày thứ 7… vẫn chẳng khác gì, thậm chí bất hợp lý hơn” – chị Huyền bày tỏ sự lo lắng.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Sở đã chỉ đạo xuyên suốt là ở bậc trung học không quá 8 tiết/ngày. Trên cơ sở đó, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp, căn cứ khoa học, tâm lý, sức khỏe học sinh và thực hiện đúng quy định của chương trình. |
Do đó, cô quyết định nghỉ việc sang Australia học thạc sĩ chuyên ngành Báo chí và Truyền thông tại Đại học New South Wales. Nhân cơ hội này, cô cũng tính đến phương án thay đổi con đường sự nghiệp.
Để có thêm trải nghiệm, trong quá trình học Hà Tử Doanh làm thử công việc tiếp thị. Tuy nhiên, khi công việc dần đi sâu, cô nhận thấy không phù hợp. Cuối năm 2022, Hà Tử Doanh tiếp tục ứng tuyển vào vị trí Marketing nhưng không thành công.
"Tôi có trình độ học vấn nhưng không đủ kinh nghiệm và khả năng chứng minh bản thân phù hợp với công việc. Muốn thay đổi nghề nghiệp không phải là điều dễ dàng", cô vừa nói vừa mang theo thất vọng. Chi ra 800.000 NDT (2,6 tỷ đồng) trong 2 năm để học thạc sĩ, nhưng sau khi về nước, Hà Tử Doanh vẫn chật vật tìm việc làm.
A Cổ từng là cử nhân ngành Sinh học. Sau khi tốt nghiệp, anh làm trái nghề gia nhập công ty Internet (ở Bắc Kinh, Trung Quốc) với vị trí điều hành và tiếp thị sản phẩm.
Mục tiêu của A Cổ là ứng tuyển vào vị trí quản lý sản phẩm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm 1 năm làm việc, anh biết không đủ khả năng cạnh tranh. "Việc cạnh tranh khốc liệt và văn hóa doanh nghiệp không thân thiện khiến tôi mệt mỏi", anh nói.
Dù sở hữu mức lương cao, nhưng anh vẫn quyết định nghỉ việc để tìm lối thoát cho bản thân. Quyết định của anh khiến gia đình bất ngờ. Ngay cả bản thân A Cổ cũng lo lắng: "Tôi không biết, sau khi tốt nghiệp liệu có tìm được công việc tốt hơn trước không?". Dù đắn đo nhưng anh vẫn dứt khoát nghỉ việc.
Sau khi từ chức, anh quyết định học lên thạc sĩ ngành Hóa của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông. Thời gian học của A Cổ kéo dài hơn 1 năm, tốn khoảng 300.000 NDT (1 tỷ đồng).
Anh cho biết lựa chọn ngành học không liên quan đến mục tiêu công việc hướng tới vì: “Chuyên ngành thiên về lý thuyết không có nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển nghề nghiệp tương lai của tôi".
Hiểu được yêu cầu vị trí công việc muốn ứng tuyển, anh biết bản thân cần làm gì. Trong quá trình học, anh tranh thủ thời gian rảnh thực tập từ xa tại công ty Internet. Mức lương thực tập giúp anh trang trải 1 phần chi phí sinh hoạt.
Anh thừa nhận quá trình học không nghiêm túc. "Tôi không quan tâm điểm số, chỉ cần qua môn. Mục tiêu của tôi là tích lũy kinh nghiệm làm việc ở vị trí tiếp thị sản phẩm, nhằm đặt nền tảng vững chắc cho việc thực hiện hóa ước mơ", anh nói.
Với kinh nghiệm của bản thân, sau khi tốt nghiệp A Cổ ứng tuyển thành công vào vị trí quản lý sản phẩm cho công ty Internet hàng đầu khác ở Trung Quốc.
Đỗ Văn từng làm truyền thông. Anh chia sẻ: "Sau 3 năm đi làm, tôi suy nghĩ về sự phát triển và kế hoạch tương lai. Định hướng du học thạc sĩ của tôi ngày càng rõ ràng". Bỏ công việc trong nước, Đỗ Văn học lên thạc sĩ ở Anh chuyên ngành Tiếp thị. Chi phí học của anh khoảng 400.000 NDT/năm (1,3 tỷ đồng).
Trước khi quyết định nghỉ việc, anh cho biết đã cân nhắc cả thách thức, cơ hội và rủi ro mang đến. "Vấn đề việc làm và lộ trình học ngành nào để phát huy thế mạnh, tôi cũng tính toán kỹ lưỡng", anh nói.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên giúp anh có góc nhìn rộng hơn, tăng khả năng quan sát: "Cô giáo luôn có ý tưởng mới lạ, thường khuyến khích tôi khám phá và thực hành", anh kể. Đỗ Văn thừa nhận: "Việc học thạc sĩ mở ra cơ hội cho tôi tự do khám phá, thoát khỏi hạn chế, quy định cứng nhắc và sự ràng buộc của những giá trị trần tục".
Sau khi tốt nghiệp, anh tìm được công việc bản thân mong muốn trong doanh nghiệp.
Chi tiền tỷ học thạc sĩ nhưng kết quả khác mong đợi
Bỏ công việc ổn định để học thạc sĩ không phải là quyết định dễ dàng với nhiều người. Kết quả có thể khác mong đợi và không mang về lợi ích vật chất, nhưng giá trị và những trải nghiệm có được là điều ai cũng thừa nhận.
Đối với A Cổ, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ may mắn tìm được đúng công việc kỳ vọng – giám đốc sản phẩm trong công ty Internet hàng đầu Trung Quốc. Sau thành công của bản thân, anh cho rằng: "Trước hết, phải làm rõ mục tiêu việc làm bản thân hướng tới. Tiếp theo, cần tính đến phương án liệu từ bỏ công việc này có thể giúp bạn đạt được mục tiêu không?”.
Trong khi đó, Hà Tử Doanh kém may mắn hơn vì không có việc làm. Cô thẳng thắn thừa nhận, khi bỏ công việc ổn định đi du học đã nghĩ đến trường hợp không thể tìm được việc phù hợp.
"Theo kinh nghiệm của tôi, mỗi giai đoạn, các ngành nghề tuyển dụng sẽ khác nhau, thị trường lao động cũng biến chuyển theo thời gian. Do đó, quan điểm có bằng thạc sĩ để nâng cao khả năng cạnh tranh là không nhất thiết", Hà Tử Doanh cho biết.
Tuy nhiên, không vì thế Hà Tử Doanh phủ nhận vai trò của bằng thạc sĩ. 2 năm ở Australia, đã mở ra cho cô cơ hội mới, dám thử thách bản thân. "Hơn ai hết, tôi hiểu rõ khả năng và điều bản thân muốn. Sau trải nghiệm mới, tôi vẫn trở lại công việc yêu thích sản xuất nội dung truyền thông thời gian tới”, cô chia sẻ.
Cũng giống A Cổ, Đỗ Văn tìm được công việc trong doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp thạc sĩ. Anh cho biết: "Những ngày đầu từ chức đi du học, tôi coi quyết định này có ý nghĩa và đặt nhiều kỳ vọng. Có thể, tôi không đi theo con đường dự định ban đầu, nhưng tôi biết bản thân đang đi đâu.
Điều quan trọng, khi học thạc sĩ tôi có thời gian trải nghiệm lối sống khác, phóng rộng tầm nhìn và tìm ra những khả năng mới của bản thân. Những trải nghiệm này tưởng chừng ít lợi ích kinh tế nhưng lại có ý nghĩa không kém hoặc thậm chí giá trị hơn".
Nhìn lại trải nghiệm sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, một số người có việc làm thừa nhận cái được lớn nhất không phải là thăng chức hay tăng lương như mong đợi, mà là quá trình học hỏi ngày càng được bồi đắp thêm.
Theo Aboluowang
Bỏ việc ổn định, giới trẻ chi tiền tỷ học thạc sĩ: Người có việc, kẻ thất nghiệp
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Định, UBND huyện Vĩnh Thạnh đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể và cá nhân liên quan khi để xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng lao động giáo viên không đúng quy định của pháp luật.
Kết quả, có 2/2 đơn vị tổ chức kiểm điểm tập thể lãnh đạo, 18/18 cá nhân liên quan kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Trong đó, có 16 cá nhân (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học) kiểm điểm trong việc trực tiếp ký kết hợp đồng lao động giáo viên không đúng quy định; 2 cá nhân (trưởng phòng nội vụ huyện và phó trưởng phòng phụ trách phòng GD-ĐT huyện) kiểm điểm trong việc thiếu kiểm tra, hướng dẫn việc ký kết hợp đồng lao động giáo viên không đúng quy định và không kịp thời tham mưu tổ chức tuyển dụng viên chức ngành GD-ĐT.
Hiện nay, UBND huyện Vĩnh Thạnh đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch tuyển dụng viên chức huyện Vĩnh Thạnh năm 2023. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng viên chức sự nghiệp GD-ĐT 40 chỉ tiêu; các trường mẫu giáo, mầm non 13 chỉ tiêu; các trường tiểu học 23 chỉ tiêu; các trường THCS 4 chỉ tiêu.
Để đảm bảo yêu cầu giáo viên cho năm học 2023 - 2024 trong thời gian chờ tuyển dụng viên chức, hiệu trưởng các trường học đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động đối với giáo viên không quá 12 tháng theo quy định.
Diễm Phúc
Giải thưởng hội tụ các thầy cô giáo ở nhiều độ tuổi, nhiều bộ môn, nhiều vị trí công tác khác nhau nhưng điểm chung là sự yêu nghề, tâm huyết, sáng tạo.
Trong số này, có Nhà giáo Lê Thị Bích Dung, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường THCS – THPT Newton, năm nay 64 tuổi nhưng vẫn luôn trăn trở với những ý tưởng đổi mới, truyền cảm hứng tới tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Năm học 2022 – 2023, cô Dung đã triển khai ý tưởng và thực hiện thành công một số mô hình, phong trào thi đua nhằm đổi mới – sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả vào công tác quản lý, giảng dạy, như: Mô hình “Lớp học thông minh”; Phong trào thi đua “Nhà giáo Truyền cảm hứng”; Xây dựng các loại bảng biểu chấm thi đua giáo viên dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý học sinh.
Mô hình “Lớp học thông minh”, việc dạy học, kiểm tra đánh giá dựa trên công nghệ thông tin được thực hiện một cách đồng bộ và trở thành một thói quen hết sức tự nhiên hàng ngày. Song cũng không quá lạm dụng công nghệ thông tin mà vẫn phát huy được tất cả các phương pháp dạy học khi tương tác trực tiếp trên lớp học.
Nhiều ý tưởng sáng tạo, ấn tượng cũng được trao đổi tại ngày hội chuyên môn này như: “Ứng dụng yoga trong trường mầm non thông qua biện pháp yoga kể chuyện và trò chơi yoga giúp trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi rèn luyện sự tập trung chú ý” của cô Trần Lan Phương (giáo viên Trường Mầm non Tương Mai, quận Hoàng Mai).
Giải pháp sáng tạo chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực của nhà trường của cô Nguyễn Thị Duyên (Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu), đặc biệt là hệ thống đánh giá hành vi, mang lại hiệu quả về mặt quản lý hành vi học sinh trong lớp học, đồng thời giúp phát hiện và hỗ trợ kịp thời các em gặp khó khăn...
Tại lễ trao giải, ban tổ chức vinh danh 135 nhà giáo tiêu biểu đã có những đổi mới, sáng tạo nổi bật nhất trong thời gian qua, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường và lan tỏa trong các nhà giáo của Thủ đô. 41 thầy cô xuất sắc mỗi nhà giáo được thưởng 5 triệu đồng, các nhà giáo còn lại được thưởng 2 triệu đồng.
“Khi các thầy cô giáo nhận giải thưởng, là vinh dự song cũng là ‘nhận trách nhiệm’ vừa tiếp tục phát triển bản thân, vừa lan tỏa, nhân rộng tinh thần sáng tạo. Các nhà giáo vừa tự nâng bậc, vừa giúp được học sinh và đồng nghiệp cùng sáng trí - ấm lòng”, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chia sẻ.
Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết, hiện, chính sách của Trung ương hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú ở xã khu vực III là 720 ngàn đồng/tháng/học sinh; trung bình 24.000 đồng/ngày/3 bữa. Tỉnh Lào Cai ban hành chính sách riêng hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú ở xã khu vực II và xã khu vực III đạt chuẩn nông thôn mới là 360.000 đồng/tháng/học sinh; trung bình 12.000 đồng/ngày/3 bữa. Nhiều cơ sở giáo dục đã huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí, tổ chức trồng rau xanh, chăn nuôi để bổ sung thêm vào bữa ăn hằng ngày cho học sinh.
Để tiếp tục thực hiện đúng quy định các chính sách hỗ trợ, Sở GD-ĐT Lào Cai đề nghị UBND cấp huyện chỉ đạo, rà soát việc tổ chức, thực hiện các quy định về chính sách hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh.
Cùng đó, các địa phương và nhà trường thực hiện công khai tài chính, công khai bữa ăn hàng ngày của học sinh nội trú, bán trú theo quy định.
Chú trọng quản lý, tổ chức bữa ăn hằng ngày cho trẻ mầm non, học sinh nội trú, bán trú; Khuyến khích nhân dân, phụ huynh tham gia hỗ trợ nhân viên cùng nấu ăn; đồng thời, giám sát chất lượng bữa ăn hằng ngày của học sinh nội trú, bán trú tại trường.
Sở cũng đề nghị không sử dụng kinh phí chi trực tiếp hỗ trợ cho học sinh (tiền ăn, tiền nhà ở, học bổng, hỗ trợ gạo, hỗ trợ chi phí học tập...) vào mục đích khác.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT Lào Cai yêu cầu chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động và học sinh; Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục; Lắng nghe, tiếp thu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, học sinh, cán bộ, giáo viên và có trách nhiệm giải trình, giải quyết kịp thời, hiệu quả các kiến nghị.
Cùng đó, Sở cũng yêu cầu tăng cường công tác tự kiểm tra (kiểm tra nội bộ), thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về giáo dục, đặc biệt kiểm tra đột xuất việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh, giáo viên, nhân viên ở những nơi có dư luận hoặc đơn, thư phản ánh, tố cáo; Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản, quy chế chuyên môn (nếu có).
Sau vụ 11 học sinh ăn 2 gói mì tôm, Lào Cai yêu cầu trường học lắp camera