Đã bao giờ bạn cảm thấy quá tải vì phải tiêu thụ quá nhiều thông tin từ Internet chưa? Ảnh: Android Authority.
Do đó khi smartphone xuất hiện, việc tôi muốn truy cập những thông tin này ở mọi nơi là điều hiển nhiên. Trong một thời gian, tôi thấy khá bình thường. Ở thời điểm Google Search, Maps và News là những ứng dụng smartphone phổ biến nhất, tôi dùng nó như một công cụ tìm thông tin. Tuy nhiên khi mạng xã hội chiếm trọn Internet, nó khiến tôi chẳng khác gì thằng nghiện.
Nằm trong bồn tắm tối hôm ấy, tôi nghĩ về những gì mình có thể làm nếu không sử dụng mạng xã hội. Tất nhiên, tôi không cho rằng mình sẽ làm việc tốt hơn khi không còn Twitter hay Instagram. Luôn có thời gian rảnh để bạn làm chuyện đó.
Sau khi nhận lời khuyên từ đồng nghiệp, tôi quyết định xin nghỉ phép, ngừng sử dụng mạng xã hội trong 9 ngày và du lịch đến Nhật Bản.
Đây là những gì tôi trải qua trong 9 ngày ấy.
![]() |
Đây là 4 ứng dụng không thể thiếu của tôi: Instagram, Twitter, Reddit và Slack. Ảnh: Android Authority. |
Thật ngạc nhiên, ngày thứ nhất trải qua khá bình thường. Tôi không cảm thấy mình phải lướt Twitter làm gì. Tôi chú tâm tìm chiếc camera mình muốn mua khi đến Nhật. Khi bạn tập trung vào một thứ gì đó, mọi thứ khác không còn quan trọng.
Đó là lý do những ngày sau khó khăn hơn tôi tưởng. Mỗi sáng thức dậy, thay vì dành cả giờ kiểm tra, giải quyết hàng trăm thông báo Twitter, Instagram và Messenger, lần này thì chẳng có gì nữa.
Thông báo trên điện thoại cho tôi cảm giác mọi thứ đều quan trọng. Có ai thích bức ảnh của tôi mới đăng tối qua không? Có tin nhắn quan trọng nào từ đồng nghiệp không? Có một chút lo lắng khi tôi thức dậy mà không còn thấy chúng.
Phải mất 4 ngày để tôi cảm thấy bình thường. Trong suốt thời gian đó, tôi luôn trấn an bản thân rằng mọi thứ vẫn ổn khi không hoạt động trên mạng xã hội.
![]() |
Những chủ đề hot, thông tin hữu ích trên Internet khiến bạn không thể rời chúng. Ảnh: The Verge. |
Để giải khuây, tôi đã làm những việc của một du khách bình thường: tham quan Tokyo rồi chụp ảnh bằng chiếc camera mới mua. Những ngày đầu trôi qua khá chậm, song tôi đã thấy thoải mái hơn sau vài ngày bớt sử dụng điện thoại. Từ 7 giờ sử dụng smartphone mỗi ngày giảm còn 30 phút là quá trình khó khăn.
Đến ngày thứ 5, tôi mới thấy hoàn toàn thư giãn. Thời gian sử dụng smartphone giảm rõ rệt. Tôi bắt đầu khám phá mọi thứ xung quanh nhiều hơn. Bình thường bạn vẫn có thể làm điều đó, nhưng không dễ để duy trì lâu dài.
Tôi nhận thấy mình "mơ mộng" nhiều hơn khi nghĩ về những thứ sẽ làm trong tương lai, những gì đã trải qua. Đương nhiên tôi không căng thẳng về chúng.
Tôi hoàn toàn thích 4 ngày còn lại, thật tuyệt vời khi ngồi nhiều giờ trên tàu điện, đi lang thang rồi nhìn ngắm khung cảnh bên hồ nước. Không phải lo lắng về những gì diễn ra trên Internet, không bị thôi thúc phải bật điện thoại. Tôi đã tận hưởng mọi thứ.
Trở về Mỹ, tôi cảm thấy thoải mái hơn, dù vậy đã cài lại mọi ứng dụng ngay lập tức. Công việc của tôi không thể thiếu Slack, không thể bỏ rơi Twitter. Dần dần, cơn nghiện lại quay về.
Mất khoảng 2 ngày để có lại cảm giác lo lắng phải cầm điện thoại. Một tuần sau, tôi lại nhận ra điều đó trong bồn tắm, cảm giác y hệt lần trước.
![]() |
Nghiện smartphone, Internet không phải vấn đề mới, song làm sao để cai nghiện vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp. Ảnh: Getty Images. |
Tôi không nghĩ bản chất smartphone hay Internet là xấu, nếu bạn chủ động điều khiển nó thay vì để nó điều khiển lại. Đây vẫn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc, giúp bạn liên lạc với mọi người, tìm mọi thông tin cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng được thiết kế để gây nghiện, và tôi đã thành nạn nhân.
Sau chiến dịch trên, tôi nhận thấy "cai nghiện" trong vài ngày không thể làm bạn bớt sử dụng smartphone được. Mấu chốt là cách tự chúng ta điều tiết việc sử dụng. Twitter hay Facebook là những nơi tuyệt vời để kết bạn, biết những cái chưa biết. Tuy nhiên cũng giống Instagram hay Pinterest, có đôi lúc bạn sẽ thấy quá tải với chúng.
Nếu có thể điều chỉnh cách tương tác với những nền tảng ấy, tôi tin rằng chúng sẽ mang lại giá trị thực sự, ngược lại thời gian của bạn sẽ bị bào mòn lúc nào không biết. Hãy dành thời gian suy nghĩ và tìm ra giải pháp hợp lý nhất cho mình.
Hiện tại các nhà khai thác di động trên thế giới đang triển khai mạng 5G không độc lập (non-standalone) có nghĩa là trên cơ sở tận dụng mạng lõi của mạng 4G và sử dụng công nghệ Chia sẻ phổ tần động (DSS) để triển khai và cung cấp dịch vụ 5G.
Đây là một giải pháp hiệu quả trong giai đoạn đầu triển khai mạng 5G nhằm giúp các nhà mạng triển khai nhanh chóng mạng 5G bằng cách sử dụng cùng phổ tần số cho cả 4G và 5G. Tuy nhiên, với mạng 5G không độc lập thì tốc độ, dung lượng và độ trễ của mạng sẽ không đạt như kỳ vọng. Vì vậy, xu thế chuyển sang mạng 5G độc lập là điều tất yếu để các nhà mạng triển khai dịch vụ 5G đầy đủ đến người dùng.
Để đạt được cột mốc quan trọng trên mạng 5G độc lập này, công ty đã áp dụng phần mềm giao diện vô tuyến mới độc lập cho các trạm gốc 5G không độc lập hiện có của mình và hoàn thành khả năng tương tác đa nhà cung cấp giữa thiết bị mạng của Ericsson và Samsung.
SK Telecom cũng đã áp dụng các công nghệ 5G quan trọng như tạo nhiều mạng ảo bằng một mạng 5G vật lý duy nhất (còn gọi là công nghệ network slicing) và điện toán biên di động (MEC) cho mạng 5G độc lập của mình. Công nghệ network slicing đang được làm nổi bật như một công nghệ thiết yếu để cung cấp hỗ trợ tối ưu cho các loại dịch vụ 5G khác nhau bằng cách phân vùng một mạng vật lý thành nhiều mạng di động ảo. Trong khi đó công nghệ MEC giúp giảm thiểu độ trễ bằng cách cung cấp lối tắt để truyền dữ liệu thông qua việc thiết lập trung tâm dữ liệu quy mô nhỏ tại trạm gốc hoặc bộ định tuyến 5G. MEC có thể cải thiện hiệu suất của các dịch vụ 5G có độ trễ cực thấp như chơi game trên đám mây, nhà máy thông minh và xe tự lái.
Park Jong-kwan, Phó Chủ tịch đồng thời là người đứng đầu phòng thí nghiệm 5GX của SK Telecom cho biết: “Với việc thực hiện thành công cuộc gọi dữ liệu trên mạng 5G thương mại sử dụng công nghệ mạng 5G độc lập với đa nhà cung cấp của chúng tôi, chúng tôi hiện đang đứng trước ngưỡng cửa ra mắt dịch vụ 5G độc lập. SK Telecom sẽ cung cấp các dịch vụ và mạng 5G tốt nhất để hiện thực hóa một cấp độ hoàn toàn mới về trải nghiệm của khách hàng trong kỷ nguyên 5G”.
Trong một hội nghị với các nhà đầu tư, Giám đốc Tài chính Poong-Young Yoon của SK Telecom cho biết, đến hết tháng 11/2019 nhà mạng đã có 1,5 triệu thuê bao trong phân khúc 5G, chiếm tỷ lệ 44% trên thị trường 5G của Hàn Quốc và dự kiến kết thúc năm 2019 với hơn 2 triệu thuê bao 5G. Đến cuối năm 2020, SK Telecom dự kiến sẽ có tổng cộng 7 triệu thuê bao trong phân khúc 5G.
Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai đầy đủ dịch vụ thương mại 5G vào ngày 3/4/2019. Các nhà mạng SK Telecom, KT Corp và LG Uplus ban đầu đã ra mắt dịch vụ thương mại 5G giới hạn vào tháng 12/2018 như một phần của thỏa thuận với Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc là các nhà mạng phải triển khai đồng thời để tránh cạnh tranh quá mức. SK Telecom, KT Corp và LG Uplus ban đầu cung cấp dịch vụ 5G tại các khu vực hạn chế ở Seoul.
Vào tháng 6/2018, Hàn Quốc đã hoàn thành một quy trình đấu thầu thông qua đó họ đã trao phổ tần ở cả hai băng tần 3,5 GHz và 28 GHz cho các nhà khai thác. Chính phủ đã cung cấp tổng cộng 280 MHz trong băng tần 3,5 GHz và 2.400 MHz trong băng tần 28 GHz.
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
Công nghệ mạng di động 4G đang được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đó có ứng dụng gọi xe phổ biến hiện nay như Uber. Với việc phát triển lên mạng 5G, hành khách sẽ được trải nghiệm trong các chiếc xe tự lái.
" alt=""/>Cuộc gọi dữ liệu 5G độc lập đầu tiên trên thế giới đã thành công