当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2: Vượt trội 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Once Caldas vs Deportivo Pereira, 08h10 ngày 20/2: Nối dài mạch thắng
Theo chuyên gia Nguyễn Duy Chuyền, chúng ta phải có kế hoạch chi tiêu kỹ lưỡng với khoản tiền thưởng Tết trước khi về quê, sau Tết có thể trích một phần ra đầu tư sinh lời.
_____
Show:How2Money
Host: Doctor Housing - Kim Tuyến
_____
Đây là giai đoạn mà đa số mọi người đều đã được nhận tiền thưởng Tết. Doctor Housing cho rằng chúng ta phải có kế hoạch chi tiêu kỹ lưỡng với khoản tiền này trước khi về quê, tránh trường hợp tiêu hao hết ngay trong một tháng Tết, trong khi số tiền này phải lao động cật lực suốt 12 tháng mới có được.
Vị chuyên gia cũng chia sẻ một số lựa chọn đầu tư phù hợp trước và sau Tết. Đồng thời, ông nhắn nhủ bạn đọc nên cân nhắc kỹ lưỡng với từng kênh đầu tư để tránh rủi ro “nhẵn” túi.
Đối với những người không được thưởng Tết trong năm nay, ông cũng mong mọi người chia sẻ với các chủ doanh nghiệp. Bởi lẽ những người đứng đầu các doanh nghiệp cũng đang gặp áp lực rất lớn trong việc xử lý hài hòa giữa tiền thưởng Tết cho nhân viên, khoản nợ với các nhà cung cấp và lập kế hoạch năm mới...
Ông khuyên bạn đọc duy trì thói quen tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng để chủ động về mặt tài chính, hạn chế việc phụ thuộc hoặc trông chờ quá nhiều vào tiền thưởng Tết.
_____
Độc giả đặt câu hỏi với Doctor Housing có thể gửi về email [email protected] hoặc chia sẻ qua nền tảng YouTube.
" alt="Nên làm gì với tiền thưởng Tết?"/>![]() | ![]() |
Khoản cũng tìm gặp Mô 'gù' (Thái Hòa) để hỏi về Loan. Thấy Khoản, Mô chạy trốn nhưng không được. "Mày đứng lại, mày giấu con Loan ở đâu? Mày không biết tại sao gặp tao lại bỏ chạy?", Khoản vừa tra hỏi vừa đánh Mô.
Cũng trong tập này, tin Loan có bầu đã đồn khắp làng xã. Mô cũng vô tình biết tin nhờ một người hàng xóm.
![]() | ![]() |
"Người tốt bụng hay làm như con thiếu gì người thương. Con Loan khù khờ vậy cũng có người thương, dính bầu rồi đó", người hàng xóm nói khiến Mô giật mình.
Ở một diễn biến khác, Hào (Minh Luân) mắng người họ hàng vì hay buôn chuyện linh tinh về người khác. Với tư cách trưởng thôn, Hào không muốn những chuyện như vậy xảy ra vì thôn anh mới nhận danh hiệu thôn văn hóa.
"Thôn văn hóa mà có con gái nhà lành chưa chồng mà chửa hoang", người họ hàng nói với Hào.
Vợ Hào cũng tiếp lời: "Không biết ai làm con Loan nhà bà Lành có bầu, bây giờ anh trai nó đang tra khảo, đánh nó thừa sống thiếu chết kia kìa". Thấy vợ nói vậy, Hào ngạc nhiên suy tư. Liệu Mô có giúp Loan để cô không bị anh trai đánh đập? Diễn biến chi tiết tập 3 phim Mẹ rơmsẽ lên sóng tối 7/11.
" alt="Mẹ rơm tập 3: Khoản đánh Loan thừa sống thiếu chết vì chửa hoang"/>Mẹ rơm tập 3: Khoản đánh Loan thừa sống thiếu chết vì chửa hoang
![]() | ![]() |
Đào Hiền sở hữu chiều cao 1,75 m, với các số đo 88-62-92 cm. Người đẹp đăng ký dự thi hoa hậu vì không muốn gia đình, cũng như chị gái lo lắng. Từ cách đây vài tháng khi muốn thử sức bản thân cô đã trang bị cho mình vài kỹ năng như catwalk, tập luyện hình thể, ngoài ra không ngừng trau dồi về kiến thức.
Đào Hiền thấy chị gái Đào Hà đã trưởng thành từ các cuộc thi nhan sắc nên cũng muốn mình có những trải nghiệm. “Không có áp lực nào lớn và nhiều như khi dự thi hoa hậu. Bước vào cuộc thi, bạn luôn muốn mình phải nỗ lực và đạt kết quả tốt nhất. Chính vì vậy, với tôi, thi hoa hậu sẽ là trải nghiệm tuyệt vời...", cô chia sẻ.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Chia sẻ lý do gắn bó với cuộc thi nhan sắc về du lịch, Đào Hiền cho hay bản thân cô yêu thích dịch chuyển. Do đó, cô muốn trở thành một đại sứ để quảng bá và đồng hành cùng ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch xanh và bền vững. Là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh năm thứ 4, Đào Hiền đã tham gia đi làm và có nhiều trải nghiệm, nhiều kiến thức với công ty chuyên về ngành du lịch và khách sạn, chính vì vậy, cô thấy rất tự tin khi tham gia quảng bá hoa hậu du lịch Việt Nam.
![]() | ![]() |
Khi được hỏi về áp lực khi chị gái đã đạt những thành tựu trong các cuộc đua nhan sắc lớn, Đào Hiền cho hay: “Bản thân Hiền cảm thấy tự hào vì có chị gái là Đào Hà. Tôi nghĩ đó là động lực chứ không phải áp lực. Đối với tôi chị Hà là một tấm gương để học hỏi những phẩm chất tốt đẹp và sự chăm chỉ từ chị nhưng em sẽ là một phiên bản đặc biệt và có dấu ấn riêng để mọi người có thể đánh giá và nhìn nhận phẩm chất cũng như là khả năng của mình.”
Đào Hiền kể , trong gia đình cô các chị em gái khá thân nhau, cũng hay chia sẻ với nhau các kinh nghiệm học tập, làm việc. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghề nghiệp, mỗi người sẽ đều tự định hướng cho mình. Bởi bản thân các chị em đều là những cô gái cá tính, mạnh mẽ và độc lập, nên muốn có những trải nghiệm và thử thách bản thân.
" alt="Điều ít biết về em gái Đào Hà dự thi hoa hậu"/>Nhận định, soi kèo U20 Indonesia vs U20 Yemen, 18h30 ngày 19/2: Những người khốn khổ
Phụ huynh là chị N.T.Thủy, có con đang học tại Trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội).
Chị Thủy chia sẻ:“Con có lỗi thì phải nghỉ học là đương nhiên. Nhưng con mới học lớp 2, cô giáo cho con nghỉ học nhưng lại chỉ nói với con yêu cầu về nói với bố mẹ mà không một tin nhắn hay cuộc điện thoại trao đổi với phụ huynh".
Lỗi mà chị Thủy cho là không đáng phải nghỉ học là con trai chị bị cô giáo phạt viết bản kiểm điểm vì nói chuyện riêng với bạn bàn trên khi bạn quay xuống.
Ngoài ra, vì mỏi người nên 3 lần cháu đứng dậy cho đỡ mỏi, nhưng vẫn bị cô phạt bằng cách bắt đứng yên tại chỗ làm bài.
Tối hôm đó con chị về nhận lỗi nhưng không nói về việc cô cho nghỉ học nên sáng 24/10 chị Thủy vẫn cho con đi học bình thường. Tuy nhiên, khi đến đón con thì thấy con khóc lóc, các bạn trong lớp xúm lại nói vì hôm qua cô phạt nghỉ học nhưng bạn không nghỉ học nên hôm nay cô nói bạn trước lớp.
![]() |
Bản kiểm điểm do con chị Thủy làm |
Chị Thủy bày tỏ dù bản thân cũng là giáo viên nhưng "quá sốc" khi con trai thông báo cô buộc nghỉ học. Chia sẻ với VietNamNet, chị Thủy cho rằng con mới lên lớp 2, lại là con trai, nên cháu hiếu động là chuyện bình thường và chị khó có thể đồng ý với cách hành xử của cô giáo.
"Tôi cũng là giáo viên, cũng có 12 năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng, nhưng chưa bao giờ cho phép mình có quyền đình chỉ 1 học sinh phải nghỉ học. Ít nhất phải có sự trao đổi với phụ huynh, lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba mà không có sự chuyển biến thì mới phạt nghỉ học. Chưa nói tới việc nếu có quyết định đình chỉ nghỉ học thì phải có văn bản giữa giáo viên và nhà trường với phụ huynh về việc này".
Chị Thủy cho rằng “Với những lỗi của con như nói chuyện riêng hay vì mỏi người mà đứng dậy trong lớp không đến mức mà cô phải đình chỉ con nghỉ học".
"Tôi đau xót khi con còn bé mà đã thốt lên "con chán đến trường, đến lớp lắm". Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, vậy mà sau ngày hôm nay, con chỉ nằng nặc đòi mẹ chuyển trường, chuyển lớp vì xấu hổ với các bạn”.
Chị Thủy cho biết, thấy phản ứng của con, chị đã gọi trao đổi với cô giáo chủ nhiệm Lan Anh hơn 1 giờ đồng hồ, và đã phải khóc vì không tìm được tiếng nói chung.
"Cô chủ nhiệm vẫn nói rằng như vậy là không sai, rằng từ trước nay cô chỉ phạt và rồi yêu cầu học sinh về thông báo với bố mẹ gọi điện cho cô. Cô giáo cũng giải thích việc con tôi bị đuổi học là do mắc lỗi quá nhiều lần và từ lâu rồi. Tôi có hỏi là từ rất lâu, vậy tại sao cô lại không thông báo thì cô tỏ ý chỉ nói qua các con chứ không có thời gian nhắn tin cho phụ huynh hay gặp để trao đổi..." - chị Thủy thuật lại cuộc nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm.
"Vậy sinh ra sổ liên lạc điện tử để làm gì, khi mà chúng tôi đóng tiền hàng tháng cho trường để có sự gắn kết trao đổi giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh” - chị Thủy đặt câu hỏi.
Sau đó, chị Thủy đã liên hệ tới hiệu trưởng và nhà trường sẽ có buổi làm việc chính thức với chị để trao đổi rõ hơn về sự việc.
“Tôi phải gặp hiệu trưởng vì không tìm được tiếng nói chung với cô chủ nhiệm. Tôi cũng muốn xin cho con mình không tiếp tục học tiếp cô giáo chủ nhiệm đó nữa bởi tôi thấy con bị tổn thương tinh thần. Nếu hiệu trưởng không đồng ý, tôi sẽ xin cho con được chuyển lớp. Nếu không được nữa thì sẽ phải xin cho con chuyển trường”.
Trao đổi với VietNamNet,bà Hà Thị Ngọc Lan, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành Công cho hay nhà trường đã nắm bắt được sự việc này. Từ 16h chiều nay 25/10, ban giám hiệu sẽ có cuộc họp với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm Lan Anh để giải quyết khúc mắc và xử lý sự việc.
Thanh Hùng
" alt="Con bị phạt nghỉ học mà cô giáo không thông báo, phụ huynh bất bình"/>Con bị phạt nghỉ học mà cô giáo không thông báo, phụ huynh bất bình
![]() |
Bà Joanna Wood – Tham tán giáo dục và khoa học, Đại sứ quán Australia phát biểu tại hội thảo |
Chia sẻ về hệ thống giáo dục đại học của Australia, bà Joanna Wood – Tham tán giáo dục và khoa học, Đại sứ quán Australia – cho biết, Australia là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất trên thế giới. Quốc gia này có 41 trường đại học và 130 cơ sở giáo dục bậc cao (không phải đại học) cung cấp các khóa học chuyên biệt. Có 7 trường đại học của Australia nằm trong top 100 đại học thế giới, trong đó ĐH Quốc gia Australia xếp hạng số 20.
“Chất lượng và vai trò tiên phong trong công tác nghiên cứu chính là đặc điểm định hình nên các trường đại học ở Australia. Các trường phải thể hiện được sự thuần thục trong công tác nghiên cứu và giảng dạy, chất lượng đạt chuẩn ít nhất 3 chuyên ngành”.
“Các trường đại học của chúng tôi có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau cũng như với các cộng đồng ở địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn cầu. Tất cả những đặc thù này giúp Australia trở thành một điểm đến được lựa chọn của người học và nghiên cứu” – bà Joanna Wood khẳng định.
Xếp hạng đại học luôn là chủ đề gây tranh cãi
Từng có 4 năm làm việc cho tổ chức xếp hạng QS ở London, ông John Molony - giám đốc phát triển quốc tế ĐH Deakin (Australia) - đã chia sẻ với các trường đại học Việt Nam kinh nghiệm của Australia trong việc điều hành, quản lý các trường đại học và các chiến lược cần thực hiện để đáp ứng các tiêu chí đánh giá của hệ thống xếp hạng trường đại học thế giới.
Ông Molony khẳng định xếp hạng đại học luôn là một chủ đề gây tranh cãi. Ông trích lời của nhà thống kê học vĩ đại người Anh George E.P.BOX: “Thực tế tất cả các mô hình đánh giá đều không đúng, nhưng một số cũng có những điểm hữu dụng”.
3 tổ chức xếp hạng toàn cầu nổi trội mà ông Molony đưa ra gồm có: ARWU với ARWU Academic Ranking of World Universities (hay được quen gọi là Bảng xếp hạng Thượng Hải), QS với QS World University Rankings và THE với THE World University Rankings.
![]() |
Ông John Molony - giám đốc phát triển quốc tế ĐH Deakin, Australia. Ông hiện đang là thành viên Ủy ban cố vấn bảng xếp hạng QS. |
Với các trường đại học Úc, bảng xếp hạng QS và THE phổ biến hơn cả. Theo ông, bảng xếp hạng Thượng Hải tập trung nhiều vào nghiên cứu, và gây ra nhiều chỉ trích cũng như tranh cãi hơn so với QS và THE. “Trong khi QS sẽ sử dụng các dữ liệu được cung cấp, thì bảng xếp hạng Thượng Hải chỉ sử dụng những thông tin tìm được trên mạng”– thành viên của Ủy ban cố vấn bảng xếp hạng QS cho hay.
“Phương pháp xếp hạng của Thượng Hải tập trung nhiều vào nghiên cứu, vào số lượng giải Nobel, giải Field. Xếp hạng của THE tập trung vào giảng dạy nhiều hơn là nghiên cứu. Bảng xếp hạng QS có 50% là thông tin có được từ các giảng viên, nhà tuyển dụng. Đối tượng phỏng vấn của QS cởi mở hơn, tất cả giảng viên đều có thể tham gia. Trong khi THE chủ yếu lấy ý kiến từ các giảng viên kỳ cựu”.
Theo ông, các trường đại học Việt Nam có thể đủ điều kiện để tham gia các bảng xếp hạng theo ngành, vùng và độ tuổi của trường. “Với QS, trường có thể lấy ý kiến của giảng viên qua hệ thống trả lời mở. Đây là cơ hội để tăng vị trí của mình. Điều này là không thể với bảng xếp hạng của Thượng Hải hay THE”.
Làm gì để cải thiện xếp hạng?
Hiện nay chưa có trường đại học Việt Nam nào nằm trong bảng xếp hạng toàn cầu của ARWU, QS hay THE. Trong Bảng xếp hạng QS châu Á 2017, ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM lần lượt giữ vị trí 139 và 142.
Trong bảng xếp hạng theo ngành của QS năm 2017 cũng đã có mặt 2 trường đại học Việt Nam với ngành Ngôn ngữ học của ĐHQG Hà Nội và ngành Ngôn ngữ hiện đại của ĐHQG TP.HCM.
Có 6 tiêu chí mà các bảng xếp hạng sẽ đánh giá, được ông Molony đưa ra, gồm có: danh tiếng của đội ngũ chuyên môn, danh tiếng của nhà tuyển dụng, tỷ lệ sinh viên/ khoa, trích dẫn của từng khoa, tỷ lệ quốc tế hóa của khoa và tỷ lệ sinh viên quốc tế.
Ông Molony đưa ra 3 đề xuất để cải thiện vị trí xếp hạng: cải thiện độ nhận diện của trường, sắp xếp dữ liệu, xây dựng tiềm lực nghiên cứu.
Để cải thiện độ nhận diện, các trường nên năng động trong việc trao đổi, đối thoại với các tổ chức xếp hạng lớn; quảng cáo – đẩy mạnh danh tiếng trường thông qua việc giới thiệu thế mạnh nghiên cứu trong xếp hạng THE; đề cử các giảng viên và nhà tuyển dụng toàn cầu cho khảo sát của QS.
Trường cần sắp xếp dữ liệu về tỷ lệ sinh viên/ khoa, trích dẫn của mỗi khoa, tỷ lệ quốc tế hóa của khoa, tỷ lệ sinh viên quốc tế.
![]() |
Hội thảo Xếp hạng và quản trị đại học diễn ra sáng ngày 26/10 tại Hà Nội. |
Về vấn đề xây dựng tiềm lực nghiên cứu, trường cần tiếp tục cải thiện nghiên cứu và tăng chất lượng các bài báo, bài nghiên cứu; tránh xuất bản dưới tên một tác giả, nền đồng xuất bản cùng với các giảng viên từ các trường khác và các quốc gia khác; tuyển dụng các nghiên cứu viên HI-CI; nuôi dưỡng các nghiên cứu viên có tiềm năng trong tương lai. Đây là những mục tiêu mà ông Molony thừa nhận là khó thực hiện.
Ngoài ra, ông cho rằng các trường luôn phải sẵn sàng trước các thay đổi về phương pháp xếp hạng và những cơ hội do sự thay đổi mang lại.
Nguyễn Thảo
" alt="'Đại học Việt Nam có thể thử sức với xếp hạng QS'"/>