- Sau 4 năm phát động đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, chỉ có khoảng 10% thuốc nội được sử dụng tại các BV tuyến cuối, có nơi con số này chỉ ở mức 3%.Đây là thông tin được Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường chia sẻ tại hội nghị tổng kết giai đoạn 1 (2012-2016) đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” hôm nay.
Ông Cường cho biết, sau 4 năm thực hiện, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 50% cho công tác phòng, chữa bệnh với 520 hoạt chất trên tổng số 953 hoạt chất hiện đang lưu hành trên thị trường.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/05/12/17/20170512171838-20170512-103206.jpg)
|
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết thuốc nội đã đáp ứng 50% nhu cầu điều trị |
Tuy nhiên tỉ lệ sử dụng thuốc nội tại các BV tuyến tỉnh chỉ tăng 1,5% lên mức 35,4% so với trước khi triển khai đề án.
Tỷ lệ này tại các BV tuyến huyện là 69,4%, tăng gần 8% so với trước. Có những địa phương có tỉ lệ sử dụng thuốc trong nước tại tuyến huyện lên tới 80%, tuyến tỉnh là 60% như Ninh Thuận, Phú Yên, Lai Châu, Lâm Đồng và Long An…
Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng thuốc nội tại BV tuyến trung ương rất thấp và có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2013, tỉ lệ này là 11,57%; năm 2014 là 11,31% và đến năm 2015 chỉ còn 10,02%.
Nhiều BV lớn sử dụng dưới 6% thuốc nội (năm 2015): Phụ sản TƯ (3,14%); BV K (3,3%); Bạch Mai (3,97%); Bệnh viện Việt Đức (5,87%); Tai mũi họng TƯ (5,63%)…
Phó Cục trưởng cục Quản lý Dược Nguyễn Tất Đạt lý giải, do đây là những BV tuyến cuối, điều trị chuyên khoa đặc trị.
“Tuy nhiên trong đợt 2 của đề án, chúng tôi sẽ xem xét, có giải pháp để thúc đẩy các thuốc thay thế để tỉ lệ sử dụng thuốc Việt trong các BV tuyến TƯ đạt 30%, tuyến tỉnh đạt 50%, tuyến huyện đạt 75%”, ông Đạt nói.
Nhiều bác sĩ ‘ngại’ dùng thuốc nội
Là một trong những cơ sở y tế tuyến TƯ thuộc top đầu khi sử dụng trên 45% thuốc nội, TS.Trần Viết Tiệp, Giám đốc BV Việt Nam - Thuỵ Điển, Uông Bí cho biết, để có được con số này, hội đồng thuốc của BV đã phải làm việc chặt chẽ. Phải xây dựng nhiều phác đồ điều trị nhằm đảm bảo việc sử dụng thuốc đúng thời điểm, liều lượng, đường dùng. Tổ Dược lâm sàng thường xuyên tham gia hội chẩn cùng các bác sĩ điều trị. BV cũng thường xuyên kiểm tra việc kê đơn của bác sĩ.
Song thực tế, BV vẫn phải sử dụng hơn 50% thuốc ngoại, hầu hết là các nhóm thuốc quan trọng như kháng sinh, ung bướu, gây mê.
BS Tiệp cho biết, dù thuốc nội sẵn có, giá cả phù hợp với mức chi trả của người dân, rẻ gấp 4-10 lần so với thuốc biệt dược gốc, tuy nhiên người dân, đặc biệt là bác sĩ vẫn băn khoăn khi kê đơn thuốc nội.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/05/12/17/20170512171838-20170512-105528.jpg) |
Bà Phạm Thị Việt Nga cho rằng thuốc nội không chỉ cạnh tranh trong nước mà còn cạnh tranh về giá với thuốc từ các thị trường nước ngoài |
Bà Phạm Thị Việt Nga, TGĐ công ty CP dược Hậu Giang thừa nhận, hiện nay mới chỉ tập trung vào các thuốc generic. Một số thuốc đặc trị có nhưng rất ít do chi phí nghiên cứu lớn, thời gian kéo dài.
“Tuy nhiên ngay các sản phẩm thuốc nội của công ty tôi cũng rất khó cạnh tranh giá so với các thuốc từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia...”, bà Nga chia sẻ.
Ông Trần Túc Mã, TGĐ CTCP Traphaco cũng than phiền, sau 4 năm triển khai đề án, các sản phẩm của công ty chỉ bán khá tốt tại các nhà thuốc nhưng tại các bệnh viện thì sụt giảm.
Ông Túc cho rằng, nguyên nhân chính do luật đấu thầu của Việt Nam còn nặng về giá, chưa có phân loại đấu thầu xếp hạng cho những sản phẩm nổi trội trên thị trường về chất lượng, đánh đồng về yếu tố kĩ thuật.
Các doanh nghiệp lớn bỏ chi phí đầu tư ngày càng lớn cho nguyên liệu đầu vào, nghiên cứu khoa học, hệ thống sản xuất công nghệ cao... dẫn đến giá thành cao.
Trong khi các doanh nghiệp nhỏ không cần đầu tư chất lượng sản phẩm mà chỉ cạnh tranh về giá, dẫn tới các sản phẩm của doanh nghiệp lớn vẫn khó cạnh tranh khi đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế.
![Sở Y tế TP.HCM 'rút kinh nghiệm' vụ hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/05/10/15/20170510155051-so-y-te-tphcm-rut-kinh-nghiem-vu-tieu-huy-20000-vien-thuoc-tri-ung-thu.jpg?w=142&h=100)
Sở Y tế TP.HCM 'rút kinh nghiệm' vụ hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư
Sở Y tế TP.HCM nhận định trách nhiệm trong việc tiêu hủy gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư máu chủ yếu là do Bệnh viện (BV) Truyền máu huyết học TP.
" alt="Thuốc nội khó ‘thâm nhập’ vào BV tuyến trung ương"/>
Thuốc nội khó ‘thâm nhập’ vào BV tuyến trung ương
Đường Lê Văn Lương đoạn giao từ Đường Láng đến ngã tư Hoàng Minh Giám (Thanh Xuân) dài 1km nhưng phải cõng 33 dự án chung cư cao tầng với mật độ dân số hơn 100 ngàn người.![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/11/08/09/20161108094247-dia-oc-1.jpg) |
Các tòa nhà mọc lên san sát nhau |
Theo thông tin từ Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, chỉ tính riêng tuyến đường Lê Văn Lương hiện Thành phố đã cấp phép cho 33 dự án chung cư cao tầng.
Cụ thể, dự án nhà ở ban cơ yếu chính phủ, dự án chung cư Tập đoàn Đại Dương (21 tầng), trụ sở văn phòng HUD (32 tầng), dự án nhà ở (HACCI cao 25 tầng), dự án nhà ở Tổng công ty Coma (25 tầng), dự án công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng (Công ty TNHH MTV kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội cao 25 tầng); tòa nhà trung tâm thương mại 32 tầng (Hadinco); chung cư cao tầng của Công ty CP dịch vụ và kinh doanh bất động sản HN cao 32 tầng; tòa chung cư của Công ty CP đầu tư và thương mại Vneco Hà Nội cao 35 tầng, nhà chung cư của Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị 18, tổ hợp tòa nhà cao tầng Sunrise cao 25 tầng; tòa nhà trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê của Công ty CP phát triển xây dựng và XNK Sông Hồng cao 16 tầng….
Trong số 33 dự án bất động sản này có 15 dự án chưa được triển khai trong đó có 4 tòa nhà tái định cư. Nếu tính sơ bộ, nếu 15 tòa nhà này được xây dựng xong thì sẽ có khoảng 40 nghìn dân chuyển về khu vực này sinh sống.
Việc phê duyệt các dự án bất động sản dày đặc trên tuyến đường Lê Văn Lương đang khiến cơ sở hạ tầng tại khu vực này quá tải. Theo quan sát của PV, vào các buổi chiều tan tầm từ 5h chiều cho đến 7h tối, cả tuyến đường và vỉa hè tắc nghẽn toàn bộ. Việc di chuyển trên 1 km đường này người dân mất ít nhất khoảng 15-20 phút mới có thể thoát được. Sự ách tắc này đã trở thành nỗi khiếp đảm của người dân khi tham gia giao thông tại đây.
Trả lời câu hỏi của PV, vì sao trên tuyến đường này lại có nhiều dự án chung cư cao tầng được phê duyệt như vậy? Đại diện một đơn vị cấp phép cho biết, các dự án được phê duyệt đều căn cứ vào quy hoạch tầm nhìn 2030. Khi phê duyệt đều tính toán cụ thể và chuẩn xác các chỉ tiêu giao thông, cây xanh…/1 đầu người. Nếu hệ thống hạ tầng giao thông được xây dựng hoàn chỉnh và khớp nối vào tuyến đường Lê Văn Lương thì sẽ không phải lo việc tắc đường.
Như vậy, điều này có nghĩa, do các dự án xây dựng quá nhanh trong khi hạ tầng giao thông không theo kịp nên mới xảy ra tình trạng quá tải như hiện nay.
Trao đổi với PV VnMedia, TS. Đào Sỹ Nghiêm – Phó chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên kiến trúc sư trưởng thành phố, do chúng ta chưa lường trước được sự đồng bộ khởi động của các dự án sau khi tuyến đường Lê Văn Lương đi vào sử dụng. Chúng ta chưa tính được việc kết nối của tuyến đường này với các đường phân chia khu vực. Để giải quyết được tình trạng này, trước hết, phải đánh giá, nhìn nhận lại và phải có cơ chế quản lý, kết hợp tuyến đường Lê Văn Lương với các đường giao khu vực lân cận. Sau đó, cần rà soát lại tiến độ các dự án. Xem tốc độ phát triển dự án có đồng bộ với việc kết nối giao thông giữa tuyến Lê Văn Lương và các tuyến đường đô thị cũ để xác định tiến độ đầu tư, khai thác các dự án.
Theo VnMedia
" alt="Đường Lê Văn Lương: 1 km tải 33 dự án chung cư cao 25"/>
Đường Lê Văn Lương: 1 km tải 33 dự án chung cư cao 25
Nhiều căn nhà nội đô đắt đỏ nhưng không mang lại không gian sống lý tưởng, thoáng đãng vì Hà Nội đang thiếu trầm trọng không gian mở, xanh và hồ nước do quá trình bê tông hóa, đô thị hóa.Dân số nội thành gia tăng chóng mặt
Sau 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã trở thành 1 trong 17 Thủ đô có quy mô lớn trên Thế giới. Khi được giải phóng năm 1954, Hà Nội có 53.000 người dân sinh sống và đến năm 2014 con số này là 7,2 triệu người, chưa kể gần 1 triệu người không đăng kí hộ khẩu thường trú.
Mật độ dân số của Hà Nội hiện nay là khoảng 2.100 người/km2. So với Thủ đô của các nước trong ASEAN thì con số này là rất cao. Bình quân mật độ dân số của các nước chỉ là 100-200 người/km2. Chẳng hạn như ở Indonesia là 124 người/km2, Myanmar là 88 người/km2, Thái Lan là 130 người/km2, Philippin là 124 người/km2… Còn so với mật độ chung của các nước thì mật độ chung của thủ đô cao gấp 8 đến 9 lần mật độ trung bình.
Nhà nội đô đắt đỏ mà vẫn ngột ngạt
Đất chật, người đông nên giá đất Hà Nội rất đắt đỏ, ở khu vực phố cổ giá mỗi mét vuông đất có thể lên đến cả tỷ đồng. Vì vâỵ chỉ cần sở hữu 1 căn nhà nhỏ vài chục mét vuông tại khu phố cổ Hà Nội đồng nghĩa với việc sở hữu khối tài sản chục tỷ đồng.
Giá đất của khu vực này ngang ngửa với giá của những thành phố đắt nhất trên Thế giới là Paris, Tokyo. Cụ thể, giá của đất trên Hàng Ngang, Hàng Đào có những thời điểm được giao bán lên đến 1,2 tỷ đồng. Các khu vực khác tại phố cổ, giá cũng không dưới 500 triệu đồng/m2.
Mức độ gia tăng dân số quá nhanh khiến Thủ đô đang phải chịu áp lực lớn về chỗ ở, giao thông, điều kiện học tập, y tế, việc làm, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường,… Nhiều trường Tiểu học, THCS phải gồng mình lên để gánh lượng học sinh rất lớn. Trên nhiều địa bàn hiện nay không có nơi vui chơi giải trí cho trẻ em do quỹ đất không còn.
Mặc dù tồn tại nhiều căn nhà nội đô đắt đỏ nhưng không mang lại không gian sống lý tưởng, thoáng đãng vì Hà Nội đang thiếu trầm trọng không gian mở, xanh và hồ nước do quá trình bê tông hóa, đô thị hóa khiến môi trường bị mất cân bằng, nhiệt độ tăng.
Đặc biệt không gian hồ nước, cây xanh ngày càng bị thu hẹp không đủ đáp ứng nhu cầu sinh thái cho người dân làm cho cuộc sống trở nên ngột ngạt, khó chịu, chất lượng cuộc sống, tuổi thọ giảm sút và là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, stress, bệnh tật.
Giải pháp cho đô thị hiện đại
Nhận thấy tầm lớn lao của “ Những lá phổi xanh cho Thành phố” , Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch các hồ điều hòa trong thành phố.
Đây là giải pháp rất thiết thực trong điều kiện môi trường sống của người dân Hà Nội hiện nay. Một trong những công viên hồ điều hòa tâm điểm của báo giới trong thời gian gần đây là Công viên hồ điều hòa Yên Hòa - Cầu giấy, nằm trong khu vực phía tây Hà Nội, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ và là nơi hội tụ các công trình lớn có tầm cỡ của Thủ đô.
Đây là một trong những dự án Công viên Hồ điều hòa lớn nhất Hà Nội với diện tích gần 32ha, dự án nằm tại khu vực giao cắt giữa đường Dương Đình Nghệ và đường Phạm Hùng, trong đó 19ha là diện tích mặt nước, phần còn lại là công viên cây xanh cùng hàng loạt tiện ích, chức năng công cộng.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/11/17/16/20161117162501-u-2.jpg) |
|
Toàn bộ phần diện tích đất công viên sẽ được đưa vào phục vụ các tiện ích giải trí, thư giãn hiện đại như: sân vườn, cây xanh, đường đi dạo và các công trình phụ trợ phục vụ vui chơi bao gồm: khu điều hành, khu dịch vụ quà lưu niệm, khu nhà thuyền, bến thuyền, khu cho thuê xe đạp, khu vực dịch vụ - giải hát, khu cắm trại, khu chòi nghỉ, khu vực vui chơi ngoài trời cho trẻ em, nhà hát ngoài trời.
Dự án nằm sát bên trục đường Phạm Hùng và giữa hàng loạt các cao tốc hiện đại của khu vực Mỹ Đình như: Keangnam, The Manor, Golden Palace cùng các tòa nhà hành chính quan trọng như Ban Tôn giáo Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Thanh tra Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu Tư, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài nguyên Môi trường…
Đặc biệt dự án do Chủ đầu tư là Tập đoàn danh tiếng Vingroup xây dựng hứa hẹn sẽ mang lại dấu ấn đẳng cấp và nhiều hy vọng mới cho một dự án tầm cỡ của Thủ đô. Theo dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2018, hứa hẹn sẽ mang lại cuộc sống trong lành cho cư dân trong khu vực.
Trong tương lai không xa, công viên Hồ điều hòa Yên Hòa - Cầu giấy sẽ là tâm điểm của khu đô thị mới cao cấp và sang trọng bên cạnh đó đồng thời là lá phổi xanh cho toàn khu vực Tây Hà Nội, lá phổi xanh này có ý nghĩa quan trọng, góp phần cân bằng sinh thái, mang đến môi trường sống trong lành và cảnh quan hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân khu vực.
Công ty CP Mland Miền Bắc
Địa chỉ: Tầng 1- R2 Royal City - 72A Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại : 04.666.88.999* Hotline 24/7: 0964.468.468
Website : http://mlandmienbac.vn
Email: [email protected]
Thúy Ngà
" alt="Cuộc sống ngột ngạt trong căn nhà tiền tỷ nơi nội đô"/>
Cuộc sống ngột ngạt trong căn nhà tiền tỷ nơi nội đô