-
Soi kèo góc Bodo Glimt vs Twente, 00h45 ngày 21/2
-
“Thành Koi” là cách khán giả gọi tên Phạm Thành, chàng DJ sinh năm 1995, có phong cách chơi nhạc cá tính và nổi loạn. Mỗi tối, Thành chạy show khoảng 4-5 nơi đều là những vũ trường hoặc tụ điểm giải trí có tiếng ở Hà Nội. Anh thu hút khán giả bằng những bản nhạc Việt cũ được mix lại với phong cách trẻ, kết hợp nền nhạc quốc tế hiện đại.  |
Trang cá nhân của Phạm Thành có khoảng 95 nghìn người theo dõi và một số video trên YouTube do Thành chơi nhạc đạt 1,2 triệu lượt nghe. |
Phạm Thành đến với nghề DJ như một cái duyên. Cách đây vài năm, trong lần tham dự sinh nhật của người bạn, Thành như bị thôi miên khi chứng kiến các DJ “đốt cháy” không gian bằng âm nhạc. “Những khoảnh khắc bùng nổi âm thanh, những tiếng vỗ tay của khán giả khiến tôi nảy ra trong đầu ý tưởng theo đuổi công việc lạ lẫm này”, DJ Phạm Thành chia sẻ.
Chàng trai chưa đầy 20 tuổi khi đó không nghĩ DJ là nghề, mà chỉ đi theo tiếng gọi của đam mê. Anh mày mò học mix nhạc qua interner, tham gia các diễn đàn dành cho các DJ để tích lũy kinh nghiệm. Thành được người thầy của mình là DJ Nhân “trọc” truyền cảm hứng và chỉ bảo những bước cơ bản. Từ con số 0 tròn trĩnh, Thành từng bước xây dựng thương hiệu “Thành Koi” bằng lối chơi nhạc bản năng nhưng thỏa mãn thị hiếu số đông.
Ngày đầu theo nghề, Phạm Thành đối mặt nhiều thử thách. Bố mẹ anh lo lắng con trai sẽ mưu sinh ra sao với công việc trong môi trường nhạy cảm. Lịch làm việc trái giờ, ban ngày Thành ngủ còn ban đêm đi làm. Những lúc sức khỏe không đảm bảo hay chơi nhạc chưa ưng ý, Thành buồn nhưng tự động viên “đây là con đường mình đã chọn”.
“Ánh sáng được bật lên, trước khán giả, tôi say sưa chơi những bản mình thích theo cách không giống ai. Người ta gọi tên ‘Thành Koi’, vỗ tay, cuồng nhiệt theo tôi. Lúc đó tôi cảm thấy chẳng khó khăn nào mà mình không vượt qua được”, chàng DJ 9X kể về hạnh phúc khi theo đuổi công việc này.
Hơn 4 năm là chặng đường không dài, nhưng đủ để Thành trải nghiệm cuộc sống của một DJ và biết điều mình thực sự cần để vươn xa hơn trong sự nghiệp.
“24 tuổi, những gì tôi đạt được chưa gọi là thành công nhưng bước đầu tạo động lực để tôi tiếp tục cố gắng. Tôi kỳ vọng được khán giả Việt Nam biết đến nhiều hơn nữa sau đó tiếp cận thị trường giải trí nước ngoài”, Thành tâm sự.
Hồng Nhung

Dàn hot girl đam mê tốc độ: Người là cảnh sát, kẻ là rich kid xứ Huế
Helly Tống, Hoài Thương và Hồng Thủy là các cô gái gây chú ý khi đăng ảnh "thả dáng" và điều khiển những chiếc môtô phân khối lớn.
" alt="Chàng trai chọn nghề DJ chia sẻ nỗi lo lắng của bố mẹ"/>
Chàng trai chọn nghề DJ chia sẻ nỗi lo lắng của bố mẹ
-

 |
Daniel Jones trong đêm nhạc Lời Bác dặn trước lúc đi xa |
Daniel Jones là một giáo viên tiếng Anh, người mẫu, anh tham gia nhiều chương trình nghệ thuật ở Hà Nội trong thời gian qua.
Sống ở Việt Nam đã ba năm, chàng trai sinh năm 1995 này chia sẻ rằng anh đến Việt Nam lần đầu tiên năm 17 tuổi. Vì mong muốn tìm hiểu về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam nên anh quyết định học tiếng Việt qua mạng, đồng thời hợp tác với một trung tâm ngoại ngữ để dạy tiếng Anh, cải thiện khả năng giảng dạy và tiếp thu thêm nhiều vốn tiếng Việt.
Chính vì thế mà giờ đây Daniel có thể nói, hát và diễn kịch bằng tiếng Việt như người Việt. Nhiều khán giả khi nghe Daniel hát đều cho rằng dù tiếng Việt không phải tiếng mẹ đẻ nhưng đều thấy rằng, anh đã truyền tải được sự nồng nàn cảm xúc qua từng câu hát.
 |
Yêu nghệ thuật từ nhỏ nên ngay khi có cơ hội được hát và biểu diễn tại Việt Nam, Dan lập tức nắm bắt. |
“Trước khi hát và diễn trong hai trương trình giao lưu nghệ thuật “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” và vở kịch “Sao độc lập”, Dan đã trò chuyện với những bạn bè người Việt, tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về lịch sử Việt Nam. Đặc biệt là những chia sẻ về Hồ Chí Minh đã khiến Dan vô cùng xúc động và trân quý Người. Chính vì thế Dan mới có nhiều cảm xúc để hát và diễn kịch về Bác”, Daniel cho biết.
Daniel thích được khám phá văn hóa Việt Nam vì những điều đặc biệt không thể nói bằng lời.
Ngoài lịch sử, văn hóa Việt Nam thật nhiều màu sắc, đa dạng, phong phú, đáng ngưỡng mộ thì điều anh thích nhất đó là mọi người thường giúp đỡ nhau, chăm sóc nhau từ gia đình đến việc quan tâm hàng xóm, những người xung quanh. Theo Daniel thì văn hóa này không nhiều ở nước Anh, nó cho Daniel cảm thấy Việt Nam là một nước đáng sống.
 |
Daniel đi dạy tiếng Anh cho người Việt Nam |
Không chỉ có ngoại hình đẹp, giọng hát hay và diễn kịch tốt, Daniel còn bén duyên với nghề người mẫu. “Nghề mẫu cũng rất tình cờ. Khi Dan đăng ảnh trên facebook chụp cùng với bạn bè, có một công ty đã liên hệ với Dan để chụp ảnh mẫu và trình diễn các mẫu thời trang. Tôi yêu đất nước bạn và muốn được làm việc trên đất nước của bạn bằng tất cả trái tim và niềm đam mê của tôi”, Daniel nói.
Nói về dự định sắp tới, Daniel cho biết anh sẽ tiếp tục học tiếng Việt và tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa, lịch sử Việt Nam, đồng thời sẽ tích cực tham gia lĩnh vực nghệ thuật.

Em gái Văn Lâm nắm tay anh ra sân trong trong trận đấu của Muangthong
Đặng Thanh Giang - em gái thủ môn Lâm Tây - không giấu được niềm vui khi có trải nghiệm đáng nhớ cùng anh trai trong trận đấu gần đây của Muangthong United tại Thái Lan.
" alt="Chàng trai người Anh yêu tha thiết văn hóa Việt"/>
Chàng trai người Anh yêu tha thiết văn hóa Việt
-
Liên hoan sân khấu quốc tế thử nghiệm lần thứ 4 đã chính thức khép lại vào tối 13/10 sau 9 ngày diễn ra với nhiều cảm xúc và cách nhìn về nghệ thuật sân khấu, thể hiện khát vọng sáng tạo trong biểu diễn của các nghệ sĩ.Liên hoan lần thứ 4 thu hút 7 nước quốc tế: Ấn, Độ, Israel, Hungary, Hàn Quốc, Hy Lạp, Singapore, Trung Quốc, Việt Nam, có 14 vở từ 14 đơn vị công lập và ngoài công lập. NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam nhận định nhiều vở diễn đầy tính thử nghiệm, sáng tạo và hấp dẫn khán giả. Liên hoan là cơ hội học hỏi từ các đoàn nghệ thuật quốc tế.
 |
Đại diện các Nhà hát và đơn vị nghệ thuật nhận Huy chương Vàng cho tác phẩm. |
Sau gần 10 ngày thi sôi nổi, nghiêm túc với nhiều tìm tòi, sáng tạo, BTC đã trao 20 giải Vàng và 35 giải Bạc cho các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế biểu diễn xuất sắc, có nhiều sáng tạo trong các vai diễn. Huy chương Vàng cũng được trao tặng cho 4 vở diễn, Huy chương Bạc cho 5 vở diễn sáng tạo, đạt chất lượng cao trong lễ bế mạc.
Cụ thể, giải thưởng vở diễn xuất sắc nhất đã thuộc về các tác phẩm: “Thân phận nàng Kiều” (Nhà hát Múa Rối Việt Nam), “Sự sống” (Nhà hát kịch Việt Nam), “Cậu Vanya” (Nhà hát Tuổi Trẻ), “Bpolar” (đoàn nghệ thuật Ayit - Israel).
Trong số 4 vở này, “Sự sống” là vở diễn đánh dấu sự hợp tác giữa Nhà hát Kịch Việt Nam và Nhật Bản. Cụ thể, vở diễn do ông Hiroyuki Muneshige và cố NSND Anh Tú đồng đạo diễn.
Cũng ở hạng mục giải thưởng tác phẩm, BTC Liên hoan đã trao Huy chương Bạc cho 5 vở diễn: “Cánh đồng đẫm máu” (Hy Lạp), “Macbeth Mirror” (đoàn Ấn Độ), “Câu chuyện về bức tranh cổ” (Trung Quốc), “Dưới cát là nước” (Nhà hát Thế giới trẻ), “Ngàn năm mây trắng” (Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam).
 |
Thu Quỳnh giành giải vàng ở Liên hoan sân khấu thử nghiệm. |
Trong 20 giải vàng diễn viên, Thu Quỳnh khẳng định độ chín với một giải vàng tiếp theo. Vai diễn Sonia trong vở "Cậu Vanya" giúp Thu Quỳnh giành Huy chương vàng biểu diễn. Vở "Cậu Vanya" cũng mang lại giải vàng diễn xuất của Đức Khuê (Nhà hát Tuổi trẻ). Vở "Sự sống" cũng đem lại huy chương vàng biểu diễn cho NSƯT Trịnh Mai Nguyên.
Đặc biệt, diễn viên Quách Thu Phương sau một thời gian dài nghỉ diễn đã quay lại với một vai chính trong “Dưới cát là nước” cũng đoạt được Huy chương Vàng. Có người nhận xét nữ diễn viên này “nghỉ diễn hơn 10 năm nhưng khi trở lại vẫn toả sáng lung linh và làm thổn thức bao trái tim khán giả yêu sân khấu”.
NSND Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Liên hoan nhận xét, liên hoan lần này là cuộc chơi của thế hệ diễn viên trẻ với nhiều khát vọng sáng tạo trong biểu diễn.
“Một số vở Việt Nam chưa có được những tìm tòi mới, chúng ta chỉ quen một cách kể một nội dung, một sự kiện trong khi chúng ta rất cần có nhiều cách kể một nội dung. Thử nghiệm sẽ là một phương thức khắc phục. Chúng ta thiếu các yếu tố mới lạ trong sáng tác và đạo diễn”, NSND Trần Minh Ngọc phát biểu.
Tình Lê

Bảo Hân gọi Thu Quỳnh là người yêu
Vào ngày sinh nhật của Thu Quỳnh, Bảo Hân gửi lời chúc đến đàn chị và gọi cô là "người yêu em".
" alt="Thu Quỳnh giành giải vàng ở Liên hoan sân khấu thử nghiệm"/>
Thu Quỳnh giành giải vàng ở Liên hoan sân khấu thử nghiệm
-
Nhận định, soi kèo HNK Vukovar vs Rudes Zagreb, 21h00 ngày 19/2: Cơ hội leo đỉnh
-
Chia sẻ với VietNamNet, NSND Hồng Vân cho biết: "Tôi đã buồn từ hôm qua đến giờ nhưng không còn lựa chọn nào khác. Vì vé các suất diễn hôm nay và ngày mai (1 - 2/2) đều đã bán hết nên đành diễn nốt. Xong suất cuối cùng ngày mai, tôi cho các em nghỉ vì dịch bệnh nguy hiểm lắm. Tôi nói điều này, các em cũng đồng tình với tôi. Đóng cửa hai sân khấu không phải chuyện nhỏ nhưng đóng vẫn phải đóng thôi. 10 ngày là con số dự kiến cho đến ngày lễ Tình nhân (14/2) mở lại nhưng tôi sẽ tùy tình hình dịch bệnh mà tính tiếp.
Những suất diễn gần đây, khán giả đến rạp tôi đeo khẩu trang trắng cả khán phòng, nhìn mà hết hồn, xúc động vô cùng. Tôi vừa thương vừa lo cho khán giả, cho các em diễn viên của mình đành đóng cửa.
Ngay cả các em học viên, theo lịch ngày 4/2 đến lớp lại tôi cũng đã thông báo tạm nghỉ học để em nào chuẩn bị lên TP. HCM có thể cân nhắc lại lịch trình.
Hiện giờ, hai đứa lớn nhà tôi ở Mỹ, còn vợ chồng tôi và Bí Ngô ở đây. Mỗi buổi sáng, sau khi ngủ dậy, tôi thường mở toang tất cả cửa cho thông thoáng rồi xông bồ kết khô bằng than các phòng trong nhà. Tôi làm việc này hằng ngày".
 |
Sân khấu kịch Hồng Vân ở Chợ Lớn, quận 5 TP. HCM ngày khai trương. |
Bà bầu không khỏi tiếc nuối khi phải đóng cửa hai sân khấu Phú Nhuận và Chợ Lớn vì đầu năm là thời điểm các sân khấu hoạt động sôi nổi nhất. Cụ thể, dịp Tết Canh tý vừa qua, hai sân khấu của Hồng Vân đạt doanh thu khả quan, các suất diễn đều bán gần sạch vé. Quyết định đóng cửa khiến NSND buồn rầu nhưng cô tin rằng giữa đại dịch, việc quan trọng nhất là giữ gìn sức khỏe cho chính mình và cho mọi người.
 |
Diễn viên đeo khẩu trang trong hậu trường trước giờ diễn ở sân khấu Thế giới trẻ. |
Ngoài sân khấu của Hồng Vân, các sân khấu khác vẫn diễn bình thường nhưng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona như: khán giả vào rạp phải đeo khẩu trang, rửa tay sát trùng trước khi vào xem... Vì đặc thù công việc, các diễn viên không thể đeo khẩu trang khi diễn trên sân khấu nhưng luôn đeo trong hậu trường hoặc khi di chuyển.
Cẩm Lan

NSND Hồng Vân và Minh Luân viếng mộ Anh Vũ mùng 5 Tết
- Vào mùng 5 Tết, NSND Hồng Vân và diễn viên Minh Luân đến viếng mộ, thắp hương cho cố nghệ sĩ Anh Vũ.
" alt="Hồng Vân đóng cửa hai sân khấu, xông bồ kết vì sợ cúm corona"/>
Hồng Vân đóng cửa hai sân khấu, xông bồ kết vì sợ cúm corona
-
Không chỉ má, mợ Bảy tôi cũng gọi cho tôi, vài ba ngày một cuộc, dù trước đây có khi cả năm mới gọi vài lần. Trong điện thoại, tôi thấy mợ cứ rơm rớm nước mắt khi nhắc về những cuộc “sinh ly tử biệt” mà bà xem qua tivi hay trên mạng xã hội. “Tội quá đi”, mợ tôi cảm thán rồi lại rưng rưng.Tôi hay khỏa lấp cảm xúc đó bằng một câu hỏi khác, nhưng rồi người lớn tuổi ở quê nhà vẫn luôn lo lắng mình hoặc con cái có chuyện gì đó. “Đường sá xưa nay đã xa, giờ cách trở nhiều hơn do dịch bệnh”, má tôi hiểu khả năng mà chúng tôi có thể gặp nhau như hứa hẹn vài ba tháng một lần là bất khả trong lúc này.
Tôi xa má 18 năm tròn kể từ khi khăn gói vào TP.HCM học. Đó cũng là một phần hai thời gian tôi đã sống trên đời này. Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có lúc, mình với má muốn gặp nhau cũng không thể được như lúc này. Con trai tôi chưa hiểu gì nhiều, 3 tuổi, đang ở với nội nhưng trong mỗi cuộc gọi cũng hay nói “nhớ ba nhiều".
Tôi thấy thương con vì phải xa ba và cũng thương chính mình vì xa má. Tất nhiên, tôi biết con mình không khuyết tình thương từ tôi cũng như tôi không khuyết tình thương từ má, dù chúng tôi ở rất xa nhau, cả ngàn cây số.
 |
BS Đặng Minh Hiệu gửi bình an cho má ở quê nhà Quảng Nam bằng những hình ảnh tích cực nơi tuyến đầu. |
Trong cuộc trò chuyện trong đêm muộn, tôi chúc cô Đắc, một người đồng hương sức khỏe. Cô cũng đang xa con mình, cậu út Đặng Minh Hiệu của cô là bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, người có nụ cười lay động cộng đồng mạng khi tham gia tuyến đầu, tình nguyện ra Bắc Giang chống dịch. Những ngày này, bác sĩ Hiệu cũng đang cùng đồng nghiệp chăm lo cho bệnh nhân Covid-19 khi dịch bệnh lây lan mạnh ở TP.HCM.
“Thương hắn lắm con à, lo cho hắn nữa”, người mẹ của bác sĩ Hiệu nói với tôi. Tôi biết, đó cũng là nỗi lòng của những ông bố bà mẹ khác có con tham gia chống dịch ở tuyến đầu hoặc có con đang ở trong vùng dịch.
Tôi cũng như bác sĩ Hiệu đều hiểu rằng, giờ phút này, món quà lớn nhất dâng tặng ba mẹ, người thân thương của mình chính là sự bình an. Bạn bè tôi những ngày này vẫn hay hỏi nhau “có ổn không”. Tôi chỉ dám trả lời là “hiện tại vẫn còn ổn”, vì chưa biết ngày mai thế nào. Dịch bệnh đã ngấm sâu trong cộng đồng với số ca nhiễm theo biểu đồ đi lên, có lúc đi ngang nhưng vẫn ở mức cao.
Ở quê nhà, má tôi dù lo nhưng vẫn trấn an tôi bằng cách “đêm nào má cũng tụng kinh cầu an cho con và Sài Gòn hết đó”. Về lòng hiếu đễ, dân gian có câu ca: “Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời/ Cầu cho cha mẹ sống đời với con”. Nhưng thời dịch bệnh, cha mẹ phương xa lại thắp hương khấn vái Phật trời gia hộ cho con cái mình ở TP.HCM không có bất trắc nào.
Trước cái chết ai mà không sợ. Nhưng rồi, ai cũng sẽ phải đối diện vì điều ấy sẽ đến với mình hoặc người thân của mình. Hồi còn nhỏ, tôi vẫn hay xin trời Phật “cho má với ngoại con sống lâu trăm tuổi, con xin nhường tuổi thọ của mình lại cho má, ngoại con”.
Tôi nghĩ nỗi sợ mất mát và tình thương đã thôi thúc tôi cầu nguyện điều đó dù lúc ấy bản thân chưa hiểu biết gì nhiều. Nhưng rồi ngoại tôi cũng mất ở tuổi 70 do bệnh nặng. Lần đầu tiên tôi cảm nhận mình mất đi một thứ quý giá và cảm thấy đau đớn đến vô cùng, tưởng chừng không thể vượt qua.
Rất may thời gian đã chữa lành nỗi đau ấy. Tôi thương ngoại nhiều và đã hoàn toàn nguôi ngoai nỗi đau ấy khi học được phép quán chiếu “người thân tôi không mất đi mà đang tồn tại ở một dạng sống mới”.
Thầy Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam dạy rằng, “một người chết đi là họ đang thay lớp áo cũ mục”. Ai hiểu được triết lý về sự tiếp nối trong lời dạy đó, thẩm thấu được lời giải thích về cái chết của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - “Đám mây không mất đi mà được biểu hiện thành mưa” - thì có lẽ sẽ bớt đau lòng trước cái chết của người thân thương, không còn quá sợ hãi trước cái chết của mình sẽ đến trong lúc nào đó.
Tôi đã từng nghĩ về cái chết nhiều lần và mỗi ngày vẫn hay đọc “thần chú”: Nếu chỉ còn một ngày để sống, mình phải sống thật hạnh phúc ngày ấy.
Thực sự, khi chúng ta luôn nghĩ rằng cuộc sống ngắn ngủi và mình sẽ chết bất cứ lúc nào thì ta sẽ sống tốt hơn, tích cực hơn mỗi ngày. Trong những gạch đầu dòng sống tốt và tích cực ấy có cả việc mình sẽ quan tâm đến người thân thương của mình nhiều hơn.
Má tôi sợ tôi sẽ chết nên mỗi ngày đã gọi điện thăm hỏi để chúng tôi được thấy nhau. Mợ tôi rất ít gọi cho tôi nhưng cũng gọi để chia sẻ chuyện này chuyện nọ ở quê, bày tỏ tình thương với đứa cháu phương xa.
Tôi nghĩ đó là những cái giật mình của nhiều người trong thời điểm dịch bệnh lan tràn này. Dường như Covid-19 đã nhắc nhở mỗi người về tình thương và sự quan tâm, đừng quên đó mới là điều quý giá trong đời này.
Rất nhiều khi chúng ta thiếu quan tâm một ai đó cho đến khi họ bệnh hoặc không còn nữa. Nhưng rồi, giữa lối sống gấp gáp, ta lại lãng quên nhanh chóng cảm giác có lỗi vì sự vô tâm ấy. Covid-19 giúp tô đậm hơn bài học mà mình dễ quên trước đó.
Tháng Bảy âm lịch được định danh là mùa hiếu hạnh, rộng hơn là mùa tri ân và báo ân. Tháng Tám âm lịch lại là mùa đoàn viên với ngày Tết Trung thu. Tôi gọi đây là những mùa thương. Khi chúng ta thương một ai đó mình sẽ quan tâm đến họ, đó là sự thụ hưởng vì ngay phút ấy mình cũng có hạnh phúc.
Sự kết nối trong những ngày này chắc chắn là vì tình thương. Một câu hỏi thăm, một cuộc gọi của con cái với ba mẹ và ngược lại là sự bơm sạc oxy cho tinh thần để mỗi người đang ở xa nhau không thấy khó thở vì những nỗi lo lắng ập về.
“Má yên tâm nha, dịch rồi sẽ ổn. Con sẽ tự bảo trọng bằng nguyên tắc 5K. Con đã tiêm hai mũi vắc xin rồi, nếu có nhiễm cũng nhẹ hơn… Trung thu năm sau con sẽ về với má”. Vì thương, tôi đã lấp bớt nỗi lo trong lòng má bằng những tin vui và sự cam kết an lành như vậy.
Trung thu này tôi chỉ có thể tặng má chừng đó, một chút bình an nơi “vùng đỏ”.
Lưu Đình Long

Trung thu mùa Covid: Rước đèn online, phá cỗ trực tuyến
Tết Trung thu rước đèn đi chơi... Nhưng đó là mọi năm, chứ không phải năm 2021! Với Hà Nội mến thương, tôi vẫn hy vọng tất cả chúng ta sẽ cùng đón Tết đoàn viên theo một cách đặc biệt nhưng an toàn.
" alt="Tết Trung thu của những đứa con xa mẹ"/>
Tết Trung thu của những đứa con xa mẹ
-
Bộ ba bức tranh "Three Studies ofLucian Freud" của danh họa Bacon vừa lập nên kỷ lục đấu giá mới.Người sở hữu bộ sưu tập đồng hồ Liên Xô hoành tráng" alt="Chiêm ngưỡng bộ tranh 3000 tỉ"/>
Chiêm ngưỡng bộ tranh 3000 tỉ