当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Hàn Quốc U23 vs Philippines U23, 16h00 ngày 25/10 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Daejeon Hana Citizen vs Ulsan HD FC, 12h00 ngày 23/2: Tiếp tục sa sút
Từ Paris, Đào Tố Loan chia sẻ với VietNamNet: "Chuyến công tác này của tôi đi cùng Đại tướng Tô Lâm và các lãnh đạo Nhà hát Hồ Gươm trong chuyến giao lưu ký kết nghệ thuật giữa Nhà hát Versailles Pháp và Nhà hát Vienna Áo với Nhà hát Hồ Gươm. Tôi sẽ biểu diễn vào ngày 10/12 tại sảnh Nhà hát Opera Versailles Pháp.
Ngày 8/12 tôi mới có mặt tại Pháp, sau đó được các lãnh đạo Nhà hát Hồ Gươm cho đi thăm quan các địa điểm nổi tiếng nhất tại Pháp, trong đó có Nhà hát opera Garnier mà hôm qua tôi đứng hát. Thật sự lúc đó tôi như cô gái mới lớn vậy, bị choáng ngợp bởi kiến trúc vĩ đại, âm thanh chuẩn mực cho cổ điển của nhà hát - nơi đã có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới biểu diễn.
Từ lâu tôi ước mơ đơn giản là được hát 1 câu thôi cũng được tại cái nôi của nghệ thuật opera, nghệ thuật cổ điển, nơi đã rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã hát ở đây. Và dịp này tôi đã rất hạnh phúc khi ước mơ đã thành sự thật".
Đào Tố Loan sinh năm 1986, từng đoạt giải nhất Sao Mai 2011 dòng nhạc thính phòng. Năm 2014, Đào Tố Loan giành giải nhất và giải khán giả bình chọn tại Hội thảo Opera Lidal North ở Nhà hát Opera Oslo. Năm 2018 giành giải nhất cuộc thi opera Đông Nam Á tại Singapore.
Năm 2019, Đào Tố Loan đoạt huy chương vàng Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc và giải nhì cuộc thi opera Việt Nam. Năm 2021 cô giành giải ba bảng chuyên nghiệp của cuộc thi âm nhạc quốc tế MAP (MAP - IMC) được tổ chức từ Los Angeles (Mỹ)...
Đào Tố Loan hiện là giọng ca nổi bật của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, đảm nhận những vai chính trong các vở nhạc kịch lớn của nhà hát như Cô Sao, Lá đỏ, Những người khốn khổ, Công nữ Anio... Cô cũng là giảng viên thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và là giọng opera số 1 Việt Nam hiện nay.
Quỳnh An
Đào Tố Loan gây bất ngờ giữa nhà hát opera nổi tiếng thế giới
Khi Elvis Francois đang sửa thuyền của mình ở ngoài khơi đảo St Martin, Antilles thuộc Hà Lan thì dòng nước mạnh dâng lên và cuốn ra biển.
"Tôi gọi cho bạn bè, họ cũng cố gắng liên lạc với tôi nhưng sau đó tôi bị mất tín hiệu. Không có gì khác để làm ngoài việc ngồi và chờ đợi. Tôi không có thức ăn, mà chỉ có một chai nước sốt cà chua ở trong thuyền", ông cho biết.
Ông tìm thấy chút tỏi và viên gia vị, rồi trộn các loại gia vị này với nước để uống. Ông cần cung cấp cho mình đủ năng lượng để tồn tại. Ông phải liên tục múc nước ra khỏi thuyền để thuyền không bị chìm và cũng cố gắng đốt lửa để gửi tín hiệu cấp cứu nhưng không thành công.
May mắn đến sau khoảng 24 ngày, một chiếc máy bay đã phát hiện ra thuyền của ông. Lực lượng hải quân Colombia đã tiếp cận và giải cứu ông vào tháng 1/2023.
Cùng chó cưng lênh đênh trên biển 2 tháng
Tim Shaddock, 51 tuổi, đến từ Sydney (Úc) và chó cưng Bella, bắt đầu chuyến đi trên chiếc thuyền buồm từ thành phố ven biển La Paz (Mexico).
Vốn là một thuỷ thủ, ông dự định vượt quãng đường gần 6.000km để đến vùng nhiệt đới Polynesia thuộc Pháp. Tuy nhiên, vài tuần sau khi khởi hành, một cơn bão kéo tới và làm hư hại chiếc thuyền của ông. Ông và chó cưng bị mắc kẹt trên biển Thái Bình Dương từ đó.
Do các thiết bị điện tử đã bị hỏng nên ông không có cách nào liên lạc với đất liền để gọi cứu hộ. Suốt những tháng sau, ông xoay xở đủ cách để sinh tồn. Ông bắt cá ăn và uống nước mưa để sống sót.
May mắn đến với ông và chú chó cưng sau khoảng 2 tháng lênh đênh trên biển. Một trực thăng đi cùng tàu đánh cá ngừ của Mexico tình cờ phát hiện ra thuyền của ông từ trên cao. Họ tìm cách tiếp cận và giải cứu.
Khi được tìm thấy, ông Tim đang đội 2 chiếc mũ để che nắng, râu tóc rậm rạp, khuôn mặt hốc hác, theo Daily mail.
"Tôi đã trải qua những thử thách rất khó khăn trên biển. Giờ đây, tôi muốn nghỉ ngơi và ăn ngon vì tôi đã ở một mình trên biển trong thời gian dài", ông chia sẻ.
Bác sĩ xác định các dấu hiệu sinh tồn của ông ổn định. Chó Bella cũng không gặp vấn đề về sức khỏe.
Mike Tipton, Giáo sư Sinh lý học Ứng dụng và Con người tại Đại học Portsmouth, mô tả câu chuyện đáng kinh ngạc của Tim là sự kết hợp giữa "kỹ năng sinh tồn và may mắn".
"Đó là sự kết hợp giữa may mắn và kỹ năng sinh tồn. Anh ấy phải có biện pháp để bảo vệ bản thân trong thời tiết nắng nóng để tránh đổ mồ hôi, dẫn đến cơ thể mất nước".
Ông Mike cũng mô tả việc giải cứu này là tình huống rất hy hữu. "Con thuyền nhỏ giữa Thái Bình Dương rộng lớn. Cơ hội tìm thấy ai đó khá mong manh", ông nói.
Việc có "người bạn 4 chân" đồng hành cùng Tim trên hành trình đã giúp ích cho ông rất nhiều. "Bạn phải có tinh thần mạnh mẽ, suy nghĩ tích cực để vượt qua khó khăn. Ban đêm trên biển vô cùng tối tăm và cô đơn", ông cho biết.
Sống sót nhờ ăn cá, uống nước biển
Năm 2018, Aldi Novel, 19 tuổi, làm việc trên một bè cá được cố định bằng mỏ neo chắc chắn ở Manado (Indonesia). Tuy nhiên, ngày hôm ấy, gió rất mạnh khiến dây neo bị đứt. Bè của Aldi bị cuốn ra ngoài khơi xa.
Chàng thanh niên 19 tuổi đã cố gắng ra hiệu cho các tàu biển đi qua để nhờ giúp đỡ, nhưng không ai phát hiện ra. Suốt gần 2 tháng sau đó, chàng trai một mình lênh đênh trên biển. Cậu sống sót bằng cách tự đánh cá để ăn và uống nước biển được lọc qua áo.
May mắn, thuyền trưởng của một tàu lớn đã phát hiện và thấy dấu hiện cầu cứu của cậu. Họ tiếp cận và đưa cậu vào bờ.
Cậu cho biết mình đã rất sợ hãi, thường ngồi khóc trên bè. Có thời điểm tuyệt vọng, cậu đã nghĩ tới việc nhảy xuống biển, không bao giờ quay trở lại.
Thuỷ thủ kể chuyện sống sót thần kỳ khi bị mắc kẹt trên biển
Emily Ratajkowski, siêu mẫu và diễn viên nổi tiếng người Mỹ, không chỉ nổi bật với phong cách quyến rũ và sự nghiệp đa dạng, mà còn là một tiếng nói mạnh mẽ trong các vấn đề xã hội và văn hóa, đặc biệt là nữ quyền. Với cá tính tự tin và sự sáng tạo độc đáo, Emily đã khẳng định mình như một biểu tượng quyền lực trong làng giải trí.
Là người có cuộc sống mà hàng triệu cô gái mơ ước, có thể kiếm được nửa triệu USD chỉ bằng một bài đăng, liệu Emily còn điều gì không hài lòng với thế giới này?
Tất cả được cô kể lại trong hồi ký Thân em(tựa tiếng Anh: My Body), ra mắt năm 2021. Cuốn sách là một tuyên ngôn mạnh mẽ của Emily Ratajkowski về quan điểm nữ quyền trong một xã hội vẫn còn đậm dấu ấn theo góc nhìn nam giới. Dựa trên sự nghiệp người mẫu, diễn viên và doanh nhân, Ratajkowski mở rộng cuộc thảo luận về việc phụ nữ quản lý hình ảnh cơ thể của mình, qua đó làm nổi bật tiếng nói của nhiều phụ nữ đã trải qua bạo lực giới.
Dịch giả Võ Quỳnh Lan, người trực tiếp chuyển ngữ tác phẩm, nhận định rằng phụ nữ ngày nay có quyền quyết định về cơ thể của chính mình, nhưng vẫn phải đối mặt với áp lực từ xã hội. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tiêu chuẩn xã hội và mong muốn cá nhân vẫn là điều khó xác định.
“Kể cả khi nói rằng phụ nữ hiện đại có quyền tự quyết và trở nên độc lập, điều đó không có nghĩa là xã hội không có cách trừng phạt chúng ta khi thể hiện cá tính của mình”, dịch giả bày tỏ.
Khi xuất hiện trên các trang bìa tạp chí với hình ảnh táo bạo, Emily Ratajkowski đã vấp phải nhiều chỉ trích từ các nhà nữ quyền. Tuy nhiên, chính những ý kiến đó lại phản ánh sự áp đặt định kiến.
Để miêu tả thế giới nội tâm của Emily, TS Nguyễn Thị Thanh Lưu dùng từ “quằn quại”. Chị liên tưởng tới những hình tượng phụ nữ trong văn học Việt Nam vốn được cho là “lệch chuẩn” trong xã hội phong kiến xưa. Đặc biệt, chị thấy Emily giống nữ sĩ Hồ Xuân Hương, một người phụ nữ dám đứng lên cất tiếng nói của bản thân.
“Một điều tôi thấy hấp dẫn khi đọc cuốn sách này là sự giằng xé, nghi hoặc mà Emily Ratajkowski phải đối diện. Cô vừa muốn dùng sắc đẹp để chinh phục thế giới vì ý thức được vẻ đẹp của mình, đồng thời lại cảm thấy chán ghét khi tất cả những gì người khác nhìn thấy chỉ là vẻ bề ngoài của cô”, nữ tiến sĩ nhận xét.
Mặc dù Emily nhận được sự ủng hộ lớn từ gia đình, cô vẫn cảm thấy không thoải mái với sự khoe khoang có phần thái quá của mẹ. Dù hiểu rằng mẹ yêu thương mình, Emily tự hỏi liệu mẹ có thực sự đánh giá cao giá trị của cô hay chỉ đơn thuần thích thú với những lời khen vì chúng gợi nhớ về quá khứ vàng son của bà.
Ngoài các tiêu chuẩn xã hội, quyền làm chủ cơ thể của phụ nữ còn bị ràng buộc bởi các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt đối với những người kinh doanh hình ảnh bản thân như Emily. Khi thảo luận về sự phân biệt giữa cái đẹp và con người trong xã hội tiêu thụ, diễn giả Hoàng Giang Sơn đưa ra khái niệm “agency”, tức quyền làm chủ và quyền tự quyết định:
“Mỗi người cần tự xác định quyền làm chủ của mình, hiểu rõ những ảnh hưởng xung quanh, và nuôi dưỡng, phát triển quyền tự chủ. Đối với các dự án phát triển xã hội, không nên chỉ dạy phụ nữ phải làm gì, mà nên tạo ra môi trường để họ tự do quyết định, và chúng ta chỉ là người hỗ trợ. Đối với truyền thông, cần đa dạng hóa cái đẹp thay vì chỉ quảng bá một kiểu đẹp nhất định. Ngoài cái đẹp ra cũng có rất nhiều thứ quan trọng nên thêm vào như quyền tự chủ, tiếng nói, đam mê. Khi không chỉ còn một kiểu đẹp nhất định, áp lực về giới sẽ bớt đi”.
Các diễn giả cũng thảo luận về xu hướng tự so sánh của phụ nữ qua những trải nghiệm cá nhân. TS Nguyễn Thị Thanh Lưu cho hay đây là vấn đề cá nhân và mỗi người cần xây dựng hệ giá trị riêng, trong khi diễn giả Hoàng Giang Sơn tin rằng phụ nữ luôn bị áp lực phải “biểu diễn” theo nhãn quan nam giới, dẫn đến việc so sánh với những người ít bị đánh giá hơn. Mạng xã hội cũng góp phần làm tăng cường xu hướng này.
Dịch giả Võ Quỳnh Lan đồng tình với hai ý kiến và nhấn mạnh phụ nữ cần nhìn thẳng vào sự đố kỵ: “Nếu không đoàn kết và nhận ra chúng ta đang biến nhau thành kẻ thù, phụ nữ sẽ không bao giờ vượt qua được những trở ngại do nhãn quan nam giới và chủ nghĩa nam quyền tạo ra”.
TS Khuất Thu Hồng, một trong số khán giả của buổi tọa đàm và là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu giới chia sẻ: “Tôi nghĩ phần lớn phụ nữ đều cảm thấy bất an về hình thể/hình thức của mình. Đó là vấn đề giới. Vì truyền thông luôn đưa ra các hình mẫu về vẻ đẹp lý tưởng. Và vẻ đẹp đó thường được xây dựng từ quan niệm của đàn ông. Phụ nữ bị định hình, bị tác động bởi những khuôn mẫu đó ở mức độ khác nhau. Đẹp như Emily cũng không tránh khỏi bị tác động”.
Buổi tọa đàm không chỉ bàn về nội dung cuốn sách mà còn mở rộng phạm vi bàn luận đến ranh giới giữa khen ngợi và quấy rối tình dục bằng lời nói, cũng như những định kiến giới mà cả nam giới cũng phải chịu đựng.
Ảnh: San Hô Books, tư liệu
Cuốn sách khẳng định quyền làm chủ cơ thể của siêu mẫu triệu đô
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Genoa, 02h45 ngày 23/2: Bắt nạt con mồi quen
Ngày đầu làm dâu, chị Loan dậy từ 5h sáng để quét nhà, pha trà. “Nhưng mẹ nói nhà mình không ai uống trà, nên về sau, 6h-6h30 em mới dậy đi làm”. Chiều về, chị nhận phần nấu cơm.
Khoảng 1 tuần đầu, bà Lợi để cho chị nấu theo khẩu vị của mình. Sau đó, bà mới góp ý và chia sẻ với chị về sở thích ăn uống của từng người trong nhà. Chị lắng nghe và làm theo, không tỏ ra khó chịu. Chị còn khen mẹ chồng: “Sao mẹ chiều được hết cả nhà hay vậy!”.
Đôi khi thấy con dâu dậy muộn buổi sáng, bà Lợi cũng thẳng thắn nhắc nhở, nhưng không la mắng hay nói bóng gió. Bà thừa nhận chị Loan có ưu điểm là không bao giờ cãi mẹ, mẹ nhắc nhở là thay đổi ngay.
Cuộc sống của chị Loan và gia đình chồng cứ thế trôi qua yên bình, nếu như không có chuyện vợ chồng chị hiếm muộn con cái. Suốt 7-8 năm, chị bị sảy thai vài lần. Mặc dù đã chạy chữa khắp nơi, làm cả thụ tinh trong ống nghiệm nhưng cặp đôi vẫn chưa sinh được em bé.
Chị gần như lâm vào tuyệt vọng, khóc ròng suốt quãng thời gian đó.
Dù gia đình chồng không hề gây áp lực gì, nhưng bản thân chị là người muốn có con và cảm thấy day dứt vì không làm tròn bổn phận người vợ. “Chồng em nói 2 đứa cứ yêu thương nhau vậy là được rồi. Anh cũng không muốn có con đâu.
Nhưng em ra đường, nhiều người bảo sao lấy chồng mấy năm mà không chịu đẻ đi, thôi để chồng lấy vợ 2 còn sinh con chứ ở đây làm gì... Nghe những lời đó, em về nhà chỉ khóc ròng, không muốn ra khỏi nhà, gặp ai cũng không muốn tiếp xúc”.
Từ đó, chị đi đến quyết định sẽ ly hôn và chị chia sẻ quyết định đó với bà Lợi.
“Tôi hỏi tại sao ly hôn. Loan bảo ‘mấy năm rồi, chạy chữa cũng nhiều, tiền bạc bỏ ra nhiều mà vẫn không có con. Con ly dị để anh cưới vợ khác, để mẹ có cháu’” – bà Lợi kể.
“Tôi ngạc nhiên nói ‘ủa, chuyện đó mẹ đâu có chấp nhận. Mẹ có 3 thằng con. Nếu tụi con chưa có thì còn thằng 2, thằng 3. Tụi con hạnh phúc thì đó cũng là hạnh phúc của mẹ rồi, chứ đâu phải có cháu mới là điều hạnh phúc nhất cuộc đời mẹ đâu.
Vì thế, mẹ không chấp nhận chuyện ly hôn. Giả sử con nói bọn con không còn yêu thương nhau thì mẹ xem xét, chứ mẹ không chấp nhận chuyện ly hôn vì không có con’”.
Gia đình động viên anh chị tiếp tục đi thụ tinh nhân tạo nhưng nghĩ đến những lần thất bại trước, chị không muốn làm nữa. Chị quyết định buông bỏ nỗ lực này.
Nhưng thật bất ngờ, khi để mọi chuyện thuận tự nhiên thì chị lại phát hiện có bầu. “Lúc em mới có thai, ai cũng mừng nhưng em không dám mừng ra mặt, muốn từ từ đợi bé ra đời an toàn mới dám vui. Bởi vì những lần trước em bị sảy rồi. Lần này chỉ dám mừng trong bụng chứ không dám cười”.
Khi thai đến tháng thứ 3 thì chị bị động thai. Bác sĩ nói chị phải nằm một chỗ đến khi sinh. Lúc này chị đã về nhà ngoại để dưỡng thai. “Mẹ khóc quá trời, ngày nào cũng gọi cho bà ngoại, dặn dò bà ráng chăm giùm”.
Đến khi chị về lại nhà chồng, bà Lợi chăm sóc chị tận tụy từng li từng tí. “Đó cũng là quãng thời gian em vô cùng biết ơn mẹ”.
“Vì bếp ở trên tầng 2, em không lên được. Mẹ nói em cứ nằm, mẹ bê đồ ăn lên tận nơi, ăn xong mẹ lại bê bát đĩa đi rửa. Mẹ cũng nấu nướng, dọn dẹp, giặt quần áo cho em luôn”.
Cứ cách 2-3 ngày, bà Lợi lại gội đầu cho con dâu, thậm chí còn hỏi “có cần mẹ tắm giùm không”. “Nghĩ lại khoảng thời gian đó, em rất thương và biết ơn mẹ” – chị Loan tâm sự.
Hiện tại, sau 17 năm làm dâu, chị Loan không những có con mà còn sinh tới 3 em bé. Cuộc sống của cả nhà hạnh phúc tròn đầy.
Khi được hỏi có muốn mẹ chồng thay đổi gì không, chị Loan thẳng thắn góp ý: “Mẹ đã quá tuyệt vời. Mẹ chỉ cần thay đổi một tí xíu nữa thôi là mẹ đừng nói nhiều, nói dài quá. Mỗi lần mẹ nói, phải chờ thật lâu mới đến câu chốt hạ”.
Bà Lợi cười và thừa nhận con dâu góp ý đúng và bà hứa sẽ cố gắng thay đổi.
Con dâu muốn ly hôn sau gần 10 năm hiếm muộn, mẹ chồng nói mấy câu bất ngờ
Thực đơn của một cuộc viễn du là những ảo mộng đan xen và chẳng dễ gọi tên. Người đã “thắp hoàng hôn trước một cơn say dài” là người mang nhiều tâm trạng thế nhân, biết trước sự vô vọng của những cuộc đi, nhưng không thể không đi bởi vẻ đẹp mời gọi của nó. Vẻ đẹp của những mất mát một đi không trở lại. Nguyễn Tiến Thanh làm thơ như bước vào vương quốc của những điều phi logic, hoặc là chẳng buồn đoái hoài đến logic.
Ngày buồn bởi nắng chưa vàng
Đã rưng rưng phố còn bàng hoàng cây
Chiều buồn bởi bụi mù bay
Vẫn mờ nhân ảnh lại cay mắt người
(Hỏi buồn)
Chất men say trong ngôn từ và chất thi sĩ nhạy cảm chảy tràn trên thơ Nguyễn Tiến Thanh dù nó buồn thật buồn, nhưng là nỗi buồn gây đắm đuối người đọc. Tôi cũng hay xưng tụng nỗi buồn, bởi vì tôi thấy rằng một trái tim yêu đời thường rất buồn. Thậm chí càng yêu đời thiết tha người ta càng buồn. Nhưng là cái buồn đã vượt lên trên thở than, vượt lên trên lý lẽ, như một phẩm chất và hương vị tất yếu trong kiếp làm người. Và cũng bởi lý do nữa, người tri kỷ thấy nhau trong đời, lạ thay - thường không phải trong vui, mà phần lớn trong buồn.
Buồn là sắc sắc không không
Buồn là mê tỉnh, hưng vong, thịnh tàn
(Hỏi buồn)
Thơ của Nguyễn Tiến Thanh cứ bàng bạc mộng tưởng, nhiều câu “sa đà” đến mức muốn “dúi” người đọc xuống đáy bữa tiệc mà thực đơn như anh đã chọn lúc đầu:
Đời là một cánh chuồn chuồn
Mỏng như kiếp phận bút mòn giấy trơ
Bể dâu rồi cũng ơ hờ
Ngàn sau rồi cũng phút giờ này thôi
Đời là một thoáng - đời trôi
Trôi rồi sẽ thấy rụng rơi tháng ngày
(Tự khúc)
Một kiểu viết chẳng cần vuốt ve, cứu chuộc. Một kiểu thả trôi mặc kệ không định cố tình hữu ý. May thay, dưới những câu thơ “mặc kệ” đó là một tấm chân tình của người cầm bút, nhắc ta về hữu hạn của đời người, sự vô thường của vạn vật. Nó giúp ta nhận diện chính mình và trở nên nhẹ nhõm hơn khi có thể buông tay nhiều hơn trong cuộc sống hạn hẹp.
Ở một chiều kích khác, cảm hứng viễn du trong thơ Nguyễn Tiến Thanh cho độc giả thấm nhiều thế sự. Chàng thi sĩ của khoa văn năm nào với những thi phẩm nổi tiếng Viết cho đôi mắt đen, Điều đó dĩ nhiên rồi... làm thổn thức trái tim bao người đẹp, giờ vẫn đủ lãng tử để phiêu bồng, song thơ chở nặng thế thái nhân tình hơn. Đời sống với tất cả những nhộn nhạo, bất toàn, khô khốc, lẫn lộn được hiển bày từ quan sát của nhà thơ:
Đại bác gầm trên những thảo nguyên
Buồn bã là sắc màu vương trên gấu váy phụ nữ
Rách
Như đứt gãy tầng trầm tích
Xé toạc chuỗi cung ứng niềm tin
Không thể toàn cầu hóa những giấc mơ
GDP tình yêu tăng trưởng liên tục ba năm
Những đôi lứa bước vào thế giới hôm nay
Bằng hôn lễ hòa đàm
Chấm dứt mê say
Một lễ hội thả thính vĩ đại trên ao-hồ-khe-suối-
đầm lầy và tất cả các đại dương
Sáng tạo mắc câu trong không gian nặng mùi hổ thẹn
Nửa đời - tóc hóa rong rêu
Môi cười - mà mắt vẫn hiu quạnh buồn
(Viết sáng mồng 1)
Thi ca là nhật ký của tâm hồn, là nhật ký của cảm xúc. Bức tranh đời sống đập vào tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ và bật ra thành những mảnh vỡ của nỗi buồn. Có thể nào mỗi người không tự thấy bản thân là một mảnh vỡ đó, trong mỗi ngày sống chất chứa thông tin nhưng sự kết nối vào nhau như sợi dây cứ mủn ra mỗi lúc. Chúng ta có thể nào không tự vấn mình.
Ở Viễn cacó nhiều bài thơ giàu chất suy tưởng - là chiêm nghiệm của một người đã đi trên đường xa, đã trải nhiều phong sương gió bụi:
Ta bỗng hiểu cách lụi tàn của cỏ
Nên chẳng hề mơ mộng cánh sen khô
(Dạ ca)
Đường thẳng và lối rẽ
Xa lộ và bụi bặm
Đều không phải thứ ta cần
Cuối cùng
Ta chỉ cần
Một chỗ nghỉ chân
(Đường thẳng)
Những trang sách đốt đền mua danh sàm ngôn
trong ngôi nhà tính thiện
Đường bay của những viên đạn ngôn ngữ cay độc
và bạo phát
Bắn vào lòng tốt
Làm chảy máu lương tri
(Chợt đọc)
Những câu thơ như vậy có thể mang cho người đọc một thức ngộ nào đấy về kiếp nhân sinh, bởi nó được chắt ra từ chính men đời đắng cay, hạnh phúc mà người cầm bút đã đi qua.
Dù tỏ ra không né tránh bất cứ đề tài nào trong thơ và dường như cũng là tạng người không cố ý làm thơ, Nguyễn Tiến Thanh cuối cùng vẫn nghiêng về chất tự sự trữ tình, lãng du như tự nhiên anh vốn thế.
Thơ Nguyễn Tiến Thanh hay và gợi vẫn là khi viết về tình yêu, về những khung trời mộng tưởng đã mất trong đời thực, chỉ còn trong niềm nhớ.
Áo em giờ vẫn mỏng
Phong phanh với sương mù
Ta cuối đường đứng ngóng
Một tình cờ thiên thu
(Một tình cờ thiên thu)
Anh đuối sức chạy dọc đường số phận
Nhặt niềm vui rơi như lá me vàng
Phía trước mặt là dòng sông nước cạn
Cuối mưa nguồn còn chớp bể không em
(Vụt hiện)
Những bài thơ hay nhất xem chừng tác giả lại ít dụng công nhất. Chất lãng mạn, bảng lảng vẫn là chủ đạo. Hiện tại và quá khứ quyện vào nhau tạo ra một không gian ảo mờ, đẹp buồn rất đặc trưng.
Thưa em, có một lãng quên
Về trên ngày tháng gọi tên muộn màng
Đã mênh mang gió đại ngàn
Biển xanh viễn thẳm còn bàng hoàng ta
(Báo cáo)
Chắc chắn rằng trên hành trình viễn thẳm của thi ca, những khúc hát viễn du còn mãi xanh trong trái tim chàng thi sĩ xuất thân Văn khoa Nguyễn Tiến Thanh. “Menu” thơ của chàng sẽ còn nối dài và phong phú, để mỗi khách thơ đều tìm thấy món ăn ưa thích cho tâm hồn.
(Ảnh: NVCC)
Độ khó: 2/5
Thời gian chế biến: 20 phút
Phục vụ: 4 người
Nguyên liệu
Cách làm
Bước 1:
![]() |
Bước 2:
![]() |
Bước 3:
![]() |
Bước 4:
![]() |
Bước 5:
![]() |
Lưu ý
Theo Zing
Bánh mì nướng với trứng, sữa và chất tạo ngọt là món ăn sáng truyền thống của người Pháp. Hướng dẫn dưới đây giúp bạn chỉ mất khoảng 5-10 phút để hoàn thành món ăn.
" alt="5 bước làm đậu hũ xào thịt bằm sốt cay"/>