Trong khi một số người dự đoán về sự kết thúc của loài người thông qua AI, nhiều người khác lại có sự lạc quan rõ ràng, họ hình dung ra một tương lai nơi trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi cuộc sống hàng ngày của chúng ta theo hướng tích cực.
Mục tiêu mà các công ty công nghệ chuyên về AI đều hướng tới cùng một đích đến chính là tạo ra trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI). Về mặt lý thuyết, AGI có khả năng hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào mà con người có thể thực hiện.
Hiện AGI được nhiều tập đoàn, công ty nghiên cứu và phát triển. Trong vài năm tới chúng ta sẽ bước vào "vương quốc" của AI siêu thông minh - một thực thể vượt xa trí thông minh của con người.
Đây là mức độ khiến nhiều chuyên gia lo ngại. Nhà khoa học hàng đầu về trí tuệ nhân tạo, Eliezer Yudkowsky, Viện Nghiên cứu Trí tuệ Máy móc (MIRI), đưa ra cảnh báo về sự phát triển nhanh chóng của AI.
Ông bày tỏ tầm nhìn ảm đạm về tương lai, nơi AI đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với loài người chúng ta.
Những dự đoán về ngày tận thế này không phải là điều mới mẻ trong diễn ngôn AI. Tuy nhiên, chúng ngày càng được bàn luận nhiều hơn khi công nghệ này đạt được những bước tiến lớn.
Hướng tới AI siêu thông minh?
Theo nhà khoa học Eliezer Yudkowsky, việc phát triển AI siêu thông minh không còn là mục tiêu xa vời. Ông tin rằng công nghệ này sẽ trở thành mối đe dọa cụ thể đối với nhân loại trong vòng vài năm tới.
"Tôi cảm thấy như thời gian chúng ta còn lại để sống là 5 năm hơn là 50 năm", ông chia sẻ với The Guardian.
AI siêu thông minh có thể hoạt động độc lập và không thể đoán trước, với khả năng tuyệt vời đến mức con người không thể kiểm soát chúng.
Yudkowsky lo sợ về trường hợp xấu nhất, ông tưởng tượng công nghệ này như một thực thể cực kỳ tiên tiến, hoạt động ở quy mô và tốc độ suy nghĩ vượt xa bất kỳ tổ chức nào của con người.
"Nó giống như một nền văn minh ngoài Trái Đất, suy nghĩ nhanh hơn chúng ta hàng nghìn lần", nhà khoa học bình luận.
Trong kịch bản của ông, các hệ thống siêu trí tuệ sẽ được tích hợp trên một mạng lưới thiết bị rộng lớn. Chúng sẽ làm gia tăng những khó khăn của con người trong việc kiểm soát hoặc vô hiệu hóa chúng.
Kết quả sẽ dẫn đến một kịch bản về ngày tận thế của loài người, có thể so sánh với kịch bản của các bộ phim như "Kẻ hủy diệt" và "Ma trận".
Trên thực tế, với sự xuất hiện của các công cụ tích hợp AI hiện nay, nhiều nhà khoa học và quốc gia trên thế giới tin rằng, AI thúc đẩy việc vi phạm quyền riêng tư và nhân phẩm của con người.
Nhưng cũng nhiều người có quan điểm tích cực về AI, họ hy vọng vào công nghệ tiên tiến này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhiệm vụ và công việc thông qua tự động hóa.
Trước những rủi ro mà AI có thể gây ra cho chúng ta, nhiều quốc gia bắt đầu xem xét các kế hoạch để quản lý tốt hơn việc truy cập dữ liệu cá nhân người dùng từ AI.
Trong đó, Liên minh Châu Âu (EU) đang đề xuất các biện pháp quản lý nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân và thông báo đến người dùng về việc AI sử dụng thông tin của họ.
EU đang hoàn thành Bộ Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR) và có kế hoạch bổ sung một bộ quy tắc hài hòa về việc sử dụng AI, khi nó ngày càng phổ biến với con người.
" alt=""/>Trí tuệ nhân tạo sẽ hủy diệt loài người chỉ sau vài năm?![]() |
Yến (ngoài cùng bên phải) trong buổi làm thủ tục dự thi vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn)
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 nội dung.
Nội dung thứ nhất là dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương, 260 điều (bỏ 5 điều, sửa đổi, bổ sung tại 250 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6). Dựa trên ý kiến thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và qua rà soát, các cơ quan đã thống nhất chỉnh lý, hoàn thiện 18 nội dung đề cập về các vấn đề lớn.
Đó là quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; về không mở rộng phạm vi nhận chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; về thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ; về các loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất…
Ngoài ra, còn có nội dung về cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; về nội dung phương pháp định giá đất và trường hợp, điều kiện áp dụng từng phương pháp; về đối tượng được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế…
Nội dung thứ hai là dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương, 210 điều (bỏ 4 điều, bổ sung 11 điều, giữ nguyên 15 điều và chỉnh lý kỹ thuật các điều khác so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).
Trong đó đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về nhiều nội dung: giải thích từ ngữ; ngân hàng chính sách; tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng, ban kiểm soát; kiểm toán độc lập; hoạt động của tổ chức tín dụng; giới hạn cấp tín dụng; tài chính, hạch toán, kế toán...
Tuy nhiên, một số vấn đề lớn của dự thảo vẫn cần báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gồm: dự phòng rủi ro; can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, vay, cho vay đặc biệt; xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; cơ quan quản lý Nhà nước.
Nội dung thứ ba là dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (theo trình tự, thủ tục rút gọn).
Nội dung thứ tư là việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Anh Văn" alt=""/>Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường lần 5, xem xét thông qua 2 dự thảo luậtTrước khi vào phiên khai mạc, lúc 7h30 ngày 15/1, Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị để nghe Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Sau đó, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội cũng sẽ nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) Nguyễn Thị Thanh trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Văn Thạnh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.