Trả lời trước Quốc hội sáng ngày 9/11 về việc chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà (sổ hồng) tại nhiều dự án, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà giải trình, theo quy định 50 ngày sau khi bàn giao nhà cho người mua nhà chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục để cấp sổ đỏ cho người dân. Pháp luật cũng đã quy định chế tài xử phạt lên đến 1 tỷ đồng đối với những chủ đầu tư chậm trễ việc này.Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận tình hình thực tế có hiện tượng nhiều chủ đầu tư chậm trễ bàn giao sổ đỏ cho khách hàng như phản ánh của đại biểu. Bộ trưởng đánh giá có 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất, chủ đầu tư thực hiện chưa đầy đủ các thủ tục để cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Thứ hai, mặc dù có thể đã thực hiện các thủ tục, nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình chậm trễ, chây ì.
 |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý hình sự đối với chủ đầu tư cố tình chây ì làm sổ đỏ cho cư dân (Ảnh: Quốc hội) |
“Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, đối với loại hình chung cư, tranh chấp liên quan đến nội dung nói trên chỉ chiếm 2% trong tổng số các tranh chấp về nhà chung cư. Tuy nhiên, số lượng người dân, hộ dân chịu ảnh hưởng lại rất lớn, đây là vấn đề cần tập trung giải quyết”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói.
Nêu vấn đề về giải pháp ông Hà cho biết đã trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường để có giải pháp xử lý dứt điểm.
Theo Bộ trưởng, đối với những loại dự án đã thực hiện xong thủ tục nhưng chủ đầu tư cố tình chậm trễ đề nghị các địa phương nghiêm khắc theo xử phạt vi phạm hành chính.
"Nếu chủ đầu tư vẫn cứ cố tình chây ì, đề nghị các địa phương chuyển cơ quan điều tra để xem xét xử lý theo quy định pháp luật về hình sự", Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.
Đối với các dự án còn thiếu thủ tục pháp lý để cấp quyền sử dụng đất và nhà ở, Bộ sẽ đồng thời song song giải quyết thủ tục, pháp lý còn thiếu, đồng thời thực hiện ngay cấp quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở cho người dân.
Bộ trưởng cũng nhận định, các địa phương có cơ chế khác nhau, mỗi dự án có vướng mắc khác nhau, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương có báo cáo rà soát, trao đổi ý kiến cụ thể với những Bộ, ngành liên quan cùng phối hợp giải quyết.
“Cùng với đó, chúng ta phải thực hiện một số giải pháp căn cơ hơn như điều chỉnh quy định pháp luật về nghiệm thu nhà ở, nghiệm thu công trình xây dựng, sửa đổi bổ sung một số điểm của Nghị định hướng dẫn luật kinh doanh bất động sản nhằm đảm bảo cho việc cấp quyền sử dụng đất và sở hữu cho nhà dân, chuyển nhượng dự án được chặt chẽ hơn", Bộ trưởng Xây dựng nói.
 |
Tổ hợp chung cư HH Linh Đàm, người dân đã về ở gần 5 năm đến nay chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao sổ đỏ cho cư dân |
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, hiện nay tại nhiều dự án mặc dù đã bàn giao cho người dân về ở 2-5 năm nhưng người dân vẫn chưa nhận được sổ đỏ khiến cư dân bức xúc.
Như tại Hà Nội, vào cuối năm 2019, nhiều cư dân tòa chung cư VP6, tổ hợp chung cư HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Đống Đa) đồng loạt treo băng rôn yêu cầu Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên trả sổ đỏ cho cư dân.
Theo phản ánh, người dân đã về ở tại dự án gần 5 năm nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao sổ đỏ cho cư dân.
Đây là tổ hợp công trình có nhiều vi phạm về xây dựng. Được biết, dự án Tòa nhà hỗn hợp dịch vụ văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở HH Linh Đàm chỉ được phép xây dựng 27 tầng. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã xây dựng từ 36-41 tầng vượt nhiều tầng so với quy hoạch được phê duyệt.
Tại dự án VP6 Linh Đàm, chủ đầu tư xây vượt quy hoạch được duyệt. Số tầng dự án VP6 Linh Đàm được duyệt theo quy hoạch là 25 tầng, 2 tầng kỹ thuật và 3 tầng hầm để xe. Nhưng thực tế xây dựng là 35 tầng nổi, 1 tầng áp mái và 1 tầng hầm. Các tầng 2-9 được chuyển đổi mục đích sử dụng từ dịch vụ thương mại, văn phòng thành căn hộ để bán…
Hay tại dự án chung cư New Horizon City 87 Lĩnh Nam (phường Mai Động, quận Hoàng Mai) theo một thành viên Ban quản trị dù chủ đầu tư đã bàn giao cho dân về ở từ cuối năm 2017 nhưng đến nay gần nghìn căn hộ vẫn chưa được cấp sổ đỏ do chủ đầu tư chây ỳ không khắc phục những sai phạm tại dự án. Trong sai phạm của chủ đầu tư cũng có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý đã buông lỏng quản lý, không phát hiện kịp thời, ngăn chặn chủ đầu tư làm sai.
Được biết từ năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án New Horizon City 87 Lĩnh Nam. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp nhận phương án kiến trúc sơ bộ điều chỉnh dự án tại văn bản số 4008 (ngày 29/9/2014) và Sở Xây dựng đã cấp phép xây dựng có thêm các tầng kỹ thuật; Chấp thuận cho chủ đầu tư xây dựng 2 tầng hầm chung liên thông của 4 toà nhà vượt chỉ giới xây dựng 3m là vi phạm Nghị định 39 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị. Bên cạnh đó, chủ đầu tư xây dựng tầng kỹ thuật (tại tầng 5) toà nhà HH-01; tầng kỹ thuật (tại tầng 2) toà nhà N03 có chiều cao tầng 0,9m so với phương án kiến trúc…
Thuận Phong

Hà Nội: Yêu cầu làm sổ đỏ cho khu chung cư vạn dân HH Linh Đàm
UBND phường Hoàng Liệt đề nghị chủ đầu tư khu chung cư HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai), sớm liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ cho các hộ dân.
" alt="Bộ trưởng Xây dựng xử lý hình sự chủ đầu tư chây ì làm sổ hồng"/>
Bộ trưởng Xây dựng xử lý hình sự chủ đầu tư chây ì làm sổ hồng

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Trong những năm gần đây, nhiều khu vực đã xảy ra tình trạng sốt đất khi có các thông tin quy hoạch hoặc dự án hạ tầng mới.
Khi việc thành lập Thành phố Thủ Đức mới chỉ đang ở bước “đề án” hay như thông tin về kế hoạch phát triển các dự án phát triển hạ tầng tại khu vực phía Đông thành phố Hồ Chí Minh... thì đã khiến giá bất động sản cả phân khúc nhà ở và đất nền tại quận 2, quận 9, Thủ Đức tăng gấp 2-3 lần so với trước đó.
Mức giá tăng là thực tế do thị trường có cầu ắt có cung. Tuy nhiên, hiện cũng nhiều nhà đầu tư rơi vào bẫy sốt ảo như trong cơn sốt đất tại khu vực Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai (Hà Nội) trước đây.
Ghi nhận tại nhiều địa phương cho thấy, không chỉ 2 đô thị lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra hiện tượng sốt đất theo quy hoạch mà các vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam... cũng liên tiếp “dậy sóng.”
Các chuyên gia nhận định, sôi động nhất năm 2020 chính là thị trường đất nền khu vực phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh với 3 đợt tăng giá liên tiếp trước những thông tin xoay quanh việc thành lập Thành phố Thủ Đức, đặc biệt là vào quý cuối của năm.
Theo một môi giới tại khu vực này, Thủ Đức giờ rất hiếm những lô đất khoảng 50 m2 có giá dưới 3 tỷ đồng. Nếu mức giá này, năm 2019 dễ dàng chọn được vị trí đẹp thì giờ phải có trong tay trên 3,5 tỷ đồng mới có thể tính chuyện mua được.
Hiện đất ở một số khu vực để trở thành trung tâm của Thành phố Thủ Đức tăng đột biến lên ngưỡng 70-100 triệu đồng/m2. Mức giá này đội tới 20% so với năm 2019.
Ngay như một căn nhà phố thương mại diện tích 140m2 trong Khu đô thị Vạn Phúc (Thủ Đức) có giá bán 24 tỷ đồng/căn đã tăng lên gần 33 tỷ đồng/căn.
Tổng giám đốc REIC Đặng Quang Long cho rằng, giá bán bất động sản tại Thành phố Thủ Đức tăng quá nhanh so với mặt bằng giá toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện giá đất khu vực này chỉ còn thấp hơn khu vực trung tâm thành phố và khá cao so với thu nhập của tầng lớp trung lưu.
Giá bất động sản tại khu vực này đang bị đẩy lên quá cao so với giá trị thật. Điều này cũng thể hiện sự kỳ vọng của phân khúc khách hàng thu nhập cao vào tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, tiện ích xã hội của khu vực này.
Tiến sỹ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, nhận định Thành phố Thủ Đức sẽ tạo cú hích lớn cho thị trường địa ốc phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh về cả nguồn cung lẫn chuỗi giá trị trong tương lai.
Tuy nhiên, không nên chỉ xem đây là cơ hội để buôn bán, kinh doanh bất động sản mà cần xem định hướng mục tiêu về Thành phố Thủ Đức với vị trí là một trung tâm kinh tế. Như vậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước mới có thể thấy được cơ hội để họ đầu tư vào sản xuất, dịch vụ, nhà ở...
Ngoài ra, kinh tế đô thị cũng là một bài toán lớn. Phải làm sao để người dân tập trung về đây có thể sống và làm việc chứ không phải cứ đổi tên thì nơi đó sẽ trở thành một đô thị.
Đô thị phải giải quyết được bài toán công ăn việc làm, an cư xã hội cũng như đảm bảo được tính liên kết vùng giữa Thủ Đức và các tỉnh lân cận - ông Khương phân tích.
 |
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+) |
Tương tự như câu chuyện sốt đất theo quy hoạch tại phía Nam, Hà Nội cũng có khoảng thời gian “nổi sóng.”
Từ giữa tháng 7, sau khi Hà Nội công bố Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 thì chỉ trong vài tuần, các làng, xã quanh khu vực này được đẩy giá đất vườn, ruộng từ vài trăm nghìn đồng/m2 lên đến 2 triệu đồng/m2.
Giá đất ở huyện Hoài Đức, Thạch Thất... dù hạ tầng chưa đồng bộ, xung quanh chỉ có đường Quốc lộ 32 và đường Láng-Hoà Lạc nhưng cũng được đẩy lên rất cao.
Tại Hoài Đức, đất tái định cư, giãn dân trong các trục đường cắt ngang, đường rộng khoảng 9-10m có giá bán dao động 80-120 triệu đồng/m2. Đất ở các ngõ xe ôtô vào được cũng có giá khoảng 50 triệu đồng/m2, ở các ngõ nhỏ giá 24-30 triệu đồng/m2. Còn giá đất nền tại khu đô thị Kim Chung-Di Trạch được rao bán hơn 50 triệu/m2.
Thêm một khu vực “hot” của Thủ đô là xã Hải Bối, Đông Anh cũng rất nhiều khu đất đẹp được chào bán với giá bán trên 80 triệu đồng/m2, đắt ngang với mức giá một số quận trong nội thành. Giá đất tại vùng ven đô Hà Nội đang tăng chóng mặt.
Lý giải về hiện tượng này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, vì khan hiếm nguồn cung nên các nhà đầu tư đã tìm đến vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông…
Tuy nhiên, tại những khu vực không có dự án đầu tư lớn mà giá đất vẫn "nhảy múa" dưới tay của các đầu cơ là hiện tượng không tốt của thị trường.
Hiện giá đất trong nhiều dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn xoay quanh ngưỡng 30-40 triệu đồng/m2 nhưng đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị lại có giá chào bán 20-30 triệu đồng/m2.
Điều này đang là nghịch lý - ông Đính chỉ rõ bởi nó khiến các nhà phát triển bất động sản phải rút lui ngay sau khi đăng ký nghiên cứu đầu tư vì sẽ không chịu nổi chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.
Giá đất nhảy múa theo tin đồn về quy hoạch đã khiến nhiều nhà đầu tư sạt nghiệp khi thiếu tỉnh táo. Bài học vẫn còn đó là giai đoạn giữa năm 2008 khi tỉnh Hà Tây cũ sáp nhập về Hà Nội. Giao dịch nhà, đất từ mức giá gốc 15-20 triệu đồng/m2, chỉ trong một năm có nơi chạm ngưỡng 140 triệu đồng/m2.
Thế nhưng, chỉ sau vài năm, thị trường đóng băng khiến nhiều người phá sản vì đã trót ôm đất ở những khu vực này giai đoạn lập đỉnh (cuối năm 2010).
Hà Nội vừa phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025 cũng đang khiến các nhà đầu tư lao vào tìm kiếm cơ hội mới.
Dưới góc độ chuyên gia, bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Savills Hà Nội, cho rằng phân khúc đất nền tại Đông Anh và Đan Phượng trở nên hấp dẫn với quy hoạch có điểm nhấn như đô thị thông minh, khu công viên phần mềm, trung tâm mua sắm cao cấp, các khu vui chơi giải trí…
Ngoài ra, những động thái đầu tư xây dựng từ huyện lên quận cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa tốc độ đô thị hóa của các huyện, phát triển hạ tầng và đem lại tác động tích cực cho thị trường bất động sản khu vực.
Giá bất động sản ở 4 huyện có quy hoạch lên quận có thể tăng, nhưng sẽ theo lộ trình và hiện tượng tăng giá đột biến nhiều khả năng chỉ mang tính nhất thời - bà Hằng dự báo.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lướt sóng cần lưu ý với những thất bại của “người đi trước” tại 2 thị trường lên quận trước đó là Từ Liêm và Long Biên bởi không ít người đầu tư vào đất huyện chờ tăng giá khi lên quận nhưng đã sớm phải tháo lui do thị trường suy giảm.
Theo bà Hằng, để mức tăng giá đất bền vững cần hội tụ đầy đủ các yếu tố như quy mô dân số, đầu tư hạ tầng, trung tâm hành chính... Vì vậy, sốt đất ảo nếu xảy ra thì cũng sẽ được thị trường điều chỉnh để phản ánh đúng giá trị thực.
Các chuyên gia bất động sản cảnh báo, tình trạng sốt đất mỗi khi chuyển đổi từ làng lên phố vẫn xảy ra phổ biến trong những năm qua. Quá trình đầu tư xây dựng các huyện lên quận không diễn ra trong thời gian ngắn mà sẽ kéo dài từ nay đến năm 2025. Vì vậy, giá bất động sản ở những khu vực này có thể tăng nhưng sẽ phải theo lộ trình.
Hiện tượng tăng giá đột biến thường chỉ mang tính nhất thời. Thậm chí, tại các khu vực xảy ra sốt đất, giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các nhà đầu cơ để thổi giá bất động sản lên cao, còn thực tế, giao dịch đến từ người mua đất, mua nhà không nhiều.
Sốt đất nền ăn theo quy hoạch hạ tầng, địa giới hành chính thường kèm theo nhiều hệ lụy. Vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc, cẩn trọng khi ôm “đất làng” để đợi lên thành “đất phố,” nhất là tính pháp lý và quy hoạch.
Theo Thu Hằng(TTXVN/Vietnam+)

Giá đất Thủy Nguyên sốt nóng, tăng gấp 3 lần, nhà đầu tư vẫn ùn ùn rót tiền
Mới chỉ có thông tin chấp nhận chủ trương xây dựng thành phố Thủy Nguyên, trực thuộc thành phố Hải Phòng, thế nhưng, hàng trăm khách hàng đã tới đây để tìm kiếm cơ hội đầu tư.
" alt="Nhà đầu tư cần tỉnh táo khi ôm “đất làng” chờ... “lên phố”"/>
Nhà đầu tư cần tỉnh táo khi ôm “đất làng” chờ... “lên phố”
Nâng cao chế tài xử lý vi phạmTheo phản ánh của cử tri tỉnh Bến Tre, trong thời gian qua, một số công trình công cộng, trụ sở làm việc của một số cơ quan đơn vị khi đưa vào sử dụng thời gian chưa hết bảo hành đã xuống cấp.
Cử tri cho rằng, vấn đề nêu trên cho thấy việc quản lý giám sát chưa chặt chẽ, nguyên vật liệu kém. Từ đó, cử tri đề nghị có giải pháp giám sát hữu hiệu hơn nữa để đảm bảo chất lượng công trình tránh gây thất thoát, lãng phí tiền của nhân dân.
 |
Nhà máy nước mặt sông Đuống chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào khai thác sử dụng |
Trả lời vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, trong những năm gần đây, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, nhất là các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng đã được các cấp, các ngành, chủ thể trong hoạt động xây dựng tích cực triển khai thực hiện thông qua việc kiểm tra công tác kiểm tra nghiệm thu của Chủ đầu tư trong quá trình thi công và khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Theo Bộ Xây dựng, hàng năm, có từ 40.000-50.000 các công trình được thi công xây dựng trên khắp cả nước. Số liệu thống kê năm 2019 của các địa phương và các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, các cơ quan chuyên môn về xây dựng đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu trên 35.000 công trình. Quá trình kiểm tra đã phát hiện ra nhiều tồn tại về chất lượng và yêu cầu Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng khắc phục trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Bộ Xây dựng đánh giá, về cơ bản, chất lượng công trình xây dựng đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, Bộ này cũng thừa nhận vẫn còn một số ít các công trình, chủ đầu tư không thực hiện việc báo cáo thông tin, báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác, sử dụng khi chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng có ý kiến chấp thuận kết quả nghiệm thu theo quy định, chất lượng công trình thấp, xuống cấp nhanh như cử tri tỉnh Bến Tre phản ảnh.
Nhận định về nguyên nhân, theo Bộ Xây dựng có trách nhiệm của cả chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước và cả vấn đề về chế tài xử phạt.
“Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình chưa cao; các chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ sức răn đe; công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa chặt chẽ” – Bộ Xây dựng chỉ rõ.
 |
Dự án Hinode City gần 5.000 tỷ liên tiếp vi phạm từ trật tự xây dựng đến PCCC, chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy…chủ đầu tư cho cư dân về ở bất chấp an toàn và quy định pháp luật |
Bộ cũng cho biết, để khắc phục các tồn tại nêu trên, Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62 được Quốc Hội khóa XIV thông qua ngày 17/6/2020.
Bên cạnh đó, Bộ đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo các Nghị định hướng dẫn Luật này, trong đó có những nội dung quy định cụ thể nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng; nâng cao chế tài xử lý vi phạm đối với các hành vi không chấp hành các quy định của pháp luật, tự ý đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Đồng thời tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng.
Ghi nhận thực tế cho thấy, có những dự án với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng dù chưa được nghiệm thu vẫn đưa vào sử dụng. Tại không ít dự án chung cư chưa được nghiệm thu nhưng chủ đầu tư cũng ngang nhiên đưa hàng trăm hộ dân vào ở, bất chấp nguy hiểm về PCCC.
Trước đó, dư luận xôn xao việc nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỷ chưa nghiệm thu đã đưa vào khai thác sử dụng cấp nước cho dân.
Nhà máy nước mặt Sông Đuống do Tập đoàn Aqua One đầu tư được đưa vào vận hành cung cấp nước sạch cho người dân từ tháng 9/2019 nhưng đến thời điểm cuối tháng 10/2019, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết vẫn chưa hoàn tất quá trình nghiệm thu, trong khi nhà máy này lại đang cung cấp khoảng 150.000m3 nước sạch/ngày đêm cho người dân Hà Nội sử dụng.
Thời điểm cuối tháng 10/2019, Cục Giám định cho biết, công trình đang được vận hành bình thường. Tuy nhiên, qua một số lần kiểm tra Chủ đầu tư chưa cung cấp đầy đủ các số liệu liên quan đến việc đảm bảo an toàn đường ống qua đường, chỉ tiêu cơ lý của đường ống cấp nước, thử áp tuyến ống,… Vì vậy Cục Giám định chưa có văn bản cuối cùng chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.
Trao đổi với VietNamNetvề vấn đề này, PGS.TS Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đánh giá ở đây đã vi phạm quy định và là vi phạm lớn.
 |
Nâng cao chế tài xử lý vi phạm các hành vi không chấp hành quy định, tự ý đưa công trình vào khai thác, sử dụng |
Theo ông Chủng, công trình nhà máy nước thuộc công trình xây dựng liên quan đến an toàn sinh mạng nên cần phải rất nghiêm khắc, khắt khe.
Quy định các công trình xây dựng đặc biệt liên quan đến an toàn sinh mạng như nước uống thì có nhiều quy trình. Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có chức năng kiểm tra công tác nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu cơ sở đánh giá tất cả quá trình nghiệm thu đặc biệt phải kiểm tra đánh giá về sản phẩm cuối cùng.
“Luật đã quy định như vậy rồi mà chủ đầu tư không tuân thủ thì đương nhiên vi phạm mà là vi phạm lớn. Chưa được nghiệm thu đã cung cấp bán nước cho dân thì không được. Giống như nhà ở cho dân mà chưa nghiệm thu PCCC đã cho dân về ở là không ổn” – ông Chủng nhấn mạnh.
Tình trạng các công trình nhà ở, chung cư chưa được nghiệm thu công trình, nghiệm thu PCCC đã cho dân vào ở cũng không phải chuyện hiếm ở các địa phương. Như ở ngay giữa Hà Nội, dự án Hinode City 201 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) của Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) dù chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy…chủ đầu tư cho cư dân về ở bất chấp an toàn và quy định pháp luật.
Tháng 6 vừa qua, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Vietracimex do ông Võ Nhật Thăng làm đại diện pháp luật 103 triệu đồng do thi công, lắp đặt không đúng thiết kế về PCCC đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt và đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC.
Chỉ 2 ngày sau quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Bộ Công an, UBND quận Hai Bà Trưng có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Vietracimex do đã có hành vi bàn giao, đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chức năng. Hành vi vi phạm trên bị xử phạt 75 triệu đồng.
Trước đó vào tháng 9/2019, chủ đầu tư công trình số 201 Minh Khai đã bị xử phạt 40 triệu đồng do “Tổ chức thi công xây dựng sai Giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp”.
Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, theo PGS.TS Trần Chủng chủ đầu tư không tuân thủ vẫn cho dân vào ở mà chính quyền không quyết liệt xử lý là làm ngơ thiếu trách nhiệm.
“Phải sống và làm việc theo pháp luật phải tuân thủ theo đúng những quy định bởi đây là vấn đề liên quan đến an toàn sinh mạng người dân. Luật đã quy định vì vậy cần quy rõ trách nhiệm. Chủ đầu tư sai quy trình chính quyền, cơ quan Nhà nước lập tức phải có biện pháp can thiệp hành chính khác chứ không phải muốn làm gì thì làm. Chính quyền phải có trách nhiệm về quản lý trên địa bàn phải bảo vệ người dân đặc biệt liên quan đến vấn đề an toàn sinh mạng” – ông Chủng nhấn mạnh.
Cần “cấm cửa” chủ đầu tư vi phạm
Vừa qua, Sở Xây dựng Hà Nội công bố Dự thảo lần 3 Nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Theo dự thảo Nghị quyết này, mức tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm hành chính trong dự thảo nghị quyết bằng 2 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
Tại dự thảo, Sở Xây dựng đã đề xuất xử phạt với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cao nhất là 2 tỷ đồng (theo hành vi quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP).
Theo luật sư Nguyễn Hữu Toại - Công ty Luật TNHH Hừng Đông (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng, PCCC còn thấp, chưa tương xứng với mức độ vi phạm cần có cơ chế không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho các chủ đầu tư vi phạm.
“Đối với mỗi hành vi vi phạm quy định về PCCC thì mức xử phạt cao nhất cũng chỉ 50 triệu đồng theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trong khi đó các hành vi vi phạm này có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn sinh mạng của hàng nghìn cư dân khi vào sinh sống trong các chung cư chưa được nghiệm thu PCCC. Chúng ta cần sửa đổi Nghị định 167 theo hướng xử phạt tiền lên đến hàng tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm về PCCC, đồng thời có cơ chế không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho các chủ đầu tư thường xuyên vi phạm về xây dựng, PCCC” – luật sư Toại nêu ý kiến.
Thuận Phong

Chính quyền buông lỏng, DN không ngán xử phạt cho dân về ở chung cư vi phạm
Theo luật sư, nhiều chung cư chưa được nghiệm thu nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên đưa dân vào ở trái luật bất chấp nguy hiểm về phòng cháy chữa cháy (PCCC) có trách nhiệm rất lớn của chính quyền, cơ quan quản lý buông lỏng, thiếu trách nhiệm.
" alt="Tự ý đưa công trình vào sử dụng Bộ Xây dựng nghiên cứu tăng nặng xử phạt"/>
Tự ý đưa công trình vào sử dụng Bộ Xây dựng nghiên cứu tăng nặng xử phạt