![]() |
Không ít hình ảnh các tài xế gầm ghè, cà khịa, thậm chí dùng vũ lực để "nói chuyện" với nhau trên đường. |
Chiếc xe đang bon bon trên đường, một xe khác vượt lên rồi bất ngờ tạt đầu. Cho rằng chiếc xe kia "đi láo", tài xế quyết vượt lên tạt đầu lại cho bõ tức. Cứ thế, cả hai ăn miếng trả miếng không có hồi kết.
Hay trường hợp hai chiếc ô tô không may bị quệt vào nhau, vết xước chỉ nhỏ như sợi chỉ. Thế nhưng, hai tài xế thay vì xuống bắt tay hoà giải thì đã nói chuyện với nhau bằng…nắm đấm.
Năm 2021 vừa qua, vô số những vụ việc những tài xế to tiếng, hành hung nhau, thậm chí gọi thêm người mang hung khí đến để hỗn chiến được báo chí và mạng xã hội đăng tải. Và kết cục thì tất nhiên không ai là kẻ "chiến thắng" cả.
Bạo lực là cách để thị uy sức mạnh, giải phóng cơn giận dữ nhưng cũng thể hiện sự coi thường luật pháp của những kẻ thích dùng nó.
Che biển, dán băng keo lên biển số để tránh phạt nguội
![]() |
Một miếng băng keo dán vào biển số có thể giúp chiếc xe này "biến hình" khi bị phạt nguội (Ảnh: OFFB) |
Trong năm vừa qua, rất nhiều hình ảnh ô tô có dấu hiệu che biển số, dán băng keo hoặc dùng biển số giả được cộng đồng mạng chia sẻ. Điển hình như “đeo khẩu trang” cho biển số; dùng biển số giả; che bớt một phần hoặc làm thay đổi chữ số trên biển dẫn tới khó khăn khi nhận diện vi phạm bằng hệ thống camera.
Rõ ràng, việc một số tài xế bằng cách này hay cách khác cố tình che, thay đổi biển số chắc chắn là có những động cơ không trong sáng. Nếu chưa ra đường đã nghĩ đến việc lái ẩu, dùng chiêu trò để đối phó, trốn tránh trách nhiệm thì liệu việc lái xe có an toàn?
Đỗ xe "kém duyên"
Không ít tuyến phố tại các đô thị lớn, dù có biển cấm dừng đỗ "to như cái mâm", thế mà hai bên vẫn xuất hiện hàng dài xe đỗ kín mít, chỉ chừa ra một lối nhỏ, cứ có ô tô đi vào là lại tắc cứng.
Hay trường hợp một chiếc ô tô hạng sang đỗ bưng kín mặt tiền của một cửa hàng từ sáng đến trưa khiến chẳng ai ra vào được. Trên xe cũng không để lại số điện thoại liên lạc. Bất lực, chủ cửa hàng lấy sơn xịt đầy lên xe cho “bõ tức” rồi chụp ảnh, đăng lên mạng.
![]() |
"Ngàn lẻ một" kiểu dằn mặt do đỗ xe kém duyên. |
Trong năm qua, có "ngàn lẻ một" tình huống dở khóc dở cười liên quan đến việc đỗ xe thiếu ý thức được ghi nhận, chia sẻ. Không ít trường hợp, vì quá bức xúc nên người dân đành "tự xử", khiến công an đã phải vào cuộc để điều tra về tội cố tình phá hoại tài sản.
Giá như lái xe đỗ gọn hơn, biết “nhìn trước nhìn sau” hơn, hay tối thiểu là để lại số điện thoại để liên lạc khi cần thì mọi chuyện đã không đến mức như vậy.
Lạm dụng còi xe
![]() |
Nhiều người sử dụng còi xe một cách vô tội vạ |
Khi đèn đỏ vẫn còn 5-6 giây, nhiều tài xế đã bấm còi inh ỏi, giục giã những xe phía trước di chuyển như “sợ” họ không nhìn thấy đèn. Nhiều đoạn đường đã có biển cấm bấm còi xe rõ rành rành, thế nhưng, nhiều lái xe dường như không nhìn thấy biển cấm, vẫn bóp còi lấy được dù chẳng đáng phải còi.
Hay tại những đoạn đường khuya vắng vào ban đêm, không khó để nghe thấy những tiếng “bim bim” váng não. Thật khó hiểu!
Nhiều xe khách, xe tải lắp thêm còi công suất cao, sử dụng một cách vô tội vạ khiến người đi đường đinh tai nhức óc, thậm chí có trường hợp bị giật mình khi nghe tiếng còi đã ngã ra đường dẫn tới thương vong.
Văn hoá sử dụng còi xe vẫn khá “xa xỉ” với nhiều tài xế Việt.
Vô tư xả rác trên xe ra đường
![]() |
Nhiều tài xế cố giữ xe của mình sạch sẽ bằng cách...ném mọi loại rác ra đường. |
Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội: "Một chị gái mặc quần áo sành điệu, cầm lái một chiếc xe hạng sang. Qua ngã tư, chị hạ kính, thản nhiên thả xuống đường mẩu giấy ăn vừa dùng để chùi son.
Phía ghế sau, đứa con chị cũng ném vèo qua cửa sổ vỏ hộp sữa đang hút dở, suýt vào mặt một người đi đường.
Ai nhìn thấy cũng lắc đầu ngao ngán về hành vi này của hai mẹ con. Và mệt nhất là các chị công nhân môi trường."
Có thể thấy, vô tư xả rác ra đường là thói quen vô cùng xấu xí không chỉ của “dân thường” mà còn của một số người ở tầng lớp được coi là “có tiền”. Họ sẵn sàng giữ sạch chiếc xe tiền tỷ của mình bằng cách ném mọi thứ rác rưởi ra đường mà chẳng cần để ý đến ai.
Đúng là tiền chưa chắc đã mua được ý thức!
Bật đèn pha vô tội vạ
![]() |
Để đèn pha chiếu thẳng vào xe đối diện là hành vi không chỉ vô ý thức mà còn gây nguy hiểm cho người khác. |
Những ai hay lái xe vào ban đêm chắc không lạ gì với những chiếc đèn pha nháy nháy rồi chiếu thẳng vào mắt mình. Nhiều ô tô còn được chủ xe độ thêm dàn đèn siêu khủng, mỗi lần “giương pha” khiến lái xe đối diện lâm vào tình trạng “mù tạm thời’, vô cùng nguy hiểm.
Còn trong thành phố, dù đã quy định rõ trong Luật Giao thông đường bộ là lái xe không được để chế độ chiếu xa, thế nhưng không khó để thấy những chiếc đèn pha “chổng ngược” trên đường vừa vô duyên, vừa vô ý thức.
Chỉ cần lái xe có ý một chút, luôn để đèn ở chế độ “cos”, chỉ bật pha cao khi đi đường trường, đường đèo và không có xe đối diện thì chắc hẳn ai cũng vui.
Thắt dây an toàn kiểu “đối phó”
Trên các trang thương mại điện tử, những chiếc chốt cài dây an toàn được bán tràn lan với giá chỉ vài chục đến một trăm nghìn đồng, có rất nhiều người đặt mua chúng để sử dụng.
Dụng cụ này khi được cắm vào chốt của dây an toàn, chiếc xe sẽ hiểu là dây đã được thắt và không phát ra âm thanh cảnh báo, chẳng lo bị xe “nhắc”.
![]() |
Dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách. |
Đó chỉ là một trong số nhiều mẹo của cánh tài xế để đỡ phải thắt dây an toàn khi ngồi lên xe. Tuy nhiên, họ không hiểu được rằng, thắt dây an toàn đúng cách chính là biện pháp để bảo vệ tính mạng cho chính mình và những người trên xe.
Dây an toàn được sinh ra với chỉ một tác dụng là giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước khi xe bị dừng lại đột ngột. Thế nhưng, dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách.
Có vẻ như nhiều không quen và nghĩ rằng đeo dây an toàn là vướng víu, khó chịu, mất thời gian. Nhưng đến khi tính mạng bị đe doạ thì… hối không kịp.
Tất cả những thói quen xấu được nêu trên không chỉ bị luật pháp nghiêm cấm mà còn bị xã hội và ngay cả cộng động lái xe cực lực lên án, tẩy chay. Thế nhưng trong năm vừa qua, những hình ảnh, video về các hành vi này vẫn được ghi lại và chia sẻ chóng mặt trên các trang mạng.
Việc thay đổi thói quen “xấu xí” trong một sớm một chiều là không dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được. Điều đó phụ thuộc vào ý thức của mỗi mỗi lái xe chúng ta.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào với những thói quen "xấu xí" trong bài viết trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hình ảnh chiếc xe Lexus đắt tiền với phần băng keo đen dán vào biển số đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.
" alt=""/>Nhìn lại những hành vi 'xấu xí' của tài xế Việt trong năm 2021Biển số thực sự của chiếc Mercedes-Benz rất khó có thể nhận ra nếu quan sát từ xa (Ảnh: Facebook).
Những hình ảnh về biển số của chiếc xe sang này đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng. Nhiều người đã tranh luận về việc chủ xe đã cố tình dán băng keo để làm sai lệch biển số, hay đây là một trò đùa nghịch của một ai đó mà chủ xe không hề hay biết.
"Tôi không nghĩ rằng đây là một trò đùa nghịch hoặc chỉ là vô tình mà băng keo lại được dán lên biển số như vậy, mà tôi tin rằng đây là một hành động cố ý làm sai lệch biển số để tránh phạt nguội", tài khoản Facebook có tên M.Trí bình luận về hình ảnh được chia sẻ lên mạng xã hội.
"Băng keo dán cẩn thận và khéo léo như thế này thì chỉ có thể là cố tình mà thôi. Chắc hẳn đây là chiêu trò để đánh lừa camera phạt nguội đây mà", một người dùng mạng xã hội bình luận.
Trong khi đó, một vài ý kiến cho rằng với việc sở hữu một chiếc xe sang và đắt tiền như vậy thì chủ của chiếc xe này không nhất thiết phải sử dụng "chiêu trò" để làm sai lệch biển số, mà nhiều khả năng đây chỉ là một trò đùa do người khác gây ra.
Theo thông tin được đăng tải trên trang web của Công an tỉnh Kon Tum, biển số xe 82A-080.26 được cấp cho chiếc GLC 200, trong khi đó, biển số 82A-030.36 lại được cấp cho một chiếc BMW. Do vậy, không ít ý kiến của cư dân mạng lo ngại rằng chủ sở hữu chiếc xe mang biển số 82A-030.36 có thể bị phạt nguội bởi những lỗi không phải do mình gây ra.
Trên thực tế, kể từ khi hệ thống camera phạt nguội được lắp đặt tại nhiều tuyến đường cao tốc, quốc lộ hay nội đô… nhiều tài xế đã tìm cách qua mặt hệ thống camera phạt nguội bằng cách sử dụng băng keo để che số, dán thêm nét vào số hoặc cạo lớp sơn đen trên biển số… Đây không chỉ là cách thức trốn tránh hành vi vi phạm mà còn gây khó khăn, sai lệch cho các lực lượng chức năng trong quá trình xác minh và gửi thông báo vi phạm cho chủ các phương tiện.
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Theo đó, hành vi điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng, tăng gấp 6 lần so với mức xử phạt trước đây.
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hình thành văn hoá "từ chối rượu bia"; sẵn sàng nhường đường, giúp đỡ người đi bộ hay ưu ái cho lái mới,... là những hành vi đẹp của cánh lái xe, mang đến những gam màu sáng cho năm mới.
" alt=""/>Hình ảnh xe sang 'ngụy trang' biển số khiến dân mạng xôn xaoĐấy là những cái tên: Olga Tokarcruk (Giải Nobel 2019), Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Trần Đức Tiến, Phạm Lưu Vũ, Nguyễn Thụy Kha, Khuất Bình Nguyên, Hoàng Vũ Thuật, Trần Lê Khánh, Vũ Hải An, Hồ Minh Tâm, Huỳnh Minh Tâm, Khánh Chi, Hữu Ước, Phương Đặng, Thùy Dương, Y Ban, Văn Giá, Vũ Quang Nam, Đỗ Chu, Yên Ba, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thanh Tâm, Thái Chí Thanh, Tiến Đạt, Hòa Vinh, Trần Vũ Ben (giáo sư văn học Mỹ gốc Việt), Bartlomie Radziejewski (giáo sư tiến sĩ chính trị học Ba Lan), Nguyễn Chí Thuật, Phạm Minh Quân, Đỗ Hàn, Phạm Xuân Nguyên, Đinh Phương, Nguyễn Hải Việt, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Đức Tùng…và các họa sĩ vẽ phụ bản Bùi Suối Hoa, Hoàng Đặng, Đỗ Hiệp, Doãn Hoàng Kiên, Đoàn Đức Hùng, Phạm Trần Quân, Tào Linh, Trần Thắng và đặc biệt là bức tranh làm bìa tuyệt đẹp của họa sĩ Bùi Tiến Tuấn.
Như mọi số, mở đầu là thư biên tập do tôi được phân công viết. Bức thư số này có tên "Bày cơn mơ lên mảnh đất cuối cùng". Bức thư nói về một thế giới bị tàn phá tan hoang. Và nếu thế giới cứ tiếp tục chiến tranh, chạy đua vũ trang, cướp chiếm biển đảo, đất đai, đầu độc môi trường thiên nhiên và môi trường văn hóa, tiếp tục tham lam, vô cảm, thù hận, giả dối…thì thế giới nhanh chóng đi tới ngày tận thế.
Và trong cái thế gian đang bị dồn vào mảnh đất cuối cùng của sự sống, những đứa trẻ đã bày cơn mơ cuối lên mảnh đất cuối cùng ấy. Cho đến lúc này, chúng ta phải nhận ra một sự thật rằng: nếu những đứa trẻ đang sống trên thế gian này không còn biết bày cơn mơ đẹp đẽ của chúng về một tương lai thì chúng ta sẽ rơi vào tuyệt vọng.
Đoạn cuối cùng bức thư viết: "Chúng ta đang bước vào cuộc chiến đấu chống lại những điều tồi tệ và độc ác đang làm thế giới suy tàn. Và ai đó trong chúng ta có thể bị bắn gục. Nhưng cái chết không bao giờ là sự kết thúc. Nó mở ra lập tức những cánh cửa rộng lớn về phía ánh sáng. Và hơn bao giờ hết, lúc này tôi nhìn thấy tất cả những đứa trẻ đang bày cơn mơ của chúng trong tất cả những khu vườn thế gian này. Chúng làm cho chúng ta băng qua mọi sợ hãi để đến bên chúng".
''Đại dịch Vũ Hán và một thế giới khác'' là tít chung cho toàn bộ các bài viết của chuyên mục "Ấn tượng 90 ngày’", Viết và Đọc chuyên đề mùa hè 2020 với sự hiện diện của các nhà văn, nhà nghiên cứu chính trị danh tiếng. Các tác giả đã đưa ra một cái nhìn đầy biện chứng như một lời cảnh báo, một dự báo về tương lai loài người nhưng ngập tràn chủ nghĩa nhân văn.
Có một điều đặc biệt trong chuyên đề mùa hè 2020 là chuyên mục đối thoại. Chúng ta thường trò chuyện, phỏng vấn hay đối thoại với những người danh tiếng, có vị trí cao trong xã hội. Nhưng Viết và Đọc đã đối thoại với cả những người vô danh như nhà sư Thích Viên Giác - trụ trì một ngôi chùa nhỏ như một ngôi nhà bình dị ở Thái Bình trong Viết và Đọc chuyên đề mùa xuân 2020. Nhưng ông là một nhà tu hành thực sự. Những câu chuyện và suy ngẫm giản dị của ông lại chạm đến những điều lớn lao trong đời sống hiện nay.
Và trong chuyên đề mùa hè 2020, chúng tôi đã trò chuyện với một sinh viên Việt Nam chỉ mới 19 tuổi. Anh vừa hoàn thành bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh với tình yêu thơ ca, với một sự tự tin đầy thán phục, một tư duy sâu sắc và một cách làm vô cùng khoa học nhưng ngập tràn cảm hứng sáng tạo. Câu chuyện của anh làm chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Anh là Nguyễn Bình, sinh viên năm thứ nhất ngành thiên văn học của một trường đại nước ngoài.
Chiến tranh đã chấm dứt gần một nửa thế kỷ, đất nước đã được thống nhất. Nhưng lòng người Việt Nam trong nước và ngoài nước vẫn còn những ngăn cách. Sự ngăn cách ấy kéo dài quá lâu một cách vô lý. Tất cả mọi người Việt đều có trách nhiệm xóa đi sự ngăn cách ấy bằng cách cách của mình.
Những người tổ chức và thực hiện Viết và Đọc chọn một con đường riêng của mình cho vấn đề này. Đó là giới thiệu những tác phẩm xuất sắc của các nhà văn Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Đó là những tác phẩm đã đóng góp không nhỏ để làm nên chân dung văn học viết bằng tiếng Việt, mở rộng chiều kích tiếng Việt, minh triết Việt và tiếp tục truyền bá vẻ đẹp văn hóa và tâm hồn Việt trên toàn thế giới.
Đấy cũng là lý do Viết và Đọc từ chuyên đề mùa hè 2020 đã mở ra một chuyên mục mới có tên "Các nhà thơ hải ngoại". Và nhà thơ hải ngoại đầu tiên Viết và Đọc giới thiệu là nhà thơ Cung Trầm Tưởng với sự tuyển chọn và lời giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng. Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng sống, làm việc và sáng tác ở Canada. Một số tác phẩm của ông đã xuất bản trong nước.
Chuyên đề Văn học nước ngoài trong số này giới thiệu các nhà văn viết truyện ngắn Úc và một nhà thơ đương đại Trung Quốc. Đó là 2 quốc gia vô cùng quen thuộc với chúng ta nhưng nhà văn Úc viết truyện ngắn như thế nào thì các nhà văn cũng như bạn đọc Việt Nam lại hầu như không biết. Dịch giả trẻ người Tày Nông Thị Ngọc Hiên đã mang đến cho chúng ta những bản dịch sống động.
Còn nhà thơ nào đã làm "náo loạn" thơ ca đương đại Trung Quốc chúng ta cũng hầu như không biết. Đấy chính là một nhà thơ nữ. Bà viết thơ rất muộn. Nhưng khi xuất hiện đã "thay đổi" những quan niệm tưởng như khó có thể thay đổi về thơ hiện đại Trung Quốc. Lời giới thiệu và những bài thơ xuất sắc của bà được nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Thuý Hạnh - Viện văn học Việt Nam tuyển chọn, dịch và giới thiệu.
Mỗi số của Viết và Đọc, những người tổ chức và thực hiện ấn phẩm này lại lao đi như những kẻ "săn tìm kho báu" của văn chương đang ẩn giấu đâu đó trong những người viết từ một người viết còn đang ở tuổi vị thành niên cho đến những "ông hoàng, bà chúa" của văn chương trong nước và trên thế giới. Và chỉ như thế thì bạn đọc mới đưa tay và nhặt Viết và Đọc lên từ một sa mạc sách trong những cửa hiệu bán sách hiện nay.
Nguyễn Quang Thiều
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng sự khan hiếm của văn học thiếu nhi là một cảnh báo. Ngay ở Hội Nhà văn Việt Nam, lâu nay giải thưởng cho văn học thiếu nhi hầu như không có.
" alt=""/>Viết và đọc mùa hè 2020