当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Montego Bay vs Racing United, 6h00 ngày 21/2: Kéo dài mạch thắng 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Monastir vs JS Omrane, 20h00 ngày 20/2: Cửa trên đáng tin
Giáo viên đổ đi học chứng chỉ
Trong thư gửi về Báo VietNamNet, chị N.T.T cho biết mình là giáo viên THCS ở Hà Nội. Dù đã đứng lớp gần 30 năm nhưng khi nghe thông tin về hướng dẫn mới của Bộ GD-ĐT, cô và nhiều giáo viên khác băn khoăn nếu không có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 thì sẽ phải tụt xuống hạng 3. Như vậy, tiền lương cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo chị T, chị đã hỏi hiệu trưởng nhưng vị này cho hay bản thân cũng chưa hiểu rõ và đang chờ hướng dẫn cụ thể.
“Chúng tôi đều có nhiều năm cống hiến cho ngành, chỉ còn vài năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu. Nếu giờ đây vẫn phải đi học lấy chứng chỉ để được “giữ hạng” thì thật vô lý”, cô T. nói.
Còn chị Thu Hằng - một giáo viên tiểu học ở Lạng Sơn chia sẻ dù chưa rõ cụ thể, chị đã đăng ký học chứng chỉ nghề nghiệp hạng II vì “thấy đồng nghiệp đi học”.
Không chỉ cô T, chị Hằng, những ngày qua, trên các hội, nhóm của giáo viên, chuyện đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, chuyện “nâng hạng”, “tụt hạng” hay có “giữ hạng” được không là chủ đề gây bàn tán nhiều nhất.
![]() |
Giáo viên sắp về hưu cũng lo học chứng chỉ để “giữ hạng, giữ lương” |
Giữa lúc xôn xao vì chưa có đầy đủ thông tin, giáo viên liên tục nhận được tin nhắn quảng cáo các lớp học chứng chỉ “cấp tốc” với mức học phí từ 2 – 3,5 triệu đồng, học khoảng 5 ngày. Đồng thời, người đăng tin cũng “thúc giục” giáo viên đi học sớm để “khi cần là có ngay”, tránh bị lỡ các kì xét hạng, ảnh hưởng tới lương…
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài 49 đơn vị được Bộ GD-ĐT cho phép tổ chức các lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thì còn hàng loạt đơn vị liên kết đào tạo tổ chức các lớp học tương tự.
Có trường trung cấp điều dưỡng, quản trị kinh doanh hay truyền thông cũng liên kết với trường đại học sư phạm để bồi dưỡng loại chứng chỉ này.
Hiệu trưởng 1 trường sư phạm xin giấu tên phân tích: "Việc tổ chức một số lớp quá đơn giản, chỉ 3-5 ngày thu 2-3,5 triệu đồng/người trong khi chi phí bỏ ra thấp, nên các trung tâm, đơn vị liên kết tuyển sinh mới mọc ra nhiều như vậy. Giáo viên ít thông tin, nên khi không có hướng dẫn từ cơ quan quản lý họ sẽ đi học theo quảng cáo, hoặc người nọ chỉ cho người kia. Hơn nữa, sự thật là đa phần giáo viên không thiết tha học mà chỉ cần chứng chỉ, nên chất lượng lớp bồi dưỡng thấp là dễ hiểu".
"Nên thận trọng"
Sau khi các thông tư mới của Bộ GD-ĐT được ban hành, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra hiện tượng các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ồ ạt đăng ký tham gia học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.
Trước tình trạng này, ngày 26/2, Sở GD-ĐT Quảng Trị đã phải ra công văn hỏa tốc, trong đó nêu rõ "giáo viên phải xác định bản thân đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng nào để chọn lựa, đăng ký bồi dưỡng lấy chứng chỉ phù hợp, đảm bảo các quy định...
Trong lúc chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết của Bộ GD-ĐT và các ngành liên quan, Sở GD-ĐT đề nghị Trưởng phòng GD-ĐT và Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở phổ biến, yêu cầu giáo viên thận trọng, cân nhắc việc đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng phù hợp với hạng của giáo viên, để việc bồi dưỡng thiết thực và có hiệu quả".
![]() |
Công văn hỏa tốc của Sở GD-ĐT Quảng Trị |
Ông Mai Huy Phương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị, người ký văn bản này cho biết: "Sở dĩ Sở GD-ĐT Quảng Trị phải ra công văn hỏa tốc vì khi có sự thay đổi, nhiều giáo viên chưa tiếp cận đầy đủ nội dung thông tư mới. Nhiều người chưa đủ tiêu chuẩn chuyển hạng nhưng vẫn sốt ruột đi học. Đây là điều không cần thiết.
Ví dụ có giáo viên mới đi làm được 4, 5 năm đã đi học chứng chỉ hạng II, trong khi theo quy định phải 9 năm mới được chuyển hạng.
Việc ra công văn hỏa tốc cũng là để các cơ sở giáo dục có thời gian rà soát, tạo điều kiện cho giáo viên đi học bồi dưỡng, đồng thời thu xếp hoạt động của nhà trường, những ai chưa cần thiết thì có thể để sau chứ không nhất thiết học đợt này" - ông Phương nói.
"Theo quan điểm cá nhân của tôi, là người đã có một thời gian khá dài trong ngành, việc Bộ GD-ĐT nâng yêu cầu đối với giáo viên hạng 1, hạng 2.... chỉ là một phần trong việc nâng cao chất lượng giáo viên. Bên cạnh đó, chất lượng giáo viên còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác mà quan trọng nhất là tinh thần tự nguyện và sự tâm huyết – học để đạt trình độ chứ không phải để đạt bằng cấp".
Theo ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, trước đây đã có tình trạng giáo viên trong tỉnh đua nhau bỏ tiền đi học chứng chỉ nghề nghiệp, thậm chí nhiều giáo viên do không nắm rõ nên học nhầm loại chứng chỉ.
Sở GD-ĐT đã chỉ đạo phải làm bài bản, các đơn vị tổ chức phải có tư cách pháp nhân.
“… Đối với giáo viên, để tránh lãng phí thì đến lúc cần thiết hãy đăng ký học. Ví dụ như còn 6, 7 năm nữa mới tới hạn nâng bậc thì học từ bây giờ làm gì? Hay còn thiếu các điều kiện khác nữa thì cứ bổ sung đi rồi hãy học” – ông Thành nói.
Trước đó, ngày 24/2, Sở GD-ĐT Nghệ An đã có công văn đề nghị các Phòng GD-ĐT, trường học trên địa bàn rà soát cơ cấu, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Trong đó, lưu ý xác định từng giáo viên phải đào tạo trình độ nào, phải bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng bao nhiêu và khuyến cáo giáo viên không tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng online do các đơn vị không đủ điều kiện, không có chức năng bồi dưỡng để tránh lãng phí không đáng có.
![]() |
Từ ngày 20/3, giáo viên các cấp sẽ được tính lương theo cách xếp hạng, bậc mới |
Ông Thái Văn Thành khẳng định, để công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo hiệu quả, chất lượng và không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường, Sở GD-ĐT Nghệ An sẽ phối hợp với một số cơ sở có năng lực, được Bộ GD-ĐT cho phép để triển khai hoạt động này.
Cần sớm có hướng dẫn cụ thể TS Trương Đình Thăng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị nhận định, cả nước có hơn 1 triệu giáo viên, nên khi một chính sách mới có hiệu lực sẽ gây những xôn xao. Đây là chuyện bình thường. Điều cần thiết nhất bây giờ là có hướng dẫn thật cụ thể để tránh tình trạng giáo viên đổ xô đi học chứng chỉ. Thầy giáo Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cũng đồng tình với đề nghị này. “Dù sao thì giáo viên là nhóm yếu thế nên hay lo lắng. Lợi dụng việc này, các trung tâm, đơn vị không biết hợp pháp hay chưa, đã nhảy vào mời chào, lôi kéo giáo viên. Giáo viên vì lo lắng quá mà đăng ký học và tạo điều kiện cho những trung tâm không hợp pháp trục lợi, tốn kém nhưng không chắc có kết quả” – thầy Tuấn Anh phân tích. Bên cạnh đó, theo thầy Tuấn Anh thì cần phân loại để hướng dẫn từng nhóm giáo viên về yêu cầu chứng chỉ. “Như giáo viên có chứng chỉ cao nhất có thay thế được cho các chứng chỉ các hạng thấp hơn được hay không? Có chứng chỉ hạng 1 có phải học chứng chỉ hạng 3 không, hay cứ bắt buộc phải đi học cả 3 loại chứng chỉ… Rồi với những trường hợp còn vài năm nữa sẽ nghỉ hưu, khi đang ở hạng này rồi, có cần thiết bổ sung thêm chứng chỉ hay không. Hay nếu trong trường hợp không cần học cũng được thì cần nói rõ…” – thầy Tuấn Anh đề xuất. |
Ngân Anh - Thanh Hùng
Then chốt thay đổi ở toàn bộ câu chuyện quản lý viên chức chính là chuyển từ quản lý theo văn bằng, chứng chỉ sang quản lý theo thực tài.
" alt="Giáo viên ồ ạt đi học chứng chỉ, lo 'giữ hạng, giữ lương', các giám đốc Sở nói gì?"/>Giáo viên ồ ạt đi học chứng chỉ, lo 'giữ hạng, giữ lương', các giám đốc Sở nói gì?
Theo Ban tổ chức, sau gần một tháng phát động, cuộc thi đã thu hút khoảng 700 thí sinh đăng ký tham dự, với 89 tác phẩm dự thi. Sau quá trình sàng lọc, 45 đội đã được chọn vào vòng tổ chức làm phim.
Ngoài những hạng mục quen thuộc như các cuộc liên hoan phim quốc gia, hay liên hoan phim quốc tế, tại Liên hoan phim Văn Lang còn có các thể loại phim ngắn khác (TVC, viral clip, music video, vlog,…) nhằm mở rộng sân chơi cho các bạn trẻ.
![]() |
Tại Talkshow “Phim điện ảnh – truyền hình và giấc mơ của người trẻ”, các thí sinh có cơ hội được lắng nghe kinh nghiệm của các nhà làm phim tên tuổi. |
Talkshow “Phim điện ảnh – truyền hình và giấc mơ của người trẻ” diễn ra trong ngày là cơ hội để các đội thi được trao đổi, lắng nghe kinh nghiệm thực tiễn của các nhà làm phim gạo cội như NSND Đào Bá Sơn, NGƯT Phan Thị Bích Hà, họa sĩ Phan Quân Dũng, họa sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú, đạo diễn Nguyễn Tường Phương... cũng như những nhà làm phim trẻ đã có nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như đạo diễn, nhà sản xuất Lý Minh Thắng, biên kịch Nguyễn Thị Ngọc Bích…
NGƯT Phan Thị Bích Hà, thành viên Ban cố vấn của Liên hoan phim chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn ngoài học những kiến thức, tri thức ở trường thì các bạn sinh viên còn là những người vừa có chuyên môn về khoa học kỹ thuật, lại vừa có tâm hồn nghệ sĩ để giải quyết mọi công việc, để nhìn mọi thứ bằng cách nhẹ nhàng hơn”.
![]() |
PGS. TS - Họa sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú "truyền lửa" cho các thí sinh. |
![]() |
Thí sinh mong muốn học hỏi thêm kinh nghiệm của các nhà làm phim đi trước. |
Theo dự kiến, trong tháng 3-4/2021, các thành viên cố vấn phụ trách đội sẽ sinh hoạt chuyên môn, hướng dẫn các đội hoàn thiện sản phẩm. Có 3 workshop với các chủ đề Tổ chức sản xuất phim chuyên nghiệp, Thực hành kỹ năng diễn xuất và Phim hoạt hình – Giao thoa của điện ảnh và thiết kế tương tác sẽ lần lượt được tổ chức trong thời gian diễn ra vòng Bán kết.
Giải nhất cho cuộc thi có giá trị 20 triệu đồng đối với bảng A (phim truyện ngắn, phóng sự, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình) và 15 triệu đồng đối với bảng B các thể loại phim ngắn khác (TVC, viral clip, music video, vlog…). Bên cạnh đó là nhiều giải thưởng có giá trị khác. Đêm Gala Tổng kết trao giải Liên hoan phim Văn Lang sẽ diễn ra vào cuối tháng 5/2021.
Khánh Hòa
Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến thi năng khiếu báo chí vào ngày 10 – 11/7. Trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu từ ngày 1/4 đến hết 20/6.
" alt="Sinh viên đại học thi làm phim tại Liên hoan phim Văn Lang"/>Trong buổi họp báo trước trận Hà Lan vs Senegal, nhà cầm quân lão làng tiết lộ: "Tôi từng rất muốn có sự phục vụ của Sadio Mane lúc còn làm việc ở MU.
Bản thân đã miệt mài theo đuổi cậu ấy thời điểm đó. Sự thực tôi là fan của Mane. Cậu ta có thể tạo khác biệt trong trận đấu nhờ năng lực của mình. Thế nên, Senegal sẽ rất nhớ Mane ở kỳ World Cup 2022."
Lần thứ hai dẫn dắt tuyển Hà Lan tham dự một VCK World Cup, HLV Van Gaal khá tự tin đội bóng của mình có thể tiến xa với dàn lực lượng đồng đều.
"Van Dijk là đội trưởng xuất sắc và tập thể hiện tại rất khát khao thành công. So với nhân lực kỳ World Cup 2014, tôi nghĩ chất lượng cầu thủ đội hình hiện tại tốt hơn.
Tôi tin vào lứa cầu thủ này. Hồi 2014, Hà Lan từng giành hạng ba World Cup với đội hình kém hơn. Tất nhiên, trong giải đấu đỉnh cao, ngoài yếu tố chuyên môn thì bạn còn cần đến sự ủng hộ của thần may mắn.
Hà Lan có thể trở thành nhà vô địch World Cup 2022. Vấn đề là mọi thành viên phải biết cách đối phó áp lực, khởi đầu thuận lợi để tạo bước đà tiến sâu vào giải đấu."
Xem thêm những tin tức World Cup 2022 mới nhất tại đây
Có nhiều vấn đề xảy ra ở Hà Tĩnh, trong đó lực lượng là điều mà HLV Phạm Minh Đức cảm thấy bất lực. Sau trận thua Sài Gòn, thuyền trưởng CLB Hà Tĩnh cho biết ông sẽ không dùng 3 ngoại binh cho đỡ... tốn tiền.
![]() |
HLV Phạm Minh Đức quyết định chia tay Hà Tĩnh |
Thực tế, mùa này Hà Tĩnh đã có kết quả tốt hơn nếu như họ không liên tục bị mất điểm ở những phút cuối trận. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, chất lượng cầu thủ Hà Tĩnh chỉ ở mức trung bình, khiến họ đang gặp khó ở mỗi vòng đấu. Sau vòng 9 V-League, Hà Tĩnh chỉ giành được 6 điểm, đứng cuối BXH.
HLV Phạm Minh Đức là công thần của Hà Tĩnh, khi dẫn dắt đội bóng miền Trung từ hạng Nhì lên hạng Nhất, trước khi lần đầu có mặt ở sân chơi cao nhất bóng đá Việt Nam là V-League.
Chia tay HLV Phạm Minh Đức, Hà Tĩnh có khả năng nhắm tới những HLV hiện đang nghỉ ngơi như Chu Đình Nghiêm, Nguyễn Thành Công...
Video Sài Gòn 1-0 Hà Tĩnh:
Đại Nam
" alt="HLV Phạm Minh Đức thôi dẫn dắt CLB Hà Tĩnh"/>Đại học Oxford được đánh giá là ngôi trường tốt nhất thế giới 6 năm gần đây về đào tạo ngành Truyền thông. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp ngôi trường này giữ vị trí số 1 trong số các trường đại học hàng đầu thế giới.
Năm học 2020 - 2021, Đại học Oxford công bố mức học phí cho ngành Truyền thông là 10.430 USD đối với sinh viên trong nước và EU và 34.630 USD đối với sinh viên quốc tế.
Ở bậc sau đại học, sinh viên trong nước và EU khi theo học ngành Truyền thông sẽ phải trả 14.640 USD - mức học phí cao nhất trong các ngành học tại trường. Trong khi đó, sinh viên quốc tế chỉ phải trả 31.530 USD, thấp hơn khoảng 600 - 1900 USD so với các ngành học còn lại.
Đại học Stanford, Mỹ
Không chỉ có thế mạnh về truyền thông, Đại học Stanford còn là ngôi trường luôn dẫn đầu tất cả các ngành đào tạo. Tuy nhiên, du học sinh sẽ không được nhận chương trình tuyển sinh need-blind (trường sẽ hỗ trợ học phí nếu sinh viên chứng minh được tình trạng không đủ điều kiện để chi trả cho việc học). Vậy nên sinh viên quốc tế cần chuẩn bị nguồn tài chính tốt nếu muốn theo học tại Đại học Stanford.
Tại Đại học Stanford, mức học phí 55.473 USD cùng học phí hè không bắt buộc là 17.493 USD được áp dụng cho sinh viên ngành Truyền thông đến từ bản địa và EU và cả sinh viên quốc tế.
Về học phí cho đào tạo sau đại học, tất cả sinh viên đều phải chi trả 54.315 USD nếu theo học ngành Truyền thông, kèm 17.493 USD học phí hè (không bắt buộc).
Đại học Harvard, Mỹ
Đại học Harvard từng được mệnh danh là ngôi trường danh giá nhất thế giới. Đặc biệt, một trong những điều mà Đại học Harvard thu hút sinh viên chính là học bổng. Hơn 50% số sinh viên theo học tại trường được hỗ trợ tài chính, 55% số sinh viên học hệ đại học được trao Học bổng Harvard. Trường cũng cung cấp chính sách hỗ trợ tài chính cho cả sinh viên trong nước và quốc tế.
Với bậc đại học, học phí được cập nhật mới nhất cho mọi chương trình đối với sinh viên trong nước và quốc tế là 49.653 USD. Ở bậc sau đại học, học phí là 48.008 USD cho năm 1 và 2, sau đó giảm còn 12.484 USD cho năm 3 và 4.
Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ
Xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Đây là trường được đánh giá cao nhất 2 năm liên tiếp về đào tạo nhóm ngành Khoa học xã hội, bao gồm ngành Truyền thông.
Giống như các ngành học khác, Viện Công nghệ Massachusetts yêu cầu mức học phí là 55.450 USD đối với sinh viên trong nước và quốc tế ở bậc đại học, 53.450 USD ở bậc sau đại học.
Đáng chú ý, MIT là một trong năm trường đại học Hoa Kỳ có chính sách tuyển sinh need-blind cho cả sinh viên trong nước và quốc tế.
Đại học California tại Berkeley, Mỹ
Đại học California tại Berkeley (UCB) là một trong những trường đại học công lập danh tiếng nhất ở Hoa Kỳ với 19 giải Nobel ở nhiều lĩnh vực.
Học phí tại UCB là 11.442 USD cho tất cả các ngành học, ngoài ra sinh viên còn phải chi trả phí khuôn viên trường, học phí bổ sung, phí dịch vụ sinh viên và các loại phí khác. Tổng lệ phí và học phí mà sinh viên trong nước phải trả là 18.253 USD, còn sinh viên quốc tế là 48.008 USD khi nhập học ngành Truyền thông năm học 2020 – 2021. Mức học phí này đã tăng lên so với năm học 2019 - 2020 khi tổng chi phí cho sinh viên trong nước và quốc tế lần lượt là 14.184 USD và 43.176 USD.
Đối với bậc sau đại học, học phí cho sinh viên trong nước là 27.998 USD và sinh viên quốc tế là 40.243 USD.
Đại học Yale, Mỹ
Đại học Yale là một trường đại học tư nhân thuộc Ivy League, lâu đời thứ 3 tại Hoa Kỳ.
Học phí tại trường cho tất cả các chương trình học ở mức 55.500 USD. Bên cạnh đó sinh viên còn phải trả một số loại phí, bao gồm bảo hiểm y tế (2.404 USD), các chi phí cho năm học cuối (119 USD),... Tổng chi phí có thể lên đến hơn 70.000 USD.
Dù là vậy, trường cũng có chương trình tuyển sinh need-blind. Theo đó, học bổng trung bình dành cho sinh viên Yale là khoảng 52.800 USD.
Đại học Johns Hopkins, Mỹ
Ở vị trí thứ 7 là Trường đại học Johns Hopkins, trường đại học tư thục lớn và uy tín nhất của nước Mỹ được thành lập vào năm 1876.
Học phí tại đại học Johns Hopkins phân khoa Khoa học và Nghệ thuật bao gồm ngành Truyền thông có học phí là 57.010 USD/năm cho mỗi bậc học. Ngoài ra có các chi phí khác như: Phí nhập học (dành cho tân sinh viên), Nhà ở và ăn uống (trong và khuôn viên trường), bảo hiểm y tế,... Tổng tất cả chi phí cao nhất là 96.097 USD. Đây là trường cho học phí cao nhất trong top 10.
Ở bậc sau đại học thì mức học phí được áp dụng cho năm học 2020 - 2021 là 54.160 USD chưa tính các chi phí cá nhân. Ngoài ra ở học kỳ 2 thì học phí sẽ được giảm 10%.
Đáng chú ý, Đại học Johns Hopkins đáp ứng 100% nhu cầu hỗ trợ tài chính của các sinh viên theo học tại trường; trong đó mỗi sinh viên nhận hỗ trợ trung bình khoảng 38.000 USD và cứ mỗi 4 sinh viên thì có 1 sinh viên nhận được hỗ trợ tài chính không hoàn lại.
Trường còn có 3 mức học bổng như sau: Học bổng Johns Hopkins cho sinh viên quốc tế, Học bổng Hodson Trust cho sinh viên có thành tích xuất sắc và Học bổng Charles R. Westgate ngành Kỹ thuật.
Đại học Pennsylvania, Mỹ
Xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng là ngôi trường nghiên cứu tư nhân lớn nhất bang Pennsylvania, thuộc Ivy League.
Ngành Truyền thông thuộc phân hiệu Trường Nghệ thuật và Khoa học, chi phí học tập dành cho sinh viên địa phương của trường dao động từ 46.000 USD đến 48.000 USD và 64.000 đến 70.000 cho sinh viên quốc tế, đã bao gồm học phí và một số phí bổ sung.
Về học bổng, sinh viên cần nộp Đơn xin Trợ cấp Sinh viên Liên bang (FAFSA), nếu đủ điều kiện sẽ được nhận trợ cấp.
Đại học California tại Los Angeles, Mỹ
Cùng với Đại học California tại Berkeley, California tại Los Angeles cũng được đánh giá cao về đào tạo ngành Truyền thông. Học phí ngành này cũng như các ngành còn lại được chia theo 2 đối tượng. Theo đó, mức học phí sinh viên địa phương phải chi trả chỉ là 36,093 USD, trong khi sinh viên nước ngoài là 65,847 USD.
Tương tự đại học Pennsylvania, đại học California tại Los Angeles sẽ xem xét các điều kiện để cấp học bổng cho sinh viên hoàn thành Đơn xin Trợ cấp Sinh viên Liên bang (FAFSA) của sinh viên.
Đại học London, Anh
Đại học London (UCL) xếp vị trí thứ 10 trên thế giới. UCL là trường đại học có số lượng sinh viên lớn nhất ở Vương quốc Anh, thành tích ấn tượng là 29 giải Nobel đến từ cả sinh viên và giảng viên.
Trường thu mức học phí bậc đại học đối với sinh viên bản địa và EU là 10.430 USD cho năm học này. Đối với sinh viên quốc tế, học phí phải đóng cho các ngành Truyền thông là 26.860 USD.
Ở bậc sau đại học, mức học phí cho sinh viên trong nước và EU và sinh viên quốc tế lần lượt là 12,460 USD và 29,480 USD.
Vân Anh(Theo Times Higher Education)
Năm 2019, hơn 5,3 triệu học sinh, sinh viên lựa chọn đi du học. Con số này sẽ đạt gần 8 triệu người vào năm 2025 nếu giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay.
" alt="Học phí 10 trường đào tạo Truyền thông tốt nhất thế giới"/>Như báo VietNamNet đã chia sẻ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, vợ chồng anh Hoàng phải đem con út cho người khác nuôi với mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Quanh năm hai vợ chồng đi làm thuê, thu nhập cũng chỉ đủ lo các con ăn học, chưa lúc nào có đồng dư giả.
Tai ương ập đến với gia đình vào ngày 16/11/2020, con gái anh chị là bé Huyền Trang xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn, sốt mãi không dứt. Vợ chồng anh Hoàng đưa con đi bệnh viện khám thì phát hiện mắc bệnh xuất huyết não
Kể từ đó, Trang làm bạn với bệnh viện và những đợt điều trị đau đớn. Để giữ tính mạng, Trang đã phải trải qua 4 lần phẫu thuật.
“Từ ngày được báo VietNamNet đăng bài chia sẻ, rất nhiều các nhà hảo tâm đã gọi điện động viên, bày tỏ giúp đỡ. Trong lúc đang dịch bệnh khó khăn như thế, gia đình lại nhận được số tiền 30 đồng, vợ chồng tôi vô cùng xúc động. Hiện cháu Trang vẫn đang điều trị bằng thuốc uống tại nhà, sau dịch sẽ tiếp tục lên bệnh viện điều trị”,anh Hoàng chia sẻ
Trước đó, Báo VietNamNet cũng đã chuyển số tiền 45.320.000 đồng, tấm lòng của bạn đọc đến gia đình anh.
Phạm Bắc
Mỗi lần đối diện với cơn nguy kịch, Hoài lại khẩn cầu bố mẹ đi nhận con nuôi để có người phụng dưỡng lúc tuổi già. Dường như em đã cảm nhận được những điều không may có thể xảy đến với mình.
" alt="Em Đặng Huyền Trang bị xuất huyết não tiếp tục được ủng hộ 30 triệu đồng"/>Em Đặng Huyền Trang bị xuất huyết não tiếp tục được ủng hộ 30 triệu đồng