您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Soi kèo phạt góc Philippines vs Brunei, 17h ngày 23/12
NEWS2025-02-22 03:04:02【Công nghệ】4人已围观
简介Bongdanet.vn soi kèo phạt góc trận Philippines vs Brunei, 17h ngày 23/12 - Bảng A AFF Cup 2022. Soi thi đấu bóng đá ngoại hạng anhthi đấu bóng đá ngoại hạng anh、、
Bongdanet.vn soi kèo phạt góc trận Philippines vs Brunei,èophạtgócPhilippinesvsBruneihngàthi đấu bóng đá ngoại hạng anh 17h ngày 23/12 - Bảng A AFF Cup 2022. Soi kèo châu Á, Tài xỉu phạt góc trận đấu Philippines vs Brunei chính xác nhất.
Nhận định, soi kèo Philippines vs Brunei, 17h ngày 23/12很赞哦!(65224)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Tataouine vs Ben Guerdane, 20h00 ngày 19/2: Khách thắng thế
- Nhà trường xin lỗi phụ huynh có trẻ lớp 1 bị cô giáo đánh bầm lưng
- Trang mới trong hợp tác Thông tin và Truyền thông giữa Việt Nam và Phần Lan
- Xử phạt Công ty TNHH Asia Cargo Express
- Nhận định, soi kèo Club America vs Club Leon, 8h00 ngày 20/2: Quyết giữ ngôi đầu
- Mua sắm bằng khuôn mặt thử nghiệm tại châu Á từ năm 2024
- Lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2 dự kiến vào các ngày 5
- Nấm hương tốt sức khỏe, là vị thuốc bổ dưỡng cho trái tim và trí não
- Nhận định, soi kèo Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2: Khách đi tiếp
- Tháp dầu khí 102 tầng tại Hà Nội thành bãi thả trâu
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Khó tin chủ nhà
Liên quan đến sự việc gây xôn xao dư luận những ngày gần đây về cây phượng trong sân Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) bị bật gốc đổ đè làm bị thương nhiều học sinh, PGS.TS Đặng Văn Hà đã có những chia sẻ với VietNamNet về loại cây này và cách trồng, chăm sóc, theo dõi đảm bảo an toàn.
Ông Hà cho hay, phượng vĩ là loại cây hay được chọn trồng trong các trường học, bởi có mùa hoa nở rộ vào mùa hè có màu sắc rực rỡ, ấn tượng gắn bó với nhiều thế hệ học trò.
Qua theo dõi nhiều năm, và cũng nghiên cứu chuyên ngành kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị, ông Hà cho hay, đây là loại cây có đặc điểm sinh trưởng nhanh. Thân và cành giòn, mềm nên khi gặp mưa bão đó đã là một nguyên nhân dễ gãy đổ.
Chưa kể, cây phượng cũng rất hay bị rỗng mục.
“Hầu hết các cây phượng trồng khoảng tầm từ 20 năm trở lên đều có vấn đề, tự mục rỗng ruột. Đối với những cây già 40-50 thì những nguy cơ này càng cao. Điều này do đặc điểm tự nhiên của loại cây thôi. Do vậy đối với những cây trồng lâu năm thì phải đặc biệt theo dõi đến hiện tượng này”, ông Hà nói.
Khi cây bị rỗng ruột, thường có cả những hiện tượng tương tự về hệ rễ bên dưới đất như một số rễ cái chết dần.
PGS.TS, Đặng Văn Hà - Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị, Trường ĐH Lâm nghiệp. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Ngoài ra, cây phượng cũng có thể bị tác động bởi yếu tố con người.
Theo ông Hà, có 2 nguyên nhân tác động từ phía con người mà ở các đô thị và trường học quan sát thấy diễn ra rất nhiều.
“Với những trường mới xây dựng, cũng hay chọn trồng cây phượng. Mà khi trồng thì thường muốn cây trông đẹp mắt ngay nên trồng cây lớn. Với một cây đường kính 20cm, cao khoảng 6-7m chẳng hạn, khi chuyển đến trồng thì thường các rễ cái, cành to đã bị cắt hết. Nhưng tại những chỗ rễ cái, cành to bị cắt, hay những chỗ trong quá trình vận chuyện bị xước vỏ thì đều là nguyên nhân dẫn đến mục rỗng. Bởi khả năng liền sẹo ở những chỗ có vết cắt của cây rất khó bởi gỗ cây mềm nhanh mục. Sau này khi thấy cây sống, mọi người tưởng rằng thế là an toàn nhưng khi gặp gió bão, những cây này dễ đổ, gãy”.
Thứ hai là tại các trường học có lịch sử 30 -40 năm trở lên thường hay trồng nhiều những cây phượng đến nay có tuổi đời cao. Điển hình như Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) với vụ việc cây đổ vừa qua.
“Nhiều trường trong quá trình cải tạo sân, thường đổ những lớp bê tông đến gần sát gốc cây. Nhưng đặc điểm của cây phượng là rễ ăn nổi, ngang, không đâm sâu xuống đất, nên khi đổ những lớp bê tông dày từ 15-20cm thì toàn bộ lớp rễ nằm dưới phần bê tông rơi vào tình trạng yếm khí, không hô hấp được và lâu dần sẽ chết dần. Qua đó cũng là nguyên nhân khiến cây dễ đổ”.
Cây phượng mục rễ đổ trong Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) khiến nhiều học sinh bị thương. Ảnh: Lê Na Ngoài ra nguyên nhân gây đổ cũng có thể đến từ việc xây bồn xung quanh gốc. “Đa số trong trường học, thường tư duy thực dụng xây bồn kết hợp với ghế ngồi nghỉ cho học sinh, giáo viên. Bồn cao khoảng 40-45cm so với mặt đất cũ, rồi đổ một lớp đất mới vào sau khi xây bồn xong khiến thông khí, thoát nước kém, tổn hại đến rễ cây. Cây không chết ngay nhưng yếu dần do các rễ nhỏ bị hỏng. Ở những phần cổ rễ cũ chết đi sẽ mọc ra những rễ tơ mới để lấy chất dinh dưỡng nuôi cây. Nên mắt thường nhìn thấy cây sống tươi tốt nhưng thực ra ở phía bên dưới đã bị mục rỗng hết rồi”.
Theo ông Hà, tình trạng này xảy ra rất nhiều. “Vì vậy mà nhiều nơi, nhiều làng, các cây được vinh danh cây cổ thụ, di sản năm nay thì hai ba năm sau cây chết. Nguyên nhân cũng do hiện tượng trên”.
Với những đặc điểm cũng như tuổi thọ của cây phượng không dài, ông Hà cho rằng, với những trường học muốn trồng để làm đẹp cảnh quan, khi đưa vào nên chọn những cây giống có kích thước vừa phải. “Cây phải có ngọn, cành và chưa đến giai đoạn trưởng thành. Đường kính khoảng 6-8cm, cao khoảng 4-5m là phù hợp. Lúc này thì hệ rễ của cây sẽ phát triển rất khỏe mạnh, sử dụng được lâu. Đặc biệt không nên trồng cây lớn mà bị cắt hết cành to, bởi sẽ rất nguy hiểm vì chuyện mục rỗng”.
Để đảm bảo an toàn, theo ông Hà, cần phải có biện pháp chống, cắt tỉa những cành mọc vống vươn lên; khống chế chiều cao của cây. “Định kỳ khoảng 3 năm cắt một lần thì sẽ tạo ra những lớp cành tán rất đều nhau. Nhưng thường ở ta, từ khi trồng đến khi chặt đi có mấy ai tác động gì đâu và việc cây nghiêng cây ngả mọi người cho đó là chuyện bình thường. Khi xảy ra sự việc mới hối tiếc”, ông Hà nói.
Theo ông Hà, đối với những cây lớn tuổi hiện đang trong sân trường, có thể phải đưa vào đối tượng diện theo dõi sát sao, thường xuyên để có phương án đảm bảo an toàn.
Trước mùa giông bão phải cắt tỉa cành, hạ chiều cao của cây. Đồng thời liên hệ các công ty, chuyên gia cây xanh xem xét định kỳ mức độ sâu bệnh của cây ra sao từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.
Thanh Hùng
Bên trong cây phượng còn lại vừa được Trường Bạch Đằng đốn hạ
- Sáng nay cây phượng còn lại của Trường THCS Bạch Đằng- nơi diễn ra việc cây phượng đổ đè 18 học sinh ngày 26/5, cũng đã được đốn hạ hoàn toàn.
">Cách để có cây phượng vĩ đẹp mà an toàn trong sân trường
Tuy nhiên, dịp lễ Tình nhân năm nay tại Mỹ khá ảm đạm do sự hoành hành của dịch Covid-19. Nhiều dịch vụ và nhà hàng trong thời gian này buộc phải áp đặt biện pháp ‘giãn cách xã hội’ hay thậm chí phải đóng cửa do dịch bệnh.
Tại thành phố Chicago, Thị trưởng Lori Lightfoot đã cho nới lỏng các lệnh hạn chế người dân tới các nhà hàng ăn uống nhân dịp 14/2, nhưng mỗi nhà hàng chỉ được phép hoạt động 25% công suất và phục vụ không quá 50 người cùng một lúc.
Tại New York, nhà hàng America Bar ở khu vực West Village cũng chỉ được hoạt động ở mức 25% công suất. Nhưng nhờ sắc lệnh cho phép các nhà hàng mở cửa tới 11h đêm của Thống đốc bang Andrew Cuomo, nên nhân viên ở đây có thể tăng ca để kiếm thêm thu nhập.
“Với chúng tôi, đây là một món quà. Điều đó thật tuyệt”, David Rabin, một trong những đối tác của quán ăn, nói.
Một người mua sắm ở thành phố Chicago, Mỹ đứng trước sạp quà lễ Tình nhân. Ảnh: AP Hoa tại một cửa hàng ở Chigaco ế khách mua do dịch bệnh. Ảnh: AP Một người dân Chicago mua bóng bay và hoa nhân dịp lễ Tình nhân. Ảnh: AP Một người dân Chicago mua hoa. Ảnh: AP Một sạp hàng ở Chigaco ế khách mua do dịch bệnh. Ảnh: AP Nhà Trắng trang hoàng đón lễ Tình nhân. Ảnh: AP Video: Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát bánh quy cho y bác sĩ nhân dịp lễ Tình nhân. Nguồn: AP
Tuấn Trần
Mỹ - Trung khẩu chiến vì báo cáo Covid-19 của WHO
Mỹ và Trung Quốc đang có những tranh cãi gay gắt xoay quanh bản báo cáo của nhóm chuyên gia WHO.
">Ngày lễ Tình nhân ảm đạm ở Mỹ do dịch bệnh
Người mẫu Elizabeth Gaglewski lúc sinh thời (Ảnh: New York Post).
Người mẫu Elizabeth Gaglewski đã bị rơi ngã từ quán Bar 54 nằm trên tầng thứ 54 của khách sạn Hyatt Centric Times Square New York vào chiều thứ 4 (12/10) vừa qua. Lực lượng cấp cứu đã sớm có mặt tại hiện trường, nhưng khi tiếp cận được cô Gaglewski, họ cho biết cô đã qua đời sau vụ việc.
Sau sự việc, người thân của Gaglewski đã lên tiếng chia sẻ: "Elizabeth Gaglewski là một người nhân hậu, ngọt ngào, giàu tình yêu thương, sự quan tâm dành cho người thân".
Sau sự ra đi của người mẫu trẻ, nhà chức trách vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân của vụ việc, hiện tại, họ vẫn chưa thể kết luận sự ra đi của cô Gaglewski là do tai nạn hay có chủ ý của chính cô.
Cô Gaglewski rơi ngã từ quán bar nằm ở tầng thứ 54, thi thể của cô nằm lại ở ban công của tầng thứ 27. Gia đình của Gaglewski cũng không thể đưa ra nhận định trước câu hỏi rằng theo họ, vụ việc thương tâm này là một tai nạn hay là có chủ ý của cô Gaglewski. Người thân cũng từ chối bình luận về tình trạng sức khỏe tinh thần của cô Gaglewski trước khi qua đời.
Đại diện gia đình cho hay: "Chúng tôi sẽ chờ đợi thông tin từ phía cảnh sát". Phía cảnh sát cho hay họ sẽ thu thập các hình ảnh được ghi lại bởi camera an ninh để có thêm thông tin.
Quán Bar 54 nằm trên tầng thứ 54 của khách sạn Hyatt Centric Times Square New York (Ảnh: New York Post).
Quán Bar 54 (Ảnh: New York Post).
Cảnh sát có mặt sau vụ việc thương tâm (Ảnh: New York Post).
Nhân viên quán bar cho biết một số người có mặt tại quán bar khi vụ việc xảy ra đã nhìn thấy cô Gaglewski lúc cô vừa rơi ngã khỏi lan can quán bar, nhiều người đã lao về phía cô với hy vọng có thể cứu cô, nhưng tất cả đã không còn kịp nữa. Sau sự việc, tất cả những người có mặt tại quán bar đều trải qua cảm giác kinh hoàng và sợ hãi.
Theo một số nhân chứng có mặt tại hiện trường, họ cho rằng cô Gaglewski đã chủ ý "trèo qua lan can" của quán bar rooftop Bar 54. Theo thông tin mà cảnh sát thu thập được, cô Gaglewski không thuê phòng tại khách sạn, cô có mặt tại quán bar, gọi đồ uống. Sự việc diễn ra sau đó vẫn đang được điều tra thêm.
(Theo Dân trí)
">Người mẫu 26 tuổi qua đời vì rơi ngã từ quán bar trên tầng thượng
Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Mumbai City, 21h00 ngày 19/2: Khó giữ thứ hạng
Ở Câu lạc bộ những chàng trai thực thụ, học sinh được tập tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất nhằm mục đích dạy về tinh thần làm việc nhóm. Tang Haiyan điều hành ngôi trường của mình với một sứ mệnh rõ ràng trong đầu: Đào tạo những cậu bé trở thành người đàn ông.
Tất nhiên, có nhiều cách để trở thành một người đàn ông, nhưng Tang có một khái niệm cụ thể về đàn ông. Đó là người có kỹ năng sống phải biết chơi thể thao và chinh phục những thử thách.
“Chúng tôi sẽ dạy bọn trẻ chơi golf, chèo thuyền và cưỡi ngựa” – Tang nói, “nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ nuôi dạy những cậu bé yếu đuối”.
Tang, 39 tuổi là người sáng lập Câu lạc bộ những chàng trai thực thụ. Câu lạc bộ này đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi về việc như thế nào là một người đàn ông thực thụ, những lo ngại về việc bọn trẻ quá yếu đuối để phục vụ trong quân ngũ, về thành tích học tập đáng thất vọng của các nam sinh, về hệ quả của chính sách một con hiện đã bị gỡ bỏ.
Câu lạc bộ này cho rằng, những bé trai thời hiện đại đang sống trong một xã hội tôn sùng những ngôi sao nhạc pop nửa nam nửa nữ, những bà mẹ quá bao bọc con cái, giáo viên hầu hết là nữ khiến chúng có xu hướng trở thành những kẻ ủy mị, nữ tính.
Một buổi chiều Chủ Nhật, 17 cậu bé ở Câu lạc bộ những chàng trai thực thụ phải vượt chướng ngại vật, chạy nước rút, tranh bóng. Mặc chiếc áo chui đầu màu đỏ, ông Tang hướng dẫn các cậu bé hô vang khẩu hiệu.
“Ai là người giỏi nhất?” – ông la lớn.
“Tôi là người giỏi nhất” – bọn trẻ đáp lại.
“Ai là người mạnh nhất?”
“Tôi là người mạnh nhất!”
“Bạn là ai?”
“Những người đàn ông thực thụ!”
7 giờ 40 phút sáng Chủ Nhật, các cậu bé lên xe buýt đến trường. Ở đó, chúng được chơi bóng bầu dục – một môn thể thao vẫn còn mới mẻ ở Trung Quốc. Có thể nói, câu lạc bộ này nhắm tới việc giải quyết một vấn đề mà Trung Quốc chưa làm được. Ở đất nước này, đàn ông vẫn giữ vai trò lãnh đạo cao nhất trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị. Sự phân biệt giới tính trong các cơ quan đoàn thể là vấn đề phổ biến. Tài sản hầu hết nằm trong tay đàn ông. Trong khi đó, phụ nữ bị quấy rối tình dục trên các phương tiện giao thông công cộng, trong trường đại học, công ty.
Tuy nhiên, giới truyền thông trong nước cho rằng, trò chơi điện tử, tình trạng thủ dâm, lười tập thể dục đang khiến nhiều nam thanh niên không đủ điều kiện để phục vụ trong quân ngũ. “Việc xóa bỏ đặc điểm giới tính của một người đàn ông – là những người không sợ chết và không sợ thách thức – là sự tự sát của một quốc gia” – ông Peng Xiaohui, giáo sư giới tính học của ĐH Sư phạm trung ương nhận định.
“Một bé trai vẫn cần được nuôi dưỡng như một bé trai, và một bé gái cần được nuôi dưỡng như một bé gái” – ông Peng nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Chúng không nên được nuôi dưỡng dựa trên giới tính ngược lại”.
Trước khi làm bài tập về nhà, bọn trẻ được dạy cách hô khẩu hiệu: “Tôi là một người đàn ông thực thụ”. Ông Tang từng là một giáo viên, một huấn luyện viên bóng bầu dục. Ông cho biết, ý tưởng thành lập câu lạc bộ này được nảy ra những cuộc trao đổi với các bậc phụ huynh – những người lo ngại rằng con trai mình sẽ bị bỏ lại phía sau ở trường học.
Theo một cuộc khảo sát năm 2014 với 20.000 học sinh tiểu học và bố mẹ chúng ở 4 tỉnh thành Trung Quốc, gần 2/3 bé trai được hỏi có thành tích học tập kém, trong khi con số này ở bé gái là chưa đến 1/3. Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Hàn lâm Khoa học giáo dục Trung Quốc, một cơ quan nghiên cứu có liên kết với Bộ Giáo dục nước này.
Để thành lập câu lạc bộ, ông Tang được truyền cảm hứng từ chuyến đi năm 2006 tới Oakland, California, Mỹ - nơi ông chứng kiến phụ huynh Mỹ dạy con trai mình “cách vượt qua thách thức và hiểm nguy” bằng việc rèn luyện thể chất.
Ở Trung Quốc thì ngược lại – nhiều phụ huynh cố gắng bảo vệ con mình – một xu hướng văn hóa bị làm quá bởi chính sách một con trước đây. Khảo sát cũng cho thấy, “dù là ngoài cuộc sống hay trong trường học, bố mẹ thường có xu hướng chiều chuộng những cậu con trai”.
Tang Haiyan – người sáng lập ngôi trường – nảy ra ý tưởng từ những cuộc trò chuyện với các bậc phụ huynh – những người lo ngại rằng con mình sẽ bị tụt lại phía sau Ông Tang cho biết, có hơn 2.000 bé trai đã đăng ký vào ngôi trường của mình.
Sun Yi – một bà mẹ đã quyết định cho cậu con trai 8 tuổi duy nhất tham gia câu lạc bộ này, vì chị tin rằng cậu bé sẽ được học cách làm việc nhóm ở đây. Chị phải trả khoảng 2.000 USD cho một học kỳ.
“Thằng bé hay khóc, nhưng bây giờ tôi nghĩ nó đã tích cực hơn nhiều” – chị Yi chia sẻ. “Tôi cảm thấy khả năng chịu đựng của nó đã được cải thiện. Bây giờ, con trai tôi đã biết cách xử lý nỗi thất vọng và sự thất bại của mình”.
Ở Câu lạc bộ này, những bài học giáo dục giới tính về tính đàn ông được dạy bằng những khẩu hiệu. Trước khi làm bài tập về nhà, các cậu bé phải cam kết học tập chăm chỉ vì “sự phát triển của Trung Quốc”. Khẩu hiệu bắt đầu bằng câu: “Tôi là một người đàn ông thực thụ! Là trụ cột chính của gia đình và là người chịu trách nhiệm xã hội trong tương lai! Là nòng cốt của Trung Quốc!”
Ông Tang nói rằng, “người đàn ông thực thụ” nhất định phải là những người hào hiệp. Ngoài ra, họ cần can đảm, lịch thiệp, biết đúng sai và hiểu thế nào là “danh dự và nhục nhã”.
Nhiều phụ huynh Trung Quốc luôn cố gắng bao bọc con trai mình do chỉ có 1 con duy nhất Guo Suiyun, một trong số giáo viên của ngôi trường đặc biệt này chia sẻ, lúc bắt đầu, một số cậu bé chỉ dám nói thì thầm hoặc khóc lóc suốt nửa giờ đồng hồ.
“Khi một đứa khóc, chúng tôi sẽ không an ủi. Chúng tôi sẽ chỉ khuyến khích cậu bé mạnh mẽ hơn”.
Cứ mỗi sáng Chủ Nhật, các bé trai lại nhảy lên xe buýt lúc 7 giờ 40 phút để đến ngôi trường thể thao nằm cạnh một ngọn đồi ở phía tây thành phố Bắc Kinh, nơi chúng được chơi bóng bầu dục. Đây là môn thể thao giúp bọn trẻ học được tinh thần làm việc nhóm, sự mạnh mẽ. Một ngày nào đó trong tháng 12, bọn trẻ sẽ phải cởi trần chạy bộ.
“Cháu chưa từng được chơi bóng bầu dục” – cậu bé Sun Shujie, 10 tuổi chia sẻ. Trước đó, thầy Tang đề nghị cậu bé kể câu chuyện của mình về việc “cai” điện thoại và chỉ sử dụng 20 phút mỗi ngày.
Các cậu bé sẽ làm bài tập về nhà ở một ngôi trường khác. Trên tường dán đầy những bức ảnh các nhà khoa học và kỹ sư nổi tiếng thế giới được đóng khung. Chỉ có duy nhất 1 người phụ nữ, đó là nhà vật lý học người Ba Lan Marie Curie.
Một số người Trung Quốc cho rằng, việc những bé trai cư xử kém là do thiếu sự tham gia của người bố trong việc nuôi dạy con cái, một nghiên cứu của Chính phủ kết luận.
Thậm chí, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc đã khiến một bộ phận phụ huynh nước này tức giận khi phát sóng hình ảnh một ban nhạc nam có trang điểm. Họ phàn nàn rằng những hình ảnh này có thể khiến con trai họ “cư xử một cách nữ tính”.
Một giáo viên đang hướng dẫn cậu bé. Chúng có thể bị giáng cấp “trứng thối” nếu cư xử thô lỗ
Câu lạc bộ những chàng trai thực thụ đặt mục tiêu dạy trẻ cách sống tự lập, khuyến khích các cậu bé học tập để đạt được mục tiêu mà không cần bố mẹ thúc giục. Jin Hong, 9 tuổi cho biết, bố mẹ cậu liên tục hô hào chuyện học hành ở nhà. “Điều cháu thích nhất trong chương trình này là cháu có thể tự học”.
Tuy nhiên, chương trình không khuyến khích những cậu bé trở lên hiếu thắng. Ai phạm lỗi xô đẩy, hay nói bậy sẽ bị trừ điểm và có thể bị giáng cấp từ “phượng hoàng” xuống “trứng thối”.
Đối với cậu bé Fang Dingyue – con trai bà Sun thì như vậy là quá nặng nề. Sau khi thầy Yang ra hiệu cho cậu bé ra khỏi hàng khi không theo kịp lúc đi đều, Dingyue đã bật khóc.
Một số người nghi ngờ về tính hiệu quả của những ngôi trường như thế này. Wang Chenpeng, 23 tuổi, một nhân viên marketing, một người đàn ông thích trang điểm kể rằng, mẹ cậu đã từng đốt hết búp bê của cậu khi nghĩ rằng nó quá nữ tính. Sau đó, cậu công khai mình là người đồng tính.
“Những đứa trẻ này có thể cố gắng tạo vẻ ngoài để đáp ứng yêu cầu của bố mẹ và những ngôi trường này, nhưng bản chất chúng sẽ vẫn như vậy” – Chenpeng nói.
Bọn trẻ vừa đi vừa hát trên đường ra xe buýt trở về Bắc Kinh
Nguyễn Thảo (Theo The New York Times)Hé lộ những chuyến mua sắm đặc biệt của du học sinh Trung Quốc tại Mỹ
Họ là những sinh viên quốc tế người Trung Quốc đang học tập ở Mỹ - những khách hàng đang được săn đón ngày càng ráo riết của các thương hiệu thời trang sang trọng nhất thế giới.
">Kỹ năng sống: Ngôi trường đặc biệt dạy bé trai cách trở thành đàn ông thực thụ
Ảnh: Times of India Jallikattu là lễ hội thuần hóa trâu, bò có lịch sử hàng nghìn năm ở miền nam Ấn Độ và cũng là một môn thể thao lâu đời nhất vẫn còn được ưa chuộng cho đến ngày nay tại đất nước này. Lễ hội Jallikattu nổi tiếng nhất diễn ra ở bang Tamil Nadu, trong khuôn khổ Đại lễ Pongal chào đón mùa vụ mới được tổ chức thường niên vào tháng 1.
Vào ngày lễ hội, một con trâu dữ hoặc bò tót sẽ được thả vào giữa đám đông. Hàng trăm người đàn ông đăng ký tham gia sự kiện sẽ tìm cách bám chặt vào bướu trên lưng con vật hung hăng, chế ngự nó càng lâu càng tốt và trong một vài trường hợp có thể phải cưỡi lên lưng, rồi lấy cuộn tiền, vàng hay giải thưởng gắn trên chiếc sừng nhọn hoắt của nó để được công nhận chiến thắng.
Ảnh: BBC Mỗi kỳ lễ hội ở Tamil Nadu luôn có vô số người bị thương, thậm chí thiệt mạng vì bị trâu, bò húc hoặc người chơi khác giẫm đạp trong lúc tranh giành giải thưởng. Năm 2014, Tòa án tối cao Ấn Độ từng ra lệnh cấm tổ chức Jallikattu sau nhiều cuộc biểu tình phản đối lễ hội, vì nguy cơ gây thương vong lớn cho người tham gia cũng như tình trạng đối xử tàn bạo với động vật.
Tuy nhiên, theo BBC, nhiều chính trị gia Ấn Độ vẫn ủng hộ Jallikattu và lệnh cấm lễ hội đã bị dỡ bỏ vào cuối năm 2017.
Lễ hội Ngưu quỷ ở Nhật Bản
Lễ hội Uwajima Ushi-oni hay còn gọi là lễ hội Ngưu quỷ Uwajima diễn ra hàng năm từ ngày 22 - 24/7 ở Uwajima thuộc tỉnh Ehime, Nhật Bản. Lễ hội thường niên nhằm xua đuổi tà ma này được tin bắt nguồn từ một sự kiện hồi thế kỷ 16.
Ảnh: Japan Times Lễ hội Ngưu quỷ chính thức được tổ chức vào năm 1950 với tên gọi ban đầu là Uwajima Shoko. Sự kiện bắt đầu có thêm nghi thức diễu hành hình nộm ngưu quỷ vào năm 1967 và đến năm 1996 thì được đổi tên thành Uwajima Ushi-oni như ngày nay.
Người dân địa phương sử dụng vải đỏ, lá cọ phủ khung tre và gỗ để chế hình nộm ngưu quỷ dài 5 - 6 mét với đuôi hình thanh kiếm và cổ rất dài cho lễ diễu hành. Theo quan niệm truyền thống, khi chiếc cổ dài của hình nộm chạm vào ngôi nhà nào thì ngôi nhà đó đã được xua đuổi tà ma.
Lễ hội chạy cùng bò tót ở Tây Ban Nha
Ảnh: Wikimedia Lễ hội Fiesta de San Fermin, còn được biết đến với tên gọi lễ hội chạy cùng bò tót Pamplona, diễn ra vào tháng 7 hàng năm ở Pamplona, Tây Ban Nha nhằm tưởng nhớ vị thánh bảo trợ của thành phố. Dù ra đời từ cách đây hàng trăm năm nay, nhưng lễ hội chỉ thực sự thu hút sự chú ý của du khách cách đây gần 100 năm, sau khi đại văn hào Ernest Hemingway cho xuất bản cuốn truyện nổi tiếng Fiesta, trong đó có miêu tả về lễ hội với những cuộc lùa và đấu bò tót gay cấn, hấp dẫn.
Theo truyền thống, trong một tuần diễn ra lễ hội, hàng ngày sẽ có 6 con bò tót dẫn đường cùng 6 con bò tót hung hãn khác được thả vào trong những khu phố chật hẹp và nhiệm vụ của người chơi là chạy về đích nhanh nhất có thể.
Tham gia cuộc rượt đuổi giữa người và bò cùng với người dân bản xứ là khách du lịch đến từ khắp năm châu. Hai bên đường có rào gỗ chắn và trên các bậu cửa sổ, ban công là hàng trăm nghìn người dân địa phương và khách du lịch đứng xem, cổ vũ.
Ảnh: Wikimedia Sự mạo hiểm của trò chơi được tin tạo nên sức hấp dẫn của lễ hội. Lũ bò tót hung hãn khi bị lùa sẽ hăng máu rượt đuổi người trên những cung đường định sẵn và không ngần ngại giẫm đạp lên bất cứ chướng ngại vật nào trên đường cũng như xiên thẳng đôi sừng của chúng vào đó.
Năm nào nhà chức trách địa phương cũng nhận được báo cáo về những trường hợp người thương tích trong khi tham gia lễ hội. Dù Greenpeace và các tổ chức bảo vệ động vật như PETA đã nhiều năm lên án trò chơi, nhưng Fiesta de San Fermin vẫn tiếp diễn như bao lễ hội thường niên khác ở Tây Ban Nha, thu hút hàng triệu du khách hiếu kỳ.
Tuấn Anh
Lý do biểu tượng của Phố Wall là một chú bò đực
Đằng sau chú bò vạm vỡ với dáng vẻ như muốn lao mình về phía trước, là một câu chuyện điển hình cho giấc mơ của bao người trong lần đầu đặt chân đến New York hoa lệ.
">Những lễ hội độc, lạ về trâu bò trên thế giới
Những ngày qua, hình ảnh một thầy giáo người nước ngoài cầm tấm biển “Không có công việc, giúp tiền mua thức ăn. Cảm ơn!” đứng tại đường Võ Văn Kiệt giao nhau với Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) thu hút sự quan tâm của dư luận.
Người thầy giáo Anh này tên J.D. Ông đến Việt Nam năm 2003, làm việc ở TP.HCM trong 6 năm rồi trở về nước. Đến năm 2015, ông quay trở lại Việt Nam và làm giáo viên Tiếng Anh cho các trung tâm ngoại ngữ.
Thế nhưng, dịch bệnh khiến các trung tâm phải tạm ngừng hoạt động, trường học đóng cửa khiến thầy J. rơi vào cảnh thất nghiệp trong suốt 3 tháng.
Không có tiền để ăn, việc trở về nước cũng gần như không thể, thầy J. bỗng chốc rơi vào cảnh khốn khó khi không có đủ tiền trả tiền thuê nhà.
Trước đó, thầy J. là giáo viên của một trung tâm Tiếng Anh có văn phòng đóng trên địa bàn quận 3. Ngoài ra, thầy J. cũng tham gia giảng dạy Tiếng Anh tích hợp cho một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Lúc chưa xảy ra dịch Covid-19, mỗi tiếng đồng hồ dạy ở trường tiểu học, thầy J. nhận được 300.000 - 400.000 đồng. Nếu chăm chỉ dạy cả tuần thì số tiền thầy J. nhận được khá lớn.
Nhưng đến khi dịch bệnh xảy đến, không có tiền sinh sống nên thầy J. đã cầm tấm biển đứng xin tại đường Võ Văn Kiệt giao nhau với Nguyễn Tri Phương.
Theo vị giáo viên này, trung bình mỗi ngày ông nhận được khoảng 10 USD. Số tiền này được ông sử dụng để mua thức ăn và trang trải chi phí sinh hoạt.
Chia sẻ với Youtuber Phong Bụi, ông J. buồn rầu nói: "Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên, cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn này. Nhưng điều tôi muốn hơn có việc làm. Không có việc làm, không có lương, tôi chỉ có thể đứng bên đường mong sự giúp đỡ từ một số người tốt bụng".
Được biết, ông J. không lập gia đình, cha mẹ ở Anh đều đã qua đời. Ông còn người em gái đã kết hôn nhưng cũng gặp khó khăn và còn phải lo cho gia đình.
Người thanh niên tìm tới nơi ông J. trọ gửi tặng 1 triệu đồng, nhưng ông J. từ chối (Ảnh: Huy Minh)
Trưa ngày 13/4, chúng tôi ra góc đường Võ Văn Kiệt giao với Nguyễn Tri Phương, nơi ông J. đứng xin tiền, để tìm nhưng không thấy. Chủ một cửa hàng bán vật liệu xây dựng nói tầm 10h sáng ông J. hay ra đứng, còn buổi chiều thì không. Liên lạc qua điện thoại, ông từ chối gặp mặt và nói sẽ không trả lời thêm nữa các câu hỏi về hoàn cảnh của mình. Ông bảo cũng không nhận thêm quà của mọi người nữa vì đã nhận đủ, và bây giờ ông sẽ tắt điện thoại.
Báo Thanh Niên thông tin sau khi đăng tải câu chuyện, J.D nhận được nhiều cuộc gọi, nhiều người liên hệ để đến dạy kèm con cháu họ. Ông bày tỏ sự cảm kích về tấm lòng của những người Việt.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tìm tới tới nơi ông J. ở trọ trong một con hẻm ở đường Võ Văn Cừ. Ban đầu, chúng tôi chỉ gặp được mấy người hàng xóm. Họ cho biết ông J. đã về khu này sống khoảng 5 năm. Khoảng chừng nửa tháng nay, ông J. mới đi xin tiền.
"Bữa đó, ông không có tiền, gặp ngoài ngõ mới mượn cô 100 nghìn. Nhưng cô vừa đi chợ về còn có 50 nghìn nên đưa ông ấy. Mấy bữa sau, ông J. trả lại tiền cho cô rồi" - cô Hằng kể.
Bác Ba thì mau mắn bảo mấy hôm trước ông J. đi mua mì với trứng về ăn, sau chỉ thấy đi mua mì không. Đến hôm xem mạng thấy đưa ảnh ông J. đứng ở Nguyễn Tri Phương mới nhận ra "ông Tây gần nhà mình".
"Trong khu này, mọi người không chơi với nhau đâu, hầu như nhà nào biết nhà đấy. Căn nhà ông J. ở trọ cũng đóng cửa suốt". Vậy nên, những người hàng xóm thân thiện này nói lúc đầu, khi ông J. chưa cầm theo tấm bảng ghi chữ mà chỉ mượn tiền những người xung quanh thì không ai biết ông này khó khăn tới mức phải ra đường đứng xin tiền.
Thương cảm ông Tây mà các bà các cô bảo "chẳng biết bao nhiêu tuổi, chỉ thấy già", nên khi có người đến khu này hỏi thông tin của ông để cho quà, các cô cho ngay địa chỉ.
Những người hàng xóm kể từ hôm qua tới giờ có khá nhiều người đến tìm ông J.. Người cho 500 nghìn đồng, người cho gói bánh, cho mì, cho thùng nước uống...
Trong lúc chúng tôi đang đứng trò chuyện, một thanh niên đi xe đến tìm ông J để cho tiền. Thấy anh này cũng không gọi điện được cho ông J., mấy người hàng xóm nhanh nhẹn ra đứng trước cổng gọi với lên hộ.
Cánh cổng đóng kín nãy giờ mở, ông J. dắt xe ra. Ông từ chối 1 triệu đồng người thanh niên đưa tặng, rồi lặng lẽ lên xe đi mất.
Đại sứ quán đã nắm thông tin
Xem câu chuyện của giáo viên này, chị Phan, ở TP.HCM cho rằng ông J. rơi vào tình cảnh như hôm nay một phần do chưa biết chi tiêu hợp lý. Nếu ông biết phân chia số tiền này hợp lý sẽ không lâm vào cảnh đường cùng khi dịch bệnh xảy không còn đồng nào.
“ Rất nhiều người nước ngoài thất nghiệp họ tới Việt Nam sinh sống dư dả với khoản trợ cấp vì chi phí thấp, không phải chịu các khoản phí thuế khác. Thu nhập của ông J. chắc hẳn là hơn họ nhưng bản tính của người tây là có từng nào xài từng đấy nên không tiết kiệm. Với số tiền thu nhập ở ông J. nếu là người Việt thì sẽ không rơi vào cảnh như vậy”- chị Phan nói.Nhiều người thì thông cảm với ông J. Do dịch Covid-19, nhiều người lao động rơi vào cảnh tương tự như ông J. Ở lĩnh vực giáo dục việc các trường tư, trung tâm ngoại ngữ đóng cửa khiến nhiều giáo viên rơi cảnh thất nghiệp. Đặc biệt với những người không phải là nhân viên cơ hữu nên không được hưởng bất kì chính sách nào. Khi không có lương, cùng với áp lực các khoản phải chi trả thì việc phải ra đứng đường xin tiền là đương nhiên. Đây cũng là cách để họ bám trụ chờ qua dịch bệnh.
Trao đổi với VietNamNet chiều 13/4, một nhân viên của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho biết phía đại sứ quán đã nắm được thông tin về trường hợp thầy giáo người Anh này.
“Bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán đã liên hệ tới công dân Anh này và đang hỗ trợ về mặt lãnh sự công dân cho ông, bao gồm nhiều đầu việc”, một nhân viên của đại sứ quán Anh cho hay.
Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với khó khăn mà vị giáo viên nước ngoài này gặp phải khi dịch Covid-19 bùng phát. Một nhà báo ở TP.HCM cho hay đã giới thiệu ông J. tới dạy ở một trường trực tuyến liên kết với giáo dục Mỹ và được xem xét.
Tuy nhiên, để được chấp nhận vào dạy, phía trường này sẽ kiểm tra xem ông J. có đạt các tiêu chuẩn không. Ngoài ra, trường cũng muốn lắng nghe mong muốn của vị giáo viên này bởi việc dạy được tiến hành online, và ở tuổi như ông liệu có đủ kỹ năng phù hợp để thực hiện.
Huy Minh - Huyền Anh - Thanh Hùng
Giảng viên đại học Anh trước nỗi lo mất việc vì Covid-19
Các trường đại học tuyển dụng rất nhiều giảng viên theo dạng hợp đồng có kỳ hạn. Họ chính là những người có khả năng thất nghiệp cao nhất vì đại dịch Covid-19.
">Thầy giáo Tây mất việc cầm bảng 'giúp tiền để mua thức ăn'