"Chưa biết được sức mạnh của Hà Nội ra sao sau khi chia tay Quang Hải. TheươngViệtHoàngnóigìtrướctrậngặpHàNộbóng đá thái lano tôi, nếu Hà Nội FC đã chấp nhận cho Hải đi thì hẳn cũng phải có sự chuẩn bị. Tôi thấy Hai Long, Tuấn Hải đều rất tốt. Việc Hà Nội FC tạo điều kiện cho cầu thủ ra nước ngoài thi đấu là điều tốt",HLV Trương Việt Hoàng nói.
Nói về khả năng Hoàng Đức cũng nối gót Quang Hải ra nước ngoài chơi bóng, thuyền trưởng Viettel nói: “Hoàng Đức là cầu thủ có chuyên môn tốt, nhãn quan và kỹ thuật cá nhân ổn định. Hai năm vừa qua, Đức lại được thi đấu nhiều nên càng trưởng thành hơn.
HLV Trương Việt Hoàng
Với cầu thủ, điều quan trọng nhất là được ra sân thi đấu vì chỉ có đá nhiều thì họ mới vỡ ra nhiều vấn đề. Với Hoàng Đức, nếu được ra nước ngoài, cậu ấy còn phát triển hơn nữa. Môi trường phù hợp nhất cho Hoàng Đức là Nhật Bản hoặc Hàn Quốc”.
Đánh giá về trận derby với Hà Nội FC ngày 4/4, HLV Trương Việt Hoàng tỏ ra lo lắng về lực lượng của Viettel. "Chúng tôi có một số vấn đề khi những cầu thủ tập trung đội tuyển quốc gia và U23 mới trở lại. Đáng tiếc Viettel vắng Bùi Tiến Dũng bởi cậu ấy mới hồi phục, còn thủ môn Nguyên Mạnh chấn thương chắc chắn không tham dự trận đấu.
Chúng tôi chuẩn bị kỹ trước trận gặp Hà Nội. Khi mới lên hạng thì khó nhưng 2 mùa qua Viettel thi đấu ngang ngửa với Hà Nội.
Đây là trận derby thủ đô nên căng thẳng, đội nào cũng muốn khẳng định số 1, cầu thủ cũng máu lửa hơn. Tôi nghĩ Viettel và Hà Nội đều chơi quyết liệt, không tránh được những va chạm”, HLV Trương Việt Hoàng nói.
Viettel sẵn sàng cho trận derby với Hà Nội FC
Sau trận đấu bù vòng 2 V-League với Hà Nội FC, Viettel bước vào chuẩn bị cho AFC Cup 2022. HLV Trương Việt Hoàng cho hay, bảng đấu của Vietrtel là ngang cơ, nhưng do chỉ đá 1 lượt nên đội bóng áo lính cần phải chắt chiu cơ hội. Mục tiêu của Viettel là vào càng sâu càng tốt ở AFC Cup.
S.N
U23 Việt Nam báo động hàng công: Chờ Tiến Linh ở SEA Games
U23 Việt Nam không ghi nổi một bàn thắng nào ở Dubai Cup 2022, nhưng HLV Park Hang Seo không lo lắng vì đã có trong tay "sát thủ".
Anh Lợi ngày nào cũng thu gom chai nhựa trên các bờ biển quanh đảo Bé Lý Sơn.
Anh Lợi cho biết: "Hàng năm lượng du khách đến thăm đảo rất nhiều, nên lượng rác thải nhựa cũng khá lớn, đặc biệt là các chai nước. Không chỉ vậy, lượng chai nhựa dạt trên bờ biển tấp vào đảo cũng rất lớn. Là một người con của đảo Bé Lý Sơn, tôi rất đau lòng trước thực trạng này".
Hàng loạt chai nhựa du khách thải ra và do sóng biển cuốn vào hòn đảo này mỗi ngày.
Hàng ngày vào mỗi buổi chiều, anh Lợi cùng đám nhỏ trên đảo đều đi dạo quanh các bờ biển để thu gom ve chai nhựa dạt vào. Đây là công việc mà anh yêu thích và cũng tạo được khoảng thời gian vui chơi cho các bé sống trên đảo. Nhưng đặc biệt hơn cả là tạo một tình yêu thiên nhiên, xây dựng ý thức bảo vệ hòn đảo xinh đẹp này.
"Năm 2019 tôi mới nảy ra một ý nghĩ, tại sao mình không tận dụng những chai nhựa này để làm việc gì có ý nghĩa hơn. Giá cả vật liệu gạch, ngói, xi măng ở trên đảo là rất cao vậy nên nếu tôi tận dụng các chai nhựa để làm gạch sẽ tiết kiệm hơn, lại giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa trên đảo. Vậy nên tôi quyết định sẽ xây một ngôi nhà từ những chai nhựa này", anh Lợi kể.
Bức tường nhà xây dựng từ 6000 chai nhựa.
Thế nhưng công cuộc xây nhà từ chai nhựa lại không dễ dàng đến vậy. Anh tìm hỏi những người có chuyên môn xây dựng nhưng những gì anh nhận lại chỉ là những cái lắc đầu và cho rằng ý tưởng của anh là không thể thực hiện được.
Anh Lợi chia sẻ: "Chai nhựa là chất liệu khác hoàn toàn với gạch nung. Khi xây dựng rất khó để kết dính bằng xi măng. Nhiều lần tôi rất nản vì nghĩ rằng mình không làm được. Thế nhưng tôi vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, sai thì làm lại.
Các em bé rất thích thú khi được vào ngôi nhà làm từ chai nhựa của anh Lợi.
Vì yếu tố đó mà cứ xây được khoảng 20-30 cm tường là tôi phải ngưng để tường khô lại sau đó mới chồng gạch lên cao hơn. Cuối cùng sau 4 tháng tôi cũng hoàn thành được ngôi nhà 15 mét vuông làm từ 6000 chai nhựa".
Để các chai nhựa này trở thành những viên gạch có thể xây nhà, anh phải nhờ đến "biệt đội tí hon" trên đảo đổ cát đầy và nén chặt trong các chai nhựa. Nhờ tận dụng được chai nhựa làm gạch mà chi phí để xây xong ngôi nhà tôi chỉ mất khoảng 40 triệu đồng. So với giá cả vật liệu xây dựng trên đảo con số này là khá tiết kiệm.
Có thể treo quần áo ngay trên bức tường nhà.
"Mình chỉ cố gắng làm hết sức để có thể bảo vệ hòn đảo mà mình đã sinh ra và lớn lên. Ngôi nhà xây dựng từ những chai nhựa này cũng chỉ là câu chuyện rất nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Chỉ mong rằng các du khách sẽ luôn có ý thức để bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống tuyệt vời này", anh Lợi chia sẻ.
Theo Dân trí
Bạn trẻ Tây Ninh luồn rừng, treo mình trên vách núi... để nhặt rác
Mang theo những bao tải lớn, nhóm thanh niên mê xê dịch tự nguyện luồn rừng, treo mình trên vách núi để nhặt rác, chai nhựa… với hy vọng lan toả thông điệp bảo vệ cuộc sống xanh.
" alt="Chàng trai xây nhà từ 6 nghìn chai nhựa trên đảo Bé Lý Sơn"/>
Đôi vợ chồng tìm được một mảnh đất phù hợp ở vùng nông thôn Nam Bình (Phúc Kiến) để bắt đầu cuộc sống mới mà cả hai ao ước bấy lâu nay. Xiao Ke cùng vợ quyết định từ bỏ công việc suốt 15 năm qua rồi mua một ngôi nhà cũ ở đây, cải tạo lại và kinh doanh homestay.
Thời gian như ngừng trôi khi cả hai sinh sống ở vùng quê này. Họ cùng nhau chăm sóc cây cối, tự mình trồng đủ loại rau quả sau vườn nhà và chơi đùa cùng vật nuôi. Cuộc sống tuy bận rộn không kém trước đây nhưng tự tại và hạnh phúc hơn nhiều.
Hongzi tâm sự rằng cô cùng chồng từng nhiều lần ghé thăm các chợ hoa khi còn sinh sống ở Hợp Phì, nhưng chỉ có thể tranh thủ những khi rảnh rỗi không vướng bận công việc nên cả hai đều không mấy thoải mái.
Giờ đây, khi đã chuyển đến Nam Bình, hai vợ chồng có thể đi dạo ngắm thiên nhiên bất cứ khi nào họ muốn và cùng lắng nghe tiếng chim hót bên sườn núi. Đó chính là âm thanh của sự hạnh phúc, an yên mà ở thành phố không có được.
Xiao Ke rất yêu thích động vật và cây xanh. Vì thế, khi thiết kế khu vườn, chẳng cần quá bóng bẩy, hào nhoáng, cặp vợ chồng đã bố trí không gian sao cho thật hòa hợp với môi trường tự nhiên xung quanh, với ao cá và hàng trăm loại rau quả. Hàng rào tre bao quanh nhà được tận dụng để trồng nhiều loại hoa khác nhau.
"Nếu bạn yêu thích cuộc sống này, bạn có thể không kiếm được tiền nhưng bạn sẽ là 'tỷ phú' thời gian", Hongzi nói.
Khi sống ở đây một thời gian dài, cặp vợ chồng hiểu ra rằng, mỗi chuyển động của thiên nhiên, tạo hóa, của thời gian và vạn vật xung quanh đều vô cùng ý nghĩa và tuyệt vời. Chỉ cần sống thật và cảm nhận những điều chân chất nhất mà cuộc sống mang lại.
Không chỉ có mảnh vườn nhỏ, có hoa thơm, trái ngọt, Xiao Ke và Hong Zi còn cùng nhau tận hưởng cuộc sống bên không gian đậm chất truyền thống, những ô cửa gỗ đẹp lãng mạn, nơi họ có thể cảm nhận được gió thổi nhè nhẹ và bóng nắng hắt qua.
Ngôi nhà còn có bếp được thiết kế khá thủ công nhưng đủ để hai vợ chồng có thể tự nấu nướng, tạo ra nhiều món ngon mỗi ngày.
Hong Zi chia sẻ rằng công việc bận rộn ở thành phố khiến cô thậm chí không có thời gian để suy nghĩ và chăm chút cho cuộc sống của riêng mình. "Chúng ta thường được dạy từ khi còn nhỏ rằng lớn lên phải đóng góp cho xã hội và đạt được những thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống. Vì vậy, khi mới chuyển đến vùng quê này, tôi đã lo lắng rằng cuộc sống của mình sẽ trở nên vô vị, nhàm chán. Nhưng vài năm qua, tôi đã thay đổi suy nghĩ đó. Nhiều người đến đây đều nói rằng cuộc sống yên bình và năng động của chúng tôi đã mang lại cho họ sự thoải mái và giúp họ ngộ ra nhiều điều".
Hàng ngày, cả hai đều thức dậy sớm, khoan thai dạo bộ trong vườn, cảm nhận không khí trong lành và lắng nghe tâm hồn mình. Cuộc sống tuy giản dị nhưng là nơi để họ trải nghiệm những điều tuyệt vời, hiếm có giữa thế giới hiện đại bộn bề lo toan.
Theo Dân trí
Cặp vợ chồng biến mảnh đất khô cằn thành vườn hoa vạn người mê sau 20 năm
Từ con số không, cặp vợ chồng có niềm đam mê làm vườn đã tạo ra "thiên đường" với hàng ngàn cây khoe sắc rực rỡ khiến mọi người đổ xô đến tham quan.
" alt="Cặp vợ chồng bỏ việc lương cao, bán nhà phố về quê trồng rau"/>