“Bình thường, nếu không ghép gan ở Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ có thể sang Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Thế nhưng vì lý do khách quan nào đó, họ cũng bị gián đoạn. Đây là tình huống không ai tin, không ai dự đoán được”, bác sĩ Trí nói.
Chia sẻ với phóng viên, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, nhận trách nhiệm về hiện tượng một số phụ huynh đưa con ra Hà Nội để ghép gan, mặc dù bệnh viện không có chủ trương chuyển bệnh nhi sang cơ sở khác.
Giãi bày về nguyên nhân, bác sĩ Thạch cho hay hai phòng mổ dành cho ghép tạng 18 năm qua cũng chính là phòng mổ sọ não và mổ tim. Mỗi lần triển khai một ca ghép tạng, các ca mổ sọ não và mổ tim phải hoãn 1 tuần, trừ trường hợp khẩn cấp.
Trong thời gian chờ mổ sọ não và mổ tim, trẻ cũng có thể gặp biến chứng và tử vong. “Điều này rất khủng khiếp”, bác sĩ Thạch chia sẻ.
Do đó, bệnh viện đã triển khai Đề án thẩm định ghép tạng, trong đó xây dựng thêm 2 phòng mổ đạt chuẩn dành riêng cho phẫu thuật này. Tuy nhiên, chỉ khi đề án được thông qua, phòng mổ mới được sử dụng, việc mổ u não và mổ tim không bị ảnh hưởng.
Cũng theo bác sĩ Thạch, theo quy định, việc lấy tạng ở người lớn để ghép cho trẻ nhỏ phải do bác sĩ của các bệnh viện người lớn, có chứng chỉ hành nghề phù hợp thực hiện. Trước đây, bác sĩ của các bệnh viện đối tác như Chợ Rẫy, Đại học Y Dược TP.HCM, chuyên gia từ Vương quốc Bỉ đảm nhận khâu này.
Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cử 3 bác sĩ đi đào tạo ở nước ngoài và có chứng chỉ phù hợp để thực hiện lấy tạng ở cả người lớn và trẻ em. Như vậy, về nhân lực, bệnh viện có thể tự chủ hoàn toàn trong khâu lấy và ghép tạng, không phụ thuộc vào các chuyên gia của bệnh viện người lớn.
Đề án thẩm định ghép tạng đã được trình lên Sở Y tế TP.HCM và đang ở những bước cuối cùng, sau đó trình Bộ Y tế. “Khi đề án được thông qua, chúng tôi sẽ giải được bài toán khó này. Hiện nay, bệnh viện đã hội chẩn cho 3 cặp ghép gan. Dự kiến cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, khi đề án thông qua, các ca mổ sẽ được tiến hành ở phòng mổ mới với các tiêu chuẩn hiện đại nhất”, bác sĩ Thạch nói.
Tiểu Phi vốn còn là một đứa trẻ thường vây quanh người lớn, thỉnh thoảng nói một hai câu ý kiến. Các “trưởng lão” của Liên đoàn Văn học Nghệ thuật rất thích nói chuyện và thường tán thưởng đứa bé này.
Môi trường đã nuôi dưỡng tâm hồn văn chương của Hiểu Phi. Lên 7 tuổi, bà đã đăng bài thơ đầu tiên của mình trên Nhật báo Thiên Tân và nhận được sự chú ý lớn của cộng đồng văn chương. Từ đó, bà tiếp tục mày mò sáng tác và xuất bản các bài thơ. Đến năm 10 tuổi, bà đã xuất bản 5 tập thơ và đoạt giải thưởng về sáng tác văn học.
Ở độ tuổi đáng lẽ phải vào cấp hai, Điền Tiểu Phi được nhận vào đại học danh tiếng Bắc Kinh với chuyên ngành Văn học. Vào thời điểm đó, nhiều trường đại học bắt đầu thành lập các lớp cơ sở nhằm tuyển dụng và đào tạo những “thần đồng” tài năng. Bà lúc đó mới 13 tuổi.
Điền Hiểu Phi đột nhiên trở thành tâm điểm đưa tin của các phương tiện truyền thông lớn trong nước, nhưng bà không quá để tâm và lao vào học tập. Trên nền tảng giáo dục cao cấp của Đại học Bắc Kinh, tài năng văn chương của bà nở rộ.
Bà từng chia sẻ: “Văn học là tình yêu mà tôi không thể buông bỏ trong đời. Nó giống như người yêu của tôi, mê hoặc tôi và tôi không thể cưỡng lại”.
Mối tình gây tranh cãi
Sau khi tốt nghiệp đại học ở tuổi chưa đầy 20, Hiểu Phi lựa chọn đi du học. Năm 1991, vào sinh nhật thứ 20 của mình, bà nhận bằng thạc sĩ Nghệ thuật của Đại học Bang Nebraska (Mỹ) và lấy bằng tiến sĩ Văn học so sánh tại đại học danh giá Harvard ở tuổi 27, trở thành tiến sĩ trẻ nhất trong lịch sử trường ở thời điểm đấy.
Điền Hiểu Phi không trở về Trung Quốc, bà làm trợ lý giáo sư tại Đại học Colgate, sau đó giảng dạy tại Đại học Cornell và Đại học Harvard. Năm 2005, Điền Hiểu Phi mới 35 tuổi đã trở thành giáo sư tại Đại học Harvard, trở thành một trong những giáo sư trẻ nhất trong lịch sử Harvard.
Khi đang học tiến sĩ, bà vướng vào mối quan hệ gây tranh cãi vì cặp đôi không chỉ cách nhau 25 tuổi mà còn là giáo sư-sinh viên. Thầy Stephen Owen, 53 tuổi, không chỉ là người hướng dẫn tiến sĩ cho Hiểu Phi mà còn là một người đam mê văn hóa Trung Quốc. Ông nói tiếng Trung trôi chảy, yêu thích thơ Đường, đồng thời rất quan tâm và hiểu biết sâu sắc về văn học cổ điển Trung Quốc.
Bà tìm thấy người bạn tri kỷ chia sẻ chung niềm đam mê và hai người đến với nhau. Tuy nhiên, cha mẹ Hiểu Phi kịch liệt phản đối vì khoảng cách tuổi tác quá lớn.
Họ tin rằng với điều kiện của con gái, Hiểu Phi có thể tìm được một người bạn đời tương thích cùng tuổi, chưa kể Owen đã ngoài 50 tuổi và tương lai đầy bấp bênh. Bất chấp sự phản đối của gia đình, 6 tháng sau khi nhận bằng tiến sĩ, cả hai đã tổ chức đám cưới ở thành phố New York (Mỹ) vào một ngày đầu năm 1999.
Sau khi kết hôn, Điền Hiểu Phi nhận được thẻ xanh và trở thành công dân Mỹ, sau đó định cư tại quốc gia này. Cặp đôi đã quyết tâm nghiên cứu văn học và thơ ca cổ điển Trung Quốc, dịch thơ Đường và lời bài hát sang tiếng Anh và truyền bá chúng ở phương Tây.
Bà đã xuất bản một số lượng lớn tác phẩm học thuật, thúc đẩy truyền bá văn hóa và ngày càng có nhiều người trẻ Mỹ bắt đầu tiếp xúc và nghiên cứu văn học Trung Quốc.
Giáo sư Điền Hiểu Phi, hiện 53 tuổi, giảng dạy tại Đại học Harvard cùng với chồng. Bà thành đạt cả sự nghiệp lẫn tình yêu. Hai vợ chồng quyết định không có con vì họ tin rằng cuộc sống của họ có nhiều điều quan trọng và ý nghĩa hơn việc sinh con cái.
Tử Huy
Cùng với Ngữ văn, điểm thi môn Toán được tính theo hệ số 2 để xét tuyển vào lớp 10.
![]() |
Học sinh thi vào lớp 10 ở TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng) |
Ngay khi kết thúc giờ làm bài môn Toán (ngày 17/7), nhiều học sinh đã thở phào nhẹ nhõm và cho rằng đề tương đối dễ, phù hợp với lượng kiến thức học sinh thu nạp được trong một năm học nhiều khó khăn. Không ít thí sinh nhẩm tính được 7-8, thậm chí 9 điểm.
Không chỉ học sinh, các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán cũng nhận định đề thi năm nay không khó.
TS Nguyễn Phú Vinh, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn nhận định trừ câu C - bài 8 là khó nhất thì các câu hỏi còn lại so với đề năm ngoái dễ hơn và không yêu cầu học sinh phải tính toán nhiều. Các yêu cầu ứng dụng nằm trong phạm vi kiến thức đã học. Chi tiết từng bài của đề "vét cạn" kiến thức toán lớp 9, kể cả hình học lẫn đại số.
Những con số 'thảm hại'
Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của 2 năm trước - 2018 và 2019, sau khi thi xong môn Toán, nhiều học sinh cũng đánh giá đề tương đối dễ và tự tin đạt điểm cao. Tuy nhiên, kết quả lại rất bất ngờ.
Năm 2019, TP.HCM có 79.594 thí sinh dự thi nhưng có 39.484 em, chiếm 49,62%, có điểm thi dưới 5. Đặc biệt, có 126 thí sinh bị điểm 0 môn Toán.
Còn trước đó một năm (2018), nhiều học sinh cũng nhận xét đề không khó. Tuy nhiên, trong hơn 86.000 bài thi môn Toán chỉ có 42.101 bài từ 5 điểm trở lên, chiếm tỷ lệ 48,54%. Môn thi này cũng có 256 bài bị điểm 0.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM lúc đó nhận định, sở dĩ có kết quả như vậy là do đề thi có nhiều bài toán thực tế, khiến học sinh mất nhiều thời gian đọc đề.
Dù vậy, quan điểm của Sở là đề thi đòi hỏi học sinh phải có năng lực giải quyết các bài toán thực tế, đây là vấn đề không mới tại TP.HCM vì học sinh đã được học thường xuyên...
![]() |
Học sinh trước giờ làm bài môn Toán thi vào lớp 10 ở TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng) |
Lịch sử có lặp lại?
Sở GD-ĐT TP.HCM đang gấp rút hoàn thành công tác chấm thi để kịp thời công bố điểm thi vào lớp 10 theo thời gian dự kiến (27/7).
Nhiều giáo viên dự đoán phổ điểm Toán năm nay sẽ cao hơn các năm trước.
TS Nguyễn Phú Vinh nhận định “Thang điểm năm nay có thể khá hơn năm ngoái và có thể có nhiều điểm 9, nhưng để đạt điểm 10 cũng rất khó”.
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du thì dự đoán phổ điểm sẽ dao động từ 6-7. Chỉ học sinh khá, giỏi mới có thể đạt được từ 8 điểm trở lên.
Tuy nhiên, thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên dạy Toán ở quận Gò Vấp, lại phân tích: Năm 2019, điểm số có lượng thí sinh đạt nhiều nhất là điểm 5,25. Tỷ lệ thí sinh đạt điểm trên trung bình năm 2019 là 50,4%, tăng khoảng 1,63 % so với năm 2018. Năm 2020, với cấu trúc đề thi Toán tương tự như năm 2019, tỉ lệ điểm trên trung bình sẽ khó có sự vượt trội lớn.
Theo thầy Tuấn Anh, hiện tại ở các trường việc dạy Toán vẫn theo nội dung kiến thức trong sách giáo khoa và kiểm tra cách giải các dạng bài. Trong khi nội dung sách giáo khoa vẫn giữ nguyên thì đề thi môn Toán trong kỳ tuyển sinh lên lớp 10 lại chủ yếu là kiểm tra năng lực, vận dụng Toán trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Vậy nên, dù các thầy cô đã có hướng thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như rèn luyện các dạng toán thực tiễn thì cũng mới chỉ là giai đoạn chuyển giao.
Lê Huyền
Chiều 7/7, các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đã trải qua bài thi môn Toán. Dưới đây là đề thi môn Toán thi tốt nghiệp THPT 2021 chính thức của Bộ GD-ĐT được cập nhật nhanh nhất trên báo VietNamNet.
" alt=""/>Điểm thi môn Toán vào lớp 10 của TP.HCM, lịch sử có lặp lại?