Nhận định, soi kèo Antigua GFC vs Deportivo Xinabajul, 10h00 ngày 13/2: Đạp đáy giữ đỉnh
本文地址:http://member.tour-time.com/news/88a396448.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Kèo vàng bóng đá Inter Milan vs Fiorentina, 02h45 ngày 11/2: Đòi nợ?!
Mạnh Lân và Nguyễn Phương Linh trong MV. |
Trong MV, Mạnh Lân và Nguyễn Phương Linh thể hiện nhiều phân cảnh lãng mạn. Mạnh Lân vào vai một chàng trai ấm áp, xuất hiện đúng lúc để hàn gắn vết thương cho cô gái có đôi mắt buồn do Phương Linh đóng. Sự cộng hưởng diễn xuất của cặp diễn viên giúp dễ dàng truyền tải cảm xúc cho người xem.
MV Những ngày mưa cô đơnnhư thước phim trôi chậm với những thanh âm vỗ về những ai yêu thích sự lãng mạn của mưa và tìm kiếm sự đồng điệu. “Người ta nói đừng để thời tiết đánh lừa mình cần một ai đó, tôi thì tin rằng sau khi xem MV, các bạn ít nhiều sẽ cảm thấy được kết nối và an ủi để chúng ta đều không cảm thấy một mình”, Trung Quân nói.
Ca sĩ Trung Quân. |
Những ngày mưa cô đơnlà bài Ballad có giai điệu dịu nhẹ hòa trong tiếng piano, hợp để Trung Quân khai thác lợi thế giọng hát trữ tình, ấm áp của mình. Bài hát có lời giàu tự sự: Nhiều người dành cả cuộc đời đi tìm tình yêu chân thành/ Vài ba câu chào, vội vã yêu nhau/ Nhiều người chẳng muốn yêu ai vì sợ tổn thương lần nữa/ Chúng ta mãi buồn vì những điều đã cũ.
Trung Quân hiểu trong gần 1 năm nay, cuộc sống của mọi người đã xáo trộn, thay đổi nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, anh thi vị hóa nỗi buồn để khán giả dễ cảm nhận thông điệp chữa lành của mình.
“Trước đây, mọi người ủng hộ tôi với các sản phẩm như Thả vào mưa, Dấu mưa, Gọi mưa.Nhưng “Thánh mưa” lần này sẽ rất khác, không còn dữ dội mà đơn giản và sâu lắng hơn. Tôi muốn khi nghe nhạc, mọi người thấy được xoa dịu và đồng cảm”, Trung Quân nói.
MV 'Những ngày mưa cô đơn'
Cẩm Loan
Cũng thông qua các câu chuyện âm nhạc của Sing for Life - Sing for Love các ca sĩ như: Erik, Trung Quân Idol,...muốn gửi ngàn lời yêu thương tới y bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19.
">Trung Quân ra MV 'Những ngày mưa cô đơn'
Nghe vị đạo diễn này khuyên nên đi thi làm diễn viên, Thanh Quý không ngần ngại mà thử sức và đậu vào lớp diễn viên điện ảnh khóa 2 cùng các nghệ sĩ như: Phương Thanh, Minh Châu, Diệu Thuần...
Vừa nhập học, Thanh Quý đã được đạo diễn Khắc Lợi mời tham gia phim Hai người mẹnhưng vì một số lý do, nữ nghệ sĩ lỡ hẹn với bộ phim này.
Nhưng rồi nhờ tài năng và nhan sắc nổi trội, khi mới 18 tuổi và đang học năm thứ 3 của lớp diễn viên điện ảnh, Thanh Quý đã được giao vai Vân - cô thanh niên xung phong thẳng thắn, mạnh mẽ trong bộ phim Chuyến xe bão táp.
Năm sau nghệ sĩ Thanh Quý tiếp tục có vai diễn thứ 2 trong Những người đã gặp. Nhờ vai diễn này, nữ diễn viên nhận được bằng khen của ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV tổ chức năm 1977 tại TP.HCM.
Kể từ đó tài năng và nhan sắc của Thanh Quý trở thành điểm sáng cho màn ảnh thời bấy giờ. Từ năm 1976 đến 1992, mỗi năm nữ nghệ sĩ đều góp mặt trong ít nhất một bộ phim và nhận về nhiều giải thưởng danh giá như giải Bông sen vàng cho "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VII tổ chức năm 1985.
Sở hữu gương mặt đẹp rực rỡ với các đường nét sắc sảo, cương nghị, Thanh Quý thường được giao những vai diễn có cá tính, có số phận éo le nhưng luôn tiềm tàng sức sống, sức phản kháng mãnh liệt. Ở giai đoạn ấy, người ta gọi nữ nghệ sĩ bằng những danh xưng như "Người đàn bà đẹp", "Mỹ nhân của màn ảnh".
Với phim truyền hình, thời trẻ Thanh Quý thường đảm nhiệm những vai người phụ nữ quý phái, có cá tính mạnh và đa đoan trong những bộ phim đình đám như: Mùa lá rụng, Đầm lầy bạc, Ban mai xanh, Chuyện phố phường...
Đến thời trung niên, nữ nghệ sĩ lại biến hóa thành những "bà trùm" gai góc, có số phận éo le nhiều buồn tủi trong các bộ phim: Người phán xử, Luật trời, Cả một đời ân oán, Hoa hồng trên ngực trái...
Những năm gần đây, nữ nghệ sĩ lại "quen mặt" với vai bà mẹ nghèo tần tảo, lam lũ trong Thương ngày nắng về, Cuộc đời vẫn đẹp sao. Những vai diễn này ấn tượng đến mức giờ đây nhắc tới NSƯT Thanh Quý, không ít khán giả trẻ chỉ còn nhớ tới vẻ ngoài khắc khổ, tất bật luôn chân luôn tay của bà Nga béo hay bà Tình bán bánh rán.
Chia sẻ về bước chuyển trong dạng vai mà mình được giao, nữ nghệ sĩ dí dỏm cho biết: "Thực ra, tôi rất muốn được đóng dạng vai là người phụ nữ lam lũ, vất vả, mưu sinh. Tôi thấy người phụ nữ Việt rất đáng quý và đáng trân trọng. Họ luôn hy sinh hết mình vì gia đình.
Tôi cũng từng trả lời là rất muốn được nhận những vai vất vả, khó khăn như vậy nhưng chắc do hình thể của mình béo tốt quá, đầy đủ quá nên không được. Vì vậy, tôi thường được các đạo diễn mời vào vai sắc sảo, ghê gớm".
NSƯT Thanh Quý để lại ấn tượng mạnh mẽ với vai bà Tình.
Có thể nói kể từ năm 18 tuổi đến nay, nữ nghệ sĩ có sự nghiệp rực rỡ, được đánh giá cao cả về tài năng và nhan sắc. Thế nhưng Thanh Quý luôn giữ trong mình tâm sự buồn vì thời trẻ quá bận rộn với công việc mà chưa thể chu toàn cho con cái.
Nữ nghệ sĩ cho hay, nếu chấm điểm làm mẹ, bà chỉ đạt điểm 5 trên thang điểm 10: "Thời điểm ấy, tôi chờ vài năm mới được nhận vai, lại là nhiệm vụ cơ quan giao, không tiện từ chối. Sau này, tôi thấy hối hận bởi thời gian qua đi, tuổi thơ của con là thứ không thể lấy lại được. Điều may mắn là khi lớn lên, con hiểu và thông cảm cho tôi".
Hiện nay, nữ nghệ sĩ có cuộc sống nhẹ nhàng, bình yên bên con gái và cháu ngoại. Ở tuổi xế chiều, bà hài lòng với những gì mình đang có:
"Tôi tự do làm nghề, không phải nghĩ ngợi điều gì, thù lao từ phim ảnh giúp tôi phụ giúp con cháu một phần trong cuộc sống, có khoản đi du lịch vài chuyến một năm và để dành phòng bệnh tật, ốm đau. Với tôi, sống đơn giản thảnh thơi chính là hạnh phúc".
(Theo VTC)
">Thời trẻ NSƯT Thanh Quý đẹp đến mức được gọi là 'Mỹ nhân màn ảnh'
Lời tòa soạn: Không gian mạng dần dần không còn “ảo” nữa khi nhà nhà, người người đang dành rất nhiều thời gian cho mạng. Lẽ tất yếu, không gian mạng giờ không chỉ có lời hay ý đẹp, mà cũng đang bị ô nhiễm bởi tràn ngập những hành động bêu riếu, xúc phạm nhau, thậm chí cả ăn cắp, lừa đảo lẫn nhau…
Mọi thứ “lệch chuẩn” đó còn dễ dàng phát tán trên không gian mạng hơn bởi pháp luật và các công cụ quản lý còn chưa bao phủ được hết “cuộc sống” còn khá mới này.
Báo VietNamNet triển khai loạt bài "Dọn sạch không gian mạng" với mong muốn nêu ra thực trạng đau lòng về sự ô nhiễm của cuộc sống mạng, tìm ra nguyên nhân lý giải và nhất là gợi mở cách thức để quản lý cũng như kêu gọi mọi người chung tay xây dựng một không gian mạng sạch sẽ, văn minh và lành mạnh để mỗi chúng ta và con em mình đều được “sống đẹp” dù ở bất cứ đâu, trên mạng hay trong đời thật.
Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình. |
Bàn về hiện tượng “tố”, “bóc phốt”, “dìm hàng” nhau trên không gian mạng hiện nay, Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình đã có cuộc trò chuyện với báo VietNamNet.
PV: Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển mạnh và phổ biến rộng khắp ở Việt Nam. Một hiện tượng gây chú ý trong thời gian qua là việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ những thông tin được cho là “sự thật” về một ai đó, gọi nôm na theo ngôn ngữ mạng là “bóc phốt”. Theo anh, đâu là lý do khiến người ta chọn cách thức giao tiếp này ngày càng nhiều?
TS. Trịnh Lê Anh: Mạng xã hội là một cái cây ăn quả. Nó không chỉ mang lại những trái ngọt. Khả năng hay cơ hội cung cấp thông tin nhanh, nhiều, ít rào cản, tương tác gần như không giới hạn, đa chiều là những ưu điểm nổi trội của kênh truyền tin này, lại chính là yếu tố dung dưỡng những hành vi giao tiếp kém văn minh.
Theo tôi, có 2 lý do cho hiện tượng này. Thứ nhất là do sự bế tắc (ở phương diện cá nhân) về cách xử lý khủng hoảng trong giao tiếp ngoài đời thực giữa người với người, người ta tìm đến mạng xã hội để tìm kiếm sự ủng hộ.
Rõ ràng, khi môi trường xã hội ngày một phức tạp, các cá nhân có thêm nhiều lựa chọn trong việc thể hiện mình trước công chúng thì những cách giao tiếp thông thường trước đây không còn đủ để giải quyết các vấn đề cá nhân, hoặc không còn được lựa chọn nữa.
Trong khi đó, nhiều người chưa nhận thức rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp luật của bản thân, vừa không hiểu biết lại vừa “ngại”, hay “không yên tâm” vào vai trò điều chỉnh các hành vi của pháp luật, nên cảm thấy chỉ còn cách “loa làng” để giải quyết vấn đề của bản thân!
Nguyên nhân thứ 2 là việc “loa làng” thời nay không gì tiện lợi và “hiệu quả” bằng sử dụng mạng xã hội. Vừa không tốn sức đi rao “chiềng làng chiềng chạ”, ngồi một chỗ nói chuyện với cả thế giới là nét hấp dẫn đặc biệt của cách thức này.
Môi trường mạng xã hội là môi trường mang tính quốc tế. Nên cảm giác của các cá nhân là “tự do”, “không biên giới”, “muốn nói gì thì nói”, biên độ giao tiếp rất lớn mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn đều có những tiêu chuẩn cộng đồng liên quan đến phát ngôn thù ghét hay công kích (hate speech), và các cá nhân sử dụng mạng xã hội đều có thể bị “xử lý” bởi những tiêu chuẩn đó.
Ở một diễn cảnh tự do như vậy, người ta dễ dàng bung toả năng lượng cả tốt lẫn xấu một cách thiếu cân nhắc. Nếu như ở ngoài đời thực, chúng ta phải kiềm chế rất nhiều những năng lượng xấu, thì trên môi trường mạng, người ta hoàn toàn được “thoát xác” trong giao tiếp, nhất là những người “không biết sợ” những “tiêu chuẩn cộng đồng”, nhiều phần trong đó là những quy phạm đạo đức xã hội được truyền lại từ lịch sử.
Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh. |
- Chúng ta đã hiểu lý do vì sao người ta chọn môi trường mạng để tung ra các thể loại tin đồn, bóc phốt, hăm doạ… cho dù nó không đúng sự thật. Là người của công chúng - những người thường xuyên phải đối mặt với dư luận, ứng xử của anh như thế nào về hiện tượng này?
Tôi cũng như bạn đều có đời sống số, một cách phổ quát. Tôi từng cân nhắc việc nêu một trường hợp “người xấu, việc xấu” mà chính mình trải nghiệm lên trang cá nhân, hi vọng với sự ảnh hưởng của mình và cộng đồng ủng hộ mình ít nhiều vấn đề sẽ được làm rõ và người xấu, việc xấu kia sẽ bị vạch trần. Song, tôi lại quyết định không làm vậy! Tôi đã tự trả lời ba câu hỏi dưới đây, vấn đề dường như đã được giải quyết:
- Còn cách nào giải quyết vấn đề mà không ảnh hưởng đến nhiều người không?
- Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề? Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và của cả “người xấu” đó như thế nào?
- Việc tận dụng lợi thế “tạo dư luận” của mạng xã hội trong từng trường hợp cụ thể có phải con dao hai lưỡi? Vậy lựa chọn nào đồng nghĩa vơi chấp nhận rủi ro nào?
- Vậy, lên mạng “bóc phốt” theo anh là một cách nói lên sự thật nhanh chóng và rõ ràng nhất hay là một cách giao tiếp kém văn minh?
Phải phân định lại như thế nào là “bóc phốt” và mục đích của việc đó! Ngay ở quy mô quốc gia, trong đấu tranh ngoại giao quốc tế vẫn có khái niệm “phát ngôn” hay “công bố sách trắng” để nói thẳng quan điểm của một bên với một hay nhiều bên khác trong giao tiếp quốc tế. Và điều đó là phù hợp nếu đảm báo các điều kiện liên quan về tư liệu, dẫn chứng và căn cứ.
Trở lại với các cá nhân, rất nhiều hiện tượng cụ thể về việc “bóc phốt” gần với công kích cá nhân, xâm phạm riêng tư và thông tin cá nhân, vi phạm quyền được bảo vệ trước pháp luật của mỗi cá nhân.
Tôi lấy làm tiếc vì văn hóa ứng xử, thái độ với công chúng và hành ngôn của một bộ phận người Việt chúng ta bây giờ. Truyền thống “học ăn học nói”, “uốn lưỡi trước khi nói”, tế nhị và tôn trọng tập thể không đủ để gây sức ép lại lối giao tiếp quá coi trọng “cái tôi” của mỗi người trong xã hội. Khi chỉ nghĩ đến cái tôi, thì dù bạn nhân danh cộng đồng, nó vẫn là hành vi thiếu văn hóa, nhất là ở một đất nước duy tình như Việt Nam ta.
Tôi cho rằng, những hành vi như nói xấu, bóc phốt, chửi bới, không tôn trọng sự riêng tư cá nhân… trên không gian mạng hiện nay thực chất là một dấu hiệu thiếu lành mạnh của giao tiếp xã hội và là một biểu hiện rất không ổn của nền văn hoá đại chúng.
- Vì sao anh cho rằng việc cái tôi cá nhân được “thượng tôn” lại đem đến những hành xử kém văn hóa, văn minh trên không gian mạng?
Sự hoà nhập về văn hoá, sự phát triển của công nghệ cùng các xu hướng toàn cầu đẩy cái tôi cá nhân của người Việt lên vị trí cao hơn bao giờ hết. Ở các quốc gia phương Tây, văn hoá cá nhân cũng được coi trọng, mỗi cá nhân phải chịu rất nhiều những ràng buộc về cách thể hiện nơi đông người, hoặc trên mạng xã hội.
Ở đó, những người lạ không nhìn chằm chằm vào nhau, đàn ông đi chung thang máy với phụ nữ cần hết sức “khép nép” tránh đụng chạm kẻo phiền lụy, người với người không đương nhiên hỏi vay tiền mặt hàng trăm triệu không giấy tờ pháp lý, việc phát ngôn về người khác có thể là bằng chứng chống lại chính người phát ngôn liên quan đến những điều pháp luật cấm trong giao tiếp xã hội. Như vậy, cá nhân đươc coi trọng, nhưng không tự do vô độ như nhiều người tưởng!
Còn ở Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại, từ làng đến nước, đạo đức điều chỉnh xã hội mạnh mẽ hơn cả pháp luật. Thời nay, điều này đã có dấu hiệu bị phá vỡ. Nhiều người không còn e ngại những đánh giá về mặt đạo đức nữa, dẫn đến tình trạng tự do thái quá trong phát ngôn.
Với sự tiếp tay của những tâm địa xấu hợp lực nơi bàn phím - những “anh hùng bàn phím” vô hình, vô danh, sự tự tin hay “sức mạnh” của những cá nhân đó lại càng lớn hơn. Các chế tài pháp lý lại chưa theo kịp để điều chỉnh những hành vi này, vốn được coi là những hành vi chưa nghiêm trọng trong môi trường giao tiếp thực, thì lại trở nên ngày một nghiêm trọng khi thể hiện ở môi trường mạng xã hội.
- Theo anh, chúng ta có thể làm gì để lấy lại sự lành mạnh cho môi trường không gian mạng?
Đây là bài toán rất khó cho một đất nước đang sính mạng xã hội như Việt Nam. Bởi vì chúng ta đang nhìn thấy ở nó quá nhiều lợi ích, mà chưa nhìn nhận một cách công bằng để thấy được những hệ luỵ, hạn chế của nó.
Tôi nghĩ đến giải pháp trước mắt và lâu dài. Với giải pháp trước mắt, chúng ta buộc phải trông chờ vào việc kiện toàn lại khung pháp lý và thực thi pháp lý ở Việt Nam liên quan đến việc phát ngôn trên mạng xã hội.
Nội luật của chúng ta đã có khung quy định cho vấn đề nhưng còn thiếu nhiều quy chế, quy định, hướng dẫn, bộ quy tắc ứng xử, chưa có hoặc chế tài chưa đủ mạnh hoặc chưa có lực lượng thực thi, xử lý các bên liên quan vi phạm.
Một điều đáng cân nhắc là về phía vĩ mô, Chính phủ cần làm việc mạnh mẽ hơn với các nền tảng mạng xã hội để “nhập gia phải tùy tục”, có sự tôn trọng tính đặc thù của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Úc đã có bài học về việc này và tư tưởng về địa phương hóa một phần các mạng xã hội cùng tính năng của nó cho phù hợp đã tỏ ra có căn cứ thực tiễn.
Sự phát triển của công nghệ với trí tuệ nhân tạo AI cũng sẽ góp phần giúp chúng ta hữu hiệu trong quá trình “nhặt sạn” phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội, nhưng tôi cho rằng việc này chưa thể đạt mức lý tưởng ở thời điểm hiện tại.
Về giải pháp dài hạn, theo tôi, việc tương tác trên mạng như thế nào tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của chính mỗi cá nhân. Chúng ta phải tự nâng cao năng lực của mình trong việc sử dụng mạng xã hội, tự đi đến những quyết định cho việc chọn cái này mà không chọn cái kia. Và khi lựa chọn của chúng ta sáng suốt thì những cái xấu sẽ không còn “đất” để tồn tại nữa.
Bất cứ một nhóm xã hội nào đủ văn minh cũng sẽ tự đào thải những phát ngôn cuồng tín, những lời nói xằng bậy, những vu khống vô căn cứ. Chính người dùng mạng xã hội ở Việt Nam phải tự đào thải những cái xấu đó, không ai khác giúp được chính chúng ta cả.
Tôi cho rằng cốt lõi ở việc nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh.
Xin cảm ơn TS.Trịnh Lê Anh!
Nguyễn Thảo
Vào một buổi chiều, sau khi nhận được điện thoại cô giáo của con trai, tôi lao vào bệnh viện. Con tôi nằm đó dù đã tỉnh nhưng như một đứa trẻ vô hồn.
">MC Lê Anh: Học cách dùng mạng xã hội để tẩy chay văn hoá 'bóc phốt', 'dìm hàng'
Nhận định, soi kèo Vissel Kobe vs Shanghai Port, 17h00 ngày 11/2: Không trả được nợ
Sau nhiều năm gặp lại, nghệ sĩ Xuân Huy vẫn giữ phong thái giản dị, không khoa trương dù được coi là thần đồng âm nhạc một thời và là một trong những nghệ sĩ violin xuất sắc nhất Việt Nam. Tuổi ngoài 50, Xuân Huy vẫn miệt mài làm đàn. Bên cạnh những chiếc violin gỗ, anh bền bỉ làm đàn sứ dù rằng 6 năm qua chưa cho ra lò thêm một tác phẩm hoàn chỉnh nào.
Không chỉ là nghệ nhân làm đàn sứ đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới cho đến nay, Xuân Huy còn là người sở hữu bộ sưu tập violin bằng sứ độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, chỉ có 1 cây chơi được, 1 cây lắp dây để chơi, còn lại là những chiếc đàn sứ được anh tạo ra nhằm mục đích nghiên cứu, thậm chí có cả đàn bị hỏng.... Mỗi chiếc có một khuôn khác nhau và muốn tạo ra khuôn thì trước hết phải làm một cây đàn violin trước.
Vốn là nghệ sĩ làm đàn gỗ thành thạo nhưng khi chuyển sang làm đàn sứ, Xuân Huy không thể lường trước được những khó khăn.
"Riêng đàn violin sứ khó hơn rất nhiều những món đồ khác vốn có công thức rõ ràng. Nó là một tổng thể không đều và bản thân cây đàn lại chỗ dày, chỗ mỏng nên khi nung sẽ cực kỳ khó. Nói đơn giản, công việc của tôi giống như cho vào lò cái 1 xe máy nhưng rút ra được cái máy bay. Đừng nghĩ cho xe máy vào thì sẽ cho ra sản phẩm tương tự. Nói vậy để thấy độ khó của tác phẩm bởi bên trong cây đàn thực sự là cả một ma trận", Xuân Huy nói.
"Tôi là một người bình thường nhưng muốn để lại cái gì đó cho thế hệ sau. Vậy là tôi đi chọn chất liệu làm đàn. Có người để lại nhà, kim cương, có người để lại gia phả. Tôi không có tất cả những thứ đó và nghĩ rằng mình là người biết chơi đàn, biết làm đàn không tồi và làm bằng chất liệu sứ cũng hay bởi nó hội tụ đủ 'ngũ hành' (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ).
Khi mày mò tìm hiểu, nhiều người bảo tôi 'không làm được đâu, khó đấy'. Tôi bắt đầu kết hợp nhiều nghệ nhân, lò, xưởng... và tạo ra khuôn mẫu cho đàn. Nhiều khi tôi ngửa mặt lên trời than: 'Sao khó thế', dù đã được cảnh báo mà mình vẫn theo", nghệ sĩ tâm sự.
Nghệ nhân duy nhất trên thế giới tạo ra 3 cây đàn violin sứ có thể chơi được
Xuân Huy chia sẻ bắt đầu làm đàn sứ từ năm 2014. Năm 2016, khi đã hoàn thành 90% cây đàn violin sứ đầu tiên trên thế giới, anh có ý định kết hợp với một tập đoàn gốm sứ lớn Việt Nam để cây đàn phổ cập hơn tới công chúng. Nhưng sau khi liên hệ, anh được biết đơn vị này cũng đang thực hiện 1 cây đàn sứ trong phòng thí nghiệm, dự kiến 8 tháng sau công bố và từ chối hợp tác với nghệ sĩ. Tuy vậy cho đến nay mới có duy nhất Xuân Huy giới thiệu được cây đàn sứ hoàn chỉnh có thể chơi nhạc và đăng ký bản quyền.
Nghệ sĩ Xuân Huy từng biểu diễn khắp nơi trên thế giới, bước trên thảm đỏ của những khán phòng danh giá nhất, trình diễn cho những khán giả cao cấp nhất nhưng cuối cùng anh chọn về nước và làm một nghệ nhân đàn thầm lặng. Xuân Huy nói có lúc chôn chân tại căn phòng hơn chục mét vuông trong nhiều năm để làm đàn, anh cảm giác mình giống như người tu tập vậy.
Làm đàn sứ không chỉ đòi hỏi người nghệ nhân có sự hiểu biết, tài năng mà còn là sự kiên trì do mọi mục tiêu về thời gian đều trở nên vô nghĩa. Bởi đó là những cây đàn độc nhất vô nhị và chế tác vô cùng khó nên không thể đặt ra mốc hoàn thành theo tháng hay năm.
Trước câu hỏi của VietNamNet rằng với những chiếc đàn có 1-0-2 như vậy, anh có bao giờ nghĩ đến chuyện định giá của chúng?Nghệ sĩ violin Xuân Huy trả lời dứt khoát: "Không". Bởi: "mọi sự so sánh là khập khiễng. Tôi không nói đàn của mình trị giá rất nhiều triệu USD bởi nó độc bản nhưng thực sự là không có giá", anh nói
Ngoài cây đàn tặng Nhật hoàng, 1 cây đàn sứ khác do Xuân Huy chế tác đã được một nhà tài phiệt mua lại mà anh giấu danh tính lẫn giá tiền. Sản phẩm cuối cùng hiện tại thuộc sở hữu của Xuân Huy cũng là cây violin sứ đầu tiên trên thế giới anh bắt đầu tạo ra từ năm 2017 nhưng 2 năm vừa rồi mới hoàn thiện. Xuân Huy kể từ lúc nung đến làm vỏ bề ngoài cho cây đàn sứ mất tới 4 năm.
Phía sau cây đàn vô giá tặng Nhật hoàng
Riêng chiếc đàn tặng cựu Nhật hoàng, nghệ sĩ violin Xuân Huy kể nhờ sự giới thiệu của cựu đại sứ Phạm Sanh Châu, anh đã được chọn. "Tôi vui và vinh hạnh vì đại diện cho mỹ thuật Việt Nam đến một nước có nền mỹ thuật hàng đầu thế giới.
Về cây đàn tặng cho Hoàng cung Nhật Bản, tôi đã làm 4 chiếc với cùng một họa tiết, phương pháp rồi gọt ra tỉ lệ của đàn chuẩn. Khi nung lên thì chỉ còn 3 cây thành công. Nhưng tôi chọn cây đàn đạt tỷ lệ cao nhất, còn lại phải đập bỏ hết dù làm mất bao công sức nhằm đảm bảo tính độc bản của sản phẩm.
Trước khi biểu diễn cho cựu Nhật hoàng, tôi không biết ông ấy chơi đàn gì nhưng chắc chắn giới tinh hoa gần như đều biết chơi piano hoặc violin. Gia đình cựu Nhật hoàng rất am hiểu âm nhạc. Họ không thiếu tiền nhưng đây là món quà tặng đúng người.
Một chiếc đàn violin gỗ quý có thể lên đến 50-70 triệu USD, nhưng cây violin bằng sứ đã thu hút sự quan tâm của Nhật hoàng, ông đã nghe tôi biểu diễn suốt 7 phút. Cây đàn sứ sau đó được trao tặng cho Nhật hoàng, rồi truyền lại cho Thái tử (Nhật hoàng hiện tại) và đặt trong Hoàng cung Tokyo", nghệ sĩ violin Xuân Huy chia sẻ.
Nghệ sĩ violin Xuân Huy sinh năm 1972, được biết đến là một thần đồng âm nhạc. Anh sinh ra trong gia đình có bố là nghệ sĩ violin, mẹ là ca sĩ. Anh học đàn từ năm 3 tuổi. 7 tuổi, Xuân Huy trở thành thủ khoa đầu vào khoa Violin – Nhạc Viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
13 tuổi, Xuân Huy đứng trong top 16 Thần đồng âm nhạc thế giới, tổ chức ở Venhepsky (Ba Lan). 16 tuổi, anh học hệ trung cấp âm nhạc ở Gnhexinsky, Moscow. Sau đó, nghệ sĩ học tiếp hệ đại học ở Học viện Tchaikovsky. Xuân Huy là người Việt Nam duy nhất chơi trong Dàn nhạc Giao hưởng Century của công nương Diana 8 năm liền.
Năm 1998, anh về nước, đầu quân cho Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam nhưng mỗi nơi đều làm một thời gian ngắn. Từ thập niên 2000, Xuân Huy ít khi xuất hiện trước công chúng và biểu diễn trong chương trình hòa nhạc Điều còn mãi của báo VietNamNet năm đầu tiên.
Năm 2011, Xuân Huy khởi xướng chơi nhạc giao hưởng trên đường phố bằng một chương trình dài hơi mang tên Luala concert. Nhiều năm qua anh sống ẩn dật, chủ yếu tập trung làm đàn.
">Nghệ sĩ Xuân Huy
Các nhà nghiên cứu tại My 1st Yearsđã tham khảo ý kiến từ phó giáo sư, tiến sĩ Bodo Winter, chuyên gia về ngôn ngữ học nhận thức tại Đại học Birmingham ở Anh. Họ muốn thông qua vị chuyên gia về lý thuyết ngôn ngữ học để xác định đâu là những cái tên đẹp nhất. Những cái tên này cũng được chấm điểm phát âm theo quy tắc mà một bài báo nghiên cứu năm 2018 từ Đại học Warwick đưa ra. Các tên gọi sẽ được đánh giá biểu tượng âm thanh cảm xúc.
"Món quà của thượng đế" và "trí tuệ" đứng đầu danh sách tại Mỹ
Ở Mỹ, cái tên Matthew (có nghĩa là "món quà của thượng đế" trong tiếng Do Thái) và Sophia (có nghĩa là "trí tuệ" trong tiếng Hy Lạp) đạt điểm tuyệt đối cả về ý nghĩa lẫn cảm xúc trong phát âm.
Ngoài ra, những cái tên "đẹp" nhất được xuất hiện trong danh sách gồm: Julian, William Isaiah, Leo, Levi, Joseph, Theo, Isaac, Samuel, Zoe, Everly, Sophie, Riley, Ivy, Paisley, Willow, Ellie, Emily.
My 1st Yearscho biết những người Mỹ chọn tên con từ danh sách tên phổ biến thường là những cái tên có "hàm ý tích cực", đặc biệt là khi nói đến những cậu bé.
Những tên bé gái xuất hiện trong danh sách "tên đẹp nhất" của My 1st Years thường bắt đầu bằng chữ "e", bao gồm Ellie, Emily, Evelyn, Eva và Elena hoặc được kết hợp với "bụi cây" như Ivy, Lily và Violet.
"Sự duyên dáng" được ưa chuộng ở Anh
Ở Anh, với bé trai, cái tên Zayn - có nghĩa là "vẻ đẹp, sự duyên dáng" trong tiếng Ả Rập - đứng đầu danh sách. Đây cũng là cái tên được ưa chuộng sau sự nổi tiếng của ca sĩ Zayn Malik (cựu thành viên ban nhạc pop One Direction). Với bé gái, cái tên đẹp nhất được chọn là Sophia.
Trong danh sách còn có những cái tên khác như Jesse, Charlie, Louie, William, Freddie, George, Ali, Daniel, Riley, Zoe, Rosie, Sophie, Ivy, Phoebe, Violet, Willow, Hannah, Ellie.
TheoMy 1st Years, người dân Vương quốc Anh có thể bị ảnh hưởng bởi người nổi tiếng và hoàng gia khi đặt tên cho con, đặc biệt đối với bé trai.
Những cái tên bé trai xuất hiện trong danh sách "đẹp nhất" của My 1st Yearscó Liam và Harry (hai cái tên cũng gắn liền với One Direction), hay Louis, William và George - cái tên gắn liền với Công tước xứ Cambridge (Hoàng tử William) và các con trai của ông (Hoàng tử Louis và Hoàng tử George).
Những tên bé gái được cho là "đẹp" ở Anh kết thúc bằng âm "ee", gồm Zoe, Rosie, Sophie, Phoebe và Ellie.
Trong khi đó, New Zealand có những quy định chặt chẽ về việc đặt tên. Ví dụ, Saint, Prince, King và Royal là những cái tên bị cấm vì giống danh xưng chính thức, dễ gây hiểu nhầm. Phụ huynh phải gửi tên định đặt lên Cơ quan Đăng ký Khai sinh, Tử vong và Hôn nhân New Zealand.
Với các bé gái, My 1st Years nhận thấy những cái tên phổ biến có nguồn gốc từ "bụi cây" như Ivy và Willow có thể do ảnh hưởng từ tên con gái của Beyoncé - Blue Ivy - và con gái của Will Smith - Willow.
Tiến sĩ Bodo Winter cho biết: “Những cái tên được xếp hạng cao nhất, gợi lên những cảm xúc tích cực nhất khi gọi to. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở ngôn ngữ học nhưng vẫn có một số hạn chế và yếu tố khác cần xem xét như trọng âm, lịch sử gia đình. Tất cả đều có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa đằng sau tên gọi".
Bên cạnh những cái tên đẹp và ý nghĩa nhất, các nước cũng đưa quy định cấm một số cách đặt tên. Những cái tên như Adolf Hitler, JoyceLynn Aryan Nation và Heinrich Hinler Hons không còn xa lạ tại Mỹ. Ở quốc gia này, hầu như không có quy định về việc đặt tên cho trẻ. Một số tiểu bang có những hạn chế với lý do nhất định, song, nhìn chung Hiến pháp Mỹ trao cho cha mẹ mọi quyền tự chủ trong việc đặt tên, nuôi dạy con cái.
Mục Giáo dục gửi tới độc giả gợi ý những tác phẩm hay về tuổi trẻ, học đường. Đó có thể là lựa chọn phù hợp cho người yêu sách, thích khám phá cuộc sống học sinh, sinh viên xưa và nay.
Theo Zing
">10 tên đẹp nhất để đặt cho con theo nghiên cứu khoa học
Thu Hằng chia sẻ, Tây Bắc yêu thươnglà một ca khúc rất đẹp từ ca từ đến giai điệu. Ca khúc phác họa về một Tây Bắc thật thơ mộng, yêu kiều và lãng mạn.
Thu Hằng yêu Tây Bắc đến… ám ảnh. Ấn tượng sâu sắc với Thu Hằng là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với dãy núi cao, thác nước hùng vĩ, rừng rậm nguyên sinh và các thung lũng xanh mướt.
Ngoài ra, văn hóa của Tây Bắc còn đa dạng, được góp nhặt bởi nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Tuy không được sinh ra ở Tây Bắc nhưng mỗi lần đến với Tây Bắc, Thu Hằng như được trở về với quê hương, nguồn cội, mang đến cho cô cảm xúc bình yên đến lạ kỳ.
Thu Hằng chia sẻ, đường đi lại cũng là thách thức với đoàn ghi hình. Cả đoàn quay phim phải xuất phát trước một ngày để nghỉ ngơi, sau đó mới bắt đầu cảnh quay đầu tiên vào ngày hôm sau.
Thời điểm quay MV đúng lúc Tây Bắc đón cái nắng đầu tiên của mùa hạ, tuy nhiên không khí trong lành, gió mát của Tây Bắc mang đến cho đoàn làm phim cảm giác giống như được chữa lành, gạt bỏ hết mệt mỏi, nóng bức, khác hoàn toàn dưới xuôi.
Thời tiết ở Tây Bắc khá khắc nghiệt. Buổi sáng nắng rất đẹp nhưng đến khoảng chiều là sương mù bắt đầu xuống dày đặc. Bởi vậy, cả đoàn phải tích cực làm việc không ngơi nghỉ để có thể quay được những cảnh quay đẹp nhất phục vụ khán giả.
Thu Hằng sinh năm 1995, là quán quân trẻ nhất trong lịch sử cuộc thi Sao Mai. Rời sân chơi này, cô liên tục cho ra mắt các sản phẩm mới như MV Thương ơi lòng mẹ, Nhà em ở lưng đồi, Mơ duyên, Chill cùng Tây Bắc, Hoa ban về. Bên cạnh ca hát, cô còn giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Sèn Hoàng Mỹ Lam là người đăng quang ngôi vị quán quân dòng nhạc Dân gian trong cuộc thi Sao Mai 2017. Cô gái dân tộc Nùng đến từ Lào Cai này đã chinh phục được khán giả nhờ giọng hát trong veo, tươi sáng và khả năng biểu diễn chuyên nghiệp.
Sèn Hoàng Mỹ Lam sinh năm 1993, trong một gia đình thuần nông. Cô được thừa hưởng văn hóa Nùng từ người cha và văn hóa Tày, Dáy của người mẹ.
Sao mai Thu Hằng ra MV mới đậm hơi thở Tây BắcTạo hình biến hoá, lạ mắt đậm đà hơi thở Tây Bắc trong MV 'Tiếng sáo chiều' của Sao mai Thu Hằng.">Sao Mai Thu Hằng cùng Sèn Hoàng Mỹ Lam hát về Tây Bắc yêu thương
友情链接