![]() |
Học sinh vùng đồng bào khó khăn ở Quảng Nam được cấp gạo ăn no để đến trường |
Thống kê của Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam, hiện trên địa bàn tỉnh có 11.400 học sinh con em đồng bào các dân tộc đang theo học tại 90 trường thuộc địa bàn các huyện vùng cao, vùng sâu của tỉnh.
Số học sinh này thường xuyên bỏ học vào mùa giáp hạt hoặc do hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Ông Nguyễn Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trước thực trạng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết định chương trình khuyến học cho học sinh vùng khó khăn bằng việc cấp “học bổng” bằng gạo hàng năm cho các em ăn no để đến trường tiếp tục theo học.
Mỗi học sinh đang theo học tại các trường vùng sâu, vùng xa trong qui định sẽ được cấp 75 kg gạo/em/năm.
![]() |
Chúng tôi hy vọng với chương trình này, các em học sinh vùng sâu vùng xa sẽ được ăn no mặc ấm đến trường, không còn phải lo thiếu ăn mỗi mùa giáp hạt để các em yên tâm đến lớp. Đây là chương trình đầu tư nguồn nhân lực trong tương lai mà Quảng Nam hướng đến-Ông Toàn cho biết.
Hiện 888 tấn gạo đã được UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu ngành giáo dục kết hợp với cơ quan chức năng vận chuyển về các trường để cấp phát đến tận tay các em học sinh.
Trước khi có chương trình cấp phát gạo cho học sinh vùng đồng bào dân tộc khó khăn tại huyện miền núi, tại các huyện đồng bằng nhiều tộc họ đã xây dựng các chương trình khuyến học như chương trình góp lúa cho con đến trường ở làng đại học Thuận An, Tam An, huyện Phú Ninh. Học bổng cho con em vùng bão Chan Chu tại xã Bình Minh huyện Thăng Bình…
Nhiều chương trình xã hội hóa giáo dục cũng được triển khai ở nhiều tộc họ, nhiều khu dân cư với sự tham gia của các cá nhân, tổ chức xã hội. Đặc biệt trường lớp ở các vùng khó khăn cũng được đầu tư xây dựng và kiên cố hóa.
Nghịch lí ai cũng hiểu nhà trường không tuyển sinh được thì đồng nghĩa với đóngcửa trường và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Bài viết của chúng tôi muốn phân tích kỹhơn về những nguyên nhân khó khăn trong tuyển sinh của các trường ĐH NCL, hy vọng cáctrường tìm được đúng thuốc mà không phải chỉ bằng việc "tranh đấu" tự chủ tuyển sinh.
![]() |
Ảnh Văn Chung |
Lỗi từ chính sách
Chính cơ chế tuyển sinh theo Thông tư 57 của Bộ GD-ĐT đã tự nhiên tạo ra sự ưu đãiđối với các trường công lập do chỉ tuyển sinh tính toán dựa theo 2 tiêu chí là diệntích sở hữu/sinh viên và giảng viên cơ hữu/sinh viên.
Thông tư 57 có hiệu lực, các trường NCL đối mặt với khó khăn trong tuyển sinhngay. Nếu so sánh chỉ tiêu tuyển sinh do các trường công lập đăng ký qua các năm dễdàng thấy rằng quy mô trường công lập có sự gia tăng đột biến (Ví dụ: Trường ĐH Nôngnghiệp Hà Nội năm 2011 là 5.000; năm 2012 tăng lên 7.000 và năm 2013 tuyển mới8.000).
Trường ĐH công vốn có lợi thế về diện tích đất đai, biên chế giảng viên, vốn, cótên tuổi từ lâu, có mức học phí thấp, lợi thế về địa lý, ngành đào tạo...nên đã làmcho những trường này càng có ưu thế so với trường ĐH NCL. Thêm vào đó, mấy năm quanhiều địa phương lại không muốn tuyển người tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học, nhiềutrường ĐH công hạn chế tuyển hoặc dừng tuyển hệ này và để chuyển sang tạo hệ chínhquy đã làm cho quy mô đào tạo chính quy ở các trường ĐH công tăng lên.
Câu hỏi tại sao các trường ĐH công lập thay đổi "nồi cơm tại chức" sang cái "nồicơm chính quy" to hơn, không nằm ngoài lý do của cơ chế tài chính hết sức lạc hậu củagiáo dục ĐH.
Nguồn tuyển đang cạn dần
Nguyên nhân mà ít người biết đến đó là nguồn tuyển học sinh tốt nghiệp THPT đangcó nguy cơ cạn dần do số học sinh bỏ học và không vào học THPT khá lớn.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, mỗi năm có đến trên dưới 300.000 học sinh không vàohọc trong các trường THPT. Trong số đó, học sinh bỏ học ở THCS lên đến trên 200.000em và số đó hầu như sẽ không có để vào trường ĐH. Vài năm trở lại đây nguồn "cạnkiệt" dẫn đến sự cạnh tranh nguồn tuyển càng gay gắt.
Việc quy hoạch mạng lưới các trường ĐH thiếu khoa học, đôi khi duy ý chí chủ yếutính toán đến sự phân bố các trường theo vị trí địa lý mà không tính đến các ngànhnghề, quy mô đào tạo theo ngành đào tạo trong các cơ sở đó. Điều này dẫn đến sự"khủng hoảng" thừa cung dịch vụ GD ĐH trong cùng một vùng nào đó.
Sự cạnh tranh giữa trường công và trường tư càng gay gắt nếu các trường này đàotạo những ngành giống nhau. Việc để cho nhiều trường ĐH trên một địa bàn đào tạonhững ngành nghề giống nhau cho thấy tư duy quy hoạch có vấn đề cũng như năng lựcquản lý hệ thống quá yếu kém của ngành giáo dục.
Nguy cơ
Ý kiến giải thích việc khó khăn tuyển sinh của các trường ĐH NCL chủ yếu do việcBộ GD-ĐT quy định điểm sàn tuyển sinh cao (ĐH 13 điểm), ít người giải thích nguyênnhân không tuyển được thí sinh do nhiều hạn chế của các trường ĐH NCL.
Điều dễ thấy là hầu hết các trường ĐH NCL mở những ngành đào tạo ít phải đầu tưvốn ban đầu lớn như những lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. Hầu hết các trường chỉ chútrọng khâu marketing đầu vào, cố gắng tuyển sinh đầu vào bằng nhiều cách mà lại thiếuđi sự quan tâm đến chất lượng dạy và học sinh viên trong quá trình đào tạo.
Khi chất lượng đào tạo thấp, việc làm trong xã hội thiếu sẽ hình thành ách tắc tạiđầu ra của các trường này và đương nhiên đầu vào sẽ bị cản trở theo nguyên tắc dòngchảy trong đường ống.
Mặt khác, không ít trường coi liên thông và liên kết đào tạo như là một giải phápđể nâng cao thu nhập cho nhà trường, thiếu kiểm soát chất lượng, dẫn đến văn bằng ĐHkhông gắn với giá trị thực của nó và kết quả người sử dụng lao động có khuynh hướngtừ chối sinh viên tốt nghiệp ở không ít trường ĐH NCL....
Một số trường ĐH NCL đã quên mất rằng ngày nay thí sinh đã có sự lựa chọn và phânbiệt đâu thật đâu giả, đâu tốt đâu xấu để vào học. Nếu cứ giữ mãi các mô hình tuyểnsinh, tổ chức đào tạo và quản trị ĐH truyền thống thì tình hình của không ít trườngsẽ trở nên rất có nguy cơ.
Làm gì để cứu và tự cứu ĐH NCL
Những giải pháp gây tranh cãi về "5 bỏ" hay "ngưỡng tối thiểu" nếu thi riêng thựcchất đang nhấn mạnh các yếu tố đầu vào là cách tiếp cận hết sức lạc hậu và phiếndiện. Bộ GDĐT không nên có giải pháp "hà hơi tiếp sức" ở đầu vào không phải lối đểkéo dài thời gian sống của một số trường ĐH NCL yếu kém mà cần có giải pháp căn cơmang tính chiến lược hơn mà nhiều chuyên gia đã từng khuyến cáo.
Trước mắt cần ban hành các tiêu chí để phân tầng GD ĐH theo sứ mệnh, mục tiêu,quản trị, năng lực đào tạo...để có cơ chế tuyển sinh phù hợp. Khi ấy không thể mangcái điểm sàn của Bộ úp chung cho mọi trường. Cần điều chỉnh mạnh lưới cơ sở giáo dụcĐH gắn với quy hoạch ngành và quy mô đào tạo.
Sớm bỏ việc tổ chức thi 3 chung như những năm qua, chuẩn bị ngân hàng đề thi đủlớn (để đảm bảo chuẩn mực chung) và cung cấp cho các trường. Khi ấy các trường ĐH cóthể tự chủ tuyển sinh với những hình thức khác nhau, nội dung khác nhau, thời gian vàsố đợt thi khác nhau, điểm chuẩn khác nhau...
Về phía các trường ĐH NCL, cần tập trung nâng cao chất lượng, đổi mới công tácquản trị ĐH, đổi mới và đa dạng hóa chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy...
Như vậy, giải pháp tuyển sinh sẽ không bó hẹp trong phạm trù thi tuyển sinh. Nhưai đó nói "đổi mới thi kiểm tra đánh giá là khâu đột phá" có lẽ cần tư duy lại để cócái nhìn hệ thống, toàn diện hơn.
Giải pháp để tuyển sinh được hay không sẽ không nằm ngoài vấn đề phải trả lời làtrường ĐH tồn tại là vì ai? Nếu đào tạo không chú trọng chất lượng, mải mê với sốlượng, không quan tâm đến lợi ích người học, chỉ chú trọng lợi ích của nhà đầu tư vàthiếu trách nhiệm giải trình xã hội tất yếu sẽ dẫn đến sự mất đoàn kết, giải thể vàphá sản.
TIN BÀI LIÊN QUAN: Đại học công phản pháo kiến nghị '5 bỏ'" alt=""/>Tại sao đại học tư luôn đói? Tất nhiên cái giá của “giấc mơ sương mù” không phải rẻ. Hàng tháng bố mẹ sẽ phải chu cấp cho Hào một khoản tiền vào khoảng 800-1000 bảng Anh (28-35 triệu đồng), chưa kể tiền học phí.
Như vậy tính đơn giản trong 6 năm học ở đây, số tiền bỏ ra từ tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại cũng phải ngót nghét 5 tỉ đồng (240 nghìn đô la), nếu tiền học phí tính ở mức 10 nghìn bảng/năm (mức trung bình đối với các trường ở London). 'Đắt đỏ' Theo nghiên cứu của ngân hàng HSBC công bố vào năm 2013, Anh Quốc là một trong những quốc gia có chi phí du học đắt đỏ nhất thế giới, với tổng chi phí trung bình là trên 30 nghìn đô la một năm, tức vào khoảng 670 triệu VND/năm. Con số này sẽ cao hơn rất nhiều nếu tính ở London, nơi tập trung đông sinh viên Việt Nam nhất. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm số lượng sinh viên sang Anh Quốc du học, dù cho kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Biên giới Anh Quốc (UK Border Agency), trong năm 2012, số sinh viên Việt Nam đi học ở Anh đã tăng tới 18%, mức tăng cao thứ nhì châu Á. Bộ Giáo dục-Đào tạo cho biết hơn 90% sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài là tự túc. Với chi phí đắt đỏ như vậy, câu hỏi đau đầu được đặt ra là liệu các sinh viên có thu hồi được “vốn du học”? Giống như Hào, phần lớn các du học sinh đều muốn được ở lại Anh Quốc làm việc, ít nhất là một vài năm để có kinh nghiệm. Mức lương ở nước Anh sẽ giúp cho việc “hoàn vốn” được nhanh chóng hơn. Điều này không phải là quá khó vào vài năm trước, khi nền kinh tế Anh Quốc vẫn đang thịnh vượng và chính sách nhập cư còn nới lỏng. Tình hình thay đổi trong vài năm qua cùng với sự suy giảm của nền kinh tế. Hiện tại, một sinh viên tốt nghiệp bằng Thạc sĩ chỉ được phép ở lại nước Anh tối đa 4 tháng để tìm việc, trong khi chính sách trước kia là hai năm. Cơ hội kiếm việc làm ở Anh Quốc cũng không hề đơn giản. Ngân hàng HSBC ước tính tỉ lệ thất nghiệp từ độ tuổi 16-24 ở Anh là 20%, trong khi để cạnh tranh với người bản địa, sinh viên Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi lớn. “Một rào cản là các công ty ở Anh sẽ phải tài trợ một khoản tiền lớn để xin giấy phép làm việc nếu muốn thuê người nước ngoài. Không có nhiều công ty sẵn sàng làm việc này,” Võ Hiển, người đã học ở Anh và hiện đang làm việc cho hãng kiểm toán Ernst & Young tại London, cho biết. Nhiều ngân hàng hoặc các hãng tài chính lớn chấp nhận chi phí đó, tuy nhiên để cạnh tranh được thì hồ sơ phải rất tốt, và thường là phải tốt nghiệp ở các trường hàng đầu, ông Hiển nhận định thêm. Con số này tất nhiên là không thấm vào đâu so với hàng nghìn sinh viên Việt Nam sang Anh mỗi năm. 'Cạnh tranh cao' Tình trạng tương tự cũng diễn ra với sinh viên Việt Nam ở các quốc gia khác như Mỹ. Ông Phạm Anh Khoa, sáng lập viên của VietAbroader, một tổ chức tại Việt Nam hỗ trợ du học sinh Việt Nam ở Hoa Kỳ, ước tính rằng không quá 10% trong số các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở Mỹ có thể ở lại làm việc. “Mỗi năm nước Mỹ chỉ cấp 65 nghìn thị thực làm việc cho người nước ngoài, nên mức độ cạnh tranh rất cao. Trong khi đó, người Việt thua kém nhiều quốc gia khác về khả năng sử dụng tiếng Anh, và lựa chọn ngành học cũng chưa phù hợp.” Ông Khoa dẫn số liệu của Viện Giáo Dục Quốc Tế (IIE) cho biết 40% sinh viên Việt Nam sang Mỹ chọn học ngành kinh doanh (business), trong khi những ngành nặng tính kĩ thuật hoặc tài chính có nhu cầu lớn hơn. Hiện Mỹ là nước có số du học sinh Việt Nam đông nhất, trên 16 nghìn người. Còn theo số liệu từ Đại Sứ quán Anh ở Việt Nam, số lượng du học sinh người Việt ở Anh hiện đang vào khoảng 8000 người. Báo Lao Động ước tính chi phí du học cho sinh viên Việt Nam ở nước ngoài phải lên đến hàng tỷ đô mỗi năm. Với số lượng du học sinh ở Anh vào khoảng 8000 người, tính trung bình mỗi năm Việt Nam tiêu khoảng 248 triệu đô la chi phí du học. Con số đó ở Mỹ là gần 600 triệu đô la. Số ngoại tệ đó liệu có đạt “hiệu quả kinh tế” cho đất nước hay không thì vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, bởi những du học sinh có khả năng thường có xu hướng ở lại, còn những ai trở về sẽ lựa chọn làm việc cho các công ty nước ngoài với mức đãi ngộ tốt hơn. 'Khó hoàn vốn' Với những người có ý định hoặc buộc phải về Việt Nam để lập nghiệp, cơ hội có một công việc thật tốt để “hoàn vốn” đầu tư du học cũng không hề dễ dàng. Trương Quỳnh Hương, cựu sinh viên của Đại Học Gloucestershire ở phía tây nam nước Anh, cho biết mình phải chật vật đi tìm việc nhưng vẫn chưa được như ý muốn. “Chỗ cao thì không tới, chỗ thấp thì không ưa. Thậm chí có một số vị trí khá phù hợp người ta cũng không thèm nhận mình vì họ nghĩ hoặc mình sẽ đòi lương cao, hoặc sẽ sớm nhảy việc,” Hương chia sẻ. Thị trường lao động Việt Nam hàng năm có đến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn, du học sinh về nước, khiến cho việc có bằng cấp ở nước ngoài cũng không phải là lợi thế quá lớn. Thêm vào đó, nhu cầu thương mại hóa khiến cho chất lượng giáo dục ở một số trường đại học Anh Quốc không tốt như ngày xưa. Do đó Việt Nam mới có câu chuyện con thi trượt đại học thì cho đi du học. Bùi Trung Hiếu, từng học thạc sĩ tại một trường ở London, chia sẻ rằng cả một lớp học 40 người không có lấy một người bản ngữ nào. Một số bạn khác thì “ngỡ ngàng” khi vào lớp chỉ thấy toàn sinh viên Trung Quốc. “Nên mục tiêu đi học để nói tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ coi như vứt đi,” Hiếu than thở. Với những ai may mắn có được việc làm, thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian để hoàn vốn với mức lương bình quân ở Việt Nam. Ngoại trừ được làm ở những vị trí thật tốt hoặc cho công ty nước ngoài, mức thu nhập được coi là cao rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng (400-500 đô la). Với con số này, giả dụ như bạn Hào nhắc đến ở đầu bài có về nước làm việc, thì sẽ phải mất vài chục năm mới hoàn lại được vốn. “Khoảng cách về lợi thế những bạn đi du học và thị trường trong nước được rút ngắn lại, vì số du học sinh trở về nhiều hơn, trong khi các bạn trong nước cũng nỗ lực nhiều để cạnh tranh. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến mức lương, khiến cho thu nhập của du học sinh về nước làm việc không cao như trước,” ông Phạm Anh Khoa cho biết. Một rào cản lớn cho những ai có khát vọng trở về là môi trường làm việc không phù hợp. Chưa đề cập đến vấn đề thể chế, nền kinh tế chưa thực sự phát triển không cho phép nhiều trí thức Việt Nam có trình độ cao tìm được vị trí phù hợp trong nước. “Nhiều người trong số chúng tôi muốn về Việt Nam làm việc và tôi biết nhiều bạn đã trở về, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại một số mảng chuyên biệt như chứng khoán phái sinh (derivatives) có thể khó khăn hơn để tìm được công việc đáp ứng nhu cầu", ông Võ Hiển, hiện đang làm việc cho Ernst & Young, cho biết. “Ở đây họ có thể có một mức thu nhập tương đối cao, nếu về nước thì sẽ khó tìm được việc bởi thị trường tài chính Việt Nam chưa hoạt động nhiều trong mảng chứng khoán phái sinh so với ngành tài chính tại London này,” ông Hiển nhận định. ‘Bước tiến lớn’ Tuy vậy, nhìn chung các du học sinh Anh Quốc đều thấy hài lòng khi được hỏi về trải nghiệm ở một trong những nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Những người được hỏi chuyện đều cho rằng đây là “bước tiến lớn của cuộc đời” và được mở mang tầm mắt từ “cái ao” ra “đại dương” và làm cho mình “trưởng thành lên nhiều". “Theo ý kiến của mình thì đây sẽ là một vụ đầu tư không lỗ chút nào, bởi sang Anh mình được trau dồi thêm kiến thức cũng như mở rộng tầm nhìn, những điều ấy thật khó để đo bằng tiền.” Trung Đỗ, cựu sinh viên của Đại học Greenwich, hiện đang làm giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội, cho biết. Sinh viên Việt Nam cũng không cô độc trên con đường học tập và lập nghiệp xứ người. Một số tổ chức của người Việt Nam tại Anh Quốc, điển hình là Hội Trí Thức Trẻ Việt Nam (VietPro) có tổ chức một số sự kiện hướng nghiệp nhằm giúp cho du học sinh nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động của nước Anh. “Chúng tôi cũng đang tạo cầu nối liên kết các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam với các thành viên của mình để tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nước làm việc,” Nguyễn Hữu Phương Thảo, chủ tịch của VietPro và hiện đang làm việc cho ngân hàng Đức CommerzBank tại London, cho biết. Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, sinh viên đang học ở Anh. (Theo Khắc Giang/BBC Vietnamese) " alt=""/>Du học Anh Mỹ và bài toán 'hoàn vốn'
|