Nhận định, soi kèo Al Talaba vs Duhok, 18h00 ngày 4/2: Tiếp tục bất bại
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Asteras Tripolis vs Lamia, 23h00 ngày 3/2: Cửa dưới thất thế -
Viettel vs SLNA (19h 5/5): Quế Ngọc Hải đối đầu đội bóng quê hương -
Arab Saudi ra quyết định quan trọng gây căng thẳng cho dầu NgaHuỳnh Anh Arab Saudi ra quyết định quan trọng gây căng thẳng cho dầu Nga(Dân trí) - Arab Saudi, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, sẽ tăng sản lượng để giành lại thị phần. Các chuyên gia cho rằng điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào kinh tế Nga.
Theo Financial Times, Arab Saudi chuẩn bị từ bỏ mục tiêu giá dầu thô 100 USD/thùng khi nước này chuyển sang tăng sản lượng, cho thấy họ chấp nhận mức giá thấp hơn.
Quyết định này được đưa ra bất chấp việc các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) trước đó đã cắt giảm sản lượng nhằm giữ giá ở mức cao. Giá dầu thô Brent đã giảm xuống dưới 70 USD/thùng vào đầu tháng này, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2021.
Mặc dù vậy, các quan chức Arab Saudi có kế hoạch tăng sản lượng bắt đầu từ ngày 1/12. Điều này đánh dấu sự thay đổi so với trọng tâm chính sách trước đây của Arab Saudi là ổn định giá.
Kế hoạch tăng sản lượng giúp Arab Saudi, nước lãnh đạo OPEC, tăng lại thị phần, dù giá nhiên liệu có thể giảm. Động thái này đồng nghĩa, họ sắp từ bỏ mục tiêu kéo giá dầu lên 100 USD/thùng.
Việc Arab Saudi tăng cường sản xuất dầu, đặc biệt là khi giá dầu giảm, có khả năng gây tổn hại đến nền kinh tế Nga.
Các chuyên gia cho rằng động thái của Arab Saudi sẽ gây căng thẳng cho ngân sách của Nga khi xung đột Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra. Nga phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ để tài trợ cho nền kinh tế và các hoạt động quân sự.
"Dầu khí vẫn là một trong những nguồn thu ngân sách chính của Nga. Cho đến nay, bất chấp mức giá trần giá dầu do G7 áp đặt, Nga vẫn xoay xở để tăng các nguồn thu nhập đó. Giá dầu giảm đáng kể, sẽ gây thêm áp lực cho ngân sách của Nga", bà Orysia Lutsevych, chuyên gia tại viện nghiên cứu Chatham House, chia sẻ với Newsweek.
Khi Arab Saudi tăng nguồn cung, giá dầu toàn cầu có thể giảm, gây áp lực lên Nga, đặc biệt là trong bối cảnh lệnh trừng phạt và cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường dầu mỏ có thể làm xói mòn thêm thị phần của Nga, thách thức khả năng phục hồi tài chính của nước này.
Arab Saudi là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. 2 năm qua, các nước OPEC+ hợp tác giảm sản lượng dầu để kéo giá lên. Tuy nhiên, năm nay giá lại giảm gần 6%.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là các nước khác tăng sản xuất. Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, lại yếu đi. Diễn biến này khiến OPEC+ hồi đầu tháng phải thông báo hoãn kế hoạch gia tăng sản xuất trong tháng 10 và 11.
OPEC và Arab Saudi luôn khẳng định họ không có mục tiêu cụ thể về giá dầu và các quyết định được đưa ra sẽ đều dựa trên diễn biến thị trường và mong muốn cân bằng cung cầu.
Dù vậy, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Arab Saudi cần có mức giá quanh 100 USD/thùng để cân bằng ngân sách. Thái tử Mohammed bin Salman đang tìm nguồn vốn cho các siêu dự án nhằm phát triển kinh tế nước này.
Quyết định này cho thấy sự thay đổi lớn về quan điểm của Arab Saudi. Họ hiện gánh phần lớn mức giảm sản lượng của OPEC+. Từ cuối năm 2022, quốc gia này tự nguyện giảm 2 triệu thùng/ngày. Hiện tại, OPEC+ cắt giảm tổng cộng 5,86 triệu thùng/ngày, tương đương 5,7% nhu cầu toàn cầu.
Theo Financial Times, Reuters"> -
Loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt do "ém" thông tinMai Chi Loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt do "ém" thông tin(Dân trí) - 3 doanh nghiệp vừa bị UBCKNN xử phạt do vi phạm công bố thông tin trái phiếu gồm: Đại Phú Hòa, Thiết kế và Trang trí nội thất Norah, Đầu tư Quang Thuận.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với 3 công ty do có hành vi "không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật".
Cụ thể, ngày 15/3, cơ quan quản lý chứng khoán đã xử phạt Công ty cổ phần Đại Phú Hòa (địa chỉ trụ sở chính tại tầng 7, 19-19/2A Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM) vì không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Các tài liệu gồm nhiều loại báo cáo của kỳ 2022-2023 liên quan tới tình hình kinh doanh, tình hình dùng tiền thu được từ phát hành trái phiếu, thanh toán lãi và gốc trái phiếu...
Ngay sau đó, đến ngày 19/3, UBCKNN tiếp tục ban hành quyết định xử phạt với Công ty cổ phần Thiết kế và Trang trí nội thất Norah (địa chỉ trụ sở chính tại 193-203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TPHCM). Lý do là công ty này không công bố hàng loạt thông tin định kỳ.
Cùng ngày, một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận cũng bị xử phạt với lý do tương tự.
3 công ty nói trên bị xử phạt mỗi đơn vị 92,5 triệu đồng. Những doanh nghiệp này đều có liên hệ tới Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận là một trong những doanh nghiệp có liên quan tới vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và một số công ty, tổ chức thành viên do gian dối trong phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân giai đoạn năm 2018-2019.
Từ năm 2018 đến năm 2020, các nghi phạm đã có hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật để tạo lập 25 gói trái phiếu, có tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng đã bán cho người mua (trái chủ) nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt. Trong số này, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận có một mã trái phiếu là QT-2018.12.1 có trong danh sách sai phạm. Lô trái phiếu này được Quang Thuận phát hành vào 27/12/2018, kỳ hạn 5 năm, tổng giá trị 1.500 tỷ đồng.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Thiết kế và Trang trí Nội thất Norah được thành lập năm 2008, có cùng địa chỉ đăng ký kinh doanh với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Theo đăng ký kinh doanh ban đầu, cơ cấu cổ đông sáng lập của công ty gồm bà Đặng Trịnh Thanh Phương (60%) và ông Trương Lập Hưng (20%) và bà Trương Huệ Vân (20%).
Tháng 12/2018, công ty này phát hành 2 lô trái phiếu gồm 3.000 tỷ đồng trái phiếu có mã NORAH-2018.12 và 500 tỷ đồng mã NORAH-2018.12.1. Tuy nhiên, năm 2019,công ty này đã tất toán 2 lô trái phiếu này trước hạn 4 năm.
Về phía Công ty cổ phần Đại Phú Hòa, doanh nghiệp này được thành lập vào cuối năm 2018 với vốn điều lệ 370 tỷ đồng. Doanh nghiệp này từng gây chú ý khi phát hành lượng trái phiếu "khủng" lên tới 3.560 tỷ đồng vào đầu năm 2022 cùng với những đơn vị khác có mối liên hệ với Vạn Thịnh Phát như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tường Khải phát hành 2.990 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Eagle Side phát hành 3.930 tỷ đồng và Công ty Cổ phần xây dựng Minh Trường Phú phát hành 2.950 tỷ đồng;
Liên quan đến hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, hồi tháng trước, UBCKNN cũng đã xử phạt một loạt doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát gồm Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Eagle Side, Công ty Cổ phần Xây dựng Minh Trường Phú, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tường Khải do vi phạm công bố thông tin về trái phiếu.
">