当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Arnett Gardens vs Portmore United, 07h00 ngày 21/2: Giữ vững ngôi nhì
Cánh đồng bất tậngây chú ý bởi sự xuất hiện của dàn diễn viên là những tên tuổi đã thành danh như Đỗ Hải Yến, Dustin Nguyễn, Tăng Thanh Hà kết hợp với các gương mặt trẻ, mới toanh là Ninh Dương Lan Ngọc và Võ Thanh Hòa.
Dustin Nguyễn vai Út Võ
Trong Cánh đồng bất tậnDustin Nguyễn vào vai ông Út võ, một người đàn ông Nam bộ với cõi lòng quá nhiều nỗi hận, dằn vặt, u ám, cay nghiệt và... đào hoa.
Dustin Nguyễn tên thật Nguyễn Xuân Trí (sinh năm 1962) là một nam diễn viên điện ảnh người Mỹ gốc Việt. Anh còn được biết với vai trò biên kịch phim, sản xuất phim và đạo diễn phim.
Dustin cùng hai anh em Charlie Nguyễn - Johnny Trí Nguyễn với danh hài Vân Sơn đều là cháu của Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín. Mẹ của Dustin Nguyễn là nữ tài tử và diễn viên múa Mỹ Lệ, cha anh là danh hài Xuân Phát nổi tiếng trên sân khấu Sài Gòn trước năm 1975. Tháng 4 năm 1975, gia đình anh rời Việt Nam sang Mỹ sinh sống.
Sau khi Dustin tốt nghiệp trung học, anh chuyển đến Nam California và theo học tại Đại học Orange Coast. Thông qua một người bạn, anh có cơ hội bén duyên với điện ảnh Hoa Kỳ khi được mời nhận một vai trong loạt phim truyền hình Magnum P.I. vào năm 1985.
Vai diễn mà Dustin tâm đắc nhất là vai Jonny trong phimLittle Fish; vai này đã đánh dấu tên tuổi của anh với điện ảnh thế giới bên cạnh nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar Cate Blanchett.
Vai Sỹ phản diện trong Dòng máu anh hùng (2007) đã đánh dấu lần trở về Việt Nam đầu tiên của anh sau 32 năm xa quê hương.
Sau đó, Dòng máu anh hùng, Dustin Nguyễn tham gia hàng loạt vai diễn lớn trong các phim điện ảnh Việt thời kỳ trở lại hưng thịnh, như: Sài Gòn nhật thực, Huyền thoại bất tử, Để Mai tính, Cánh đồng bất tận, Giữa hai thế giới, Lửa Phật, Trúng Số, Dịu Dàng, Linh Duyên, 798 Mười...Trong đó với dự án phim Lửa PhậtDustin còn đảm nhận vai trò biên kịch và đạo diễn.
Từ khi về nước, sự nghiệp của Dustin phát triển khá tốt, anh đảm nhận vai nhiều vai diễn với sự đa dạng về tính cách chứ không gò bó trong bất kỳ khuôn khổ nào.
Trước khi về Việt Nam, Dustin Nguyễn và Angela Rockwood yêu nhau từ năm 1998, họ lên kế hoạch cưới nhau vào năm 2001, nhưng không may tai nạn xe hơi làm Angela bị liệt hai chân trước khi cưới và cô phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại (người đi cùng cô khi tai nạn là diễn viên Thùy Trang - đóng vai siêu nhân vàng trong Mighty Morphin Power Rangers - đã tử vong ngay sau đó).
Đến năm 2011, tức là sau 10 năm gắn bó với nhau, hai vợ chồng Dustin ly hôn do không có con.
Vợ sau của Dustin là “tay hòm chìa khóa” của gia đình, trong vai trò nhà sản xuất hỗ trợ và phát triển công việc diễn viên lẫn đạo diễn của chồng.
Ninh Dương Lan Ngọc vai Nương, con gái Út Võ
Ninh Dương Lan Ngọc (sinh năm 1990) tại TPHCM. Vai Nương – con gái Út Võ trong Cánh đồng bất tậnđã đưa tên tuổi của Lan Ngọc đến với khán giả và là cái đà để Lan Ngọc phát triển sự nghiệp diễn xuất.
Tuy chỉ hoạt động nghệ thuật trong thời gian ngắn nhưng Ninh Dương Lan Ngọc khá có duyên với các giải thưởng. Vai Nương trong phim Cánh đồng bất tận,Lan Ngọc hạnh phúc khi chỉ là vai diễn đầu tay mà cô đã may mắn giành được tất cả các giải thưởng điện ảnh lớn trong nước như: "Mai Vàng" dành cho "Diễn viên được yêu thích nhất", "Bông Sen Vàng" cho "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất"...
Thế nhưng,thành công quá lớn mà bộ phim mang lại gây ra cho Lan Ngọc một áp lực vô hình. Lan Ngọc từng chia sẻ: “Thời điểm đó, tôi có thành tích vượt trội nhưng bề dày thành tích lại thiếu. Tôi loay hoay không biết mình phải đi như thế nào là đúng. Bởi tôi làm bất cứ công việc gì cũng bị cho là sai, không đúng với đẳng cấp thời điểm đó. Tôi bắt đầu sợ người ta phán xét, đánh giá. Tôi sợ miệng lưỡi người đời. Và hai năm đó thật là thời gian khủng hoảng".
Như việc trong vòng 1 tháng, Lan Ngọc xuất hiện ở rạp có đến 4 phim là: Nắng, Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Găng tay đỏ, Phim trường mavà sự xuất hiện quá dày khiến Lan Ngọc vất vả trong việc xây dựng hình ảnh.
Cũng từ đây, cô rút ra cho mình kinh nghiệm biết kiềm chế trong sự lựa chọn bởi cô không muốn sự nghiệp và hình ảnh của mình để người khác điều khiển.
Những vai nữ chính mà Lan Ngọc từng thể hiện gây ấn tượng tốt còn có vai Thơm trong Trúng số, Cám trong Tấm Cám: Chuyện chưa kể, Cô Ba Sài Gòn...
Hiện tại, Ninh Dương Lan Ngọc vẫn được đánh giá là “ngọc nữ” sáng giá của điện ảnh Việt. Vai diễn được chờ đợi của Lan Ngọc là bộ phim She was pretty phiên bản Việt được làm lại từ bộ phim cùng tên vô cũng nổi tiếng của Hàn Quốc.
Trong cuộc sống tình cảm, Ninh Dương Lan Ngọc cũng trải qua 2 mối tình cùng nam diễn viên Minh Luân và diễn viên hài La Thành.
Có mối tình đầu kéo dài 4 năm và mối tình sau mới đây 3 năm, Lan Ngọc tự tin bản thân là người chung thuỷ. Cả hai chàng trai ấy cũng đều muốn lấy cô làm vợ và có một gia đình hạnh phúc. “Thế nhưng, tôi không có ý định kết hôn nên chuyện tình cảm cuối cùng cũng không đi đến đâu” - cô tâm sự.
Đỗ Thị Hải Yến vai Sương
Đỗ Thị Hải Yến tốt nghiệp trường Múa Việt Nam sau bảy năm theo học trước khi bắt đầu sự nghiệp diễn xuất.
Năm 1999, khi đó Hải Yến mới 16 tuổi đạo diễn Trần Anh Hùng đã mời cô tham gia bộ phim Mùa hè chiều thẳng đứng. Năm 2000, Hải Yến xuất hiện trong bộ phim Vũ khúc con còcủa đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và Jonathan Foo. Năm 2001, Hải Yến trở thành nữ diễn viên hàng đầu tại Việt Nam khi cô vượt qua trên 2000 ứng cử viên khác cho đóng vai nữ chính (Phượng) trong bộ phim Người Mỹ trầm lặng(phim 2002) của đạo diễn Phillip Noyce. Cùng diễn với cô là nam hai diễn viên nổi tiếng Michael Caine và Brendan Fraser. Đây là lần đầu tiên một nữ diễn viên Việt Nam có một vai diễn chính nói tiếng Anh trong một bộ phim của Hollywood.
Năm 2005, Hải Yến là nữ diễn viên chính trong Chuyện của Paocủa đạo diễn Ngô Quang Hải. Đây là phim Việt Nam đầu tiên Hải Yến tham gia. Năm 2008, Hải Yến tham gia diễn xuất trong Chơi Vơicủa đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Chia sẻ về vai diễn của mình, Đỗ Hải Yến đã nói: “Tôi luôn nghĩ mỗi người phụ nữ sẽ có những thăng hoa hay trải nghiệm theo cách riêng của họ khi đánh giá hay nhìn nhận về cuộc sống. Nhưng đúng là Sương của Cánh đồng bất tận thực sự là một số phận đau đớn và nghiệt ngã của một kiếp người. Trong khi quay phim, nhiều lúc tôi bị căng thẳng quá mức. Tôi đã bật khóc rất lâu sau nhiều cảnh quay. Tôi thật sự thấy quá thương tâm cho nhân vật của mình, một người phụ nữ với một mong ước bình dị như bao nhiêu người phụ nữ khác mà sao thấy mông lung, xa vời và vô tận.. Đó là hạnh phúc, là việc mình được yêu một ai đó và có một người chở che, thương yêu bên cạnh. Tôi nghĩ qua bộ phim, điều nhân văn nhất đó là con người nên học cách tha thứ và biết yêu cuộc đời”.
Hải Yến nhận được nhiều đề cử và giải thưởng tại Việt Nam cũng như quốc tế. Đề cử "Nữ diễn viên phụ xuất sắc" của giải Golden Satellite của viện Báo chí quốc tế (IPA) năm 2002 cho vai diễn trong "Người Mỹ trầm lặng". Giải Cánh diều vàng của Hội điện Ảnh Việt Nam cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 2006. Giải Bông sen vàng cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam năm 2007. Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế năm 2010.
Hải Yến không tham gia quá nhiều phim nhưng đều là những vai diễn rất thành công, giúp cô thành danh. Thế nhưng trong cuộc sống hôn nhân, nữ diễn viên xinh đẹp cũng gặp không ít trắc trở.
Chuyện tình chấm dứt nhưng có vẻ sau đó, mối quan hệ của Đỗ Hải Yến và Ngô Quang Hải ngày càng căng thẳng hơn khi có người tố vị đạo diễn này ngoại tình, đánh vợ. Ngô Quang Hải từng bức xúc chia sẻ việc Đỗ Hải Yến có mối quan hệ không tốt với mẹ chồng, mải mê phim ảnh mà không màng đến chuyện con cái. Cả hai thậm chí không nhìn mặt nhau dù vô tình gặp tại sự kiện.
Sau đám cưới, Đỗ Hải Yến sống một cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên người chồng đại gia. Calvin Tài Lâm cũng rất ủng hộ việc theo đuổi con đường nghệ thuật của Hải Yến. Đến năm 2015, Hải Yến đã sinh con đầu lòng cho chồng. Và cô quyết định tạm nghỉ công việc nghệ thuật để dành thời gian chăm con nhỏ.
Võ Thanh Hòa vai Điền, con trai Út Võ
Võ Thanh Hòa vào vai Điền, con trai Út Võ trongCánh đồng bất tận - vai diễn điện ảnh đầu tiên nhưng mang đến cho anh giải thưởng Cánh Diều Vàng dành cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Năm lớp 11, Hòa đột ngột quyết định du học, theo khóa đào tạo điện ảnh tại trường nghệ thuật Lasalle ở Singapore. Nhờ vào tiếng Anh tốt, sau 4 năm, Hòa được cấp bằng đạo diễn với bài tốt nghiệp là chuỗi phim ngắn phóng sự về đời sống bên lề ở Singapore với sự nghèo khó của người dân nhập cư, sự nhộn nhịp của khu đèn đỏ, thế giới ăn chơi của những người thích tự do…
Gia đình Hòa có hãng phim Gia đình Việt nên khi về nước Hòa được thỏa sức làm việc, không vất vả tìm cơ hội như nhiều người mới ra trường khác nhưng theo Hòa thì “nếu không có đam mê, lăn xả, dám làm thì mọi bệ đỡ cũng không thể làm bàn đạp được”.
Đáng kể nhất, bộ phim ghi dấu Võ Thanh Hòa ở cương vị đạo diễn truyền hình chính làGia đình phép thuật dài 250 tập với khá nhiều kỹ xảo hấp dẫn. Nó thực sự là một món ăn đầy màu sắc và mới lạ cho khán giả.
Võ Thanh Hòa để lại dấu ấn với bộ phim điện ảnh Bệnh viện ma. Mới đây, Võ Thanh Hòa cũng gây chú ý với bộ phim làm lại từ Ông ngoại tuổi 30nổi tiếng của Hàn Quốc vừa ra mắt tại TPHCM và công chiếu từ cuối tháng 3 năm 2018.
Tăng Thanh Hà vai vợ Út Võ
Tăng Thanh Hà vào vai vợ của Út Võ - là vai diễn khách mời của phim. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Tăng Thanh Hà khá mờ nhạt, quá đẹp và "trôi lướt" qua như một đoạn clip ca nhạc về cuộc sống sông nước miền Tây được lồng vào phim.
Nhân vật người mẹ không phải một nhân vật sâu sắc. Theo ông Võ khi chưa biết đi đâu về đâu. Chồng đi biền biệt, gạo hết và không biết phải làm gì, thế là dễ dàng ngã vào tay người đàn ông khác. Nhưng cho dù chỉ xuất hiện trong ít phát qua dòng hồi ức của Nương thì Tăng Thanh Hà vẫn chưa thể hiện được phần nào nội tâm của người mẹ khi phản bội chồng vì thèm khát một cuộc sống tốt hơn, tâm trạng khi bị con phát hiện ra việc làm tội lỗi của mình dẫn đến việc rũ bỏ lại tất cả.
Tăng Thanh Hà sinh năm 1986 tại Gò Công, Tiền Giang trong một gia đình gốc Hoa. Khi cô được 16 tuổi, cô được đạo diễn Lưu Trọng Ninh mời đóng vai Trang trong phim Dốc tình. Tuy vai diễn này được đánh giá là không nổi bật lắm nhưng từ đó, Thanh Hà đã được giới nghệ thuật chú ý. Sau phim Dốc tình, cô được mời đóng tiếp vai Mộng Cầm trong phim Hàn Mặc Tử.Vai diễn ấn tượng nhất của Tăng Thanh Hà có thể kể đến là vai Út Nhỏ trong phimHương phù sa.
Sau đó Tăng Thanh Hà đột ngột sang Singapore du học Cao đẳng ngành Quản lý khách sạn khi cô đang trở nên nổi tiếng ở cả màn ảnh nhỏ lẫn sân khấu.
Đến năm 2008 cô tiếp tục được mời vào đóng phim Đẹp từng centimet, tuy nhiên vai diễn không được đánh giá cao. Cuối năm 2009 đầu 2010, cô được đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình mời tham gia phim Cánh đồng bất tậnvới vai diễn khách mời của phim.
Sau Cánh đồng bất tận thì Tăng Thanh Hà gần như rút lui khỏi điện ảnh. Mãi đến năm 2013 cô tham gia bộ phim Mỹ Nhân Kế và cho đến nay Hà Tăng chưa nhận thêm bất kỳ dự án điện ảnh nào.
Trong cuộc sống tình cảm, Tăng Thành Hà từng quen thiếu gia Cường Đô la nhưng sau đó cả hai cũng chia tay khi Cường Đô la đến với Hồ Ngọc Hà và kết hôn. Năm 2012 Tăng Thanh Hà cũng kết hôn cùng doanh nhân người Philippines gốc Việt là Louis Nguyễn.
Sau khi lấy chồng, Tăng Thanh Hà hầu như gác bỏ mọi công việc điện ảnh để tập trung lo cho gia đình và công việc của gia đình chồng. Đến nay Tăng Thanh Hà đã có 2 người con, 1 trai, 1 gái nhưng cả hai chưa từng lộ diện trước truyền thông.
Băng Châu(Tổng hợp)
" alt="Sau 8 năm, dàn diễn viên phim "Cánh đồng bất tận" hiện giờ ra sao?"/>Sau 8 năm, dàn diễn viên phim "Cánh đồng bất tận" hiện giờ ra sao?
Thị trường BĐS ngày càng trở thành một trong những “chiến trường” có tính cạnh tranh khốc liệt. Chuyển đổi số trở thành “chìa khóa” giúp các doanh nghiệp BĐS chiếm ưu thế cạnh tranh và mở rộng hơn nữa tệp khách hàng tiềm năng. Những doanh nghiệp nhanh tay nắm bắt thời thế, ứng dụng chuyển đổi số trong các chiến dịch marketing và dịch vụ sẽ dần chiếm lĩnh thị phần, dẫn đầu trong cuộc chạy đua trải nghiệm khách hàng.
Chuyển đổi số toàn diện - giải pháp "xương sống" trong chiến lược của ĐXMN
Tiếp tục giữ vững vị thế và bứt phá trong giai đoạn tiếp theo để trở thành công ty dịch vụ BĐS hàng đầu tại thị trường miền Nam, ĐXMN đã và đang đặt những “viên gạch” đầu tiên để bắt đầu cuộc “cách mạng” chuyển đổi số toàn diện, chuyển mình và số hoá mạnh mẽ công tác quản trị, bán hàng, chăm sóc và khai thác khách hàng tiềm năng, quản lý hệ thống đội ngũ môi giới chuyên nghiệp.
DXMN Care - ứng dụng chăm sóc toàn diện cho khách hàng ĐXMN
Nằm trong chiến lược hệ sinh thái số hóa, ứng dụng DXMN Care được xây dựng để kết nối khách hàng một cách tiện lợi và dễ dàng hơn, cũng như tạo mối liên kết mật thiết giữa khách hàng với ĐXMN. Với ứng dụng DXMN Care, khách hàng dễ dàng tiếp cận những thông tin đầy đủ, nhanh chóng với cơ hội đầu tư BĐS chỉ bằng “một chạm” trên smartphone.
DXMN Care tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, giúp khách hành quản lý sản phẩm BĐS của mình, so sánh và đánh giá các sản phẩm khác nhau. Hệ thống sẽ cập nhật đến khách hàng tin tức thị trường, dự án và các sự kiện BĐS đúng với nhu cầu, đồng thời cập nhật những chính sách ưu đãi, chiết khấu đến từng khách hàng riêng biệt.
Ngoài ra, DXMN Care còn giúp khách hàng kết nối với các điểm giao dịch gần nhất, mọi vấn đề của khách hàng đều được phản hồi trực tiếp bởi bộ phận CSKH 24/7.
![]() |
Hai ứng dụng My DXMN và DXMN Care được ra mắt và sử dụng rộng rãi |
My DXMN - “ngôi nhà số” của gia đình ĐXMN
Thực trạng hiện tại của một số doanh nghiệp BĐS là đang sử dụng những công cụ thủ công để quản lý công việc và khách hàng như: ghi chép sổ sách, lưu danh bạ điện thoại, giấy ghi chú... Cách làm truyền thống này dễ phát sinh những vấn đề như: không thể “nhớ mặt đặt tên” khách hàng, bỏ quên nhu cầu của khách hàng, quên lịch hẹn, thiếu kế hoạch chuyển đổi khách hàng…
Để giải quyết những khó khăn trên, ĐXMN đã cho ra đời ứng dụng My DXMN - nền tảng tối ưu hệ thống quản lý môi giới. My DXMN giúp thao tác quản lý khách hàng dễ dàng và khoa học hơn, giúp môi giới đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chuyên viên kinh doanh ĐXMN cũng trở nên năng suất và chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.
My DXMN chính là “ngôi nhà số” của gia đình ĐXMN, xây dựng cộng đồng ĐXMN đoàn kết, vững mạnh. Toàn bộ CBNV tiếp cận dễ dàng đến mọi thông tin các phòng ban, hệ thống dự án, bảng hàng và tiến trình giao dịch. Đặc biệt kết nối marketing và kinh doanh, tối giản thời gian liên hệ, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngay tức khắc. Với sự tham gia của hơn 700 CBNV, sự kiện ra mắt My DXMN tháng 11/2021 là dấu ấn công nghệ của ĐXMN trên thị trường BĐS Việt Nam.
![]() |
"My DXMN" - Ngôi nhà số của gia đình ĐXMN |
Với việc luôn linh hoạt chuyển đổi mô hình kinh doanh để “làm mới” chính mình, ĐXMN đã nhận được sự phản hồi tốt từ khách hàng. Kết hợp cùng những hệ thống công nghệ đang được nghiên cứu triển khai, 2 ứng dụng My DXMN và DXMN Care được kỳ vọng cùng cộng hưởng tạo nên hệ sinh thái số hóa chuyên nghiệp, đem lại những thành tựu đột phá trên thị trường BĐS.
Doãn Phong
" alt="Đất Xanh Miền Nam ra mắt 2 ứng dụng đẩy mạnh chuyển đổi số"/>Lợi dụng lúc chủ cửa hàng đi đổi tiền lẻ, người phụ nữ mang bầu đã nhanh như chớp mở khóa và lấy một chiếc điện thoại còn mới nguyên.
" alt="Đứt cầu treo, hàng chục người hoảng loạn rơi xuống sông"/>Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Club Brugge, 00h45 ngày 19/2
"Chúng tôi luôn nói rằng nó giống như xây một tòa nhà cao tầng", một người quản lý bộ phận của TSMC chia sẻ, ám chỉ cách các kỹ thuật viên của mình đang siêng năng làm theo các hướng dẫn được chỉ định cho họ qua máy tính bảng. "Bạn chỉ có thể xây dựng một tầng lầu tại một thời điểm."
Công ty trị giá 550 tỷ USD này hiện kiểm soát hơn một nửa thị trường toàn cầu đối với chip sản xuất theo đơn đặt hàng và thậm chí hơn 90% thị phần đối với các bộ vi xử lý tiên tiến nhất, theo một số ước tính.
"TSMC rất quan trọng", Peter Hanbury, chuyên gia bán dẫn tại công ty tư vấn Bain & Co, cho biết. "Về cơ bản, họ kiểm soát phần phức tạp nhất của hệ sinh thái bán dẫn và gần như độc quyền ở công nghệ tối tân này."
Tầm quan trọng của chip bán dẫn đã phát triển theo cấp số nhân trong nửa thế kỷ qua. Năm 1969, mô-đun đưa tàu vũ trụ Apollo lên mặt trăng có hàng chục nghìn bóng bán dẫn với tổng trọng lượng 31,7 kg. Ngày nay, một chiếc MacBook của Apple chứa 16 tỷ bóng bán dẫn trong kết cấu có tổng trọng lượng chỉ 1,3 kg. Sự phổ biến của những con chip sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển lan rộng của các thiết bị di động, Internet vạn vật (IOT), mạng 5G và 6G cũng như sự gia tăng nhu cầu về khả năng tính toán. Doanh số bán chip toàn cầu là 440 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng trên 5% hàng năm. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi chúng - những con chip - là "các sản phẩm quan trọng", thứ mà "sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể khiến cuộc sống và sinh kế của người Mỹ gặp rủi ro". Còn chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc so sánh tầm quan trọng của chất bán dẫn với "lúa gạo".
Và thành công của TSMC trong việc lũng đoạn thị trường quan trọng này đã biến nó trở thành "cơn đau nửa đầu" trong mọi chiến lược địa chính trị. Lầu Năm Góc đang thúc ép chính quyền Biden đầu tư nhiều hơn vào sản xuất chip tiên tiến, để tên lửa và máy bay chiến đấu của họ không còn phải phụ thuộc vào một hòn đảo nằm sát cạnh đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình.
Thêm nữa, sự thiếu hụt chip toàn cầu đã và đang ảnh hưởng đến 169 ngành công nghiệp, theo phân tích của Goldman Sachs, từ thép hay bê tông trộn sẵn đến máy điều hòa không khí và cả các nhà máy bia. Chịu ảnh hưởng ác liệt nhất, các nhà sản xuất ô tô trên khắp châu Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã buộc phải hoạt động chậm lại và thậm chí ngừng sản xuất. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có ít hơn 3,9 triệu chiếc ô tô được đưa vào các showroom trên khắp thế giới trong năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái.
"Nhưng tôi đã nói với họ: 'Bạn là khách hàng của khách hàng của tôi. Làm thế nào tôi có thể [ưu tiên người khác] và không đưa cho bạn chip?'", Chủ tịch TSMC - Mark Liu - nói với TIME trong một cuộc phỏng vấn độc quyền.
Sự khan hiếm chip đã đẩy TSMC từ một công ty dịch vụ phần cứng vô danh trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi toàn cầu về tương lai của công nghệ. Và công ty này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định thế giới sẽ trông như thế nào vào cuối thập kỷ này. Một số người dự đoán về một tình trạng hỗn loạn đang nổi lên, do cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ và căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Còn kịch bản lạc quan hơn của Liu là việc áp dụng rộng rãi trí thông minh nhân tạo (AI) vào năm 2030 sẽ giúp giảm thiểu sự tàn phá của biến đổi khí hậu thông qua dự đoán thời tiết chi tiết, chẩn đoán ung thư chính xác cũng như sớm hơn và thậm chí là khả năng chống lại tin tức giả theo thời gian thực tự động trên mạng xã hội.
"Với COVID-19, mọi người đều cảm thấy tương lai đã được đẩy nhanh", Mark Liu nói. Còn từ quan điểm của ông, nó sẽ trông "rõ ràng hơn nhiều so với hai năm trước."
Sự thiếu hụt chip bán dẫn lần đầu tiên khiến các tập đoàn trên khắp thế giới phải "đổ mồ hôi" diễn ra vào khoảng tháng Hai năm nay, khi thời gian đặt hàng và giao hàng trung bình đối với chip kéo dài đến 15 tuần. Mốc thời gian "chưa từng có" này được tạo ra bởi sự kết hợp của các yếu tố: suy thoái kinh tế do đại dịch khiến các nhà sản xuất ô tô sớm cắt giảm đơn đặt hàng chip, sau đó là việc những con chip được tích trữ bởi các công ty lo ngại bị lôi kéo vào cuộc chiến thương mại và công nghệ Mỹ - Trung.
Trong bối cảnh được mô tả là sự thiếu hụt chip toàn cầu, nhiều con chip được gửi đến các nhà máy hơn là đưa vào trong các sản phẩm. Nó có nghĩa là "chắc chắn có những người tích lũy chip trong chuỗi cung ứng", theo Chủ tịch Liu.
Để khắc phục sự cố, Liu đã ra lệnh cho nhóm của mình phân tích các điểm dữ liệu khác nhau để giải mã xem khách hàng nào thực sự cần và khách hàng nào đang tích trữ.
"Chúng tôi cũng đang học hỏi vì chúng tôi không phải làm điều này trước đây. Nó buộc anh phải đưa ra những quyết định khó khăn để trì hoãn đơn đặt hàng cho những khách hàng với đơn có giá trị lớn mà nhu cầu tức thời được đánh giá là ít cấp thiết hơn", Liu nói. "Đôi khi [khách hàng] có thể không hài lòng, nhưng chúng tôi chỉ đang làm những gì tốt nhất cho ngành."
Có thể nói, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu đang tập trung vào khả năng tiếp cận công nghệ, thứ được nước Mỹ phát minh ra và vẫn thiết kế tốt hơn bất kỳ ai khác nhưng lại không sản xuất được nó ở quy mô lớn nữa. Trong kế hoạch trị giá 2.000 tỷ USD của Tổng thống Biden để sửa chữa cơ sở hạ tầng của Mỹ có bao gồm 50 tỷ USD để tăng khả năng cạnh tranh của chất bán dẫn. Những con số đó được Thượng viện nước này thông qua vào tháng 6 và nhằm mục đích cạnh tranh với Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, để so sánh thì chỉ riêng TSMC đang đầu tư 100 tỷ USD để tăng công suất trong vòng ba năm tới.
Đó là một số tiền khổng lồ đáng kinh ngạc, nhưng trong mắt chủ tịch Liu thì: "Tôi càng nhìn vào nó, càng thấy nó sẽ không đủ."
Ngành công nghiệp bán dẫn đã thu hẹp lại ngay cả khi bản thân các con chip đã trở nên ngày càng phổ biến hơn và quan trọng hơn. Ngoài TSMC, công ty duy nhất có khả năng sản xuất thương mại những con chip 5 nanomet (nm) tiên tiến nhất hiện nay là Samsung Electronics của Hàn Quốc. Tuy nhiên, TSMC đang xây dựng một nhà máy chế tạo mới - còn gọi là "fab" - trên khu đất có diện tích bằng 22 sân bóng đá ở miền nam Đài Loan, để sản xuất những con chip với công nghệ 3 nm đột phá, dự kiến sẽ nhanh hơn phiên bản trước tới 15% và sử dụng ít năng lượng hơn.Và thế hệ chip mới nhất này - hay còn gọi là các node - sẽ khiến các công ty Mỹ như Intel và GlobalFoundries tụt hậu ít nhất hai thế hệ.
"Thật đáng hổ thẹn cho Intel", Daniel Nenni, đồng tác giả của cuốn sách "Fabless: Sự chuyển đổi của ngành công nghiệp bán dẫn", nhận định. "Thật đáng thất vọng khi họ mất đi quyền lãnh đạo."
Vào thời kỳ đầu của ngành công nghiệp máy tính hiện đại, những người tiên phong như Intel đã thiết kế và chế tạo chip nội bộ. Nhưng các công ty Mỹ bắt đầu gặp khó khăn trước các đối thủ Nhật Bản vào những năm 1980 và để duy trì tính cạnh tranh, họ đã thuê ngoài các bên thứ ba để làm việc này, nhằm tập trung vào khía cạnh thiết kế mang lại nhiều lợi ích hơn. Khi đó, việc xây dựng các nhà máy chế tạo rất đắt đỏ, nhiều rủi ro trong khi mang lại tỷ suất lợi nhuận thấp.
Nhưng xu hướng "tuyệt vời" này đã được dự đoán trước bởi một kỹ sư gốc Hoa tên là Morris Chang, người đã thành lập TSMC vào năm 1987. Ông từng học tại Harvard, Stanford và MIT cũng như đã làm việc 25 năm tại tập đoàn bán dẫn Texas Instruments. Và một trong nhiều bước đột phá của Chang là đã đi tiên phong trong chiến thuật định giá sản xuất chip ban đầu ở mức thua lỗ, với kỳ vọng rằng việc giành được thị phần sớm sẽ tăng quy mô đến mức mà chi phí tiết giảm sẽ tạo ra lợi nhuận. Và rồi, khi công nghệ trở nên tiên tiến, chi phí của các thiết bị mới tăng cao, thúc đẩy nhiều nhà sản xuất chip phải thuê ngoài và thị phần của TSMC cũng dần tăng trưởng.
Willy Shih, giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, nói: "Đó là công việc mà không ai khác muốn làm."
Vào tháng 6/2018, ở tuổi 86, Chang cuối cùng đã trao lại quyền điều hành TSMC cho Mark Liu và CEO C.C. Wei. Và những gì tưởng chừng như một quá trình chuyển đổi khó khăn đã trở thành bàn đạp cho một triết lý kinh doanh tích cực hơn, cho phép TSMC vượt qua các đối thủ. Theo giáo sư Shih, ngoài hàng tỷ USD đầu tư vào việc hạn chế tính ưu việt của công nghệ, TSMC đã bắt tay vào triển khai "một sự đa dạng hóa địa lý mà lẽ ra sẽ không xảy ra dưới thời Morris Chang".
Trong khi C.C Wei là người tập trung vào trình độ kỹ thuật, đội ngũ lãnh đạo mới đã được bổ sung một cách hoàn hảo bởi Liu, một người có định hướng kinh doanh và đầy các ý tưởng thú vị đang chờ triển khai.
Theo nhiều cách, con đường sự nghiệp của Liu đi theo dấu chân của người cố vấn cho mình, Chang. Là người gốc Đài Bắc, Liu lấy bằng tiến sĩ tại Đại học California, Berkeley, trước khi nhận vào làm tại Intel, nơi ông đã giúp ra mắt bộ vi xử lý i386 thứ sau đó đã thúc đẩy cuộc cách mạng máy tính cá nhân vào cuối những năm 1980. Sau khi rời Intel, ông đã dành sáu năm để tiến hành nghiên cứu tại phòng thí nghiệm AT&T Bell ở New Jersey, trước khi gia nhập TSMC vào năm 1993. Một trong những vai trò đầu tiên của ông khi mới "chân ướt chân ráo" vào TSMC là tham gia xây dựng fab, do chính Chang dẫn dắt.
"Morris đã cho tôi nhiều kinh nghiệm, từ hoạt động đến lập kế hoạch, bán hàng, tiếp thị và R&D", ông Liu nói. "Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu nhân viên của chúng tôi thoát ra khỏi vùng an toàn của họ, để học hỏi mọi thứ và không chỉ cảm thấy hài lòng khi nhận được đánh giá hiệu quả tốt từ sếp của chính mình".
Thành công gần đây nhất của TSMC có liên quan đến một khách hàng cụ thể: Apple.
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đã thuê ngoài việc sản xuất chip của mình bởi Samsung trong sáu thế hệ iPhone đầu tiên. Nhưng sau khi Samsung ra mắt điện thoại thông minh Galaxy - thiết bị cạnh tranh trực tiếp với iPhone - Apple vào năm 2011 đã đưa đối tác này ra tòa vì một vụ kiện liên quan tới hành vi trộm cắp thiết kế sản phẩm. Vụ kiện cuối cùng đã được giải quyết với phần thưởng trị giá 539 triệu USD cho công ty Mỹ. Nhưng sâu xa hơn, tranh chấp đó đã đem lại một lợi ích khổng lồ cho TSMC khi Apple tìm cách tách rời chuỗi cung ứng của mình khỏi Samsung và tránh bất kỳ mối quan hệ đối tác nào có thể tạo ra cho mình một đối thủ tiềm năng. Apple có thể yên tâm rằng TSMC là một doanh nghiệp đúc chip chuyên dụng, người sẽ không đi chệch khỏi con đường ban đầu của nó. Và đó là lý do Apple vẫn là khách hàng lớn nhất của TSMC cho tới hiện nay.
"Đó là một doanh nghiệp đáng tin cậy", Liu nói, nhận xét về Apple. "Chúng tôi không cạnh tranh với khách hàng của mình."
Apple cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa TSMC trở thành một nhà lãnh đạo công nghệ không thể thay thế. Hệ thống máy tính từ lâu đã được điều chỉnh bởi Định luật Moore, được đặt theo tên người đồng sáng lập Intel Gordon Moore, mô tả sức mạnh xử lý của các con chip máy tính sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm hoặc lâu hơn. Xu hướng của ngành là ưu tiên một node bán dẫn mới để phù hợp với khung thời gian đó.
Tuy nhiên, Apple khẳng định rằng họ muốn có một node mới cho mỗi lần ra mắt iPhone mới. Điều này đã khiến TSMC đã phải chịu áp lực rất lớn trong việc đưa ra những tiến bộ không ngừng. Vì vậy, thay vì kết hợp nhiều công nghệ mới để tăng gấp đôi công suất hai năm một lần, công ty đã đi tiên phong trong việc tạo ra những tiến bộ nhỏ hàng năm.
"Mọi người đã chế nhạo TSMC, nói rằng: 'Ồ, đó không phải là một node thực sự'", tác giả Daniel Nenni viết. "Nhưng thực hiện những bước nhỏ này đã giúp họ học được những công nghệ mới. Và họ đã cười suốt trên đường đến ngân hàng".
Tuy nhiên, vị trí lãnh đạo ngành cũng mang đến những thách thức khác nhau. Ngày nay, chip có thể phổ biến, nhưng việc sử dụng các loại chip tiên tiến nhất vẫn còn hạn chế. Ví dụ như chip trong lò nướng bánh hay đèn giao thông không cần tới những dây chuyền công nghệ mới nhất của TSMC. Và khi lượng khách hàng của TSMC đã bị thu hẹp, nguy cơ một trong số họ bị cuốn vào cuộc hỗn loạn chính trị đã tăng lên. Điển hình năm ngoái, TSMC đã ngừng cung cấp cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei sau khi các cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc rằng tập đoàn này nhận chỉ đạo và bảo trợ trực tiếp từ chính phủ Trung Quốc.
Việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì ranh giới cũng đang trở nên khó khăn hơn trên một hòn đảo chỉ 23 triệu dân, nơi một đợt hạn hán nghiêm trọng gần đây đã đặt ngành công nghiệp bán dẫn vốn sử dụng rất nhiều nước vào tình trạng nguy hiểm.
"Tương lai ngày càng nhiều thách thức hơn", Dan Wang, nhà phân tích công nghệ và ngành công nghiệp cho biết. "Khi bạn ở trên đỉnh cao, hướng duy nhất là hướng xuống."
Sự thống trị của TSMC mạnh mẽ đến mức các đối thủ chính của nó giờ không phải là các công ty, mà là các chính phủ. Sự thiếu hụt ngành công nghiệp ô tô là một lời cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách, những người vốn đang quay cuồng với đại dịch và chiến tranh thương mại. Ủy ban châu Âu mới đây đã công bố một liên minh bán dẫn nhằm mục đích tăng tỷ trọng sản xuất toàn cầu lên 20% vào năm 2030. Chính phủ Hàn Quốc cũng đang đưa ra các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy khoản đầu tư 450 tỷ USD của các nhà sản xuất chip đến năm 2030.
Trong khi đó, Trung Quốc đã ném hàng tỷ USD vào vấn đề chất bán dẫn, nhưng chỉ đạt được một số thành công hạn chế cùng không ít thất bại đáng kể. Đại diện hàng đầu là SMIC, tập đoàn bán dẫn có trụ sở tại Thượng Hải, mặc dù đã nhận 300 triệu USD tài trợ của chính phủ vào năm 2019, nhưng con chip tốt nhất mà họ có thể sản xuất vẫn chậm hơn TSMC khoảng 5 năm. Rất ít hy vọng để SMIC hay bất cứ công ty nào có thể bắt kịp TSMC. Trong khi đó, ít nhất 6 công ty chip trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc đã phá sản trong hai năm qua, bao gồm cả Wuhan Hongxin Semiconductor Manufacturing - một dự án về bản chất là một vụ lừa đảo trị giá 20 tỷ USD do những nhân sự không có kinh nghiệm trong ngành thực hiện.
Những nỗ lực của Bắc Kinh để bắt kịp tham vọng cũng bị cản trở bởi Washington, khi liên tục ngăn chặn các nỗ lực mua lại các công ty chip nước ngoài cũng như các thiết bị chuyên dụng cần thiết cho để tạo ra các sản phẩm tiên tiến. Điều này đặt ra một khó khăn đối với chính quyền Bắc Kinh, vốn mong muốn nâng cao ảnh hưởng địa chính trị thoogn qua sự lãnh đạo công nghệ trên phạm vi toàn cầu. Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của "R&D bản địa", thứ sẽ tạo ra "chuỗi cung ứng an toàn và có thể kiểm soát" và đạt được những đột phá về "vị trí án ngữ trong công nghệ".
Tình hình cũng gây khó khăn cho mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ. Trong khi các công ty Mỹ chiếm 65% tổng doanh thu của TSMC, thì Trung Quốc vẫn là điểm đến cuối cùng lớn nhất nhờ vai trò là công xưởng của thế giới, nhập khẩu số chip trị giá khoảng 350 tỷ USD chỉ trong năm 2020. Tập đoàn tư vấn Boston ước tính rằng việc "chia tách" trong lĩnh vực công nghệ của Mỹ và Trung Quốc sẽ làm giảm doanh thu của các công ty chip của Mỹ xuống 80 tỷ USD, trong khi cạnh tranh với Bắc Kinh sẽ khiến các công ty tương tự này tiêu tốn từ 10 tỷ đến 15 tỷ USD.
Theo Mark Liu, sự thù địch hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc không có lợi cho bất cứ ai. Nhiều công ty Trung Quốc đang tích trữ chip vì sợ rằng họ sẽ bị nhắm mục tiêu như Huawei.
"Mỹ và Trung Quốc cần phải hiểu rằng họ có thể không phải là bạn, nhưng cũng không phải là kẻ thù", ông nói. "Chúng tôi cần các quy tắc chung để… mang đến cho mọi người một số kỳ vọng về cách kinh doanh."
Bất chấp sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực thiết kế chip, việc thiếu năng lực sản xuất của các công ty Mỹ vẫn là điều đáng lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách. Trong khi vẫn là khách hàng của TSMC, Intel đang cải tiến hoạt động kinh doanh xưởng đúc của mình, xây dựng hai trung tâm mới ở Arizona với chi phí 20 tỷ USD. Năm ngoái, TSMC đã cam kết xây dựng một quỹ đầu tư trị giá 12 tỷ USD, cũng ở Arizona. Công ty cũng đang khám phá nhiều cơ hội hơn ở Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu.
Mark Liu rất thẳng thắn về lý do đầu tư tại Mỹ và những hạn chế của nó. Ông nói chúng được thúc đẩy bởi "những vấn đề chính trị" đối với khách hàng của công ty. Đồng thời, vị chủ tịch này cũng nhấn mạnh rằng việc nội địa hóa chất bán dẫn sẽ không làm tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng mà ngược lại, nó thậm chí có thể "làm suy giảm khả năng phục hồi."
Bởi việc sản xuất chip rất phức tạp và chuyên biệt đến mức khó tin, khiến việc đa dạng hóa vị trí của các xưởng đúc sẽ khiến việc duy trì chất lượng trở nên khó khăn hơn. Bóng bán dẫn trong một node 3 nm chỉ bằng 1/20.000 chiều rộng của sợi tóc người. Thành phần quan trọng nhất có thể chỉ là silicon - hoặc cát tinh khiết - nhưng vấn đề nằm ở cách nó được xử lý và thao tác ra sao.
"Nó giống như nướng bánh mì", người quản lý bộ phận của TSMC cho biết. "Các thành phần khá giống nhau, nhưng bạn nên nướng nó trong bao lâu, nhiệt độ bao nhiêu, đó mới là điều quan trọng".
Vì lý do này, xưởng đúc của TSMC luôn được kiểm soát tỉ mỉ. Tất cả các khách đến thăm phải đội mũ che đầu, áo khoác, mặc quần và giày chống bụi trước khi đi qua "vòi không khí" để loại bỏ các hạt bẩn. Mỗi chiếc máy in thạch bản cực tím mà TSMC sử dụng có giá khoảng 175 triệu USD. Những fab lớn sẽ có khoảng 20 cỗ máy. Tạo ra một con chip cần khoảng 1.500 bước, mỗi bước có từ 100 đến 500 biến. Ngay cả khi tỷ lệ thành công của mỗi bước là 99,9%, điều đó có nghĩa là chưa có đến 1/4 sản lượng cuối cùng có thể sử dụng được.
"Có điều gì đó hơi khác trong nước, không khí hoặc các chất hóa học ở Arizona không?", chuyên gia bán dẫn Peter Hanbury đưa ra câu hỏi. "Nhóm R&D có lẽ sẽ không thể chỉ đi tàu cao tốc đến để giải quyết những vấn đề này".
Trong khi người sáng lập TSMC, Chang ca ngợi về "giá đất và điện rẻ" ở Mỹ trong một bài phát biểu gần đây, ông cũng phàn nàn rằng: "Chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều để tìm ra các kỹ thuật viên và công nhân có năng lực".
Mark Liu cũng lưu ý rằng chi phí ở Mỹ hóa ra "cao hơn nhiều" so với dự kiến của TSMC.
Tất cả đều chỉ ra một cơn sốt nội địa hóa đang được thúc đẩy bởi chính trị, hơn là bởi khoa học hoặc kinh doanh. Rốt cuộc, việc mở các fab ở Mỹ chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của quá trình sản xuất. Ngày nay, chất bán dẫn thường được thiết kế ở Mỹ, chế tạo ở Đài Loan hoặc Hàn Quốc, được thử nghiệm và lắp ráp ở Đông Nam Á, sau đó được lắp đặt thành sản phẩm ở Trung Quốc. Mọi thứ đã trở nên vô cùng chuyên biệt. TSMC thống trị các dịch vụ đúc chip, và chỉ có công ty ASML của Hà Lan sản xuất những máy in thạch bản tiên tiến mà tất cả các fab của nó đang dựa vào.
Nếu một chuỗi cung ứng chỉ mạnh bằng mắt xích yếu nhất của nó, thì việc mở các fab ở Mỹ sẽ không tăng cường sức mạnh này nhiều lên. Khả năng cạnh tranh của Mỹ chỉ có thể được tăng cường một cách dần dần. Nhà máy TSMC mới ở Arizona sẽ sản xuất chip 5 nm, mặc dù là tiên tiến nhất hiện nay, nhưng vẫn sẽ node đi sau trên tiến trình công nghệ, khi các dây chuyền bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2024. Trong khi đó, trụ sở chính của TSMC sẽ tiếp tục với mạch tích hợp 3-D thế hệ tiếp theo, thứ mà theo Liu nói "sẽ giải phóng sự đổi mới của kiến trúc bán dẫn."
Nói một cách chính xác, những công nghệ này tiên tiến đến mức không thể bắt kịp nếu không bơm vào một số tiền khổng lồ. Nhưng ngay cả khi đó, không có gì được đảm bảo. Rốt cuộc, khoản đầu tư 100 tỷ USD mà TSMC tiết lộ không "đứng một mình". Nó được kết hợp và tăng cường bởi các quỹ R&D của Apple, Nvidia và tất cả các đối tác thân thiết khác của TSMC, để tạo ra một "ngân sách gấp 100 lần những gì bạn sẽ thấy trên tài chính của họ", theo nhà viết sách Nenni. "Không thể có bất kỳ công ty hoặc quốc gia nào bắt kịp hệ sinh thái khổng lồ, thứ đang tiến về phía trước như một chuyến tàu chở hàng".
Còn với quan điểm của Mark Liu, thay vì theo đuổi và bản địa hóa các khía cạnh của chuỗi cung ứng chất bán dẫn một cách vô ích, nước Mỹ nên sử dụng số tiền đó để phát triển các bước nhảy vọt tiếp theo. Ví dụ như các nghiên cứu về gen và công nghệ sinh học.
"Mỹ nên tập trung vào thế mạnh của họ: thiết kế hệ thống, AI, điện toán lượng tử, những thứ hướng tới tương lai", ông Liu nói. "TSMC có thể đã giành được chiến thắng vào năm 2030, nhưng thập kỷ sau đó thì vẫn còn phải chờ xem".
(Theo Genk)
Intel cho biết sẽ sản xuất bán dẫn hiện đại nhất thế giới vào năm 2024 và giành lại ngôi vương từ tay TSMC, Samsung vào năm tiếp theo.
" alt="Những câu chuyện ít biết về TSMC"/>![]() |
Ca sĩ Ánh Tuyết và con trai đi làm từ thiện ở Hội An. |