您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Nakhon Ratchasima vs Sukhothai, 19h00 ngày 21/2: Khách thất thế
NEWS2025-02-22 06:16:53【Thời sự】3人已围观
简介 Hư Vân - 21/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g inter milaninter milan、、
很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Sydney FC, 19h00 ngày 19/2: Tin vào chủ nhà
- Messi chiến thắng Quả bóng vàng 2021
- Thanh Hóa tuột chiến thắng phút cuối, Quảng Ninh thắng tưng bừng
- Tiếng khóc xé lòng của 3 người con mồ côi cha trong đám tang mẹ
- Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Thái Lan, 14h00 ngày 20/2: Nỗ lực hết mình
- Ngân hàng mạnh tay chi học bổng cho sinh viên tài năng
- Nhờ có bạn đọc giúp đỡ, em Ngô Thị Thảo tiếp tục được chữa bệnh
- 12 thí sinh đạt giải Nhất kỳ thi tay nghề tỉnh Thanh Hóa năm 2019
- Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2
- Đà Nẵng phấn đấu hỗ trợ đào tạo nghề cho 2.000 lao động nông thôn giai đoạn 2019
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2
Cô gái bị cá mập cắn khi đang lặn xuống biển (Nguồn: Instagram).
Sự việc khiến Lilian Tagliari bị rách da và chảy máu, hai chân hằn vết răng của cá mập, may mắn nạn nhân không gặp nguy hiểm tính mạng. Con cá cắn chân của Lilian Tagliari thuộc giống cá mập hung (tawny shark). Nguyên nhân có thể do chúng nhầm chân của người phụ nữ này với một con cá.
"Sự việc chỉ là tai nạn nhỏ. Cá mập hung hiếm khi cắn người. Chúng có cắn đi chăng nữa chỉ gây vết thương nhẹ. Tôi bị đau chân trong vài ngày, phải dùng kháng sinh để ngừa nhiễm khuẩn", Lilian Tagliari cho biết.
Cô gái bị cá mập cắn vào chân khi đang lặn (Ảnh: NY).
Sau khi đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội, bên cạnh một số người thông cảm và dặn dò Lilian Tagliari cẩn thận hơn, nhiều ý kiến bình luận cho rằng cô chọn dịch vụ mạo hiểm nên đừng lên mạng kêu ca.
Trước nhiều ý kiến trái chiều, Lilian Tagliari khẳng định: "Tôi bơi giữa đàn cá mập, thích chụp ảnh với chúng. Tôi không kêu ca, phàn nàn về sự việc mà mình gặp phải".
Nhiều du khách đến Maldives thường chi tiền để được lặn xuống biển ở đảo Maafushi, trải nghiệm cảm giác bơi quanh đàn cá mập hung. Mỗi du khách sẽ được trang bị một ống thở và chân vịt hoặc phao bơi. Nước biển ở đây trong và sạch nên du khách sẽ quan sát cá mập ở khoảng cách rất gần.
Cá mập hung sống ở đáy khu vực biển ven bờ. Chúng phân bố ở bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Loài này ăn các con cá nhỏ, động vật phù du.
">Mặc bikini trải nghiệm dịch vụ lạ, cô gái thót tim vì cá mập "khát máu" cắn
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Chiến lược Ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến 2020, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 là những văn bản quan trọng, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng NLNT có đóng góp trực tiếp, an toàn và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở Luật và Chiến lược, nhiều kế hoạch, quy hoạch, dự án, đề án và các văn bản dưới luật khác đã được ban hành và phát huy hiệu quả trong thực tiễn.
Các văn bản pháp luật và cơ chế chính sách quan trọng trong lĩnh vực NLNT
ở Việt Nam.
Sau gần 15 năm thực hiện Chiến lược, 10 năm thực hiện Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng NLNT đảm bảo an toàn, an ninh đã có những kết quả đáng ghi nhận, được cộng đồng trong nước và quốc tế đánh giá cao. Đầu tư cho nghiên cứu có sự tăng trưởng đáng kể trên các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu về điện hạt nhân. Nhiều đề tài, dự án cấp Nhà nước đã được tổ chức thực hiện.
Phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế
Việc ứng dụng công nghệ bức xạ tiên tiến đã có đóng góp rất quan trọng cho việc chẩn đoán, điều trị các bệnh hiểm nghèo ở Việt Nam, trong đó có bệnh ung thư với số lượng 160.000 ca mắc mới mỗi năm (theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO).
Về y học hạt nhân, hiện cả nước có 35 cơ sở y học hạt nhân, trên 45 thiết bị xạ hình trong đó có nhiều thiết bị hiện đại như SPECT/CT, PET/CT, đạt tỷ lệ gần 0,5 máy/1 triệu dân. Các kỹ thuật xạ hình bằng SPECT & SPECT/CT đối với ung thư và di căn, các bệnh tim mạch, hệ tiêu hoá, xương khớp, hô hấp... đã và đang được thực hiện cho hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm. Kỹ thuật xạ hình PET/CT sử dụng 18F-FDG, công nghệ tiên tiến của thế giới đã trở thành kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán - điều trị ở các khoa y học hạt nhân một số bệnh viện lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng nhờ công nghệ sản xuất đồng vị phóng xạ trên máy gia tốc cyclotron.
Về xạ trị, cả nước hiện có gần 40 cơ sở xạ trị - phần lớn tập trung tại các thành phố lớn, trên 70 thiết bị xạ trị, đạt tỷ lệ gần 0,75 thiết bị/1 triệu dân. Nhiều kỹ thuật xạ trị hiện đại, ngang tầm khu vực và quốc tế hiện đã được triển khai tại Việt Nam. Nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, ... đã đưa vào sử dụng hệ thống máy gia tốc xạ trị LINAC thế hệ mới hiện đại giúp điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh ung thư.
Trong lĩnh vực điện quang, cả nước có khoảng 174 máy chụp cắt lớp vi tính (CT), 51 máy chụp cộng hưởng từ (MRI) và 21 máy chụp mạch máu, ... rong khi máy X-quang thường quy đã được trang bị đến các bệnh viện tuyến huyện thì các kỹ thuật cao về điện quang mới chỉ được áp dụng ở những bệnh viện đầu ngành.
Các hệ thống ghi hình tích hợp như SPECT/CT, PET/CT đang trở thành công cụ thiết yếu quan trọng cho ngành ung bướu, tim mạch, thần kinh… ở Việt Nam. Vừa qua, công nghệ tích hợp PET/MRI đã được Công ty Siemens Japan giới thiệu tại Hội thảo Công nghệ bức xạ tiên tiến lần II do Cục Năng lượng nguyên tử tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh vào tháng 10/2019. Đây là công nghệ hiện mới chỉ được áp dụng ở một số nước phát triển trên thế giới.
Lượng dược chất và đồng vị phóng xạ được sản xuất từ lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và các máy gia tốc cyclotron trong nước hiện khoảng 600Ci/năm, đáp ứng gần 50% nhu cầu chẩn đoán và điều trị, phần còn lại được cung cấp từ nguồn nhập khẩu thông qua các doanh nghiệp. Nhu cầu nhập khẩu dược chất và đồng vị phóng xạ ngày càng cao.
Máy gia tốc 30 MeV dùng để sản xuất dược chất phóng xạ
tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Phát triển, ứng dụng bức xạ trong công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác
Các kỹ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT), hệ điều khiển hạt nhân và kỹ thuật đánh dấu đã được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Kỹ thuật NDT đã được ứng dụng trong các công trình trọng điểm quốc gia như Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhiệt điện Vũng Áng, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình, … Trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp thuộc Viện NLNTVN đã thiết kế, chế tạo thành công thiết bị chụp cắt lớp điện toán công nghiệp và cung cấp cho 7 phòng thí nghiệm trên thế giới theo đặt hàng của IAEA; áp dụng kỹ thuật soi tháp và đường ống công nghiệp bằng tia gamma tại một số cơ sở công nghiệp như Đạm Phú Mỹ, chế biến khí Nam Côn Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất… ; triển khai kỹ thuật đánh dấu trong khai thác dầu khí trên các mỏ ở Việt Nam và xuất khẩu dịch vụ sang Cô-oét, Angola; thiết lập công nghệ khảo sát và phần mềm tính toán mô phỏng cho các pha dầu, nước và khí với hơn 20 chất khác nhau được IAEA đánh giá cao.
Công nghệ bức xạ bằng nguồn Co-60 và máy gia tốc đã được các cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp ứng dụng thành công và hiệu quả ở Việt Nam. Nước ta hiện có 9 máy chiếu xạ ở quy mô công nghiệp, được đánh giá là một trong những nước có số lượng thiết bị tương đối nhiều ở Đông Nam Á. Doanh thu từ chiếu xạ quy mô công nghiệp phục vụ xuất khẩu đối với các mặt hàng hoa quả, thủy sản, hải sản… vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc… đạt hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Trong lĩnh vực an ninh - hải quan, việc sử dụng các hệ thống soi chiếu container sử dụng bức xạ tia X phát ra từ các máy gia tốc đã giúp đẩy nhanh hoạt động thông quan tại một số bến cảng, sân bay lớn, giảm chi phí và thời gian lưu kho bãi. Hiện tại, ngành Hải quan Việt Nam đã được trang bị 15 hệ thống soi container, gồm 3 hệ thống soi cố định, 2 hệ thống soi dạng cổng và 10 hệ thống soi di động.
Phát triển, ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp
Sự kết hợp giữa các nhà khoa học nông nghiệp với các cơ sở nghiên cứu hạt nhân trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng; chống xói mòn; bảo vệ thực vật đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.Chọn tạo giống bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến đã có bước tiến đáng kể với việc đưa vào sản xuất nhiều loại giống cây trồng năng suất cao, phẩm chất tốt. Hiện nay Việt Nam đã tạo ra trên 68 giống cây trồng nông nghiệp, trong đó có 48 giống lúa còn lại là đậu tương, ngô, hoa, táo, bạc hà,... 04 trong tổng số 13 giống đậu tương được tạo ra bằng đột biến phóng xạ đã trở thành các giống chủ lực năng suất cao 18-36 tạ/ha, chất lượng tốt, hiện chiếm trên 50% diện tích đậu tương cả nước (khoảng 80.000 ha/năm), đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối ASEAN về năng suất đậu tương.
Đại sứ Nguyễn Thiệp thay mặt Việt Nam nhận các giải thưởng của IAEA tại Viên, Áo, năm 2014.
Theo đánh giá của IAEA năm 2014, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về đột biến tạo giống, được trao Giải thưởng thành tựu xuất sắc về đột biến tạo giống cho Viện Di truyền nông nghiệp và GS.TS. Trần Duy Quý; 02 giải thưởng về thành tựu trong lĩnh vực đột biến tạo giống cho 02 tập thể và 02 cá nhân.
Tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới (World’s Best Rice) năm 2019 tổ chức tại Philippines, giống lúa ST25 của Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua và các nhà khoa học đến từ tỉnh Sóc Trăng đã được vinh danh và nhận được cúp Gạo ngon nhất thế giới.
Phát triển, ứng dụng bức xạ trong tài nguyên và môi trường
Năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành và nộp lưu trữ Bản đồ phông bức xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000. Bản đồ phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:200.000 cho 5 khu đô thị, dân cư lớn đang được xây dựng theo Kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đến nay, 27 trạm quan trắc phóng xạ đã được xây dựng tại các mỏ có chứa phóng xạ trên 16 tỉnh, thành. Một số thông số bức xạ tự nhiên đã và đang được tiến hành quan trắc tại các trạm khí tượng bề mặt, trạm ôdôn - bức xạ cực tím. Các nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong lĩnh vực địa vật lý phục vụ thăm dò khoáng sản, thăm dò và khai thác dầu khí cũng đã được triển khai, ứng dụng tại các thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Kỹ thuật thủy văn đồng vị cũng đã được nghiên cứu sử dụng trong quản lý tài nguyên nước tại khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long.
Kể từ khi Chiến lược Ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình đến năm 2020 được ban hành, việc triển khai các nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chiến lược đã được các Bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện, trong đó một hệ thống các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách, nhiều đề án, kế hoạch, dự án đã được xây dựng và tổ chức thực hiện.
Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng NLNT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả nổi bật, đặc biệt là trong chẩn đoán và điều trị bệnh, chọn tạo giống cây trồng đột biến, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp, tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ có nhiều tiềm năng, triển vọng, song sự quan tâm, đầu tư của các Bộ, ngành còn chưa được tương xứng; đội ngũ cán bộ tuy đông đảo nhưng đang có nguy cơ thiếu hụt lực lượng chuyên gia. Nhằm đẩy mạnh các hoạt động quản lý, nghiên cứu và ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, một số giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn tới cần được đẩy mạnh là: hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và kiện toàn quản lý nhà nước; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế,...
TS. Hoàng Anh Tuấn (Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ)
">Nhiều ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế xã hội
Vị trí xếp hạng của các trường đại học Việt Nam trong QS châu Á 2019-2020
Đứng đầu bảng xếp hạng QS châu Á năm nay vẫn là ĐH Quốc gia Singapore; ĐH Công nghệ Nanyang vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng, kế tiếp là ĐH Hồng Kông, ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh. Trong top 10 phần lớn là các trường đến từ Singapore và Trung Quốc.
TS Nguyễn Quốc Chính - giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: "ĐH Quốc gia TP.HCM hiện đứng số 1 tại Việt Nam ở hai tiêu chí quan trọng là danh tiếng học thuật và danh tiếng với nhà tuyển dụng. Hai tiêu chí này ĐH Quốc gia TP.HCM được xếp thuộc top 100 ĐH hàng đầu châu Á".
ĐH Quốc gia TP.HCM có điểm theo khảo sát ý kiến đồng nghiệp về danh tiếng học thuật (42,9%); khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (42,1%).
"Đây là hai tiêu chí chiếm trọng số cao nhất (50%) trong 10 tiêu chí xếp hạng đại học của QS Asia", ông Chính cho biết thêm.
Tổ chức QS Asia xếp hạng các ĐH dựa trên 10 tiêu chí với trọng số khác nhau, gồm: Danh tiếng về học thuật (30%); Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (20%); Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (15%); Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (10%); Trích dẫn mỗi bài nghiên cứu được công bố (10%); Tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); Tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); Trao đổi sinh viên trong nước (2,5%).
Thúy Nga
2 ĐHQG Việt Nam lọt bảng xếp hạng đại học thế giới về học thuật
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có 2 cơ sở giáo dục lọt Bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu (Best Global Universities), do Tạp chí U.S News & World Report (Mỹ) công bố ngày 21/10.
">8 đại học Việt Nam lọt top 500 trường hàng đầu châu Á
Nhận định, soi kèo FCSB vs PAOK, 0h45 ngày 21/2: Quyền tự quyết
Sòng phẳng mà nói, nhiệm vụ giành 3 điểm trước U23 Thái Lan không dễ với thầy trò HLV Park Hang Seo, sau màn thể hiện kém thuyết phục ở trận thắng U23 Indonesia.
Đáng lo ngại hơn, U23 Thái Lan đang chơi rất vào "phom", lấy chọn 6 điểm trước Indonesia và Brunei, ghi 12 bàn thắng và giữ trắng lưới.
Cách biệt hiệu số +12 và +7 với đối thủ đẩy U23 Việt Nam vào thế khó, chỉ còn cách đánh bại U23 Thái Lan mới đảm bảo chắc chắn có vé dự VCK U23 châu Á 2020.
U23 Việt Nam có trận đấu rất khó khăn trước Indonesia, nhưng đã rút ra được nhiều bài học. Ảnh S.N Theo HLV Park Hang Seo, ông và các học trò đã rút ra được những bài học xương máu để hoàn thiện mình, trước khi đụng độ Thái Lan. Nhưng cách nào để hạ được người Thái, giữa lúc họ thể hiện sự toàn diện, hợp lý về lối chơi, hiệu quả?
Mối ưu tiên đầu tiên của HLV Park Hang Seo là việc học trò phải tìm được "bản ngã" cho chính mình. Rõ ràng lộ ra những sai số như 2 trận đầu tiên là điều tối kỵ đối với U23 Việt Nam khi đối đấu với người Thái.
Gặp U23 Thái Lan là một thử thách lớn với U23 Việt Nam... Ảnh S.N Vấn đề ở chỗ, thầy Park dường như đang không có những con người ưng ý nhất, chơi với phong độ hoàn hảo nhất để bảo đảm không mắc lại sai số. Trên hàng công, Đức Chinh, Thanh Bình chơi thiếu hiệu quả, còn đội trưởng Quang Hải có dấu hiệu quá tải, mất cảm xúc để sáng tạo. Hai trận gặp Brunei và Indonesia, U23 Việt Nam cũng chưa gặp sức ép lớn từ đối thủ nên khó đánh giá được sự chắc chắn của hàng phòng ngự.
Chỉ với thời gian nghỉ 2 ngày, dù có những bài học được rút ra, U23 Việt Nam cũng không thể khắc phục hết các vấn đề. Tuy nhiên, điều mà HLV Park Hang Seo vẫn luôn tin tưởng vào các học trò là tinh thần thi đấu, cùng khả năng vượt khó.
Nên nhớ, dưới thời thầy Park, từ U23 Việt Nam tới tuyển Việt Nam đều chơi rất hay mỗi khi bị đẩy vào tình thế đối mặt thách thức lớn. Cho nên, thêm một lẫn nữa, ý chí vượt khó và tinh thần là điểm tựa hi vọng để U23 Việt Nam "lột xác".
Nhưng Quang Hải và các đồng đội tin tưởng sẽ vượt qua. Ảnh S.N Ông Park Hang Seo có thể điều chỉnh nhân sự để tạo ra hiệu quả cao nhất. Vì thế, Đình Trọng nhiều khả năng xuất trận đá chính, thay vì chỉ làm cascadeur từ hiệp 2. Chiến lược gia người Hàn cũng cân nhắc khả năng "cất" Đức Chinh hay Thái Quý, bởi U23 Việt Nam cần làm mới con người lẫn lối chơi, nhằm tìm ra phương án khắc chế đối thủ.
Một trận đấu không dễ với thầy trò HLV Park Hang Seo, nhưng hàng triệu người hâm mộ Việt Nam sẽ tiếp thêm sức mạnh cho U23 Việt Nam. Vì thế, tấm vé dự VCK U23 châu Á 2020 dẫu khó nhưng không phải là mục tiêu quá xa vời, bất khả thi đối với U23 Việt Nam.
Đội hình dự kiến U23 Việt Nam: Bùi Tiến Dũng, Văn Hậu, Đình Trọng, Thành Chung, Tấn Sinh, Thái Quý, Việt Hưng, Tấn Tài, Quang Hải, Hoàng Đức, Đức Chinh.
Dự đoán: U23 Việt Nam thắng 1-0
Video U23 Việt Nam 1-0 U23 Brunei:
Song Ngư
">Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Thái Lan 20h ngày 26/3
Kết quả xét năm nay có 16 người bị “trượt”, gồm 7 ứng viên GS và 9 ứng viên PGS. Các ứng viên bị đánh trượt không khỏi bức xúc vì cho rằng việc xét công nhận ở vòng xét duyệt sau cùng là chưa thoả đáng. Trong số các bức xúc, điều đáng phàn nàn hơn cả là cách áp dụng các “tiêu chuẩn cứng” cũng như quá trình vận hành "luật chơi" không thống nhất.
Nhiều ứng viên cho biết, trước khi được xét duyệt ở Hội đồng chức danh GSNN, tại cấp hội đồng cơ sở, các tiêu chí cứng đều được rà soát, đối chiếu với quy định tại Quyết định 37 của Thủ tướng và Nghị quyết số 01 của Hội đồng GSNN ký ngày 26/6/2019.
Sở dĩ có Nghị quyết số 01 vì trong Quyết định 37 có một số từ ngữ gây ra cách hiểu khác nhau, các hội đồng cũng như các nhà khoa học đã thảo luận để tìm ra sự thống nhất.
Chẳng hạn, một trong những tiêu chí để xét công nhận GS là phải hướng dẫn chính ít nhất 2 nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ. Ứng viên “không hướng dẫn đủ” nghiên cứu sinh thì được thay thế bằng bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích... Hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh được thay thế bằng 3 bài báo khoa học hoặc công trình khoa học.
Theo phản ánh của các ứng viên, hồ sơ được bảo vệ ở cấp cơ sở và cấp ngành/liên ngành được xét thông qua dưới sự chứng kiến và theo dõi của đại diện Hội đồng GSNN. Tại đây, nhiều ứng viên GS không có tiêu chuẩn "hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh" vẫn được phép thay thế bằng "6 bài báo quốc tế uy tín".
Nghị quyết 01 giải thích khái niệm "không đủ" được hiểu là "kết qủa thực hiện còn thiếu một phần hoặc thiếu toàn bộ". Các ứng viên đã tìm hiểu theo Nghị quyết này để chuẩn bị hồ sơ. Điều này được thực hiện theo Nghị quyết 01 của Hội đồng GSNN.Cụ thể, mục 2.1 của Nghị quyết này nêu rõ: “Để khuyến khích các nhà khoa học có năng lực nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, Quyết định 37 cho phép thay thế các điều kiện ứng viên không thực hiện đủ về hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, đề tài nghiên cứu khoa học bằng các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích quy định tại điều 4, 5 và điều 6 Quyết định 37. Khái niệm “không đủ” trong Quyết định 37 được hiểu là kết quả thực hiện còn thiếu một phần hoặc thiếu toàn bộ”.
Tới Hội đồng GS ngành/ liên ngành, các hồ sơ cũng được xem xét kỹ về các tiêu chuẩn "cứng" trước khi quyết định có được bảo vệ hay không. Hội đồng ngành cũng có sự tham gia của Hội đồng GSNN để quyết định.
Thế nhưng, qua 2 vòng xét duyệt, nhiều ứng viên bất ngờ khi Hội đồng GSNN phủ định việc thay thế và đánh trượt nhiều ứng viên vì “không đạt tiêu chuẩn cứng”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của báo Tiền Phong, sau khi hết hạn nộp hồ sơ vào ngày 5/7, đến ngày 10/7, Hội đồng GSNN lại có Nghị quyết 135 nhằm đính chính Nghị quyết 01. Cụ thể, ở điểm 2.1, phần giải thích khái niệm “không đủ” đã được bỏ đi và yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định của Quyết định 37.
“Đây là điều quá vô lý. Nếu không cho phép thay thế thì cần thống nhất ngay từ đầu. Nếu biết trước “chuẩn cứng”, không ai mất thời gian, công sức, tiền bạc đi làm hồ sơ mà biết chắc hồ sơ của mình bị loại cả”, nhiều ứng viên bức xúc.
TS Trần Quang Huy, Trường ĐH Phenikaa và nhiều người khác chia sẻ: “Quyết định 37 đang được áp dụng một cách máy móc để bắt lỗi và khái niệm được vận dụng một cách không rõ ràng. Nếu áp dụng đúng Quy định 37 và Nghị quyết số 01 nêu trên thì gần như 16 ứng viên bị trượt sẽ không trượt nữa".
Trao đổi với báo chí, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng GSNN, cho biết, điều này đã được đính chính trong quá trình tập huấn cho các ứng viên. Quyết định 37 vẫn có một khoảng “rộng” để các hội đồng ngành, liên ngành thực hiện. Chính vì vậy mới để xảy ra tình trạng có hội đồng thực hiện theo hướng “cận trên” của chuẩn, nhưng có hội đồng thực hiện theo hướng “cận dưới”. Tại phiên họp của Hội đồng GSNN, các thành viên đã thống nhất cần phải thực hiện quyết định 37 theo hướng "cận trên".
Nhiều ứng viên cho biết, ban đầu Nghị quyết 01 được đăng tải trên trang thông tin chính thức của Hội đồng GSNN. Nhưng đến nay, Nghị quyết này cũng đã bị gỡ xuống.
Còn đối với Nghị quyết 135 nhằm đính chính cho Nghị quyết 01, đến nay, các ứng viên vẫn chưa ai nắm được vì không được phổ biến và họ cũng không hề biết có sự xuất hiện của văn bản này.
Thúy Nga
">Xét công nhận GS, PGS: Thay đổi giữa chừng, ứng viên không phục
Ngày 25/3, Chủ tịch CLB bóng đá Thanh Hóa - Trần Quốc Hưng đã ký công văn gửi gấp lãnh đạo tỉnh xin bổ sung ngân sách cho hoạt động của đội bóng. Phía CLB Thanh Hoá cho biết đội bóng đã phải vay ngoài nhưng vẫn chưa có tiền để chi trả các khoản lương, chi phí ăn nghỉ, thi đấu của cầu thủ và các hoạt động khác trong tháng 2 và tháng 3/2019.
Thanh Hoá (áo vàng) gặp rất nhiều khó khăn ở mùa giải năm nay Trong hoàn cảnh khó khăn, ngày 22/3/2019, CLB Thanh Hóa lại nhận được Công văn số 113/CV-VPF của VPF do ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó Tổng giám đốc Công ty VPF (Nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CP bóng đá FLC Thanh Hóa mùa giải 2018 ) yêu cầu CLB Bóng đá Thanh Hoá trước 12 giờ ngày 28/3/2019 nếu không nộp 1,17 tỷ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần theo điều lệ giải cho VPF thì sẽ không đủ tư cách pháp lý để tiếp tục tham dự mùa giải Bóng đá chuyên nghiệp Quốc gia 2019. Trước đó, CLB Thanh Hóa đã có công văn xin khất đến ngày 15/3/2019 và đã được VPF chấp nhận.
Tình hình trở nên rất căng thẳng khi Thanh Hoá có nguy cơ bị cấm thi đấu vì vấn đề tài chính, tuy nhiên đến phút cuối, các bên đã giải quyết được với nhau một cách "êm đẹp".
Phó Tổng giám đốc Công ty VPF Nguyễn Trọng Hoài cho biết: "Đúng là đã có chuyện CLB Thanh Hoá gặp khó khăn về tài chính và xin gia hạn các khoản nợ. Tuy nhiên về phía CLB Thanh Hoá, cũng như các đơn vị liên quan đến sự việc đã có buổi làm việc vào chiều ngày 27/3 và có được kết quả tốt đẹp. Không có chuyện đội bóng này không đủ tư cách dự V-League".
Trong khi đó, đại diện CLB Thanh Hoá khẳng định đội bóng của mình vẫn tập luyện bình thường để chuẩn bị cho vòng 4 V-League. Lãnh đạo CLB cũng động viên các cầu thủ cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Từng là một trong những đội bóng có sự đầu tư lớn vài năm trở lại đây, nhưng sau khi nhà tài trợ rút lui, bóng đá Thanh Hoá trở nên điêu đứng. Hàng loạt trụ cột ra đi, và cũng đã có tình trạng cầu thủ bị nợ lương nhiều tháng.
Trên BXH, Thanh Hoá đang đứng áp chót sau 3 vòng đấu V-League, với 1 trận hoà, hai thua.
">Wake up 247 V-League 2019Vòng 3 # Tên Đội ST T H B TG TH HS Đ 1 TP Hồ Chí Minh FC
3 3 0 0 5 1 4 9 2 Hà Nội FC
3 2 1 0 8 1 7 7 3 Sông Lam Nghệ An
3 2 1 0 4 1 3 7 4 Hải Phòng FC
3 2 0 1 6 5 1 6 5 Sài Gòn FC
3 2 0 1 6 5 1 6 6 Bình Dương FC
3 1 1 1 5 4 1 4 7 SHB Đà Nẵng FC
3 1 1 1 6 6 0 4 8 Than Quảng Ninh FC
3 1 1 1 3 5 -2 4 9 Hoàng Anh Gia Lai
3 1 0 2 6 6 0 3 10 Nam Định FC
3 1 0 2 4 5 -1 3 11 Viettel
3 1 0 2 3 6 -3 3 12 Quảng Nam
3 0 2 1 3 5 -2 2 13 Thanh Hóa
3 0 1 2 2 6 -4 1 14 Sanna Khánh Hoà
3 0 0 3 5 10 -5 0 Thanh Hoá lao đao ở V