您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Sai lầm khi dùng sữa công thức sai cách
NEWS2025-02-24 06:21:10【Nhận định】6人已围观
简介Sữa thay thế sữa mẹ phải được phân loại theo độ tuổi cụ thể,ầmkhidùngsữacôngthứcsaicábetis – barcelobetis – barcelonabetis – barcelona、、
Sữa thay thế sữa mẹ phải được phân loại theo độ tuổi cụ thể,ầmkhidùngsữacôngthứcsaicábetis – barcelona lựa chọn, pha chế sai cách sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.
Sữa mẹ được khuyến cáo là tốt nhất dành cho trẻ nhưng trong nhiều trường hợp, các mẹ đành phải cho trẻ ăn sữa thay thế. Nhiều người đặt ra lo ngại về thành phần của loại sữa này cũng như nguy cơ đối với sức khỏe trẻ.
![]() |
Sữa công thức có thể được chế biến từ sữa động vật như bò, dê. Ảnh: Babylifeindia. |
Sữa công thức bao gồm những gì?
Theo TS.BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) - sữa công thức có thể được chế biến từ sữa động vật (bò, dê) với thành phần tương tự sữa tươi như chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất…
Tuy nhiên, loại sữa này bắt buộc phải qua một công đoạn sấy, hun khô và tách các chất để phù hợp với từng độ tuổi đồng thời thêm những thành phần để gần giống với sữa mẹ nhất.
Khi sản xuất sữa công thức, các doanh nghiệp thường đánh số 1-2-3-4 tùy theo hàm lượng đạm phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Trẻ càng lớn nhu cầu đạm càng cao. Ngược lại, trẻ nhỏ nếu dùng sữa có hàm lượng đạm cao sẽ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón. Do đó, việc lựa chọn sữa công thức không đơn giản.
Chuyên gia cũng lưu ý sữa công thức đã được tiệt trùng nên chỉ cần pha với nước ấm. Nếu các mẹ dùng nước sôi trên 60 độ sẽ làm phá hủy các vitamin và khoáng chất.
Không thể thay thế sữa mẹ
“Đối với trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ luôn là tốt nhất. Sữa công thức dù có cố gắng bắt chước cũng không thể bằng sữa mẹ”, bác sĩ Hải khẳng định.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh, thích hợp nhất đối với trẻ vì trong đó có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp, phù hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ.
Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng nguy cơ suy dinh dưỡng. Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Sữa mẹ có kháng thể là yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ không một thức ăn nào có được. Nhờ đó, trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.
Không cho trẻ dưới 2 tuổi dùng sữa tươi
Theo BS Hải, sữa bò dành cho con bê, em bé sinh ra chỉ nặng 3 kg trong khi con bê con sinh ra nặng hơn 10 kg - gấp 3 lần đứa trẻ nên lượng đạm trong sữa bò phải gấp 3 lần so với sữa mẹ mới đáp ứng được nhu cầu dành cho bê con.
Thông thường, sữa mẹ chỉ có 2 gram protein/100 ml sữa, nhưng trong sữa bò tươi có đến 3,5 gram proterin/100 ml sữa.
Do đó, em bé sơ sinh không được dùng sữa bò tươi để tránh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, táo bón, thậm chí rối loạn chức năng thận. Sữa bò tươi chỉ dùng khi trẻ trên 2 tuổi. Trong trường hợp mẹ thiếu sữa hoặc không thể cho con bú, bạn nên cho trẻ uống sữa công thức theo đúng lứa tuổi.
(Theo Zing)
很赞哦!(55)
相关文章
- Soi kèo góc Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2
- PNJ ra mắt bộ sưu tập trang sức tôn vinh phái đẹp
- HLV Polking nổi giận khi CAHN rơi chiến thắng
- Vietcombank tặng Bệnh viện K 10.000 suất ăn và 5 tỷ đồng chống dịch
- Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs WS Wanderers, 13h00 ngày 22/2: Niềm tin cửa trên
- Viettel góp 450 tỷ đồng vào Quỹ vaccine phòng Covid
- Những cách đơn giản giúp bạn sống tích cực hơn
- Làm bánh gối vỏ giòn bằng nồi chiên không dầu
- Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2
- Người Việt ở Đài Loan kể phút thót tim trong động đất
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Valencia vs Atletico Madrid, 0h30 ngày 23/2: Bám đuổi
Chị Thanh Phương - anh Minh Đạo gặp lại và kết hôn sau hơn 10 năm chia tay.
Dù mối tình đầu kết thúc chóng vánh sau vài tháng, thậm chí “bị” đối phương nói chia tay, chị Phương vẫn nhớ về anh như một người bạn, người đàn ông chững chạc, tài giỏi.
Tưởng chừng không bao giờ gặp lại người cũ nữa, năm 2017, chị Phương tình cờ được bạn chở đi uống cà phê ở quán anh Đạo làm chủ.
Sau 10 năm, cả ngoại hình lẫn cuộc sống của họ đều khác xa trước đây, hai người vẫn nhận ra nhau. Họ kết nối lại và viết tiếp mối tình dang dở của một thời tuổi trẻ.
5 năm làm mẹ đơn thân
Chị Phương kết hôn lần đầu vào năm 2011. Vì nhiều lý do đến từ hai phía, chị và chồng cũ quyết định dừng lại khi con gái đầu lòng 2 tuổi.
Đó là năm 2015, chị Phương trở thành mẹ đơn thân khi tròn 28 tuổi.
Chị dọn ra ở riêng vài tháng để bình tâm trở lại vì không muốn đưa cảm xúc tiêu cực về nhà cha mẹ đẻ. Sau đó, thương con gái vất vả, mẹ gọi về sống chung để chị không phải cố gồng gánh một mình.
Trong khoảng thời gian vừa phải đóng vai cha, vừa làm tròn trách nhiệm người mẹ, một ngày của chị Phương xoay quanh việc sáng dậy sớm chở con gái đi học rồi đi làm; tới chiều, chị xin nghỉ 30 phút đi đón con về nhà rồi trở lại công ty.
Chị Phương luôn cảm thấy may mắn vì có mẹ ở bên trong những lúc khó khăn.
“Áp lực từ công việc, cuộc sống không ít lần khiến tôi mệt mỏi. Nhiều khi, tôi chỉ mong có ai đó giúp đưa đón con tới trường hay đi bệnh viện, chích ngừa.
Nhưng tôi nghĩ đây là cuộc sống của mình, do mình lựa chọn, bản thân phải cố gắng tự vượt qua khó khăn. Những điều tốt đẹp vẫn đợi tôi ở đâu đó trên con đường này”, chị Phương nhớ lại.
Vài năm sau đó, mọi thứ dần ổn định trở lại. Trong những năm tháng ly hôn và làm mẹ đơn thân, người chị Phương biết ơn nhất là mẹ.
“Mẹ là điểm tựa cho tôi trong giai đoạn khó khăn. Tôi vẫn nhớ từng lời động viên của mẹ rằng ‘Ba mẹ rất thương con! Không ai muốn con cái phải chia lìa, nhưng đến thời điểm phải đưa ra quyết định cho cuộc sống, ba mẹ luôn ủng hộ con. Cuộc đời là của con nên con sẽ biết làm thế nào để được hạnh phúc. Khi vững bước trên con đường của riêng mình, lúc nào mỏi mệt quá thì cứ về nhà với ba mẹ’”.
Thời điểm đó, người mẹ đang điều trị ung thư nhưng vẫn giúp chị Phương chăm sóc con khi chị bận đi công tác. Ý chí kiên cường và sự hy sinh của mẹ khiến chị Phương tự nhủ mình phải không ngừng cố gắng.
“Để được như ngày hôm nay, tôi đã trải qua nhiều biến cố và luôn có mẹ ở bên động viên. Mẹ là người rất tuyệt vời”, chị xúc động nói.
Chị Phương - anh Đạo thường xuyên ghé thăm cha mẹ.
Hạnh phúc vỡ òa
Nhớ lại lần đầu gặp lại mối tình đầu sau 10 năm chia tay, chị Phương kể: “Cảm xúc của tôi lúc đó rất lẫn lộn, có vui và vỡ òa vì suy nghĩ: ‘Cuối cùng cũng gặp lại người này’. Ngồi nói chuyện mới biết cùng ở chung thành phố, từng đến nhiều nơi như nhau nhưng chúng tôi chưa một lần gặp lại. Sau khi chia tay, anh cắt đứt liên lạc, tôi cũng không tìm vì không cố để níu kéo”.
Tuy nhiên, hơn một năm sau đó, hai người mới bắt đầu kết nối lại. Vài tháng đầu, họ vẫn dành thời gian tìm hiểu nhau, chưa vội xác định mối quan hệ chính thức.
Chị Phương mở lòng về quãng thời gian khó khăn sau khi ly hôn và làm mẹ đơn thân. Anh Đạo cũng trải qua những mối tình dang dở và đổ vỡ hôn nhân.
“Đối với tôi, mọi chuyện tựa như phép màu. Thượng đế đã sắp đặt cho chúng tôi gặp lại nhau khi mỗi người đều trải qua nhiều biến cố. So với những năm tháng đôi mươi, chúng tôi chín chắn, biết nhường nhịn và trân trọng nhau hơn”.
Anh Đạo và chị Phương kết hôn năm 2019.
Lần này, chị Phương - anh Đạo quyết định trở thành bạn đồng hành của nhau trong suốt quãng đời còn lại. Khi đó, hai người mới công khai mối quan hệ.
“Trong thời gian làm mẹ đơn thân, nhiều lúc tôi cảm thấy chênh vênh. Nhưng khi đã đi qua những chênh vênh đó, tôi lại muốn ở một mình vì sợ quay lại cuộc sống hôn nhân. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi gặp lại anh ấy. Có thể ngày trước là đúng người, sai thời điểm thì lần này, tất cả đều đúng”, chị Phương nói.
Khi quay lại, chị Phương - anh Đạo mới phát hiện cả hai đều thích làm công tác xã hội, bảo vệ rừng. Hai vợ chồng đang làm công việc liên quan tới các hoạt động thể thao, du lịch mạo hiểm và tham gia chương trình cộng đồng.
Với chị Phương, cuộc sống hiện tại gói gọn trong hai từ “hạnh phúc”.
“Sáng chồng chở tôi đi làm, trưa ăn cơm chung, chiều về đón con. Trong tuần, gia đình tôi thường về nhà ăn với bố mẹ. Cuối tuần, hai vợ chồng rủ nhau đi siêu thị, rồi về anh nấu ăn, tôi rửa bát, dọn dẹp, tắm cho con. Anh vẫn dành không gian riêng cho vợ đi chơi, uống cà phê với bạn bè”.
Gia đình nhỏ của chị Phương luôn tràn ngập tiếng cười và niềm hạnh phúc.
Chị Phương cũng cảm thấy may mắn khi anh Đạo hết lòng thương yêu con gái riêng của vợ. Anh đưa đón cô bé đi học, họp phụ huynh, dạy học ở nhà. Cha mẹ chồng của chị Phương cũng chăm lo cho cháu gái.
Năm 2019, sau một vài biến cố, chị Phương mang thai con thứ hai. Đặc biệt, anh Đạo sinh nhật vào ngày 25/9, thì hôm 27/9, chị Phương đi sinh.
Cuối tháng 4 vừa qua, hai vợ chồng dẫn con trai 19 tháng tuổi đi xuyên rừng 2 ngày, 1 đêm. Ban đầu, chị Phương đưa ra thử thách, anh Đạo hoàn toàn ủng hộ, đồng hành và giúp vợ cõng đồ.
Nhìn lại những sự giúp đỡ, hỗ trợ mình có được trong những khoảng thời gian đen tối trong đời, chị Phương chia sẻ: “Nhân Ngày của Mẹ, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến mẹ ruột, mẹ chồng và tất cả người mẹ luôn hết lòng hy sinh cho con cái. Tôi cũng hy vọng mọi người không đánh mất niềm tin vào cuộc sống dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Chị Phương - anh Đạo dẫn con trai 19 tháng tuổi đi xuyên rừng 2 ngày, 1 đêm vào tháng 4 vừa qua. Hai vợ chồng hiện làm công việc liên quan tới thể thao mạo hiểm.
Theo Zing
Khu vườn 720m2 đẹp như 'resort thu nhỏ' người chồng tặng vợ ở Đồng Nai
Được chồng mua tặng mảnh vườn để trồng hoa, chị Tưởng đã "hô biến" thành không gian thư giãn xanh mát cho gia đình nghỉ ngơi dịp cuối tuần, đồng thời thỏa mãn thú vui điền viên.
">Yêu và cưới mối tình đầu sau 5 năm làm mẹ đơn thân
Hình ảnh cô gái mang bánh kem tới thăm mộ bạn trai vừa qua đời khiến nhiều người xúc động.
“Hôm ấy, đọc được bài đăng anh chia sẻ về bệnh tật, mình nhấn yêu thích vì đồng cảm. Anh chủ động nhắn tin cho mình hỏi thăm. Cứ thế, hai đứa chia sẻ nhiều hơn và cảm mến nhau từ lúc nào không hay”, Ly kể lại với Zing.
Sau một tháng quen nhau, Ly quyết định tới bệnh viện thăm Nam nhưng không nói trước để tạo bất ngờ. Thấy bạn gái xuất hiện, chàng trai không giấu được niềm hạnh phúc. Đôi trẻ cười và nắm chặt tay nhau.
Ban đầu biết chuyện, gia đình của Ly và Nam đều lo lắng, phần vì không tin hai người có bệnh vẫn quyết tâm đến với nhau, phần lại sợ có chuyện buồn khiến mối tình của họ phải dang dở, day dứt.
Thế nhưng, thấy Ly và Nam quấn quýt không rời, động viên nhau chiến đấu với bệnh tật, phụ huynh dần hiểu, vun vén cho hai con.
Để tiện chăm sóc Nam, Ly xin phép bố mẹ đưa bạn trai về nhà ở. Vốn bản tính hiền lành, chàng trai nhanh chóng được gia đình bạn gái quý mến, coi như con cháu trong nhà. Thậm chí, những lúc Ly bận đi làm, mẹ cô thay con gái chăm sóc Nam khi ốm yếu.
Khi không phải vào viện, Ly và Nam lại cùng nhau đi chơi, lưu giữ kỷ niệm bên nhau.
Đầu năm nay, bệnh tình của Nam chuyển biến xấu, đến giai đoạn di căn, không thể tiếp tục hóa trị. Bác sĩ khuyên gia đình chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất.
Nghe tin, Ly như chết lặng. Dù đau đớn, cô cùng mọi người không cho Nam biết để anh giữ tinh thần lạc quan.
Với Ly, Nam là người hỗ trợ, sẻ chia, chăm sóc và giúp cô trở nên độc lập như hiện tại.
Biết không còn nhiều thời gian bên nhau, Ly mong muốn tổ chức hôn lễ với Nam. Những ngày người yêu nằm viện, cô không rời anh nửa bước. Dường như linh cảm được điều gì đó, Nam hay khóc, nói thương Ly vì chưa làm được nhiều điều cho cô.
“Khi mẹ ở nước ngoài mua nhẫn gửi về, anh cố chịu đau, quỳ trên đôi chân sưng phồng để cầu hôn mình. Hai đứa đều vui nhưng chỉ biết ôm nhau khóc”, Ly nghẹn ngào nhớ lại.
Những ngày cuối đời, Nam xin gia đình quyên góp để đến thăm, tận tay tặng quà cho các bệnh nhi ung thư ở cùng bệnh viện. Như thường lệ, Ly đồng hành và giúp anh ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa.
Cuối tháng 3, Nam mãi ra đi ở tuổi 27. Ly túc trực cùng gia đình bạn trai lo hậu sự. Những người biết chuyện tình của đôi trẻ không kìm được nước mắt.
Chuyến đi thiện nguyện cuối cùng của Nam.
“Em đáng lẽ phải dành phần đời còn lại của mình với anh, sau đó em nhận ra anh đã dành phần đời của anh cho em. Em mỉm cười vì biết anh đã yêu em cho đến ngày anh ra đi và sẽ tiếp tục yêu em cho đến khi chúng ta lại ở bên nhau”, Ly viết cho Nam trong sinh nhật thứ 27, cũng là tròn 49 ngày bạn trai ra đi.
“Đối với mình bây giờ, những lời động viên, an ủi rất trân quý và là động lực để mình vượt qua, sống trọn vẹn bên người thân mỗi ngày. Hy vọng mọi người trân trọng và trao nhau yêu thương khi còn có thể”, Ly nhắn nhủ.
Theo Zing
Chuyện tình đẹp trong khu cách ly của chàng y sĩ và cô du học sinh Hà thành
Câu chuyện bắt đầu khi Phương Linh - cô du học sinh từ Úc về Việt Nam phải đi cách ly tập trung tại khu cách ly y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
">Chuyện tình đẹp của cô gái mắc bệnh tim và chàng trai ung thư
Họ, từ người có bằng cấp, chuyên môn và cả những người làm công việc giản đơn, nhiều nhất vẫn là các bạn sinh viên mới ra trường, đều rất thiếu kỹ năng tìm việc. Tôi không nói cách xin việc bằng quan hệ, mà là cách bồi đắp năng lực của mình, tự thể hiện với nhà tuyển dụng, tạo hồ sơ cá nhân, viết một lá đơn xin việc cho đến tác phong, lời nói, những điều cần làm khi tới gặp người sử dụng lao động để tiếp thị bản thân mình thành công.
Ví như Hùng, cậu tốt nghiệp chuyên ngành bác sỹ thú y tại Đại học Nông lâm Huế năm năm trước. Cầm tấm bằng tốt nghiệp, cậu theo bạn bè đi làm một vài dự án nhỏ ở Tây Nguyên, được vài tháng thì bỏ vì bị quỵt tiền công, Hùng vào nam, ở nhờ nhà người thân tìm việc. Vài tuần, một tháng, tháng rưỡi, cậu vẫn không tìm được việc trong khi bố mẹ đang phải tiếp tục trả nợ gốc và lãi món tiền đã vay nuôi cậu ăn học trên vài sào ruộng còm cõi của gia đình.
Vài ba ngày, gia đình lại điện vào hỏi "đã có việc làm chưa", áp lực quá lớn, Hùng đi làm công nhân nhà máy dệt. Tôi giúp Hùng vào làm vị trí thu mua ở một công ty khá lớn. Lúc đó họ chỉ cần một người nhanh nhẹn, có thể đào tạo và tôi biết cậu phù hợp. Cậu tiến bộ rất nhanh và giờ trở thành nhân viên thu mua có hạng. Không thể kể hết niềm hạnh phúc, vui sướng của Hùng cùng gia đình. Với họ, có việc làm là cả một sự "giải thoát" về vật chất lẫn tinh thần. Tôi vô tình trở thành ân nhân của họ đến tận bây giờ.
Tôi nhận ra rằng, cái chung của những người tôi đã đồng hành không phải là bất tài, kém cỏi mà chỉ là thiếu kỹ năng, thiếu hiểu biết về phương thức tìm việc. Họ chưa hề được hướng dẫn, đào tạo cách làm thế nào để tìm được một công việc tốt. Nhiều người đã đi phỏng vấn nhiều lần, nhưng không nơi nào đồng ý tuyển.
Và điều này dẫn đến tư duy phổ biến trong xã hội, nhà nhà lo rà soát các mối quan hệ, nhờ người chạy vạy giúp và sẵn sàng vay mượn tiền bạc để chạy việc nếu có con, cháu chuẩn bị tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Họ đều khiến tôi hết sức chia sẻ, cảm thông vì nhớ lại chính mình hơn 10 năm trước. Khi mới ra trường, tôi thất nghiệp suốt vài tháng đầu. Đó là khoảng thời gian đáng sợ, ám ảnh đến tận bây giờ.
Mẹ thường thở dài, bố nói bóng gió khiến không khí gia đình hết sức nặng nề, u ám. Tôi mặc cảm, tự ti như mình đã gây ra tội lỗi và đã rơi nước mắt vì buồn tủi. Sau này đi làm, có kinh nghiệm và làm công tác nhân sự, tôi mới hiểu lý do đã khiến mình thất bại. Bởi mặc dù tôi đã rất nỗ lực và chủ động kiếm việc, nhưng thực tế, khi gặp nhà tuyển dụng, tôi khá lúng túng trong cách trả lời, không dám đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng để phô hết được phẩm chất, kỹ năng riêng. Tôi cũng không hề biết tác phong, dáng bộ của mình lúc đó nên thế nào để hiệu qủa nhất, cộng với thiếu kinh nghiệm làm việc, tôi trượt phỏng vấn là điều hiển nhiên.
Tôi đâu có khác nhiều bạn trẻ bây giờ. Bởi lẽ các kiến thức và kỹ năng tối thiểu nhưng vô cùng quan trọng đó chưa bao giờ được đào tạo trên giảng đường đại học, dù ở mức cơ bản nhất, ngay cả những năm tháng cận kề tốt nghiệp. Và không mấy ai tự trang bị được cho mình những kỹ năng mềm quan trọng này.
Trong vài học kỳ cuối cùng tại trường tôi, sinh viên phải học vài môn tự chọn, cùng nhiều môn dạy về tư tưởng, lý luận, hàn lâm như đã học ở đại cương. Tuyệt nhiên không có một bài học nào, dù là buổi nói chuyện ngắn của thầy cô, hướng dẫn sinh viên năm cuối cái họ đang cần nhất. Đó là tâm lý lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường công xưởng, văn phòng; chuẩn bị và bày biện hồ sơ cá nhân; viết một lá đơn xin việc ấn tượng; tìm việc bằng những kênh, phương tiện nào; cách trả lời, đặt câu hỏi, dáng bộ khi phỏng vấn... và những kiến thức, kỹ năng cơ bản để thao tác công việc. Tất cả dường như được phó mặc cho sinh viên và doanh nghiệp sẽ thuê họ.
Chưa kể, trong nhiều năm làm "môi giới việc làm" bất đắc dĩ, tôi nhận ra, rất nhiều người có thể làm rất tốt các việc trái ngành như Hùng ở trên. Có kỹ sư trở thành quản lý kho, kế toán viên nhưng có duyên làm nhân sự. Sau này, nhiều bạn nói với tôi rằng, dù trái chuyên môn với tấm bằng nhưng họ thấy phù hợp và thích thú với công việc hiện tại, phát huy được thế mạnh của mình.
Các kỹ năng mềm để tìm việc làm, "bán" được chất xám và sức lao động của mình với giá hợp lý nhất, phải được đào tạo, hướng dẫn cho lớp lao động trẻ, và rất nên được trang bị cho sinh viên từ các giảng đường. Bởi họ thật sự cần một cây cầu từ cổng trường đến nơi làm việc để bớt bỡ ngỡ và giảm được những sai sót như biết bao người đã vấp, chưa kể gây lãng phí nguồn lực xã hội, gây thiệt thòi cho môi trường kinh doanh và làm chậm lại nền kinh tế.
Chúng ta vẫn nghe các doanh nghiệp kêu ca vì khó tuyển người, còn người lao động thì than thở vì khó tìm việc. Hàng nghìn tài xế xe ôm, công nhân vẫn đang cất tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học ở góc tủ. Mắt xích thị trường lao động bị gãy lâu nay có phần quan trọng do việc thiếu kỹ năng tiếp thị bản thân, tìm việc làm, hiểu về công việc và tự điều chỉnh năng lực của chính những người lao động.
Đào tạo kỹ năng thích nghi với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường tuyển dụng, đáp ứng những gì người đi làm và xã hội đang cần là điều các nhà trường, tổ chức nên xem là mục tiêu quan trọng; thay vì nhồi nhét cho sinh viên những gì có sẵn.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Tiếp thị bản thân
Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
Chiều 25/9, TAND TPHCM xử phúc thẩm vụ ly hôn, giành quyền nuôi con giữa Nguyễn Diệp Anh (ca sĩ Diệp Lâm Anh) với ông Phạm Nghiêm Đức.
Sau nhiều ngày xét xử và nghị án, HĐXX tuyên bác kháng cáo của các đương sự, giữ nguyên bản án sơ thẩm, chấp nhận nữ ca sĩ được quyền nuôi dưỡng con gái, còn con trai giao cho ông Đức. Toà ghi nhận sự tự nguyện của người cha, cấp dưỡng cho con mỗi tháng 50 triệu đồng.
Theo HĐXX, các bên đều có nguyện vọng được nuôi cả hai con, việc này thể hiện họ đều dành tình yêu thương và không muốn các con bị chia cách. Cả nguyên đơn và bị đơn đều có công việc ổn định, có khả năng tài chính và người hỗ trợ chăm sóc các con. Cả hai cũng thừa nhận lâu nay hai bên đã tạo điều kiện tốt cho nhau trong việc thăm gặp các con, không còn mâu thuẫn như trước.
"Sự ổn định trong cuộc sống là cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của các bé. Do đó, cần giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm", bản án nêu.
">Kết thúc vụ kiện giành nuôi con của ca sĩ Diệp Lâm Anh
, cô kể.
Trúc nghỉ ở nhà từ khi mang bầu đến nay, mỗi tháng lĩnh lương Đạt giữ lại một khoản chi tiêu cá nhân cố định, còn lại sẽ đưa cho vợ quản lý. Từng khoản chi tiêu Trúc đều ghi chép rõ ràng, cuối tháng tổng kết đâu ra đấy nên Đạt khá yên tâm. Ban đầu anh còn thường xuyên hỏi vợ chuyện tiền nong, dần dần có khi mấy tháng anh mới bảo vợ báo cáo con số một lần.
Cứ thế qua 3 năm, nhờ Trúc biết tính toán chi tiêu và mua sắm tiết kiệm mà hai vợ chồng cô đã dành dụm được khoản tiền đáng kể. Cho đến hôm vừa rồi, mẹ cô chẳng may bị bỏng phải vào bệnh viện gấp, lúc ấy Trúc cũng đang chơi ở nhà ông bà. Trúc biết bố mẹ không có tiền tiết kiệm liền bảo bố cô gọi taxi đưa bà vào viện trước. Trúc mang con về gửi nhờ bác hàng xóm, còn cô mở két sắt lấy 10 triệu vào làm thủ tục nhập viện cho mẹ.
Sắp xếp cho mẹ ở bệnh viện xong xuôi, biết tình hình sức khỏe của bà không đáng lo ngại, lúc ấy Trúc mới thở phào về nhà. Ai ngờ vừa bước vào cửa, cô giật mình thấy Đạt ngồi ngay ngắn trên sofa, nhìn vợ bằng ánh mắt lạnh lùng, nghiêm khắc.
"Anh ấy hỏi tôi vừa đi đâu về mà gửi con bên nhà hàng xóm, tôi kể chuyện của mẹ nhưng khoản tiền 10 triệu thì giấu. Tôi đã gửi hồ sơ xin việc đi làm lại, dự định một thời gian ngắn nữa có lương sẽ bù vào. Mấy năm qua chồng tôi một mình lo cho gia đình, tôi không muốn anh ấy phải lo cho cả mẹ vợ nữa...",Trúc nói.
Cô vừa dứt lời thì Đạt đứng bật dậy giáng cho vợ một cái tát rồi gằn từng tiếng: "Vẫn còn già mồm giấu giếm! Tôi thừa biết cô lấy 10 triệu mang cho mẹ đẻ rồi đấy. Thật uổng công tôi tin tưởng cô bấy lâu nay!".
Thời điểm đó Trúc mới bàng hoàng biết được Đạt đã lén lắp camera theo dõi chỉ thẳng vào vị trí két sắt từ bao giờ và không hề nói với vợ. Hẳn là dạo gần đây ít có thời gian hỏi đến tiền nong trong nhà nên Đạt tìm cách theo dõi vợ, xem cô có lén lút lấy tiền mang đi đâu không.
Một mặt đưa tiền lương cho vợ quản lý, thể hiện mình là người đàn ông biết vun vén cho gia đình và tin tưởng vợ, thật ra Đạt chưa bao giờ đặt niềm tin vào cô, cho dù 2 người đã chung sống bên nhau 3 năm. "Nếu không theo dõi thì làm sao bắt quả tang cô biển thủ tiền? Rồi cứ thế bị cô dắt mũi, cô khai khống lên những khoản chi tiêu thì tôi làm sao biết được? Đấy, tôi vừa mới lắp nửa tháng đã thấy mất ngay 10 triệu, trước đây chưa lắp thì đã mất đến bao nhiêu rồi?", Đạt cười gằn.
Trúc bủn rủn cả chân tay khi biết mọi hành động của cô bị Đạt theo dõi từ đầu đến cuối. Cô giải thích sẽ trả lại khoản tiền đó bởi không muốn nhờ vả anh nhưng Đạt không tin. Thậm chí anh còn bắt cô bồi thường vào quỹ gia đình 100 triệu bởi nghi ngờ vợ "biển thủ tiền quen thói", do trước đây anh chưa lắp camera nên chưa "tóm" được.
Trúc chia sẻ: "Đến mức ấy thì tôi thật sự không thể nín nhịn được nữa. Chẳng ngờ anh ấy lại tính toán và đa nghi tới độ khủng khiếp, vợ chồng sống với nhau mà như thế thì quá đáng sợ...".
Trúc ngay lập tức đi vay bạn 10 triệu trả cho chồng, đồng thời đưa ra sổ thu chi ghi rõ ràng từng khoản. Đạt đưa cho cô bao nhiêu tiền, chi dùng hết bao nhiêu, còn lại từng nào đều rõ ràng và cụ thể trên giấy, Đạt đòi thêm 100 triệu là quá vô lý. Nếu anh nghi ngờ cô khai khống thì cứ điều tra theo ý thích, Trúc không còn sức lực và sự kiên nhẫn để giải thích cho anh hiểu nữa.
Sau đó Trúc dọn đồ, bế con về nhà ngoại. Cô lên kế hoạch gửi con đi trẻ rồi quay trở lại với công việc, vừa làm việc, chăm con vừa chăm sóc mẹ. "Tôi đã đưa đơn ly hôn nhưng chồng chưa ký. Anh ấy muốn tôi nghĩ lại song cứ nhớ đến bí mật tê tái phía trên chiếc két sắt kia là tôi sợ hãi, không còn động lực và niềm tin để tiếp tục nữa. Vợ chồng mà đề phòng, nghi kị và thiếu tin tưởng nhau tới mức đó, thiết nghĩ còn chung đường làm gì?", người phụ nữ này bày tỏ.
Theo Gia đình và Xã hội
Mỗi tháng đưa 20 triệu vợ vẫn cho ăn đạm bạc, lý do khiến chồng bất ngờ
"Hôm ấy tôi bực lắm, trong lòng nảy sinh đủ mọi nghi ngờ nghĩ chắc vợ lại giấu tiền làm điều mờ ám nên tài chính mới thâm hụt như vậy...", người chồng kể.
">Đưa mẹ đẻ nhập viện về, vợ phải đối mặt với cơn thịnh nộ của chồng
Chăm sóc con cái là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và hướng dẫn khoa học của cha mẹ. Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng quát mắng con vì không chịu được tiếng ồn ào, quấy khóc của chúng hay những trò nghịch ngợm, rắc rối chúng gây ra.
Đây là một thái độ không khoa học đối với trẻ vì nó có thể gây ra những “bóng đen” trong lòng chúng. Hơn nữa sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Xiaoya là mẹ của một đứa trẻ 3 tuổi, trước khi kết hôn cô là một phụ nữ rảnh rang nhưng sau khi kết hôn, cô bị đứa con của mình “tra tấn” hằng ngày đến đầu bù tóc rối. Chỉ cần bé mở mắt ra lập tức gây ồn ào, ngày nào cũng bày bừa đồ đạc lung tung, đồ chơi ở nhà tháo dỡ hết.
Một ngày nọ, Xiaoya đã rất tức giận khi thấy con bôi nhiều vết bẩn lên tường, cô ấy đã cầm cọ và quát mắng con. Nghe xong, con bé ngây ngô đứng đó, nửa phút sau mới òa lên khóc.
Xiaoya không hề tỏ ra thương xót, tiếp tục quát mắng đứa trẻ: "Con còn ôm mặt khóc sao? Mẹ đã nói rất nhiều lần rồi mà con vẫn vẽ lên tường. Sao con không nghe lời mẹ?".
Đứa trẻ rõ ràng là sợ hãi, nước mắt chảy dài nhưng nó không dám khóc nữa, vì sợ bị quát mắng tiếp.
Xiaoya biết mình đã sai và ngay lập tức ôm chầm lấy con gái, chỉ sau đó, đứa bé mới trút được nỗi bất bình và bật khóc.
Vậy, trẻ có thực sự ngoan ngoãn sau khi bị la mắng?
Các cuộc điều tra xã hội cho thấy 90% các bậc cha mẹ đã từng la mắng con cái của họ. Đứa trẻ ham chơi, không thích học hỏi, hay cãi lại trong khi cha mẹ chúng gặp nhiều phiền toái, áp lực trong cuộc sống nên càng dễ bực tức, không kiềm chế được cảm xúc nên thường la hét trẻ khi chúng mắc lỗi.
Trên thực tế, la mắng không giải quyết được vấn đề gì mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, đây còn là biểu hiện của sự kém cỏi của cha mẹ và không có ý nghĩa giáo dục.
Sau khi bị la mắng, trẻ sẽ có nhiều phản ứng căng thẳng, chẳng hạn như bịt tai và khép mình lại để tránh bị tổn hại. Những đứa trẻ dường như im lặng sau khi bị la, nhưng trong lòng chúng phản kháng, ngay cả khi cha mẹ đề nghị hợp lý, chúng vẫn sẽ chống lại.
Theo các nghiên cứu được thực hiện bởi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, la mắng trẻ em, giống như lạm dụng bằng lời nói và trừng phạt thể xác trẻ em, sẽ làm tăng mức độ hormone căng thẳng và thay đổi cấu trúc của não.
Trái tim trẻ em rất mỏng manh, cách giáo dục thô bạo sẽ khiến trẻ tổn thương, chỉ cần hình thức nhẹ cũng có thể khiến trẻ nhẹ nhõm hơn, phát triển trí não và thể chất tốt hơn.
Là cha mẹ, bạn phải kiểm soát cảm xúc của mình và đừng hủy hoại cuộc sống của con bạn. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái còn nhỏ, chưa hiểu được lời khuyên của cha mẹ thì chỉ có quát mắng mới giải quyết được vấn đề.
Thực chất đây là một cách hiểu sai lầm bởi vì ngay từ rất sớm trẻ đã có thể phân biệt được cảm xúc của cha mẹ. Thành công của con sau khi lớn lên có liên quan mật thiết đến môi trường phát triển thời thơ ấu của con.
Vì vậy, là cha mẹ, chúng ta phải sửa chữa vấn đề xấu này. Hãy cố gắng đối xử với con cái một cách hòa nhã và cân nhắc, cần dạy trẻ một cách nhẹ nhàng, hạn chế la mắng hay đòn roi.
Kim Anh (Theo Sohu)
Bảy lỗi sai nghiêm trọng của cha mẹ trong việc dạy con
Chỉ trích con quá nhiều, Không làm gương tốt hoặc ra lệnh cho con mà không có lời giải thích… là những lỗi sai nghiêm trọng trong việc nuôi dạy con cái.
">Trẻ em có thực sự ngoan ngoãn sau khi bị la mắng?