Giải trí

Thực hiện thủ tục hành chính điện tử không làm tăng phí, lệ phí

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-15 13:17:47 我要评论(0)

Nghị định 45 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử sẽ có hiệu lực từbang diem c1bang diem c1、、

Chính phủ ban hành Nghị định về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử | Thủ tục hành chính điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác | Thực hiện thủ tục hành chính điện tử không được làm tăng phí,ựchiệnthủtụchànhchínhđiệntử khônglàmtăngphílệphí<strong>bang diem c1</strong> lệ phí

Nghị định 45 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5 tới (Ảnh minh họa)

Thủ tục hành chính điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác

Nghị định 45 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử vừa được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5/2020.

Nghị định nêu rõ, tối đa hóa các bước thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền.

Cũng theo quy định tại Nghị định, việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện hợp pháp, hợp lý, khoa học; bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, an toàn thông tin và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phải lấy tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử làm trung tâm, bảo đảm ngôn ngữ, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.

Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ.

Cùng với đó, việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật. Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện giao dịch điện tử mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

5 nhóm hành vi không được làm

Tại Nghị định 45, Chính phủ cũng quy định những hành vi không được làm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, trong đó có: Cản trở việc lựa chọn phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của tổ chức, cá nhân; Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác minh, kiểm tra đối với các thành phần hồ sơ đã được ký số và ghi nhận tính pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;

Can thiệp trái phép vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bao gồm: truyền, thu thập, xử lý, gửi hoặc thông báo kết quả xử lý hồ sơ, giao dịch thanh toán; can thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, giao dịch thanh toán, kết quả xử lý thủ tục hành chính; tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền; Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép danh tính điện tử của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền; Các hành vị bị cấm khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trên môi trường điện tử.

Nghị định mới của Chính phủ còn quy định cụ thể quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính điện tử. Theo đó, Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh tiếp nhận yêu cầu, kiểm tra tự động về mặt kỹ thuật. Nếu hồ sơ đã đủ các thành phần và bảo đảm về mặt kỹ thuật thì phản hồi tự động xác nhận tổ chức, cá nhân đã gửi thành công và thông báo về thời điểm tiếp nhận chính thức hồ sơ.

Cán bộ, công chức, viên chức đăng nhập Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và kiểm tra hồ sơ điện tử tổ chức, cá nhân gửi đến. Sau khi kiểm tra, nếu bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, cấp mã hồ sơ thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ theo quy trình quy định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, cán bộ, công chức, viên chức thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua tài khoản của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, các kênh thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể một lần để công dân, tổ chức bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.

Cán bộ, công chức, viên chức thông báo về việc tiếp nhận chính thức hoặc yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 8 giờ làm việc kể từ khi hệ thống tiếp nhận.

M. T. 

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Theo kết quả khảo sát vừa được công ty công nghệ HiPT công bố từ hoạt động trực tiếp tham gia quá trình xử lý, ứng cứu hệ thống dữ liệu thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầu tư đồng bộ cho lĩnh vực an toàn, bảo mật thông tin. Hoặc có quan tâm nhưng còn hời hợt, chắp vá.

Phân tích về sự hời hợt của các doanh nghiệp trong việc triển khai bảo mật thông tin, ông Lê Duy Đạt, Giám đốc Trung tâm Tư vấn hệ thống CNTT tại HiPT cho hay: một số doanh nghiệp Việt Nam còn có tư tưởng “chắp vá” trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, xây dựng hệ thống CNTT với quá nhiều nhà cung cấp giải pháp và hãng sản xuất thiết bị khiến hệ thống phức tạp, dẫn đến vận hành quản trị gặp khó khăn. Trong khi đó, bất kỳ sản phẩm giải pháp nào có lỗ hổng thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Bên cạnh đó, việc rà soát, phát hiện rủi ro tiềm tàng có khả năng gây ra điểm yếu của hệ thống CNNT, đặc biệt là các hệ thống như website, DNS, mail… không được làm thường xuyên; thiếu những giải pháp phòng chống các hình thức tấn công mạng kiểu mới như tấn công có chủ đích (APT).

Thuật ngữ APT (Advanced Persistent Threat) được dùng để chỉ kiểu tấn công dai dẳng và có chủ đích nhằm thu thập thông tin tình báo có tính chất thù địch, đánh cắp dữ liệu, làm mất uy tín của cơ quan tổ chức, phá hoại, gây bất ổn hạ tầng CNTT, viễn thông...

" alt="HiPT: Nhiều doanh nghiệp 'bó tay' trước các cuộc tấn công mạng có chủ đích" width="90" height="59"/>

HiPT: Nhiều doanh nghiệp 'bó tay' trước các cuộc tấn công mạng có chủ đích

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, ngày 29/7/2016, vào hồi 13h46 tại CHKQT Tân Sơn Nhất và 16h7 tại CHKQT Nội Bài đã xảy ra sự cố hệ thống máy tính làm thủ tục hàng không của Hãng Hàng không VietJet, Vietnam Airlines (bao gồm VASCO) tại nhà ga quốc nội Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, hệ thống thiết bị thông tin chuyên ngành hàng không (màn hình thông tin chuyến bay, màn hình máy tính phục vụ check-in tại quầy thủ tục của Vietnam Airlines, hệ thống phát thanh) tại Nhà ga hành khách T1 Cảng HKQT Nội Bài bị tấn công xâm nhập mạng phải dừng hoạt động. 

Sau khi xảy ra sự cố, các đơn vị phục vụ mặt đất đã nhanh chóng triển khai kế hoạch ứng phó, chuyển sang làm thủ tục thủ công cho hành khách và thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố, không làm gián đoạn hoạt động của các chuyến bay; đồng thời tăng cường các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh hàng không.

“Sự cố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy trình phục vụ hành khách của ngành hàng không. Hơn 100 chuyến bay bị ảnh hưởng, trong đó hàng chục chuyến bay bị chậm giờ từ 15’ cho đến hơn 1 tiếng”, Cục Hàng không Việt Nam cho biết.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, mặc dù có hơn 100 chuyến bay bị ảnh hưởng nhưng ngành hàng không đã nhận được sự cảm thông, chia sẻ, bình tĩnh và kiên nhẫn của hành khách trong khi phải chờ đợi quy trình làm thủ tục chuyến bay.

“Tình hình hoạt động của các cảng hàng không khác diễn ra bình thường do các đơn vị hàng không đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa. Sự cố trên hoàn toàn không ảnh hưởng đến hệ thống điều hành bay, khai thác tàu bay, không uy hiếp đến an toàn bay”, Cục Hàng không nhấn mạnh.

Theo đơn vị này, ngay sau khi nhận được báo cáo, các cơ quan chức năng của Bộ Công an đã kịp thời có mặt chỉ đạo và trực tiếp xử lý sự cố. Hệ thống bị can thiệp cơ bản đã được khắc phục. Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với ngành hàng không để truy tìm nguồn can thiệp và đề ra các giải pháp tăng cường bảo vệ, phòng ngừa sự cố trong tương lai.

Trước đó, khoảng 17h ngày 29/7 một số màn hình hiển thị thông tin tại khu vực làm thủ tục chuyến bay của Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị chèn hình ảnh và nội dung câu chữ xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc các nội dung về biển Đông.

" alt="Hơn 100 chuyến bay bị ảnh hưởng do các sân bay bị tin tặc tấn công" width="90" height="59"/>

Hơn 100 chuyến bay bị ảnh hưởng do các sân bay bị tin tặc tấn công