Nhận định

Tắt tính năng theo dõi bí mật trên iPhone

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-21 02:07:45 我要评论(0)

Kể từ bản cập nhật iOS 7,ắttínhnăngtheodõibímậttrêlaliga 2024 Apple đã âm thầm kích hoạt tính năng Flaliga 2024laliga 2024、、

Kể từ bản cập nhật iOS 7,ắttínhnăngtheodõibímậttrêlaliga 2024 Apple đã âm thầm kích hoạt tính năng Frequent Locations, cho phép theo dõi và ghi lại giờ giấc, địa điểm cũng như số lần mà bạn đã đến và đi. 

Apple cho biết, tất cả những thông tin thu thập được sẽ lưu trữ trên iPhone (thiết bị của người dùng), không phải trên máy chủ của Apple. Công ty cho biết tính năng này chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa thời gian di chuyển. Tuy nhiên, nếu lo ngại bị rò rỉ hoặc không muốn chia sẻ thông tin, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ sau để vô hiệu hóa tính năng này.

- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào mục Settings (cài đặt) > Privacy (quyền riêng tư) > Location Services (dịch vụ vị trí). 

- Bước 2: Kéo xuống bên dưới và chọn tiếp vào phần System services (dịch vụ hệ thống) > Frequent Locations (địa điểm thường xuyên). Đây sẽ là nơi lưu trữ tất cả thông tin về những địa điểm mà bạn thường xuyên lui tới. Khi chạm vào một vị trí cụ thể, người dùng có thể biết được số lần đến và thời gian cụ thể thông qua ứng dụng bản đồ.

Tắt tính năng theo dõi bí mật trên iPhone - 1

Xem lại các vị trí đã từng đến và đi trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

 

{keywords}

Rồi cơ hội cũng đến với tôi. Một dự án phim truyền hình nổi tiếng sắp được bấm máy, đang trong giai đoạn tuyển diễn viên. Người quen nói với tôi, nếu làm quen với phó đạo diễn, tôi sẽ có khả năng nhận được vai nữ chính, mà như vậy thì cơ hội nổi tiếng trong tầm tay.

Thông qua nhiều mối quan hệ, tôi đã tiếp cận được phó đạo diễn, và đúng như kế hoạch, tôi sẵn sàng "đổi tình lấy vai diễn", rồi nhận được vai thứ chính trong bộ phim. Tôi bắt đầu được biết đến và nhận lời mời đi đóng vài vai nhỏ trong các bộ phim lớn.

Nhưng tôi chưa thể hài lòng được. Nhiều người trong nghề mách bảo, tôi phải có "đại gia" chống lưng và phải có hẳn một dự án quảng bá hình ảnh cho mình thì mới nổi tiếng được như ý. Thế là từ đó, tôi bắt đầu kế hoạch "săn đại gia" cho mình.

Tôi thường cùng các bạn "chân dài" của mình lui tới những buổi tiệc chiêu đãi, sự kiện sang trọng. Nhưng cuối cùng tôi nhận ra, "bẫy" đại gia không dễ như tôi tưởng. Họ không chỉ hướng đến các cô gái chân dài mà còn có tri thức và nghề nghiệp "sang trọng" một chút. Nhưng trong tay tôi hầu như chưa có gì, kể cả cái bằng tốt nghiệp cấp ba, hành trang chỉ có vài vai phụ trong phim. Chỉ có cách là sống dưới sự bảo trợ của các đại gia đã có gia đình và cần một chân dài để làm “bình bong”.

Chị bạn thân trong nghề khuyên tôi nên hướng sự chú ý đến các đại gia đứng tuổi và đã có vợ, dần dà sẽ tính tiếp. Rồi, tôi bắt đầu ngắm đến Ph, anh là một doanh nhân trong ngành sắt thép, tôi quen Ph. trong một sự kiện của công ty Ph., và tôi đi ké bạn bè đến.

Điều lý tưởng nhất của Ph đối với tôi là không những anh có đủ tiêu chí của một đại gia, mà còn… có một người vợ bệnh đã nhiều năm. Vài cuộc gặp vờ như tình cờ, vài lần hẹn hò, tôi trở thành tình nhân của Ph.

Quen Ph., tôi bắt đầu một cuộc sống mới, với ngôi biệt thự nhỏ xinh đẹp ở ngoại ô thành phố, những bữa tiệc sang trọng (và đường hoàng hơn, không phải đi "ké" bạn bè), xe hơi hạng sang và tiền bạc rủng rỉnh. Nhưng dù đã có tiền, có sự giúp đỡ từ một đạo diễn bạn Ph., nhưng tôi cũng chỉ đóng thêm được vài vai diễn nữa, tên tuổi vẫn làng nhàng.

Tôi bắt đầu tính đến con đường khác, nghĩa là chiếm Ph. làm của mình. Tôi bắt đầu đánh tiếng để vợ Ph. Biết mối quan hệ của chúng tôi. Một ngày, người vợ yếu đuối của Ph. gọi cho tôi, hẹn tôi gặp mặt.

Chị không đẹp lắm, khuôn mặt hiền hiền, người xanh xao vì thường đau ốm. Chị ta bảo Ph. trước giờ có quen ai chỉ qua đường thôi, mong tôi để yên cho Ph., vì tôi cũng có tai tiếng, sợ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của Ph.

Càng nghe, tôi càng bực chị ta. Tôi tuyên bố thẳng thừng: Đời này mạnh được yếu thua, nếu chị không giữ nổi Ph. thì tôi sẽ giành anh Ph. về phía mình. Tôi làm nghệ thuật, mà giới này thì bao giờ chẳng có đồn thổi? Tôi đẹp, tôi có chút tiếng tăm, chẳng hơn người bệnh tật thường xuyên như chị hay sao?

Rồi, mặc dù Ph. đã rất cẩn thận, nhưng tôi vẫn để có thai với Ph. Ph. biết, có chút bực mình vì bị "úp sọt", nhưng sau đó là mừng, vì Ph. chỉ có một đứa con gái duy nhất, còn đứa con tôi mang trong bụng là con trai.

Với nhiều chiêu, trò cuối cùng tôi cũng khiến vợ chồng Ph. ly hôn. Bụng đã to, không thể có một cái đám cưới hoành tráng như mong muốn. Nhưng tôi đã trở thành phu nhân tổng giám đốc, cuộc đời đã bước sang một trang mới huy hoàng.

Nhưng mọi thứ chẳng như tôi mong muốn. Vốn quen với những cuộc chơi, tôi giờ đây phải khoá chân ở nhà chăm sóc con, và phải chăm luôn đứa con gái riêng của Ph., trong khi Ph. vắng nhà suốt vì những bữa nhậu, chiêu đãi, những chuyến công tác triền miên.

Con lên năm tuổi, tôi đã chứng kiến không biết bao lần Ph. tay trong tay với các chân dài khác. Ghen tuông, đau khổ rồi tôi cũng dần dà chấp nhận, vì biết chẳng qua là Ph. vui chơi chốc lát thôi.

Năm 2012, tôi phát hiện Ph. đang cặp với một sinh viên học trường nghệ thuật, cô này xinh đẹp và bắt đầu có chút tiếng tăm nhờ tham gia các cuộc thi âm nhạc truyền hình. Ph. đang bảo trợ cho cô ta.

Không giống các cô bồ trước của Ph., lần này tôi thấy Ph. có vẻ si mê cô ta, thường công khai cùng cô ta đến các bữa tiệc. Ph. cũng bỏ tiền cho cô ta làm album. Tôi đã trực tiếp tìm gặp cô ta để hăm doạ, thậm chí năn nỉ, nhưng chỉ nhận được câu: Có giỏi thì giữ chồng, còn không giữ được thì để tôi giữ cho. Cô ta làm tôi giật mình, như nhìn thấy lại mình năm năm về trước, lúc cướp Ph. khỏi tay người vợ cũ.

Tôi bắt đầu tìm lại bạn bè cũ, tham gia các cuộc vui để quên nỗi buồn khi thấy Ph. ngày một si mê nhân tình. Có những đêm về, Ph. đánh tôi thẳng tay vì nghe mùi bia rượu thuốc lá trên người tôi. Chuyện gì đến cũng đã đến. Ph. làm đơn ly hôn. Tôi đau đớn thấy mình trắng tay.

Sau phiên toà, con tôi để cho Ph. nuôi vì tôi không có gì trong tay. Số tiền ít ỏi Ph. cho chỉ đủ mua một căn hộ chung cư nhỏ xíu để đi về. Không nghề nghiệp, tuổi và nhan sắc chẳng còn đủ trẻ để lên sàn diễn, tôi theo bạn bè đi hát phòng trà...

Hàng đêm, tôi chạy sô qua các tụ điểm, nhận vài trăm mỗi đêm chỉ đủ tiền mua sắm quần áo và chi xài hàng ngày. Tương lai mờ mịt, chẳng biết sẽ ra sao.

Những giấc mơ của tôi đã tắt. Tôi đã trả giá cho sự bất chấp của mình.

(Theo PLVN)

" alt="Hồi ký một chân dài làm gái bao cho đại gia" width="90" height="59"/>

Hồi ký một chân dài làm gái bao cho đại gia

Việc thành phố Hà Nội cho xây dựng cầu vượt qua ngã năm Ô Chợ Dừa đi qua di tích lịch sử quốc gia Đàn Xã Tắc đã tạo ra hai luồng ý kiến tranh luận trái chiều. 

Cầu vượt qua Đàn Xã Tắc: Sao không học Đà Nẵng?

Khẳng định di tích là Đàn Xã Tắc!

Các chuyên gia khảo cổ nói gì về vị trí Đàn Xã Tắc?

{keywords}

Buổi tọa đàm “Đàn Xã Tắc Thăng Long có đáng được bảo tồn hay không?” diễn ra sáng 8/5 tại HN thu hút khá đông giới khoa học, khảo cổ và báo giới do vấn đề Đàn Xã Tắc khá nóng hiện nay. Cuộc hội thảo cũng chia ra 2 luồng ý kiến đối lập.

Một chiều từ ý kiến của nguyên Phó viện trưởng Viện khảo cổ Nguyễn Văn Hảo cho rằng chưa được tìm thấy vị trí chính xác Đàn Xã Tắc vì vậy xây dựng cầu vượt qua khu vực dựng bia Đàn Xã Tắc hiện nay để giải quyết vấn đề giao thông là hợp lý.

{keywords}

Chiều ý kiến thứ hai từ TS Nguyễn Hồng Kiên (ảnh) – người phụ trách khai quật khảo cổ học di tích này cho rằng địa điểm hiện tại dựng bia đúng là khu vực Đàn Xã Tắc và không nhất trí với phương án xây dựng cầu vượt qua đây để bảo tồn di tích đúng theo luật di sản.

Tuy nhiên điều đáng tiếc tại buổi tọa đàm là các ý kiến trái chiều vẫn chưa thể đi đến thống nhất với 2 vấn đề cần phải làm rõ: Đàn Xã Tắc có nằm trong khoanh vùng bảo vệ hay không và vị trí chính xác nằm ở đâu? Nên hay không bảo vệ Đàn Xã Tắc và phương án xây cầu đã hợp lý hay chưa?

Ông Nguyễn Văn Hảo khẳng định: “Cuộc khai quật vừa qua vẫn chưa thể tìm ra chính xác vị trí của Đàn Xã Tắc và vì vậy việc khoanh vùng bảo vệ Đàn Xã Tắc là không cần thiết và không đúng. Việc xây cầu vượt để phục vụ cuộc sống của người dân là hợp lý.

{keywords}

Ông cho rằng nếu chưa thể tìm thấy chính xác vị trí Đàn Xã Tắc ở đâu, để an toàn khi thi công xây dựng trước tiên nên đào thăm dò phần móng để khẳng định vị trí đặt chân cầu sẽ không nằm đè lên Đàn Xã Tắc.

TS Nguyễn Hồng Kiên nêu ý kiến: “Việc khai quật vừa qua đã tìm thấy chính xác vị trí Đàn Xã Tắc và vì vậy việc khoanh vùng bảo vệ là đúng đắn. Áp theo luật di sản thì việc xây cầu vượt qua đây là vi phạm luật pháp và không nên”.

Trong bài thuyết trình của TS Nguyễn Hồng Kiên cũng đưa hàng loạt các chứng cứ khảo cổ tìm thấy trong quá trình khai quật để khẳng định vị trí Đàn Xã Tắc mà ông đưa ra trong bản báo cáo là chính xác.

Cuộc tọa đàm cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên đáng tiếc cuộc tọa đàm vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Nguyễn Hoàng

" alt="Giới nghiên cứu bất đồng về Đàn Xã Tắc" width="90" height="59"/>

Giới nghiên cứu bất đồng về Đàn Xã Tắc

Khi các đại học trên toàn thế giới chuyển hướng từ đào tạo tinh hoa sang đào tạo đại chúng, bằng đại học trở nên phổ thông, mà nhiều người thường đùa là "phổ cập đại học". Một số quốc gia có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (25 tới 64) được đào tạo ít nhất một bằng cấp sau phổ thông đạt tới 50% hoặc cao hơn bao gồm Australia, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong khi đó, số lượng công việc mới được sinh ra sẽ bị giới hạn nếu nền kinh tế quốc gia suy thoái. Rất nhiều nước, trong khi đẩy mạnh "xuất khẩu giáo dục" bằng cách thu hút sinh viên quốc tế, lại đồng thời siết chặt chính sách lao động với người nước ngoài để bảo vệ công ăn việc làm trong nước. Các doanh nghiệp cũng thường phản hồi rằng đào tạo ở đại học xa rời thực tiễn cuộc sống và nhu cầu doanh nghiệp, họ không nhận được những lao động sẵn sàng hoặc sớm sẵn sàng cho công việc, mà phải đào tạo lại. Tất cả những điều đó khiến tấm bằng đại học không còn là "bảo bối" việc làm cho thanh niên như vài thập kỷ về trước. Điều này đúng với cả Mỹ, Australia, châu Âu, không riêng Việt Nam.

Bản chất của bằng đại học là một chương trình đầu tư có chủ đích, không phải một lựa chọn ngẫu nhiên. Nếu như giáo dục phổ thông có tính bắt buộc để nâng cao dân trí, giáo dục đại học là một lựa chọn chủ động. Trong khi giáo dục phổ thông thường được các chính phủ bảo trợ như một quyền cơ bản của công dân, thì giáo dục đại học càng lúc càng được thương mại hóa. Rất nhiều nước châu Âu đã bỏ dần chính sách miễn phí đại học. Với các nhóm nước xuất khẩu giáo dục, tấm bằng đại học đắt đỏ hơn nhiều, như ở Anh, Mỹ, Australia, Canada... Sinh viên Mỹ không chỉ quan tâm đến học phí, mà thường phải tính toán rất kỹ món nợ phải trả cho chính phủ hoặc cho cha mẹ sau khi học xong, ngay cả khi họ chọn học tại bang nhà (home state) để được hưởng học phí dành cho các gia đình đóng thuế tại bang (in-state tuition).

Trong thời kỳ bao cấp và khi các đại học Việt Nam còn đào tạo theo hướng tinh hoa, một số nhỏ sinh viên được đảm bảo việc làm vì cầu nhiều hơn cung, do vậy việc duy nhất của sinh viên là học thật tốt và chờ phân công. Trong cơ chế thị trường, khi nhà tuyển dụng không chỉ có chính phủ, mà còn rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp khác nhau, thì các sinh viên phải cạnh tranh để được bước chân vào những tổ chức tốt nhất (bản chất là lực lượng lao động tìm cơ hội tiếp cận tư liệu sản xuất), trong khi các đại học phải cạnh tranh để chứng minh với cả sinh viên và nhà tuyển dụng rằng mình đào tạo ra đúng những người mà tổ chức cần. Khi nền kinh tế không sản sinh đủ việc làm, sẽ có một tỉ lệ sinh viên gia nhập lực lượng thất nghiệp. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo còn gia tăng mối đe dọa về việc "máy làm thay người" với hiệu suất cao hơn trong những năm tới.

Đứng trước bối cảnh kinh tế và việc làm toàn cầu không chắc chắn, người trẻ cần học như thế nào để bằng đại học vẫn có thể là "tấm hộ chiếu" mở cánh cửa nghề nghiệp tương lai?

Thứ nhất, chọn đại học gắn với mục tiêu. Trước hết phải trả lời câu hỏi: Học để làm gì? Chưa xác định được mục tiêu, vào đại học sẽ làm mất mát nguồn lực của cá nhân, gia đình và xã hội. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chấp nhận dành ra 1-2 năm gap year (năm tạm nghỉ) để thực sự suy ngẫm về việc mình là ai, mình muốn gì trước khi vào đại học. Quãng thời gian gap year đó không hề uổng phí, vì nó có ích hơn nhiều việc bạn lao vào học đại học đúng tuổi 18 mà không hề có mục tiêu.

Thứ hai, cần tính đầy đủ chi phí cơ hội. Quan niệm truyền thống "học càng nhiều càng tốt", "học không bổ dọc cũng bổ ngang" là không đúng trong kinh tế học, bởi lý thuyết chi phí cơ hội (cost of opportunity) cho chúng ta biết rằng, khi chọn học một thứ, ta có thể bỏ lỡ cơ hội học những thứ khác, do vậy cần có tính toán tối ưu. Tất nhiên, tối ưu ở đây chỉ có thể xác định được nếu đã có mục tiêu. Lấy mục tiêu để so sánh các lựa chọn sẽ giúp người học biết đâu là lựa chọn không liên quan, đâu là lựa chọn nhanh nhất để tới đích.

Thứ ba là không có đại học tốt nhất cho mọi người, mà chỉ có đại học phù hợp nhất. Một đại học Mỹ thường tuyển sinh dựa vào nhiều tiêu chí cùng lúc, như điểm trung bình môn ở phổ thông (GPA), điểm các bài thi chuẩn hóa (SAT, ACT, AP) kết hợp các yếu tố khác như bài luận, hồ sơ hoạt động ngoại khóa, phỏng vấn trực tiếp... nhằm đảm bảo sự tương thích cao nhất giữa người học với trường đại học.

Thứ tư là học tập chủ động. Thế giới không ngừng biến động, và thế giới việc làm cũng vậy. Có những nghề nghiệp mới ra đời, nhưng cũng có những nghề mất đi. Ngay trong cùng một công việc cũng có sự thay đổi. Do vậy, chỉ có thể thông qua học tập chủ động và liên tục, cập nhật chính mình và làm cho mình thích ứng với bối cảnh hiện tại và tương lai mới giúp người học trở thành người lao động có giá trị. Nếu như trước đây, cứ chọn học đúng một chuyên ngành sẽ giúp người học có một nghề trong tay, thì ngày nay tỷ lệ đó thấp dần. Nhiều người phải chấp nhận chuyển đổi, rẽ ngang, học lại (reskilling), học nâng cao (upskilling) bên ngoài tấm bằng đại học truyền thống.

Hệ thống đại học Mỹ cũng có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trường với triết lý khác nhau bao gồm đại học nghiên cứu (mạnh về nghiên cứu), đại học vùng (mạnh về đào tạo nghề và thực hành), đại học khai phóng (mạnh về kỹ năng, tư duy và kết nối liên ngành) và mỗi nhóm đều tự hào có thể tạo ra những sinh viên có ưu điểm riêng để sẵn sàng cho thị trường lao động. Do vậy, cũng không có cách học nào được coi là "tiêu chuẩn", mà mỗi người phải tự thiết kế một chiến lược học tập cho mình, chọn lấy những gì phù hợp.

Thứ năm, đừng tự giới hạn trong lựa chọn học đại học. Trong rất nhiều trường hợp, các khóa học cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ... lại phù hợp hơn khi xét đến các yếu tố như yêu cầu cụ thể của nghề nghiệp, chi phí bỏ ra cùng thời gian hoàn vốn, bối cảnh việc làm tại địa phương, khoảng cách di chuyển... Ví dụ, nhiều học sinh không có khả năng nhập học đại học vì hoàn cảnh gia đình nhưng lại bỏ qua các lựa chọn gần nhà, với cơ hội việc làm tại chỗ. Trong khi một số nghề nghiệp chuyên môn bắt buộc phải có bằng đại học, một số nghề khác có tính linh hoạt hơn nhiều.

Cuối cùng, là xây dựng thương hiệu cá nhân. Trong khi các quốc gia, các trường đại học cũng phải cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu để chứng tỏ giá trị của nền giáo dục mà mình cung cấp, thì sinh viên ngày nay cũng cần có chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân trước nhà tuyển dụng. Vì giá trị của bằng đại học, ở cấp độ cá nhân trong kết nối với xã hội, là giá trị mà nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên.

Kỳ vọng với một tấm bằng đại học là người mang nó đã có khả năng tư duy độc lập, có năng lực tự học, nghiên cứu và thực hành một chuyên môn, nghề nghiệp suốt đời, sẵn sàng bước chân vào tổ chức để tạo ra giá trị. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra bằng đại học bị mất giá khi giáo dục đại học bị thương mại hóa: tuyển sinh tràn lan, dễ dãi, lạm phát điểm, chương trình học phớt lờ nhu cầu thực tiễn, chất lượng đào tạo không đáp ứng được tiêu chuẩn hành nghề của các hiệp hội, nghiệp đoàn chuyên môn... Những điều đó hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của chính người học. Người học chỉ có thể thông qua việc lựa chọn khôn ngoan, đặt ra mục tiêu cụ thể, nỗ lực để việc học của mình hướng tới giải quyết vấn đề của cuộc sống và xã hội.

Bản chất cao nhất của việc học là để giải quyết các vấn đề, cả lý luận lẫn thực tiễn. Bạn càng giải quyết được vấn đề to lớn, phức tạp và hữu ích, tấm bằng của chính bạn càng có giá.

Bùi Khánh Nguyên

" alt="Để bằng đại học 'có giá'" width="90" height="59"/>

Để bằng đại học 'có giá'