Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSM Makassar, 15h30 ngày 10/2: Tiếp tục gieo sầu


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Western United vs Perth Glory, 14h00 ngày 5/4: Miếng mồi ngon -
Đó là sản phẩm của Hồ Anh Tùng và Hán Vĩnh Bình (sinh viên năm thứ 2 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Hàn Quốc - KAIST) và Nguyễn Kiên Anh (sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Y Hà Nội). Cả 3 đều sinh năm 2000. Cánh tay robot nhận diện hình ảnh bằng AI giá 1 triệu đồng của sinh viênTừ trái qua: Nguyễn Kiên Anh, Hồ Anh Tùng và Hán Vĩnh Bình. Ảnh: NVCC Anh Tùng cho biết “Nhóm em tận dụng kỳ nghỉ hè để thực hiện mô hình này. Kết hợp chuyên ngành cả 3 đang học, mỗi bạn bắt đầu lên nội dung chi tiết từng phần từ cuối tháng 6/2021. Kiên Anh phụ trách tìm hiểu cơ chế gấp duỗi gân cơ ngón tay, Bình nghiên cứu cách thức kết nối cánh tay nhận diện hình ảnh bằng mã hoá code. Còn em tập trung tìm hiểu chi tiết cơ khí, cách lắp ráp kết hợp các bộ phận trên cánh tay”.
Mô hình thực hiện dựa trên tham khảo những bản vẽ có trước để phát triển thêm. Từ đó nhóm điều chỉnh các thông số kỹ thuật phù hợp, viết thuật toán để điều khiển cánh tay robot qua nhận dạng hình ảnh.
“Do chi phí còn hạn hẹp nên nhóm chưa có cơ hội sử dụng những linh kiện hiện đại. Thay vào đó, từ những vật liệu đơn giản cùng sự hỗ trợ trang thiết bị của một số bạn bè, chúng em bắt tay vào lắp ráp. Đầu tiên là làm bản mô phỏng từ nhựa trước để nắm được kết cấu, cách thức hoạt động. Sau đó mới bắt đầu điều chỉnh về thông số bản vẽ kỹ thuật từng chi tiết cụ thể để gửi in 3D”, Tùng chia sẻ.
Cánh tay robot nhận diện hình ảnh bằng AI do 3 sinh viên chế tạo Trong quá trình thực hiện, không ít lần thất bại nhưng cả ba kiên trì cùng nhau xử lý, khắc phục. Về bản vẽ ban đầu không khớp với bộ điều khiển nên Tùng đã thiết kế lại các chi tiết. Cùng đó Kiên Anh sẽ tính toán độ dài, độ chùng của dây cơ khi co duỗi sao cho chuẩn nhất.
Phụ trách viết chương trình phần mềm nhận diện và truyền tải thông tin, Bình cho biết “Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên em có tham khảo về nhận diện ảnh bàn tay. Tuy nhiên, em thấy thuật toán chỉ dừng gập mở ngón tay và tác dụng chỉ giúp đếm khi con người giơ tay số mấy. Vậy nên em đã thêm 1 số phân đoạn lệnh để có chuyển động cho bàn tay như gập các góc khác nhau giúp bàn tay cử động linh hoạt hơn”.
Bên cạnh đó, mô - đun bluetooth ban đầu sử dụng cho cánh tay độ trễ cao nên Bình đã tham khảo nghiên cứu viết thêm nhiều mô - đun khác giúp giải quyết vấn đề truyền tải thông tin không dây.
Sẽ tiếp tục cải tiến
Sau 1 tháng, nhóm đã lắp ráp thành công mô hình đầu tiên của cánh tay robot điều khiển bằng nhận dạng hình ảnh AI, thực hiện được một số hoạt động như co duỗi, độ co của các ngón tay.
“Các bộ phận liên kết nhau dựa trên nguyên lý hoạt động của 2 sợi dây mô phỏng gân cơ gấp duỗi ngón kết hợp cùng mô-tơ để thực hiện động tác. Sau khi nhận dạng ảnh, máy tính sẽ truyền tín hiệu tới mô-tơ thông qua kết nối bluetooth. Sau đó phần động cơ sẽ hoạt động kéo theo chuyển động các sợi dây cơ và từ đó các ngón tay sẽ chuyển động và mô phỏng lại đúng như hình ảnh nhận được”.
Tùng cho biết, hiện nay có khá nhiều ý tưởng và dự án về cánh tay robot điều khiển bằng sóng não hoặc cảm biến vào bàn tay, bắp tay. Mô hình nhóm em thực hiện hướng tới mô phỏng hoạt động của một cánh tay, sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Do chưa đủ bộ phận để kết nối vào hỗ trợ bệnh nhân cụt chi nên nhóm đang hướng đến phát triển để ứng dụng được trong phẫu thuật từ xa thông qua điều khiển nhận dạng bằng hình ảnh.
Theo nhó, cánh tay robot có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực cho hệ thống y tế điều khiển từ xa. Thực hiện phẫu thuật trực tuyến bằng cánh tay robot qua chỉ đạo của y bác sĩ tuyến đầu. Việc chuyển tải hình ảnh đáp ứng được tốc độ nhanh và chuẩn xác về kỹ thuật.
Bình cho hay em đang hoàn thành phiên bản cánh tay ra lệnh bằng giọng nói và tiếp tục nghiên cứu việc dùng sóng não điều khiển trong thời gian tới.
Nhận thấy những tồn tại, ba nam sinh vẫn ấp ủ mong muốn cải tiến, hoàn thiện chi tiết hơn nữa. Về mặt hình thức, nhóm mong muốn tìm kiếm một loại vật liệu có độ bền cơ học, chống hao mòn cao. Cùng đó, bộ phận mô-tơ điều khiển cần cải tiến về tốc độ xử lý và độ chính xác cao hơn. Ngoài ra, phần quan trọng nhất cần tìm hiểu sâu là phần mềm và điều chỉnh về mặt thông số cơ khí.
Theo Kiên Anh, phần hoạt động phức tạp của cánh tay còn liên quan đến cách thức điều chỉnh của mạch gân ngón tay. Phải tìm hiểu rõ cơ chế cử động thì mới phát triển phần mềm nhận diện cao hơn, giúp cánh tay thực hiện các động tác khó, co duỗi linh hoạt.
Nhóm nghiên cứu cũng chia sẻ rằng đây mới chỉ là mô hình cánh tay robot thử nghiệm nhỏ và hy vọng có điều kiện tiếp tục nghiên cứu sâu, tối ưu hoá để nâng cao tính ứng dụng.
Ngọc Linh
Điều đặc biệt ở 'cánh tay robot' đạt giải quốc tế của học trò Bắc Ninh
Sáng chế "Cánh tay robot cho người khuyết tật" của Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An (lớp 11A4, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh) là dự án duy nhất của học sinh Việt Nam giành giải chính thức ở cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021.
"> -
Sau 10 ngày khởi động sự kiện "Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2020", hàng nghìn độc giả đã tham gia bình chọn để tìm ra những gương mặt tích cực, có những đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng. VietNamNet vinh danh 4 nhân vật truyền cảm hứng năm 2020Danh sách “Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2020” đã gọi tên cô giáo Trương Thị Nhượng, "cha đẻ" ATM gạo miễn phí - Hoàng Tuấn Anh, sinh viên Ngô Minh Hiếu và nguyên Chủ tịch xã Bắc Trạch, Quảng Bình - Phan Thanh Miên (đã mất).
Tổng biên tập báo VietNamNet trao kỷ niệm chương cho các nhân vật Tối 18/12, tại lễ kỷ niệm 23 năm thành lập báo, ông Phạm Anh Tuấn - Tổng Biên tập báo VietNamNet đã trao kỷ niệm chương cho các nhân vật.
Ông Phạm Anh Tuấn - Tổng Biên tập báo VietNamNet Ông Phạm Anh Tuấn chia sẻ: "Trong 23 năm, VietNamNet kiên định với định hướng truyền tải thông tin tích cực tới độc giả. Chúng tôi luôn bắt đầu một ngày mới bằng ít nhất một câu chuyện tử tế trên báo.
Với hơn 600 bài viết từ đầu năm của chuyên mục "Chuyện tử tế", VietNamNet đã giới thiệu tấm gương điển hình nhưng rất đỗi bình dị. Họ được các phóng viên VietNamNet tình cờ phát hiện hoặc tận mắt chứng kiến, theo dõi những việc làm có sức lan tỏa mãnh liệt, giúp ích cho cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Năm nay, lần đầu tiên VietNamNet tổ chức vinh danh các nhân vật truyền cảm hứng do chính độc giả bình chọn. Chúng tôi tôn trọng độc giả và lựa chọn ngẫu nhiên 4 người có lượng bình chọn cao nhất để mời đến đây gặp gỡ và vinh danh với sự trân trọng những việc mà họ đã làm cho cộng đồng.
Không ai mỗi sớm thức dậy lại không muốn nhìn một thiên nhiên đẹp đẽ, một gương mặt thân thiện và một hành động ấm lòng. Những bài báo về những câu chuyện tử tế, những con người nhân hậu giống như những hạt mầm nhân văn gieo xuống cánh đồng sẽ chỉ có yêu thương và hạnh phúc. VietNamNet đã và đang kiên định lan tỏa những điều tốt đẹp bằng sự kiện thường niên Nhân vật truyền cảm hứng. Điều này trở thành một chiến lược văn hóa với sứ mệnh kết nối toàn dân để Việt Nam ngày một phát triển hùng cường, thịnh vượng".
Đại diện khoa Quản trị và kinh doanh, ĐH Quốc gia Hà Nội trao số tiền lần 1 để xây dựng điểm trường mầm non Bản Tân (Tân Thành, Bắc Quang, Hà Giang) thông qua cô giáo Trương Thị Nhượng Trên sân khấu vinh danh, cô Trương Thị Nhượng, giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, Hà Giang) đã dành lời cảm ơn tới báo VietNamNet khi tạo cơ hội để cô được chia sẻ, lan tỏa những việc tử tế mà cô và các đồng nghiệp đang làm.
“Khi phóng viên của báo VietNamNet liên hệ viết bài về tôi, tôi không nghĩ bài viết đó sẽ đưa tôi tới sân khấu ngày hôm nay. Tôi chỉ hy vọng biết đâu những chia sẻ của mình sẽ nhận được sự đồng lòng, chung tay của các nhà hảo tâm trên khắp cả nước để những học sinh vùng cao Hà Giang có thêm miếng thịt cho bữa ăn, thêm một chiếc áo ấm để mặc, thêm một phòng học ấm áp thay cho những vách nhà xiêu vẹo.
Những việc mà tôi và cộng đồng nhỏ bé của tôi đang làm đã may mắn nhận được sự ủng hộ của nhiều đồng nghiệp, phụ huynh và người dân Hà Giang. Điều đó cũng cho thấy khát khao được đi học, được có điều kiện học tập tốt nhất của học sinh vùng cao Hà Giang đang rất cần những tấm lòng của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước”, nữ giáo viên chia sẻ.
Anh Hoàng Tuấn Anh “Cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí, Hoàng Tuấn Anh, chia sẻ: “Nhờ truyền thông, phát minh ATM gạo mới có sự lan tỏa như vậy. Bản thân tôi không có đóng góp gì cho nền kinh tế nhưng tôi dùng kiến thức, năng lực – những điều sẵn có, để sáng tạo ra mô hình giúp ích cho cộng đồng.
Phát minh ATM gạo không phải là điều gì vĩ đại nhưng nó đã giúp nhiều người nhận được gạo trong thời điểm khó khăn, giúp họ vượt qua suy nghĩ bi quan trong bối cảnh cả xã hội phải trải qua đại dịch”.
“Cuộc sống luôn xoay chuyển và luôn cần những câu trả lời, phát minh để giải quyết các bài toán cho xã hội. Tôi cũng là nhân tố trong đó, tương lai, tôi vẫn sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ, đem lại lợi ích cho cộng đồng”, anh nói thêm.
Anh Hoàng Tuấn Anh cũng quyết định tặng toàn bộ số tiền thưởng nhận được cho quỹ từ thiện của VietNamNet để chia sẻ một phần khó khăn với người nghèo.
Minh Hiếu chia sẻ câu chuyện tử tế trong lễ vinh danh. Ngô Minh Hiếu - chàng trai khiến nhiều độc giả cảm mến với câu chuyện tử tế 10 năm cõng bạn (Nguyễn Tất Minh) đến trường, chia sẻ: “Tôi cảm thấy vinh dự vì việc làm của mình được xã hội đón nhận và có sức lan tỏa lớn như vậy. Khi biết là 1 trong 4 nhân vật truyền cảm hứng của báo VietNamNet năm 2020, tôi chia sẻ kết quả đầu tiên với bố mẹ mình và bố mẹ Minh. Tôi muốn dành lời cảm ơn đến các độc giả đã bình chọn tôi muốn nói rằng dù ở đâu, làm gì chúng ta cũng cố gắng sống tốt, lan tỏa những điều tốt đẹp với xã hội”.
Chị gái của ông Phan Thanh Miên thay mặt em có mặt tại buổi vinh danh Có mặt tại lễ vinh danh, bà Nguyễn Thị Hiền – chị gái của ông Phan Thanh Miên – vị chủ tịch xã dầm mình trong nước lũ đưa người dân đến nơi an toàn, chia sẻ: “Mất mát này của gia đình chúng tôi quá lớn, khi mà em trai tôi đang còn trẻ, mọi sự vẫn đang còn dang dở. Nhưng nhờ có sự quan tâm của các cơ quan chức năng, báo đài, gia đình chúng tôi cũng được an ủi phần nào. Tôi đặc biệt cảm ơn báo VietNamNet đã cho tôi vinh dự lớn lao này, được đứng trên sân khấu nhận vinh dự thay cho em Miên”.
Năm 2020, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam trải qua nhiều khó khăn vì dịch bệnh, thiên tai. Trong bối cảnh đó, những bài viết của báo VietNamNet về các cá nhân, tập thể điển hình đã lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng.
Báo VietNamNet đề cử 14 cá nhân vào danh sách "Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2020" để độc giả bình chọn. Cuối cùng, 4 gương mặt tiêu biểu cũng đã được độc giả “gọi tên”.
Ngoài 4 người có mặt trong lễ vinh danh tối 18/12, VietNamNet sẽ gửi bằng chứng nhận cho 10 cá nhân và nhóm trong danh sách đề cử về nơi cư trú.
VietNamNet xin chân thành cảm ơn các độc giả đã quan tâm, tham gia bình chọn để tìm ra những cá nhân tiêu biểu, với sứ mệnh lan tỏa những câu chuyện tử tế, những điều tốt đẹp trong cuộc sống!
Nguyên văn bài phát biểu của Tổng biên tập Phạm Anh Tuấn
Công bố 'Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng' 2020
Bốn nhân vật có lượng bình chọn cao nhất trong danh sách đề cử 14 người sẽ được trao kỷ niệm chương trong lễ vinh danh và cũng là dịp kỷ niệm 23 năm thành lập báo VietNamNet tổ chức vào tối 18/12 tại Hà Nội.
"> -
Hành trình trở thành bác sỹ của cô gái Huế được báo Mỹ vinh danhNguyễn Ngọc Trang khi là nữ sinh trung học
Cách đây gần 20 năm, ba Ngọc Trang qua đời trong một vụ tai nạn khi đang làm việc. Một năm sau đó, Ngọc Trang cùng mẹ và em gái sang Mỹ định cư. Lúc đó cô đang học lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Tri Phương, TP Huế.
Tuy Trang thường đạt điểm cao trong các lớp tiếng Anh ở trường, cô đã ngỡ ngàng khi phát hiện ra rằng mình không thể giao tiếp được khi sang Mỹ, và vì thế cô phải mất hơn 1 năm của trường cấp ba để học lại tiếng Anh trước khi được chuyển vào học chung với học sinh bản xứ.
"Tôi được dạy lại cách phát âm từng âm, từng chữ, để sửa lại tất cả những lỗi sai của tôi từ trước đến giờ. Mỗi ngày đi học về tôi đều giở sách ra tập phát âm như một đứa trẻ", Trang nhớ lại.
Vì quyết tâm tốt nghiệp trung học trong vòng 4 năm như các bạn, cô phải nỗ lực học nhanh hơn.
"Không những thế, tôi còn đặt mục tiêu là phải xin được học bổng đại học, để việc học của mình không là gánh nặng cho gia đình".
Ngọc Trang và sinh viên thực tập
Sau 4 năm, Trang tốt nghiệp phổ thông với danh hiệu Thủ khoa (Valedictorian), và đã giành được nhiều học bổng, trong đó có 2 học bổng danh giá là Gates Millenium Scholarship và Dell Scholarship, tổng trị giá hơn 5 tỉ đồng.
"Tôi còn nhớ trong hồ sơ đăng ký học bổng Gates Millenium, tôi phải viết khoảng 8 bài luận để trả lời những câu hỏi của hội đồng tuyển chọn.
Những câu hỏi này mục đích để hiểu rõ về con người các ứng cử viên như tố chất lãnh đạo, cách giải quyết vấn đề, xung đột, tinh thần đóng góp cho cộng đồng, tinh thần kiên cường vượt khó, cách đối mặt với thất bại...".
Hướng đi mới
Khi học cấp ba, Trang đã từng mong muốn theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm ngành hóa và sinh hóa. Động lực thôi thúc cô lúc đó bắt nguồn từ hoàn cảnh của một người bạn mắc bệnh máu không đông, khiến cho cuộc sống rất vất vả.
Ngọc Trang đang làm việc với cương vị là một bác sĩ gia đình cho tổ chức Common Spirit Health, Mỹ
Khi vào ĐH Creighton học chuyên ngành Sinh học, Trang đã ngay lập tức liên hệ với một giáo sư ở trường để bắt đầu học việc và làm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Thế nhưng, con đường học tập và nghề nghiệp của cô bước sang một ngã rẽ mới khi Trang đi tình nguyện ở bệnh viện của trường.
"Lúc đó, tôi nhận ra rằng tôi muốn được làm việc trực tiếp với bệnh nhân, được nghe câu chuyện của họ, và được giúp đỡ họ trong những giờ phút đau đớn".
Trang phải lựa chọn hoặc tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu hoặc trở thành bác sĩ.
Trước khi ra quyết định cuối cùng, cô đi làm nhiều hơn ở bệnh viện, đi theo quan sát bác sĩ trong các phòng khám. Những trải nghiệm đó đã giúp cô nhận ra mình phù hợp với môi trường Y tế lâm sàng hơn là nghiên cứu.
Sau khi tốt nghiệp đại học với hạng tối ưu (summa cum laude), cô tiếp tục theo học chương trình Tiến sĩ Y khoa tại University of Nebraska Medical Center.
Hiện, Trang là bác sĩ gia đình cho một tổ chức Y tế hàng đầu tại Mỹ (Common Spirit Health) và là giáo viên hướng dẫn lâm sàng cho sinh viên Y, sinh viên điều dưỡng lâm sàng, và sinh viên trợ lý bác sĩ.
Vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, cô nhận được sự yêu mến của nhiều bệnh nhân tại Mỹ.
"Bác sĩ điều trị chính cho tôi trong phòng cấp cứu là Bs. Christina Nguyễn, và tôi không thể đòi hỏi một sự chăm sóc tốt hơn thế" - một bệnh nhân đã viết trên tờ báo địa phương chỉ sau một lần được Trang khám chữa bệnh.
Ước mơ giúp bác sĩ Việt tự tin làm việc với bệnh nhân nước ngoài
Tuy ở Mỹ đã lâu, có cuộc sống và công việc ổn định, nhưng Ngọc Trang luôn nhớ về Việt Nam. Vì vậy, cách đây hơn 1 năm, cô đã lập kênh YouTube và Facebook để dễ dàng kết nối.
"Qua nhiều lần trò chuyện, các anh em bạn bè trong nghề tại Việt Nam nói với tôi rằng họ rất muốn học thêm tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành y khoa".
Trang bên chồng và 2 con
Từ đó, hầu như ngày nào Trang cũng có bài đăng trên Facebook, khi thì một câu thành ngữ, lúc thì một thuật ngữ tiếng Anh y khoa, tiếng Anh giao tiếp, cũng như kinh nghiệm học tập và làm việc ở Mỹ.
Cô đã tổ chức nhiều workshop miễn phí như Nghệ thuật giao tiếp với bệnh nhân bằng tiếng Anh hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm đăng ký vào nội trú Y khoa ở Mỹ...
Cô cũng biên soạn Ebook "100 Thành ngữ Giúp bạn tự tin giao tiếp bằng Tiếng Anh" để mọi người tải về miễn phí.
"Để thành công trong môi trường y tế ở Mỹ thì có kiến thức chuyên môn thôi chưa đủ, các bác sĩ còn cần phải có được niềm tin và xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân. Đây là một điều khá khó khăn cho các bác sĩ được đào tạo ở Việt Nam khi muốn tiếp tục đào tạo nội trú tại Mỹ hoặc làm việc với bệnh nhân người nước ngoài", Trang nhận định.
Vì vậy, Trang bắt tay thực hiện dự án Học viện Phượng Hoàng (The Phoenix Medical Academy) để đào tạo kỹ năng tiếng Anh y khoa miễn phí cho các đồng nghiệp ở Việt Nam.
"Các bác sĩ Việt Nam rất giỏi, cả về chuyên môn lẫn tác phong học tập, làm việc. Tôi tin chắc rằng nếu có thể vượt qua được rào cản ngoại ngữ thì họ không thua kém bác sĩ được đào tạo ở bất cứ đất nước nào".
">