Tranh minh họa.
Chị bảo, phụ nữ là thế, cứ thương thương trước rồi mới yêu sau. Chị quyết định lấy anh khi bố mẹ, họ hàng, bạn bè thân thiết đều kịch liệt phản đối. Bảo chị đường quang không đi lại rúc vào bụi rậm. Chị vẫn một mực lấy anh, ừ thì anh hơn chị một giáp thì …đã làm sao, ừ thì anh đã có vợ hai con nhưng vợ anh đã mất vì bạo bệnh, một mình anh nuôi hai con nhỏ (một trai một gái, đứa lớn mới lên 5, đứa bé lên 3) sao chị nỡ làm ngơ chứ. Ừ thì… Chị không biết mình đã lẩm bẩm bao nhiêu cái “ừ thì” như thế trong 3 năm có dư, trước sức ép, rào cản của những người thân, để về làm mẹ của hai con anh, trong một căn nhà thuê chặt hẹp chỉ có 15 mét vuông cho bốn người.
Một hôm nghe chồng than phiền, “làm công nhân mãi chẳng biết bao giờ mua được cái nhà ở Hà Nội này, nuôi hai con đã vất nếu đẻ thêm thì biết làm sao đây”. Chị nghĩ buồn rơi nước mắt. Lấy nhau hai năm nhưng chưa dám đẻ dẫu lòng chị khát khao lắm. Bạn bè chị ở quê chúng nó cũng đứa 1, đứa 2. Có đứa bạc miệng bảo chị, lấy chồng già “tịt” rồi cũng nên. Chị mặc kệ. Nhưng cũng chẳng thể mặc kệ, chị bàn bạc với chồng, gom tiền, vay mượn thêm ít, mở quán phở, “Phở Phượng”. Trời cho chị cái duyên nên quán lúc nào cũng đông khách. Có ít tiền, chị bắt đầu tính sinh con.
Thời gian trôi, người bạc miệng trước kia lại quay sang khen chị tài, “…không đẻ thì thôi, đẻ một lúc hai nàng công chúa luôn. Tài thật”. Chị chả bận lòng vì những lời khen chê. Chị lao vào kiếm tiền quần quật. Con chưa được hai tháng, chị đã lao ra quán bán phở. “Phở Phượng”- cái quán lấy đúng tên của chị- lại nhộn nhịp trở lại. Nhà bận bịu, con chị trông hai con em, thằng em đi học về nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Còn chồng vẫn làm công nhân, khi rảnh rỗi lại ra thu tiền, bưng bê giúp chị.
Cuộc sống khốn khó, từ ngày lấy chồng chả có ngày nào thảnh thơi, chả được “mật trăng” mà chỉ có “vàng mặt”, chả có được sự nũng nịu của người con gái với người mình yêu thương, cũng chả được chồng tặng quà bao giờ. Có đôi khi chị cũng thấy tủi. 22 tuổi lấy chồng, trở thành mẹ của hai con luôn. Vậy mà người ta lúc nào cũng thấy chị tươi như hoa, chả ai phân biệt được đâu là con chị đẻ ra, đâu là con riêng của chồng.
Hôm dọn đến căn hộ mới 70 mét vuông - nhà thu nhập thấp - mà vợ chồng chị mới mua được, cũng đúng ngày con gái đầu của anh bay sang Singapore. Nó vừa tốt nghiệp đại học, được một doanh nghiệp nước ngoài tuyển chọn vào làm và cho đi đào tạo tiếng Anh cấp tốc ở đất nước xinh đẹp 6 tháng. Cậu con trai thì mới vừa xin được vào làm ở một công ty viễn thông lớn. Hai nàng công chúa sinh đôi của chị đã bước vào lớp 7, chúng cũng học giỏi không kém anh chị, lúc nhàn rỗi vẫn ra phụ giúp mẹ bán hàng. Tối đến, hai vợ chồng chị tay trong tay dạo bộ quanh khu chung cư, vất vả lắm mới có được.
Có lẽ, từ ngày lấy chồng, giờ chị mới có thời gian cảm nhận được hạnh phúc. “Hạnh phúc đôi khi chỉ là bàn tay nắm chặt, là nụ cười mỗi ngày khi nhìn thấy nhau”. Tôi nhớ ai đó đã nói như vậy. Quả thật đúng - với chị.
(Theo Lao động thủ đô)
" alt=""/>Hạnh phúc của người đàn bà bán phởGần đây, có rất nhiều người bị kiến ba khoang đốt. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị những kiến thức cơ bản để giúp bản thân mình tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc do kiến ba khoang gây ra nhé.
Nhận diện vết đốt của kiến ba khoang
Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Ngoài ra còn có một số tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong...
Thân mình thon, dài như hạt thóc: ngang 1-1,2cm; dài 2-3cm, thường có màu đen và vàng. Có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ. Bay và chạy rất nhanh. Cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen.
![]() |
Độc chất từ kiến ba khoang gây viêm da nhẹ hoặc nặng tùy theo mức độ xâm nhập qua da. |
Nhiều người thường nhầm lẫn vết thương do kiến ba khoang đốt với bệnh zona thần kinh. Nhưng trên thực tế, vết thương do kiến ba khoang đốt bao gồm các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay.
- Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám.
- Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa.
- Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.
Bạn sẽ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch.
![]() |
Vết thương do kiến ba khoang cắn |
Xử lý tại nhà khi bị kiến ba khoang đốt
Khi bị tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang, vùng da tiếp xúc có thể xuất hiện ban đỏ, ngứa. Ngay lập tức hãy dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để làm sạch chất độc bám trên da.
Sau đó dùng hồ nước bôi lên vùng da tổn thương nhằm mục đích làm mát da, tránh phồng rộp.
Khi da đã bị nổi mụn, phòng rộp như vết bỏng, tiếp tục dùng hồ nước bôi để làm sạch, dịu da.
Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, dùng dung dịch xanh methylen bôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng.
Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch, hãy sử dụng các loại thuốc dạng mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa (ví dụ fucidin-H, fucicort) để bôi, giúp vết thương mau lành.
Nếu bị tổn thương nặng, cần phải có bác sĩ kê đơn thuốc uống kèm với bôi bên ngoài để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng toàn thân hoặc bội nhiễm nặng.
Phòng chống kiến ba khoang
Để phòng chống kiến ba khoang vào nhà, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.
Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách: Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào. Nên ngủ trong màn. Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này.
Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng.
Minh Giang (tổng hợp)
" alt=""/>Kiến ba khoang: Sát thủ đốt gây bệnh nguy hiểmTrước đây còn son rỗi, Tết đến em tha hồ tung tẩy đi chơi, đi du lịch. Có năm đi “phượt” từ mùng Một, thầy u có phản đối chút xíu nhưng rồi vẫn vui vẻ cho đi, còn cho thêm tiền tiêu vặt.
Hai năm nay kể từ khi lấy chồng, Tết với em như đi "khổ sai", sáng tối cắm mặt vào bếp nấu nướng, rửa bát, dọn dẹp. Chán không buồn tả.
![]() |
Tết là 'nỗi ám ảnh' cho không ít chị em phụ nữ. Ảnh có tính chất minh họa, nguồn: Internet |
Đời làm dâu khổ lắm các bạn ạ. Càng khổ hơn khi lấy chồng gần Hà Nội, đi về trong ngày được. Trước đây em sợ cảnh lấy chồng xa, giờ thì lại ước giá mà nhà chồng ở tận trong Nam, năm về thăm 1-2 lần, mỗi lần 2-3 ngày cho khỏe.
Còn giờ nhà chồng cách Hà Nội có 40 km, đi về trong ngày thì nghỉ Tết 10 ngày phải ở nhà chồng đủ 10 ngày, đến đêm trước hôm đi làm bố mẹ chồng mới cho ra vì cứ cản “ra sớm cũng có làm gì đâu”.
Tết năm ngoái nghỉ 9 ngày. Cả 9 ngày em chỉ ru rú ở nhà chồng, sáng dậy nấu cơm cúng, ăn sáng xong quét dọn nhà cửa, trưa tối làm cỗ tiếp khách rồi rửa bát.
Đêm giao thừa hai vợ chồng muốn đi xem pháo hoa thì mẹ chồng cản, bảo nhà có con dâu mới thì giao thừa phải quây quần mới vui, em hờn đêm dỗi chồng, khóc rưng rức.
Nói chung giờ em chỉ mong Tết nghỉ 6-7 ngày, công ty trả lương trả thưởng đầy đủ là được. Chứ Tết nghỉ 10 ngày thì dài quá, chỉ khổ những người làm dâu như em thôi.
Nhìn từ góc độ hoàn cảnh cá nhân, em chán Tết nên không muốn nghỉ dài. Nhưng nhìn từ góc độ xã hội thì việc nghỉ 10 ngày sẽ khiến người ta lười làm việc hơn, ăn chơi nhiều hơn, tốn kém hơn, còn công việc thì đình trệ.
Những người làm trong các đơn vị thuộc nhà nước thì thích nghỉ dài thôi chứ doanh nghiệp tư nhân thì chẳng ai muốn cả. Nghỉ ngày nào mất tiền ngày đó, tiền thuê mặt bằng, tiền thuê nhân công vẫn phải trả đủ mà nguồn thu thì không có. Tết xong có khi lỗ nặng, lại đòi giảm lương nhân viên.
Cán bộ nghỉ Tết thì dân thường muốn giao dịch gì cũng phải chờ đợi. Trước em có đứa bạn hoàn tất hồ sơ đi du học, vướng đúng lịch nghỉ Tết mãi không xin được dấu xác nhận vào một số giấy tờ nên phải hoãn sang kỳ sau mới nhập học được, tốn không biết bao nhiêu tiền của.
Khổ nhất là những việc liên quan đến tiền, cần giao dịch với ngân hàng. Có chị họ em bị nuốt thẻ khi rút tiền hôm mùng Hai, đang cần tiền để giải quyết việc mà không có cách nào để làm thẻ mới, trong khi rút được vì phải đợi đến ngày ngân hàng mở cửa lại. Đầu năm người ta kỵ vay tiền nên chả còn cách nào, đành đếm từng ngày chờ hết Tết thôi.
Thêm nữa, Tết nghỉ dài cũng lắm tệ nạn hơn. Từ ăn uống, nhậu nhẹt rồi va quẹt, tai nạn giao thông, đánh đấm nhau. Như làng chỗ chồng em, bình thường thanh niên đi làm xa hết chỉ Tết mới về. Nghỉ 4-5 ngày thì không sao, thăm thú họ hàng là đến ngày đi làm.
Nghỉ dài là rảnh rỗi, rủ nhau đánh bạc thâu đêm, rồi cãi vã nhau, đánh nhau. Tết năm ngoái cũng vì thanh niên đánh bạc cãi nhau mà cả làng náo loạn.
Người ta đang có ý kiến Việt Nam quá nhiều lễ Tết, nghỉ nhiều hơn làm. Vậy nên em chỉ mong rút ngắn thời gian nghỉ. Chứ cứ nghỉ dài, du xuân cả vài tháng thì biết bao giờ mới giàu được!
..." alt=""/>Làm osin 10 ngày, Tết ơi đừng đến nữa
|