Mazda2 được trang bị động cơ SkyActiv-G 1.5L công suất 110 mã lực, mô-men xoắn 144 Nm đi kèm hộp số tự động 6 cấp. Đáng chú ý, Mazda2 là chiếc xe đầu tiên trong phân khúc có được hàng loạt các trang bị an toàn chủ động tiên tiến.
Tuy nhiên, không gian ngồi dành cho hành khách phía sau chật chội và giá bán trước đó có phần cao hơn các đối thủ là nguyên nhân khiến nhiều khách hàng chưa mấy mặn mà với lựa chọn Mazda2. Vì vậy, nếu bạn muốn mua một chiếc xe khác ngoài Mazda2, thì dưới đây sẽ là một vài lựa chọn tương đồng để tham khảo.
Giống như Mazda2, Nissan Almera cũng là mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan nên về cơ bản đây sẽ là chiếc xe có chất lượng hoàn thiện tốt hơn so với những mẫu xe được lắp ráp trong nước. Xe được phân phối gồm 2 phiên bản CVT và CVT cao cấp với giá bán từ 539-595 triệu đồng.
Về ngoại hình, Nissan Almera được nhiều người đánh giá có thiết kế thể thao, hiện đại không kém đối thủ đồng hương Mazda2. Nội thất chú trọng đến trải nghiệm người dùng với điều hòa tự động, ghế bọc da cùng không gian hàng ghế sau rộng rãi.
Nissan Almera được trang bị động cơ 1.0 Turbo cho công suất 100 mã lực nhưng mô-men xoắn lại lớn nhất phân khúc khi đạt 152-160 Nm kết hợp cùng hộp số tự động vô cấp.
Tính đến thời điểm hiện tại, đây là mẫu sedan hạng B đầu tiên tại Việt Nam được trang bị động cơ tăng áp dung tích nhỏ. Điều này giúp cho mẫu xe của Nissan cân bằng khả năng vận hành và khả năng tiết kiệm tiết kiệm nhiên liệu.
Nếu muốn tìm kiếm một chiếc xe sedan cỡ B mang phong cách thể thao thì khó có thể bỏ qua Honda City khi thế hệ hiện tại đã khắc phục được nhiều vấn đề về thẩm mỹ của mẫu xe tiền nhiệm.
Honda City ra mắt thị trường Việt vào tháng 12/2020 và mới đây vào tháng 7/2023 đã được nâng cấp nhẹ với sự bổ sung thêm một số trang bị tiện nghi và tính năng an toàn Sensing đã có mặt trên toàn bộ các phiên bản.
Điều này giúp cho Honda City vượt qua Mazda2 để trở thành mẫu xe cỡ B có được các trang bị an toàn cao cấp nhất phân khúc. Không những vậy, giá bán của Honda City chỉ tăng nhẹ 5-10 triệu đồng, dao động từ 559-609 triệu đồng.
Honda City vẫn sử dụng động cơ 1.5L i-VTEC công suất 119 mã lực, mô-men xoắn 145 Nm cùng hộp số tự động vô cấp CVT. Điểm mạnh của Honda City không chỉ nằm ở thiết kế ngoại thất bắt mắt, động cơ mạnh mẽ mà còn cả ở không gian bên trong rất rộng rãi không thua kém một chiếc xe cỡ C.
Ngược lại, nhược điểm của Honda City là có bán kính vòng quay lớn, hệ thống treo cứng, điều hòa làm mát chậm và không lạnh sâu.
Hyundai Accent là cái tên luôn được nhắc tới trong danh sách những mẫu xe bán chạy nhất thị trường. Có được điều này là nhờ mẫu xe sedan cỡ B của Hàn Quốc hài hòa được nhiều yếu tố từ ngoại hình hiện đại, trang bị tiện nghi phong phú và giá bán hấp dẫn.
Hyundai Accent thế hệ hiện hành gia nhập thị trường Việt từ năm 2017 và có màn nâng cấp đáng kể vào cuối năm 2020. Xe có 4 phiên bản với giá bán từ 426-542 triệu đồng nhưng thực tế người mua luôn được ưu đãi với giá bán thấp hơn nhiều so với giá niêm yết.
So với Mazda2, Hyundai Accent ăn điểm ở cấp độ tiện nghi như bảng đồng hồ kỹ thuật số, màn hình giải trí lớn, điều hòa tự động có màn hình hiển thị, ghế ngồi bọc da, cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau, gương chống chói tự động, cửa sổ trời, đèn pha tự động, gạt mưa tự động... Không gian hàng ghế sau nhỉnh hơn chút ít so với mẫu xe đến từ Nhật Bản.
Tuy nhiên, sức mạnh của Hyundai Accent lại thất thế khi chỉ sử dụng động cơ 1.4L cho công suất 98 mã lực, mô-men xoắn 132 Nm. Hộp số tự động 6 cấp lại không tối ưu nên khả năng tiết kiệm nhiên liệu không cao. Bên cạnh đó, Hyundai Accent chưa có những tính năng an toàn chủ động cao cấp.
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đến thời điểm này, hộ chiếu vắc xin điện tử đang được hiển thị trên ứng dụng PC-Covid. Người dân có thể truy cập ứng dụng này, vào mục hộ chiếu vắc xin hiển thị trên màn hình. Bên cạnh đó, hộ chiếu vắc xin được cập nhật trên ứng dụng Sức khỏe điện tử. Thời gian tới, sẽ có thêm trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng.
Theo Cục Công nghệ thông tin, người đã tiêm chủng và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sẽ được ký số xác nhận hộ chiếu vắc xin mà không phải làm thủ tục gì thêm.
Khi thông tin tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng hoặc trên Sổ Sức khỏe điện tử có sai sót, người dân liên hệ với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật. Ngoài cách liên hệ trực tiếp, người dân có thể phản ánh trên cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, đến ngày 21/5, cả nước đã tiêm được tiêm 219.047.772 liều vắc xin Covid-19. Trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 198.219.012 liều (mũi 1, mũi 2, mũi 3, mũi bổ sung, nhắc lại). Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.423.280 liều, còn trẻ từ 5-11 tuổi là 3.405.480 liều.
Trước đó, Bộ Y tế cũng thông báo hạn chót để hoàn chỉnh dữ liệu tiêm chủng trên cả nước là trước ngày 1/6/2022.
Linh Giao
Như ICTnews đã đưa tin, ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Chương trình nhằm giải quyết thách thức, tận dụng tối đa cơ hội, khai thác lợi thế đặc thù của Việt Nam để đi nhanh và đi đầu, tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn lực, huy động sức mạnh toàn dân trong thực hiện chuyển đổi số, thay đổi thứ hạng quốc gia trên thế giới.
Tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mới được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ 6 quan điểm: Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; Người dân là trung tâm của chuyển đổi số; Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số; Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số
Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.
Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Người dân là trung tâm của chuyển đổi số
Thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong thế giới số. Hình thành văn hóa số gắn với bảo vệ văn hóa, giá trị đạo đức căn bản của con người và chủ quyền số quốc gia. Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.
Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số
Thể chế phải đi trước một bước. Chính phủ kiến tạo thể chế, chính sách nhằm sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát; hình thành văn hóa chấp nhận và thử nghiệm cái mới; làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo. Chính phủ đẩy nhanh tiến trình phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu.
Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cũng xác định, phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.
Hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt là thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội, từ đó, tạo lực kéo tiến trình chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước. Tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, tiên phong áp dụng công nghệ mới, mô hình mới vào Việt Nam.
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công, bền vững
Cùng với đó, theo Chương trình, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cũng được xác định là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.
Yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nêu rõ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán khi triển khai, có một cơ quan điều phối chung.
Trong đó, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có tính động, mở, bao trùm, tạo nền móng, làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp phải coi chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng trong chỉ đạo, điều hành và căn cứ tình hình cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp để quyết định xây dựng đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong hoạt động của mình. Nội dung chuyển đổi số quốc gia phải được chỉ đạo, giám sát, đánh giá định kỳ hằng năm, giữa nhiệm kỳ, 5 năm.
Vân Anh
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt=""/>6 quan điểm chính về chuyển đổi số tại Việt Nam