Trước đó, ngày 9/8, Sở Quy hoạch – Kiến trúc (QH-KT) TP.HCM đã có tờ trình lần 2 về dự thảo ban hành Quyết định quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô và tỷ lệ tách phần diện tích đất do Nhà nước quản lý thành dự án độc lập trên địa bàn thành phố.
Đây là quy định làm căn cứ để UBND cấp có thẩm quyền tại TP.HCM quyết định thu hồi đất để giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án độc lập theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất công nằm xen cài trong các dự án.
Tại dự thảo do Sở QH-KT trình, điều kiện để phần diện tích đất công được tách thành dự án độc lập là phải phù hợp quy hoạch; liền thửa hoặc tiếp cận biên cửa dự án và không bị chia cắt bởi các thửa đất của chủ đầu tư đã nhận chuyển nhượng; không có tranh chấp, khiếu nại.
Về tiêu chí, phần diện tích đất công nằm xen cài trong dự án phải tiếp giáp đường hiện hữu có chiều rộng hiện trạng toàn tuyến tối thiểu 10,5m.
Về hình dạng, khu đất công xen cài không được có hơn 1 góc nhọn, tức nhỏ hơn 60 độ. Trường hợp khu đất có hình dạng đặc biệt khác thì khuôn viên của khu đất phải bao phủ được hình vuông có cạnh 20m đối với khu quy hoạch thấp tầng và hình vuông cạnh 30m với khu quy hoạch cao tầng.
Quy mô của khu đất công công xen cài, Sở QH-KT đề xuất chia làm 2 khu vực. Cụ thể, tại các huyện, diện tích đất công không nhỏ hơn 2.000m2 đối với khu quy hoạch cao tầng và không nhỏ hơn 1.000m2 với khu quy hoạch thấp tầng.
Còn tại TP.Thủ Đức và các quận còn lại, diện tích phần đất công xen cài không nhỏ hơn 1.000m2 đối với khu quy hoạch nhà cao tầng và không nhỏ hơn 500m2 với khu quy hoạch thấp tầng.
Về tỷ lệ của phần đất công xen cài trong các dự án, Sở QH-KT đề xuất phần đất công này phải chiếm trên 5% (trung bình khoảng 1.000m2) toàn dự án để đáp ứng được các yêu cầu về quy hoạch, phòng cháy chữa cháy… khi hình thành dự án độc lập.
Trong kết luận chỉ đạo các sở, ngành liên quan có ý kiến về dự thảo nói trên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đề nghị rà soát, làm rõ một số nội dung, như:
Xác định cơ sở xem xét phần diện tích đất công (gồm cả rạch, đường và lối đi) khi tách thành dự án độc lập sẽ căn cứ vào hiện trạng hay quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 được duyệt;
Rà soát, xác định chiều rộng đường giao thông tiếp giáp phần đất công tối thiểu là 10,5m hay 13m; xem xét quy mô diện tích phần đất công “không nhỏ hơn 500m2 đối với khu vực quy hoạch thấp tầng” cho phù hợp với tiêu chí về hình dạng khu đất;
Xác định thời điểm xem xét tách phần đất công xen cài thành dự án độc lập là tại lúc chấp thuận cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án hay tại thời điểm xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư.
Năm ngoái, một doanh nghiệp khác của Trung Quốc là Modern Land China có trụ sở tại Bắc Kinh cũng đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 15 sau khi không trả được khoản trái phiếu trị giá 250 triệu USD. Doanh nghiệp này nói rằng họ sẽ tiếp tục với một thỏa thuận tái cơ cấu nợ ở nước ngoài.
Số phận của Evergrande Group có tác động rất lớn đến hệ thống tài chính trị giá 60.000 tỷ USD của Trung Quốc và có thể ảnh hưởng đến khắp các ngân hàng, quỹ tín thác và hàng triệu người mua nhà.
Hiện Evergrande Group có khoản nợ lên tới hơn 300 tỷ USD.
Thị trường tài chính Trung Quốc trong tháng này tiếp tục bị lung lay khi Country Garden Holdings - một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất của đất nước, đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn trong những ngày gần đây khi tập đoàn tài chính Zhongzhi Enterprise Group đưa ra cảnh báo sau khi các công ty liên kết không thanh toán một số sản phẩm đầu tư.
Cuộc khủng hoảng nợ bất động sản của Trung Quốc đang ngày càng trầm trọng hơn. Đây là năm thứ tư các doanh nghiệp đối mặt với khó khăn.
Trước đây, các doanh nghiệp quen với việc vay nợ để phát triển. Đến năm 2020, họ đối mặt với nhiều thách thức khi các nhà chức trách đưa ra chính sách “ba lằn ranh đỏ”, trong đó đề ra các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp bất động sản phải đáp ứng nếu muốn vay thêm tiền.
Evergrande Group đã mất nhiều thời gian để hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu nợ ở nước ngoài. Vào tháng 4 vừa qua, doanh nghiệp này tiết lộ rằng họ vẫn chưa đạt được thoả thuận với các chủ nợ.
Đại diện Evergrande Group cho biết, đầu tuần này, họ đã lên lịch họp với các chủ nợ cho đến ngày 28/8.
Evergrande Group lần đầu mất khả năng thanh toán lô trái phiếu trị giá hàng USD vào tháng 12/2021 sau nhiều tháng khó khăn về tài chính. “Sức khoẻ” của Evergrande Group làm dấy lên làn sóng lo ngại về thị trường bất động sản Trung Quốc.
Đối với mảng kinh doanh xe điện, Evergrande Group đã đồng ý bán khoảng 28% cổ phần cho NWTN Inc, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Dubai. NWTN sẽ đầu tư 500 triệu USD vào China Evergrande New Energy Vehicle Group Ltd. để đổi lấy cổ phần và quyền điều hành.
Các nhà phân tích của Bloomberg Intelligence cho rằng kế hoạch tái cấu trúc nợ của Evergrande Group có thể thực hiện được bằng cách bán cổ phần cho NWTN.
Dù vậy, Bộ cho rằng, thời gian qua cũng đã bộc lộ các bấp cập. Các quy định về ưu đãi cho chủ đầu tư dự án NƠXH chưa đủ khuyến khích doanh nghiệp tham gia; chưa thống nhất với pháp luật về thuế, đầu tư, đầu tư công...
Do vậy, tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), ngoài các ưu đãi hiện hành, Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung quy định ưu đãi chủ đầu tư về lợi nhuận định mức xác định trên phần xây dựng NƠXH; ưu đãi diện tích kinh doanh dịch vụ thương mại trong dự án NƠXH.
Tăng cường thanh kiểm tra việc mua bán nhà ở xã hội
Mới đây, cử tri Hà Nội cũng có kiến nghị Bộ Xây dựng xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng được mua NƠXH, tránh tình trạng mua đi bán lại trục lợi.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, tại Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” cũng đã đưa ra giải pháp đề nghị các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc phát triển NƠXH, nhà ở công nhân trên địa bàn.
Nghị định số 16 năm 2022 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã quy định cụ thể hành vi vi phạm về bán, cho thuê, cho thuê mua NƠXH không đúng đối tượng, không đảm bảo các điều kiện theo quy định và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi NƠXH và buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua NƠXH.
Cũng theo Bộ này, ngoài các giải pháp đã đưa ra tại Đề án, Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 đã có các quy định yêu cầu thanh tra xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về nhà ở đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, vẫn có tình trạng "người giàu" tranh suất mua NƠXH của những người có thu nhập thấp ở đô thị. Thậm chí có tình trạng "người giàu" thu nhập cao sở hữu các căn hộ NƠXH.
Mới đây, tại dự án NƠXH NHS Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện 7 trường hợp không đủ điều kiện mua nhà trong danh sách 149 người bốc trúng suất mua.
7 trường hợp trên có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại các vị trí khác, hoặc nhà đất vượt quá 10 m2/người, nhưng vẫn tham gia bốc thăm. Thậm chí, có trường hợp đã có sổ đỏ 300m2 đất.
Trước đó, Công ty CP Vạn Khởi Thành, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh bị phạt 50 triệu đồng về hành vi vi phạm quy định về quản lý giao dịch nhà, bán, cho thuê, cho thuê mua NƠXH không đúng đối tượng theo quy định…