您现在的位置是:Thể thao >>正文
Everland tăng vốn điều lệ thêm 900 tỷ đồng
Thể thao978人已围观
简介Quang cảnh phiên khai mạc ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của EVG sáng 26/4/2022Nh&igr...
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/quang-canh-phien-khai-mac-dhdcd-thuong-nien-nam-2022-cua-evg-sang-2642022-9601bdf098b84278913457378998d32b.jpg)
Nhìn lại dấu ấn năm 2021
Năm 2021 mặc dù dịch Covid-19 bùng phát trên cả nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và người dân,ăngvốnđiềulệthêmtỷđồbóng đá cúp c1 châu âu nhưng đối với Tập đoàn Everland, năm 2021 vẫn là một năm có nhiều thành công.
Theo thông tin từ EVG, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 đã được kiểm toán, tổng doanh thu của EVG đạt 968,37 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 29,78 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 2.030 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 1.566 tỷ đồng, tăng trưởng khá cao so với năm 2020.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu tài chính cơ bản đều ở ngưỡng an toàn, nợ phải thu phải trả nằm trong sự kiểm soát, giá trị hàng tồn kho giảm, dư nợ tín dụng gần trở về mức 0 đồng. Đến nay EVG chưa dùng đòn bẩy tài chính và chưa sử dụng công cụ trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn, mà chủ yếu dùng vốn chủ sở hữu cho các hoạt động đầu tư. Đây là điều hiếm thấy trên thị trường đối với một doanh nghiệp niêm yết có quy mô đầu tư tương tự như EVG hiện nay.
Năm 2021, EVG cũng đã hoàn tất thủ tục tăng vốn điều lệ lên thành 2.152 tỷ đồng để phục đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư các dự án bất động sản mà tập đoàn đang triển khai và một phần để bổ sung vốn lưu động của tập đoàn.
Năm 2022: Kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận
Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của EVG đã được ĐHĐCĐ thường niên thông qua với các chỉ tiêu tăng trưởng mang tính đột phá: Tổng doanh thu hợp nhất đạt 2.200 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 4.200 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 127.9 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 102.3 tỷ đồng. Theo đánh giá của EVG, những chỉ tiêu này là hoàn toàn mang tính khả thi trong điều kiện nền kinh tế có sự phục hồi mạnh mẽ, các thị trường bất động sản, xây dựng, du lịch và dịch vụ đang ấm dần lên, tạo điều kiện thuận lợi để EVG đẩy mạnh các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình.
Trong năm 2022 EVG dự kiến sẽ đẩy mạnh triển khai hàng loạt dự án bất động sản tại Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Tháp… và bắt đầu mở bán sản phẩm bất động sản tại một số dự án đủ điều kiện. Qua đó sẽ ghi nhận một tỷ trọng đáng kể doanh thu bất động sản trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn.
Đón đầu làn sóng phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19, EVG và các công ty thành viên sẽ tung ra thị trường các sản phẩm tour mới hấp dẫn, gắn với các thương hiệu Crystal Holidays, Avtive Travel Asia, Mekong Rustic…
Ngoài ra, EVG cũng phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ du lịch mới lạ, độc đáo để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch trong và ngoài nước. Lĩnh vực du lịch và dịch vụ cũng được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của EVG.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/du-an-to-hop-du-lich-nghi-duong-va-giai-tri-crystal-holidays-harbour-van-don-do-tap-doan-everland-lam-chu-dau-tu-dang-duoc-trien-0c9d4e03cb55464db78945b24d20d93e.jpg)
Phát hành 900 tỷ đồng cổ phiếu để huy động vốn
Với quy mô các dự án bất động sản đô thị và du lịch nghỉ dưỡng đang triển khai lên đến hàng nghìn hec-ta trên toàn quốc, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn, trong khi đó chiến lược của EVG từ trước đến nay luôn là hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính và công cụ trái phiếu mà ưu tiên sử dụng vốn chủ sở hữu.
Để đáp ứng yêu cầu đó, ĐHĐCĐ thường niên của EVG cũng đã thông qua nghị quyết về việc phát hành tăng vốn điều lệ thêm 900 tỷ đồng (tương dương 90 triệu cổ phiếu) theo hình thức phát hành riêng lẻ, thời gian thực hiện trong năm 2022. Số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn thực hiện dự án Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Harbour Vân Đồn (Quảng Ninh) hiện đang được triển khai xây dựng và một phần bổ sung nguồn vốn lưu động.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/cac-thanh-vien-hdqt-nhiem-ky-2022-2027-vua-duoc-bau-ra-mat-dai-hoi-9c3e3f91afa94854967b665480a4abff.jpg)
Bầu HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới
Một nội dung quan trọng khác là ĐHĐCĐ thường niên 2022 đã tiến hành bầu HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 để thay thế cho HĐQT đã hết nhiệm kỳ và bầu thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022.
Theo kết quả bầu cử được công bố tại Đại hội, HĐQT mới được bầu gồm 5 thành viên. Trong đó có 4 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 được tái cử gồm các ông bà: Lê Đình Vinh, Nguyễn Thúc Cẩn, Dương Thị Vân Anh và Lê Đình Tuấn, và 01 thành viên HĐQT độc lập được bầu mới là ông Ngô Việt Hưng. Đồng thời, 2 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022 cũng đã được tái cử làm thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027 là ông Nguyễn Hà Nguyên và bà Nguyễn Minh Huệ.
Các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát mới được bầu cam kết cùng nhau gánh vác trọng trách quan trọng là đưa EVG phát triển tăng tốc, đột phá trong năm 2022 và những năm tiếp theo để trở thành một nhà đầu tư phát triển hệ sinh thái bất động sản, du lịch chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường.
PV
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Everton vs Liverpool, 2h30 ngày 13/2: Derby chênh lệch
Thể thaoHoàng Ngọc - 12/02/2025 09:08 Ngoại Hạng Anh ...
【Thể thao】
阅读更多Các CEO công nghệ châu Âu kêu gọi chính sách đối phó Big Tech Mỹ
Thể thaoCEO Thomas Plantenga của ứng dụng bán lại quần áo Vinted chia sẻ tại Web Summit2024. Ảnh: Web Summit.
Các CEO công nghệ châu Âu đang kêu gọi các quốc gia trong khu vực hành động mạnh mẽ hơn để hạn chế sự ảnh hưởng của các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ và giảm sự phụ thuộc vào các công ty này trong các công nghệ quan trọng như trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống, theo CNBC.
Đối phó với Big Tech Mỹ
Chiến thắng của ông Trump là chủ đề chính tại hội nghị Web Summit 2024 ở Lisbon (Bồ Đào Nha) vừa qua. Tại hội nghị, nhiều sếp công ty công nghệ hàng đầu châu Âu đã chia sẻ lo lắng về những gì có thể diễn ra từ tổng thống Mỹ mới đắc cử, nhất là khi sự khó đoán của ông Trump được xem là một thách thức lớn hiện nay.
Andy Yen, CEO của nhà phát triển VPN Proton (Thụy Sĩ) cho rằng châu Âu cần học hỏi chính sách bảo hộ của Mỹ và áp dụng cách tiếp cận “Ưu tiên châu Âu” trong lĩnh vực công nghệ. Mục tiêu là nhằm đảo ngược xu hướng đã diễn ra suốt 2 thập kỷ qua khi hầu hết công nghệ quan trọng của phương Tây, từ trình duyệt web đến điện thoại thông minh, đều bị chi phối bởi một số công ty công nghệ lớn của Mỹ.
“Đã đến lúc châu Âu phải đứng lên. Đã đến lúc táo bạo hơn, quyết đoán hơn. Và thời điểm đó chính là bây giờ, khi Mỹ có một nhà lãnh đạo đặt nước Mỹ trên hết thì tôi nghĩ các lãnh đạo châu Âu cũng cần đặt châu Âu trên hết”, ông Yen chia sẻ với CNBCbên lề hội nghị Web Summit.
Web Summit 2024 - Hội nghị về công nghệ lớn nhất của châu Âu được tổ chức tại Lisbon (Bồ Đào Nha) trong tháng 11. Ảnh:Web Summit.
Trong một thập kỷ qua, Liên minh châu Âu (EU) đã nỗ lực thực hiện các hành động pháp lý và áp dụng những quy định mới nghiêm ngặt hơn để đối phó sự thống trị của các Big Tech Mỹ như Google, Apple, Amazon, Microsoft và Meta.
Tuy nhiên, khi ông Trump tiến tới nhiệm kỳ tổng thống thứ 2, nhiều lo ngại rằng châu Âu có thể nới lỏng các chính sách này cho các "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ vì e ngại sự trả đũa từ chính quyền ông Trump.
Cuộc chơi không công bằng
Andy Yen kêu gọi EU không nên lùi bước trong các nỗ lực nhằm kiềm chế sức mạnh của các tập đoàn công nghệ Mỹ.
Ông cho biết: “Châu Âu đã đi theo tư duy toàn cầu hóa quá lâu. Chúng ta cho rằng phải công bằng với tất cả, phải mở cửa thị trường và chơi đúng luật vì tin vào sự công bằng”.
“Nhưng thực tế thì sao. Người Mỹ và người Trung Quốc không nghĩ như vậy. Trong 20 năm qua, họ đã chơi rất không công bằng. Và giờ đây, họ có một tổng thống đặt nước Mỹ lên hàng đầu”, ông Yen chia sẻ thêm.
Ông Andy Yen, CEO VPN Proton tại Web Summit. Ảnh:Web Summit.
Bà Mitchell Baker, cựu CEO của tổ chức phi lợi nhuận Mozilla Foundation (Mỹ) cho biết Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) của EU đã tạo ra những thay đổi đáng kể đối với trình duyệt Firefox với số lượng người dùng tăng lên kể từ khi Google triển khai “màn hình lựa chọn” trên điện thoại Android, cho phép người dùng tự chọn công cụ tìm kiếm.
“Sự thay đổi về lượng người dùng và thị phần của Firefox trên Android rất đáng chú ý”, bà Baker chia sẻ. “Điều này không chỉ có lợi cho chúng tôi, mà còn cho thấy sức mạnh và sự phân phối tập trung của các công ty lớn như thế nào”.
Bà cho biết thêm dù thay đổi này chưa phải toàn bộ bức tranh, nó cho thấy người tiêu dùng hiện không có nhiều lựa chọn và các doanh nghiệp cũng không thể phát triển thành công do cấu trúc hiện tại của ngành công nghệ.
Thomas Plantenga, CEO của ứng dụng bán lại quần áo Vinted (trụ sở tại Lithuania) cũng kêu gọi châu Âu cần đưa ra những quyết định đúng đắn để đảm bảo khu vực có thể “tự bảo vệ” và không bị “bỏ lại phía sau”.
“Nếu nhìn thực tế, các quốc gia luôn cố gắng tự lo cho mình và hình thành các liên minh để trở nên mạnh mẽ hơn”, Plantenga nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC.
Ông cho rằng châu Âu có rất nhiều người tài năng, được giáo dục tốt. Vì vậy EU cần đảm bảo rằng họ có thể tự lo về an ninh, năng lượng, đầu tư vào giáo dục và đổi mới để bắt kịp phần còn lại của thế giới.
“Nếu không làm được, chúng ta sẽ tụt hậu. Trong bất kỳ hợp tác nào, luôn có sự đánh đổi. Và nếu không có gì đáng để trao đổi, chúng ta sẽ yếu thế hơn”, ông Plantenga nhấn mạnh.
Sự cấp bách của “chủ quyền AI”
Một chủ đề khác được thảo luận sôi nổi tại Web Summit 2024 là “chủ quyền AI” - ý tưởng về việc các quốc gia và khu vực xây dựng hạ tầng AI cục bộ để các hệ thống này phản ánh tốt hơn ngôn ngữ, văn hóa và giá trị khu vực.
Microsoft, một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực AI, đang đối mặt với lo ngại rằng họ đang chiếm lĩnh vị trí thống trị trong các công cụ AI nền tảng. "Gã khổng lồ" công nghệ này là đối tác lớn của OpenAI - nhà sản xuất ChatGPT - và đang tích hợp mạnh mẽ công nghệ này vào các sản phẩm của hãng.
Một số startup cho rằng việc Microsoft đẩy mạnh AI đã gây ra tác động tiêu cực và làm suy yếu sự cạnh tranh.
Năm ngoái, Microsoft tăng phí sử dụng Bing Search API, công cụ cho phép nhà phát triển truy cập hạ tầng tìm kiếm của công ty, một phần vì chi phí cao hơn liên quan đến tính năng tìm kiếm tích hợp AI.
“Điều này dần làm giảm doanh thu của chúng tôi, chúng tôi vẫn phải phụ thuộc vào họ và điều đó hạn chế khả năng của chúng tôi trong việc phát triển”, Christian Kroll, CEO của công cụ tìm kiếm thân thiện môi trường Ecosia chia sẻ với CNBC.
Đáp lại, các startup châu Âu như Ecosia và Qwant đã hợp tác xây dựng chỉ mục tìm kiếm riêng, nhằm giảm phụ thuộc vào "Big Tech" Mỹ.
Ngoài ra, Đạo luật AI của EU đã đặt ra các yêu cầu minh bạch mới và hạn chế đối với các công ty phát triển và sử dụng AI. Những luật này dự kiến ảnh hưởng lớn đến các công ty công nghệ Mỹ, vốn chiếm phần lớn trong việc phát triển và đầu tư AI hiện nay.
Với việc ông Trump lên nắm quyền, chưa rõ điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến bối cảnh quản lý AI toàn cầu.
Shelley McKinley, Giám đốc pháp lý của nền tảng GitHub, cho rằng không thể dự đoán ông Trump sẽ làm gì trong nhiệm kỳ thứ hai nhưng các doanh nghiệp đang chuẩn bị cho nhiều kịch bản khác nhau.
“Trong vài tháng tới, chúng ta sẽ biết ông Trump định làm gì và từ tháng 1/2025 chúng ta sẽ thấy những gì ông ấy thực hiện trong lĩnh vực này”, bà McKinley nói.