Dạy học online đã làm phát sinh nhiều tình huống và đặt ra nhiều vấn đề mới. Nhiều bức ảnh và bài báo mô tả cảnh khi giáo viên dạy học qua mạng thì không chỉ có học sinh ngồi trước máy tính học bài mà có khi cả gia đình học sinh đều “tham gia giờ học”.Tại sao cả nhà lại ngồi xem giáo viên dạy học? Có phải là vì thuần túy mọi người có thời gian rảnh rỗi nên tò mò?
 |
Cảnh một học sinh học trực tuyến, cả nhà ngồi xem. Ảnh: NVCC |
Nếu hỏi phụ huynh và những người “ngồi xem” chắc chắn sẽ có nhiều lý do được đưa ra. Tuy nhiên, với tôi, khi xem các bức ảnh và đọc các bài báo mô tả cảnh tượng này, tôi liên tưởng đến “Jugyo sankan” (tham quang giờ học) và “Kokai jugyo” (giờ học công khai) của Nhật Bản cũng như những vấn đề đặt ra đối với giáo dục trường học ở Việt Nam.
“Tham quan giờ học” và “giờ học công khai”
Khi mới đến Nhật Bản du học để nghiên cứu về giáo dục ở đây, tôi rất ngạc nhiên trước “tham quan giờ học” và “giờ học công khai”, thứ mà tôi chưa từng chứng kiến hay trải nghiệm trước đó ở Việt Nam.
“Tham quan giờ học” là việc các trường học mở cửa cho phép các phụ huynh có thể vào trường, đến tận từng lớp học quan sát các giờ học mà giáo viên đang tiến hành. Đôi khi, nó không chỉ đơn thuần là quan sát các giờ học trên lớp mà phụ huynh còn có thể xem xét tình hình sinh hoạt, học tập của con em mình ở trường thông qua chứng kiến, quan sát việc học sinh sử dụng thư viện, nhà vệ sinh, ăn trưa, dọn vệ sinh trường lớp…
Rất nhiều trường học ở Nhật Bản tiến hành công việc này, coi nó như là một sự kiện của trường học và tiến hành nhiều lần trong năm (phổ biến nhất là hai lần). Tham quan giờ học thông thường được tiến hành ở tất cả các cấp học từ mầm non cho tới trung học phổ thông. Gần đây, một số trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề cũng tiến hành tương tự. Có những trường phổ thông sẽ dành hẳn một tuần trong năm cho công việc này để tạo điều kiện cho phụ huynh có thể quan sát nhiều giờ học khác nhau.
Những giờ học mà phụ huynh có thể quan sát đó gọi là “giờ học công khai”. Vì tính chất công khai của nó cho nên không chỉ phụ huynh có con học ở trường đó, lớp đó mới có thể tham gia mà bất cứ ai là người dân địa phương hay các nhà nghiên cứu nếu có nhu cầu chỉ cần đăng kí với nhà trường đều có thể tham gia. Việc đăng kí là để nhà trường có thông tin hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho học sinh và phân phát tài liệu.
Bản thân tôi khi học ở Nhật Bản đã rất nhiều lần xuống các trường tiểu học và trung học cơ sở quan sát, nghiên cứu các giờ học này. Khác với các giờ dạy kiểu “dự giờ” hay “thao giảng” ở Việt Nam, các giờ học này diễn ra hết sức tự nhiên. Giáo viên và học sinh tiến hành công việc bình thường như thường lệ, người đến xem không được phép ngồi hay có hoạt động gì cản trở giờ học nhưng có thể đứng ở bên ngoài lớp quan sát qua cửa sổ hoặc một số trường hợp có thể đứng trong lớp để quan sát. Không có đánh giá nào liên quan đến giờ học ở đây, ngoại trừ các nhóm nghiên cứu sau đó có thể tổ chức các seminar trao đổi (có hoặc không có sự tham gia của giáo viên dạy tùy từng trường hợp).
Đây là hoạt động đã trở thành “truyền thống” của giáo dục trường học Nhật Bản và quen thuộc với phụ huynh vì thế các trường hầu như đều có lịch về “giờ học công khai” từ rất sớm thậm chí là ngay từ đầu năm.
Suy nghĩ về trường học Việt Nam
Như vậy, từ “tham quan giờ học” và “giờ học công khai” của Nhật Bản ta có thể thấy ở Việt Nam về cơ bản chưa có các sự kiện tương tự.
Ở Việt Nam thông thường chỉ có các tiết học cho phép các giáo viên, đại diện các cơ quan hành chính giáo dục tham gia để đánh giá chất lượng dạy học, để chấm thi giáo viên giỏi hay thực hiện một chuyên đề, đề tài nào đó mà thôi. Trong các sự kiện trường học khác như thi đấu thể thao, văn nghệ thì về cơ bản cũng chỉ có đại diện của hội phụ huynh tham gia. Cơ hội gần như duy nhất để đông đảo phụ huynh tham gia vào sinh hoạt trường học là “họp phụ huynh” nhưng trong trường hợp đó lại hầu như không có sự có mặt của học sinh và giáo viên chủ yếu trao đổi thông tin với phụ huynh hoặc đơn thuần là thông báo các khoản đóng góp, kết quả học tập của học sinh chứ không có thao tác quan sát thực tế giáo dục.
 |
Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q1, TP.HCM) là một trong số ít trường học, từ vài năm gần đây, có những giờ học "mở cửa" cho phụ huynh tới quan sát |
Đấy là một hạn chế lớn của giáo dục trường học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Trong bối cảnh xã hội đang biến đổi không ngừng và thông tin hóa mạnh mẽ, trường học không còn là không gian đóng kín và giáo viên không còn là người cung cấp thông tin độc quyền nữa. Trường học hiện đại sẽ phải chuyển mình từ tình trạng “kín cổng cao tường” sang tính chất khai phóng, rộng mở. Ở đó không chỉ có giáo viên tiến hành các hoạt động giáo dục mà còn phải có sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài (dạy chuyên đề, tổ chức hội thảo, seminar cho phụ huynh, giáo viên, đào tạo giáo viên, trực tiếp huấn luyện học sinh các kĩ năng đặc biệt), của phụ huynh học sinh (dã ngoại, văn nghệ, thể thao, hội thảo, phối hợp giáo dục thường xuyên).
Từ trước đến nay, như một truyền thống và có lẽ cũng là do sự lạc hậu của lý luận, cơ hội cho phụ huynh Việt Nam được trực tiếp trải nghiệm, quan sát giờ học của con ở trường và các hoạt động giáo dục khác là hiếm hoi.
Hiện tượng “cả nhà ngồi xem giáo viên dạy” khi học sinh học online nói trên vì thế có tính biểu tượng rất cao. Nó gợi ra cho những người làm giáo dục ở Việt Nam nhiều thứ đáng suy ngẫm. Khi xã hội biến chuyển nhanh và khái niệm trường học mở rộng biên độ, cơ hội học tập của cá nhân đặc biệt là người lớn trở nên phong phú (học qua mạng, qua đài phát thanh, truyền hình, học trong thực tế, du học…), trường học và giáo viên rất dễ bị tụt hậu so với xã hội.
“Mở cửa trường học” là tất yếu và cần thiết để trường học thoát ra khỏi tình trạng ấy. Ngoài ra, bằng cách “mở cửa” trường học còn có cơ hội lớn để gắn kết với xã hội địa phương, tận dụng nguồn lực của xã hội địa phương cho sự phát triển của mình đồng thời đóng góp vào sự phát triển của địa phương trong vai trò là trung tâm thông tin, giáo dục và văn hóa.
Nguyễn Quốc Vương

Những màn thư giãn hài hước dạy học trực tuyến
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường THCS, THPT và đại học đã tổ chức dạy học trực tuyến. Cũng chính từ đây, những màn pha trò hay sự cố hy hữu của cả giáo viên và học sinh vô tình được ghi lại.
" alt="Từ 'cả nhà xem con học online' nghĩ về mở cửa trường học"/>
Từ 'cả nhà xem con học online' nghĩ về mở cửa trường học

 |
Để đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, các trường đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và ngành y. |
 |
Trường Mầm non Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) hướng dẫn học sinh giữ khoảng cách khi vào lớp |
Cô Vũ Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hàm Rồng (TP Thanh Hóa), cho biết nhà trường đã thực hiện tốt các công tác chuẩn bị. Đặc biệt, nhà trường còn vẽ các hình tròn khoảng cách 2m để các em đến trường xếp hàng đo thân nhiệt, đồng thời có hướng dẫn khoảng cách khi vào lớp.
Tại Quảng Nam, hơn 344.000 học sinh các cấp học trong toàn tỉnh, cùng hàng nghìn sinh viên, học viên các trường ĐH, CĐ… trên địa bàn tỉnh đi học trở lại.
 |
Sáng nay, hơn 344.000 học sinh các cấp học trong toàn tỉnh Quảng Nam đi học trở lại |
Thầy Phạm Văn Diệu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP Tam Kỳ) cho hay, nhà trường tổ chức cho thân nhiệt cho học sinh, giáo viên trước khi vào trường. Ngoài ra, nhà trường chuẩn bị nguồn nước, xà phòng rửa tay, nước sát khuẩn tại các cổng ra vào, ở các lớp học cho giáo viên và học sinh.
“Nhà trường thực hiện giãn cách tối đa nhất có thể, bố trí ghế ngồi học trên lớp cũng đảm bảo khoảng cách. Việc chào cờ đầu tuần thực hiện tại lớp chứ không tập trung toàn trường”, thầy Diệu thông tin.
Cũng theo thầy Diệu, nhà trường tổ chức dạy học buổi sáng rồi cho học sinh trở về nhà. Thay vì phải dạy học cả ngày, học sinh ở lại trường như trước kia.
Hơn 523.000 học sinh các trường mầm non và tiểu học của Nghệ An đi học trở lại trong ngày hôm nay. Để đảm bảo an toàn, các trường học đã khử khuẩn, thực hiện giãn cách và xây dựng nội quy phòng chống dịch.
Thầy Lê Đình Nho – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghi Đức (TP Vinh), cho biết trong 2 ngày cuối tuần, các thầy cô giáo đã vệ sinh, tẩy trùng trường lớp, bố trí nước sát khuẩn, xà phòng tại các hành lang để học sinh rửa tay.
Ngoài ra, nhà trường cũng kê thêm bàn ghế trong lớp học để học sinh ngồi cách nhau 1m. Học sinh đi học được chia làm 2 ca sáng - chiều, lớp cách lớp nhằm đảm bảo giãn cách.
 |
Giáo viên Trường Tiểu học Hồng Sơn (TP Vinh) kê thêm bàn ghế cho học sinh, đảm bảo giãn cách 1m. Học sinh cũng thực hiện đeo khẩu trang trong suốt giờ học |
Để đảm bảo an toàn, nhà trường không tổ chức chào cờ đầu tuần như mọi khi. Thay vào đó, cô giáo sẽ dành 15 phút hướng dẫn học sinh đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn đúng cách trước khi vào học và sau giờ ra chơi.
Trong quá trình học tập, nếu học sinh, giáo viên nào có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải thông tin ngay cho nhà trường, đồng thời đến cơ sở y tế để thăm khám.
Thầy Nho khuyến cáo các phụ huynh nên chuận bị khẩu trang, bình nước và lọ dung dịch sát khuẩn để con mang đến trường. Đưa đón con đúng giờ, đậu xe cách cổng trường 10 mét và không vào trường khi không có việc cần thiết.
 |
Học sinh Trường Mầm non Hồng Sơn ngồi cách xa nhau, đeo khẩu trang trong lớp học |
Theo kế hoạch, các trường học ở Nghệ An sẽ hoàn thành thời gian học vào 3/7. Từ đó đến ngày 15/7 sẽ học tiếp các nội dung chưa hoàn thành (nếu có), đồng thời ôn tập, hệ thống kiến thức đã học từ đầu năm.
Các trường sẽ phối hợp với phụ huynh, học sinh áp dụng các hình thức dạy học khác như giao phiếu bài tập, trao đổi nhóm Zalo, Facebook, dạy học trực tuyến... một số nội dung bài học, môn học chưa hoàn thành trên lớp khi cần thiết.
 |
Học sinh tiểu học ở Đăk Nông cũng đã trở lại trường |
Hàng chục nghìn học sinh các cấp tại Tây Nguyên đi học trở lại. Do nghỉ học thời gian dài nên các học sinh bậc mầm non đặc biệt được chú trọng. Trước ngày đi học trở lại, giáo viên đã chủ động liên hệ với phụ huynh nắm tình hình các em để có sự chuẩn bị hợp lý.
Anh T.Q.T (phụ huynh có con học tại Trường Mầm non 10/3, TP Buôn Ma Thuột), cho biết khá lo lắng khi cho con đi học trở lai, dù dịch đã được kiểm soát.
“Gia đình thường xuyên dặn dò con đi học phải rửa tay sạch sẽ, nghe theo cô giáo chỉ dẫn để phòng dịch. Tuy có lo lắng nhưng khi đưa con đến trường, thấy công tác phòng dịch của các giáo viên rất tốt nên tôi cũng an tâm hơn” - anh T. chia sẻ.
Bà Mai Thị Hồng Hà, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột cho biết, trước khi học sinh đi học trở lại, đơn vị đã chủ động mời hiệu trưởng các trường để triển khai một số nội dung mang tính chất định hướng về chương trình đi học lại, cập nhật những văn bản của Bộ GD-ĐT trong việc giảm tải phân bổ thời khóa biểu và bố trí giáo viên cho phù hợp và khoa học.
 |
Học sinh trường mầm non cũng được bố trí ngồi giãn cách |
“Công tác chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại được các trường triển khai theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt chú trọng ở các cấp học nhỏ như Mầm non, Tiểu học. Các giáo viên và đội ngũ y tế nhà trường phải chủ động trong việc cùng ngành thực hiện phòng chống dịch bệnh cho học sinh”, bà Hà cho hay.
Cũng theo bà Hà, để đảm bảo phòng dịch cho học sinh, các trường bố trí không quá 30 em/lớp, chia đôi lớp học để học lệch buổi, các trường bán trú tạm dừng một tuần để có kế hoạch triển khai phù hợp.
 |
Cô giáo hướng dẫn các bé cách phòng chống dịch trong buổi đầu trở lại trường |
Bên cạnh đó, việc thiếu nhiều giáo viên ở các bậc học cũng là một trong những khó khăn khi áp dụng chia đôi lớp học. Phòng GD-ĐT cũng lưu ý các giáo viên không làm việc quá 6 tiết/ngày ảnh hưởng sức khỏe và sẽ sớm có điều chỉnh phù hợp.
Lê Dương - Lê Bằng - Duy Tuấn - Trùng Dương

Lần đầu tiên thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5
"Hôm nay là ngày đặc biệt với giáo viên chúng tôi. Mọi năm, thời gian này là tâm trạng chia xa, năm nay lại là đón chờ".
" alt="Bé mầm non, tiểu học ngồi giãn cách phòng dịch Covid"/>
Bé mầm non, tiểu học ngồi giãn cách phòng dịch Covid
Việt Nam vừa có 2 trận đấu tích cực ở vòng loại World Cup 2022/Asian Cup 2023, khi thắng toàn diện trước Malaysia (1-0) và Indonesia (3-1).Bên cạnh dấu ấn chiến thuật và khả năng dùng người vẫn đầy ấn tượng của HLV Park Hang Seo, Quế Ngọc Hải đã nhận được lời khen từ nhiều chuyên gia.
 |
Màn trình diễn của Quế Ngọc Hải được báo châu Á khen ngợi |
FOX Sports Asia cũng đánh giá Quế Ngọc Hải là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam có 6 điểm trong 2 trận vừa qua.
Quế Ngọc Hải chơi tuyệt hay trước Malaysia, và chính anh là người kiến tạo để Quang Hải ghi bàn duy nhất bằng đường chuyền dài đẳng cấp.
Trong trận thắng Indonesia, trung vệ 26 tuổi của Viettel tiếp tục thi đấu nổi bật, và ghi 1 bàn từ chấm 11m.
Các chuyên gia của FOX Sports Asia đánh giá, Quế Ngọc Hải là 1 trong các cầu thủ Đông Nam Á nổi bật nhất 2 lượt trận vòng loại World Cup 2022 vừa qua.
"Như mọi khi, Nguyễn Quang Hải là hình ảnh tiêu biểu cho lối chơi của tuyển Việt Nam trong cả hai trận đấu.
Nhưng trung vệ Quế Ngọc Hải đang gia thể hiện ảnh hưởng của mình, không chỉ là với vai trò của người đeo băng đội trưởng.
Với Đỗ Duy Mạnh và Bùi Tiến Dụng hỗ trợ bên cạnh, Quế Ngọc Hải trưởng thành hơn rất nhiều để làm chủ mọi tình huống phòng ngự.
Riêng trận đấu với Malaysia, pha kiến tạo thành bàn khẳng định rõ hơn sự tiến bộ không ngừng của Quế Ngọc Hải trong vai trò trung vệ triển khai bóng".
Trong bóng đá hiện đại, trung vệ triển khai bóng (tổ chức và phát động tấn công từ phía sau) không nhiều. Những cầu thủ kiểu này có vai trò rất quan trọng.
Làm việc dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo, Quế Ngọc Hải trưởng thành về mọi mặt, trở thành trung vệ vượt đẳng cấp Đông Nam Á.
TT
" alt="Báo châu Á: Quế Ngọc Hải là thủ lĩnh tuyển Việt Nam"/>
Báo châu Á: Quế Ngọc Hải là thủ lĩnh tuyển Việt Nam