Got It, công ty khởi nghiệp vê nền tảng kết nối chuyên gia theo yêu cầu và cũng là công ty sáng tạo sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), vừa cho ra mắt sản phẩm Querychat, một dịch vụ hướng tới các kho lưu trữ dữ liệu trên nền điện toán đám mây, khởi đầu với Google BigQuery.Querychat cung cấp dịch vụ Chuyên gia Phân tích dữ liệu theo yêu cầu. Nền tảng này tập hợp những chuyên gia trình độ cao để hỗ trợ các nhóm Phân tích dữ liệu Doanh nghiệp nội bộ (Business Intelligence) với mức giá linh hoạt được định dựa trên nhu cầu sử dụng, đồng thời tự động chuyển các dữ liệu huấn luyện trong học sâu (deep learning training data) sang hệ thống xử lý dữ liệu ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Các nhóm BI giờ đây có thể tận dụng sức mạnh của hàng nghìn chuyên gia của Got It trên toàn cầu 24x7 để xử lý các truy vấn, tổng hợp dữ liệu và loại bỏ các vấn đề tồn đọng (backlog) một cách nhanh chóng, đồng thời phân loại các câu hỏi của người dùng cùng các câu truy vấn SQL tương ứng để huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo TrueNLP của Querychat mà không ảnh hưởng đến tính riêng tư của dữ liệu.
“Các công cụ phân tích dữ liệu và kho dữ liệu đám mây là những sản phẩm cực kỳ tinh vi và phức tạp. Chúng tôi giúp người dùng tăng giá trị sử dụng các sản phẩm này lên gấp nhiều lần bằng cách tạo cơ hội để họ làm việc cộng tác với các chuyên gia phân tích Querychat bất cứ lúc nào - giống như những gì ExcelChat của Got It đã mang tới cho người dùng Microsoft Excel và Google Sheets.
“Dịch vụ chuyên gia phân tích dữ liệu theo yêu cầu trên nền điện toán đám mây giờ đây cũng giúp người dùng trong doanh nghiệp và các nhóm BI kết nối tới các Chuyên gia phân tích dữ liệu chỉ trong vòng 30 giây. Với mỗi cuộc trao đổi dài 20 phút, được kiểm duyệt bởi chính Got It, các chuyên gia phân tích dữ liệu sẽ giúp người dùng tạo truy vấn hoặc bảng thông tin phù hợp, chính xác nhất” - Peter Relan, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Got It chia sẻ.
" alt=""/>Got It ra mắt Querychat, dịch vụ về Chuyên gia Phân tích dữ liệu theo yêu cầu

Tại Nhật Bản, tập đoàn viễn thông và Internet SoftBank tuyên bố sẽ không bán mẫu smartphone P30 Lite của Huawei vào ngày 24-5 tới theo kế hoạch, trong khi đó, tập đoàn KDDI cho biết hoãn kế hoạch bán mẫu điện thoại cao cấp này của Huawei vào cuối tháng 5.
 |
Hãng Huawei ra mắt mẫu điện thoại P30 Lite cao cấp tại một sự kiện ở Tokyo vào ngày 21-5. Ảnh: Nikkei Asian Review |
KIDDI và SoftBank là nhà mạng lớn thứ hai và thứ ba của Nhật Bản. Trong khi đó, đơn vị viễn thông của công ty thương mại điện tử Rakuten (Nhật Bản) cũng thông báo hoãn kế hoạch bán P30 Lite vào ngày 24-5.
Tập đoàn viễn thông lớn nhất Nhật Bản, NTT Docomo, cho biết đang cân nhắc hành động tương tự. Trước đó, NTT Docomo đã ngưng nhận các đơn đặt hàng trước cho mẫu điện thoại P30 Pro của Huawei.
Các động thái trên diễn ra sau khi Google hôm 20-5 tuyên bố sẽ ngưng hỗ trợ Huawei các dịch vụ phần mềm và phần cứng liên quan đến hệ điều hành Android. Google đưa ra tuyên bố này sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen, theo đó, cấm các công ty Mỹ bán công nghệ và linh kiện cho các công ty trong danh sách đen này khi chưa có giấy phép.
Người phát ngôn SoftBank giải thích, công ty dừng kế hoạch bán P30 Lite vì “chúng tôi đang tìm cách xác nhận liệu khách hàng của chúng tôi có thể sử dụng mẫu điện thoại này với cảm giác an toàn hay không”.
Người phát ngôn SoftBank cho biết vẫn chưa biết khi nào mới bắt đầu bán P30 Lite và bày tỏ thêm rằng, SoftBank lo ngại về “mọi thứ” liên quan đến lệnh cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và công nghệ cho Huawei.
Trong khi đó, người phát ngôn của KIDDI nói: “Chúng tôi đang kiểm tra mức độ ảnh hưởng từ lệnh cấm của Mỹ”, bao gồm các ứng dụng và cập nhật phần mềm từ Google.
Hideaki Yokota, Phó Chủ tịch hãng nghiên cứu thị trường MM Research Institute ở Tokyo, nhận định: “Việc hoãn bán sẽ tác động tiêu cực lớn đến hoạt động kinh doanh của Huawei ở Nhật Bản”.
Hãng Chunghwa Telecom, nhà vận hành mạng viễn thông lớn nhất ở Đài Loan, cho biết hiện tại, công ty này “ngừng mua các thiết bị Huawei mới để bán”, nhưng vẫn sẽ tiếp tục bán các mẫu smartphone của Huawei đã nhập từ trước.
Cuối ngày 22/5, nhà mạng viễn thông lớn thứ hai của Đài Loan, Taiwan Mobile, cũng gia nhập hàng ngũ các nhà mạng “ngoảnh mặt” với Huawei.
Taiwan Mobile thông báo: “Chúng tôi sẽ tiếp tục bán các smartphone của Huawei hiện có. Nhưng chúng tôi sẽ không bán smartphone mới của Huawei vì các mẫu mới này không được hỗ trợ bởi các dịch vụ của Google”.
Nhà mạng lớn nhất Hàn Quốc KT cho biết đang xem xét việc ngừng bán smartphone và máy tính bảng Huawei. KT hiện đang bán mẫu smartphone Be Y3, phiên bản Hàn Quốc của điện thoại P20 Lite và máy tính bảng Be Y Pad2, phiên bản Hàn Quốc của máy tính bảng MediaPad M3 của Huawei.
Tại Indonesia, Telkomsel, nhà mạng di động lớn nhất của nước này, cho biết đang "xem xét tình hình". EE và Vodafone, hai trong số những nhà mạng viễn thông di động lớn nhất nước Anh, cũng vừa thông báo ngừng bán smartphone của Huawei cho các khách hàng 5G của hai nhà mạng này.
Theo TBKTSGO/Nikkei Asian Review

Một công ty Mỹ cáo buộc Huawei đánh cắp bí mật thương mại
CNEX, một công ty khởi nghiệp chip ở Thung lũng Silicon đã cáo buộc CEO đồng thời là Phó Chủ tịch của Huawei - Eric Xu đã tham gia vào kế hoạch đánh cắp bí mật thương mại, WSJ đưa tin vào hôm 22/5.
" alt=""/>Smartphone Huawei bị các nhà mạng ở châu Á bỏ rơi