Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch VCCI, nguyên thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng, việc cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất các bộ, cơ quan ngang bộ lần này là rất cần thiết, đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ ở một thời đại mới.
Trước đây, nhiều lần chúng ta định sáp nhập, tinh gọn bộ máy nhưng chưa thực sự hiệu quả, một phần do nền kinh tế chưa phát triển đủ mạnh cũng như bối cảnh hội nhập quốc tế chưa đủ rộng.
Bà Lan cũng nêu ra một thực trạng, trong một số năm gần đây nhiều cán bộ công chức không dám làm hết mình bởi sợ vi phạm, vì nhiều điểm chưa rõ ràng.
"Anh làm đúng quy định của bộ này nhưng lại có thể vướng vào quy định của một bộ khác tương tự nên vẫn có thể bị sai và cái sai ở đây không chỉ ở cá nhân mà liên quan đến cả cơ quan", bà Lan nêu.
Bà đánh giá, với một hệ thống còn nhiều "chồng chéo" dẫn đến việc chúng ta không trao đủ quyền cho các bộ, các cơ quan cũng như các cá nhân; không giao đủ trách nhiệm để chịu trách nhiệm đến nơi đến chốn.
Việc sắp xếp, hợp nhất một số bộ ngoài trao đủ quyền, giao trách nhiệm đến nơi đến chốn cho từng cá nhân, đơn vị còn giúp minh bạch, chống tham nhũng và chừng nào còn chưa minh bạch thì tham nhũng còn xảy ra.
Bà Phạm Chi Lan (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Song bà nhìn nhận quá trình sắp xếp và hợp nhất các bộ, cơ quan ngang bộ sẽ không hề dễ dàng nên đòi hỏi sự quyết liệt, mạnh mẽ, không vì cả nể mà trì hoãn. Đối với những người còn giữ lại, tiếp tục công việc ở cơ quan mới phải có chọn lọc, đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
"Khi về cơ quan mới thì chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân phải được phân chia rõ ràng để có thể làm việc ngay, tránh tình trạng "người mới, người cũ" gây ra phiền toái, không tạo sự đồng nhất, thiếu tin tưởng để cùng làm việc", bà Lan nêu.
Bà cho rằng, cách tốt nhất để những người ở lại làm việc có thể tâm phục, khẩu phục là có tiêu chuẩn chung, không giữ lại vì "con ông này, bà kia" hay từng có thành tích trong công tác và khi đã làm rõ ràng, đúng tiêu chuẩn sẽ bớt phiền hà.
Bên cạnh đó, cần thu xếp cho những người không còn phù hợp có công việc để làm tiếp cho đến khi nghỉ hưu. Nếu có chế độ nghỉ hưu sớm được hưởng nguyên lương mà họ chấp nhận có thể xem xét cho nghỉ hưu sớm.
Thực tế, có nhiều người làm ở bộ máy Nhà nước không thích hợp nhưng ra ngoài làm với các công ty, doanh nghiệp có thể phù hợp. Việc sắp xếp, sáp nhập lại bộ máy góp phần tiết kiệm cho ngân sách và tăng niềm tin của xã hội vào hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước để người dân tự giác tuân thủ.
"Tất cả những gánh nặng, phiền toái, tốn thời gian, công sức, tiền của rơi vào dân, doanh nghiệp và bây giờ khi giải tỏa được những điều này sẽ làm cho bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả cao hơn và có uy tín cao hơn, thuyết phục được người dân làm việc với bộ máy một cách nghiêm túc, sòng phẳng, tránh việc phải đi chạy chọt để tìm kiếm quan hệ", bà Lan nêu.
Theo bà Lan, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm qua giữ ổn định như tăng về năng suất lao động lại rất chậm và điều này làm hạn chế việc nước ta tiếp cận với các ngành công nghệ mới. Từ công nghệ mới có thể đạt được mục tiêu Việt Nam là đất nước hùng mạnh, vươn mình trong kỷ nguyên mới bằng chính thực lực của mình.
Chúng ta đã dựa vào nước ngoài nhiều để có thể đạt mức thu nhập trung bình, nhưng từ mức thu nhập trung bình cao đến giàu có phải bằng nội lực của chính mình.
"Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng hết sức cần thiết, là cuộc cách mạng đưa Việt Nam vượt lên, vươn mình trong kỷ nguyên mới và tiến tới trở thành đất nước hùng cường, thịnh vượng bằng chính bàn tay, khối óc, con người Việt Nam", bà Lan nhấn mạnh và khẳng định, tinh gọn bộ máy sẽ giúp tăng trưởng về kinh tế và chống lãng phí.
Còn đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đánh giá việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại nước ta trước đây đã được thực hiện nhưng còn nhiều bất cập, chưa đến nơi đến chốn, có giảm nhưng chỉ mang tính "cào bằng".
"Việc tinh giản trước đây vẫn chưa thật sự thuyết phục, vẫn còn những trường hợp "sáng vác ô đi, chiều vác ô về". Những người này có tư tưởng bám vào cơ quan Nhà nước để sống mặc dù tiền lương không cao nhưng lại ổn định", ông Hòa nói.
Ông nhận xét, việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này có nhiều điểm khác biệt so với trước đây, thể hiện quyết tâm cao, được thực hiện từ Trung ương cho đến cơ sở; việc tinh gọn bộ máy diễn ra ở những khâu trung gian, trùng lặp chức năng giữa các cơ quan với nhau.
Theo ông Hòa, trong thời gian tới có thể Chính phủ sẽ cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất các bộ, cơ quan ngang bộ như hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng; hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Ảnh: Nguyễn Hải).
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ; Bộ Y tế tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương; Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện việc sắp xếp đầu mối tổ chức bên trong.
"Nhìn danh sách hợp nhất này tôi đánh giá rất cao sự quyết liệt của Trung ương trong việc sáp nhập bộ máy lần này. Tôi đi tiếp xúc cử tri mấy ngày nay, người dân rất đồng tình, phấn khởi về việc Chính phủ tinh giảm bộ máy.
Nhiều người dân nhận thấy bộ máy hiện nay cồng kềnh trong một số khâu, đặc biệt là quản lý hành chính, gây phiền hà cho dân", ông Hòa nêu.
Ông cho rằng, việc sáp nhập, sắp xếp lần này sẽ lựa chọn ra những người có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm và hết lòng phục vụ nhân dân, được hưởng lương xứng đáng.
Song ông cũng đặt ra vấn đề sáp nhập sẽ liên quan đến tổ chức, con người khi "người còn, người đi".
Ông Hòa tin tưởng việc tinh giản lần này sẽ đạt được những thành công lớn (Ảnh: Media Quốc hội).
Hiện nay có một số lãnh đạo, nhân viên ở cơ quan có thể bị sáp nhập có những tâm tư nên lúc này rất cần sự gương mẫu của những người đứng đầu, những người có liên quan chấp nhận "ra đi" để nhường lại vị trí cho người xứng đáng.
Đặc biệt, các cơ quan có thể bị sáp nhập cần làm tốt công tác tư tưởng, động viên, an ủi và có chế độ chính sách tốt cho những người "dôi dư", không còn làm việc trong bộ máy Nhà nước để họ có một khoản tiền đủ trang trải trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.
"Tôi tin tưởng rằng việc tinh giảm lần này sẽ đạt được những thành công lớn", ông Hòa nhận định.
Ông Trần Du Lịch, Đại biểu Quốc hội khóa XIII (Đoàn đại biểu TP HCM) rất ủng hộ chủ trương tinh gọn bộ máy lần này của Chính phủ. Ông tin tưởng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của Trung ương, làm đồng bộ, toàn diện sẽ khắc phục được tư tưởng chờ đợi, trông chờ, nhìn ngó nhau, đem lại những kết quả tích cực.
"Hiện nay, mọi tầng lớp nhân dân mong chờ vào việc tinh giảm bộ máy lần này. Mục tiêu cuối cùng để bộ máy tinh gọn hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình", ông Lịch nói.
" alt=""/>Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng đưa Việt Nam vượt lên, vươn mìnhĐại dịch ập đến, quán cà phê “cô đơn” có một mình L.T.H.Q. (39 tuổi, quê tỉnh Hậu Giang) đứng bán phải tạm ngưng phục vụ. Q. lủi thủi thu dọn chút tư trang trong những tiếng thở dài rầu rĩ.
Ít tháng trước, Q. cũng như nhiều phụ nữ lỡ thì khác chọn đoạn đường gần các khu công nghiệp tại tỉnh Long An để bán cà phê “sung sướng”. Q. không đề phòng khách lạ. Cô cởi mở, thậm chí tự nhận mình chẳng còn gì để sợ, bởi đã dấn thân vào con đường này từ khi 19 tuổi.
“Nhìn em vậy chứ, em từng đi nước ngoài rồi đó. Em từng đi 4 nước Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan. Không phải đi chơi, em đi làm massage xông hơi, xoa bóp kích dục”, Q. nói và khẳng định, ban đầu, ở các nước trên, cô hầu như chỉ kích dục cho khách chứ hiếm khi phải bán dâm.
![]() |
L.T.H.Q. trong quán cà phê của mình thời điểm quán chưa tạm ngưng phục vụ do ảnh hưởng của dịch bệnh. |
Q. kể thêm: “Ở nước ngoài, đàn ông đến các tiệm massage, xông hơi thường chỉ thích “massage sung sướng”. Họ không thích mua dâm. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, bọn em vẫn phục vụ. Song, bọn em không “tới Z” tại tiệm massage”.
“Nếu khách có nhu cầu mua dâm, họ đi vào khách sạn quen của bọn em. Tại đây, họ mua vé dưới quầy lễ tân rồi tự lên phòng. Những phòng này đều có sẵn các cô gái chờ sẵn bên trong. Khách lên, tự gõ cửa, mở vào. Nếu cảm thấy cô gái bên trong thích hợp thì quan hệ, ngược lại có thể đóng cửa để mở phòng khác. Nói chung khách tự do lựa chọn, thích cô nào thì vào phòng cô đó”, Q. kể thêm.
Q. nói, thời xuân sắc, ai cũng nói cô trẻ, đẹp và cuốn hút đàn ông bởi nét duyên ngầm rất lạ. Thế nên, sau một thời gian massage, Q. được “cất nhắc” vào ở trong khách sạn. Những năm tháng ấy, căn phòng của Q. không bao giờ trống khách.
Nơi xứ người, Q. tự cho phép bản thân “thoải mái” hơn với công việc vốn bị xã hội khinh rẻ bởi không bị nỗi lo gia đình, người thân phát hiện đè nặng tâm trí. Cô chấp nhận công việc với hi vọng sớm tích góp được tiền để về quê nhà làm lại cuộc đời.
![]() |
Chị Q. mở quán bán cà phê "cô đơn" khi đã lỡ thời. |
Tuy nhiên, “làm ăn chia đôi với chủ” nhưng Q. lại phải tự gánh chi phí tu bổ, gìn giữ nhan sắc, sức khỏe. Tiếp khách mãi, Q. cũng không dư được bao nhiêu. Thế nên, Q. dự định sẽ cố chịu đựng thêm ít năm để có tiền về nước cho đến khi gặp T.A..
Q. kể: “Làm công việc này, tôi sớm đã tự dặn lòng không đặt nặng vấn đề tình cảm. Không được có tình cảm với khách bởi họ chỉ đến đây để mua thứ mình có để bán. Thế mà khi gặp T.A., những điều ấy trong tôi tan biến”.
T.A. là người Việt Nam sang Hàn Quốc theo dạng xuất khẩu lao động. A. đến khách sạn nơi Q. bán dâm sau khi bị cô người yêu ngoại quốc từ chối tình cảm. Đến khách sạn, A. lên lầu rồi gõ cửa phòng Q. dù trước đó, anh chưa từng đến những nơi như thế này. Gặp cô gái đồng hương nơi đất khách, cả A. và Q. đều dâng trào những xúc cảm đặc biệt.
Chạy trốn tình yêu
Q. vồn vã hỏi A. những thông tin về quê hương bởi đã nhiều năm qua, cô chưa được về nước thăm nhà. Những câu chuyện về quê hương khiến A. dần quên đi mục đích anh tìm đến khách sạn, gõ cửa chọn phòng.
Q. kể: “Lần ấy, chúng tôi chỉ ngồi bên nhau nói chuyện. Trước đây, dù muốn đàn ông đến tìm mình nhưng mỗi khi họ đến, tôi đều khinh và coi thường. Tôi vẫn nghĩ, chỉ có hạng đàn ông trăng hoa mới đến những chỗ như thế”.
![]() |
Bên trong một quán cà phê "sung sướng" trước khi ngừng hoạt động do dịch bệnh. |
“Vậy nên, ai đến đây, tôi đều xem như khách, “cho ăn bánh để lấy tiền” rồi đường ai nấy đi, không cảm xúc, không vương vấn. Vậy mà A. lại khác. Sau lần đầu gặp, anh hay đến chỗ tôi. Anh đến chỉ để nói chuyện, để tôi thực hiện vài bài massage thuần túy rồi về. Chúng tôi nói chuyện về quê nhà, về những hoài bão của mình sau khi về nước. Cứ thế, chúng tôi yêu nhau lúc nào không hay…”, Q. kể thêm.
Thế nhưng, ngay khi nhận biết bản thân yêu T.A. say đắm, Q. như chợt bừng tỉnh. Chị bẽ bàng, tủi nhục nhận thấy không xứng đáng với A. Chị nói: “Đôi lúc tôi thấy mình mâu thuẫn bởi A. biết công việc của tôi và chấp nhận nó. Thế nhưng, tôi vẫn sợ”.
“Tôi sợ bạn bè anh, người thân anh biết tôi làm công việc mà họ khinh bỉ, coi thường. Họ sẽ không chấp nhận tôi. Nếu anh chấp nhận tôi anh sẽ phải hi sinh thậm chí mất đi rất nhiều thứ tốt đẹp phía trước. Tôi sợ vì tôi mà anh mất bạn bè, người thân, công việc, danh dự…”, Q. nói.
Cuối cùng, Q. giấu nước mắt, bí mật đặt vé máy bay về nước. Rời phi trường, chị không về thẳng nhà mà đến TP.HCM tìm việc làm và cũng là để trốn tránh quá khứ. Tuy nhiên, tại đây, Q. không cạnh tranh được với những cô gái trẻ trong các tiệm massage, cà phê đèn mờ.
![]() |
Mỗi cô gái ở quán ở cà phê sung sướng đều phải đối mặt với những nguy hiểm rình rập. |
Không biết phải làm gì ngoài “bán vốn tự có”, Q. dạt về vùng ngoại ô, các tỉnh ven TP.HCM mở quán cà phê.
“Quán chỉ có một mình mình bán, không có đào. Nếu có nhiều đào, công an họ khép mình vào tội chứa chấp, tổ chức mại dâm thì họ mới bắt. Bán như thế chỉ tốn tiền thuê mặt bằng và trả tiền bảo kê cho giang hồ. Mỗi ngày kiếm 2-3 khách cũng đủ trang trải. Làm cái này chỉ sợ gặp khách bậy bạ, quỵt tiền”, Q. nói.
“Gặp người như vậy thì chỉ biết cắn răng chịu thôi, kêu ai bây giờ. Thôi thì cố chịu cho qua, chứ nếu cự cãi bị đánh đã mất tiền lại bị thương không bán tiếp được”, Q. nói rồi nhét vội mấy bộ quần áo vào chiếc vali mới mua.
Q. dự định sẽ về quê với lý do dịch bệnh, công ty không có đơn hàng nên cho công nhân tạm nghỉ. Tuy vậy, mỗi khi bật điện thoại để chuẩn bị đặt xe, chị lại do dự. Chị sợ cảm giác mệt mỏi khi luôn phải nghĩ cách, câu chuyện để che đậy quá khứ, công việc của mình trước những câu hỏi của gia đình, người thân.
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Dưới góc nhìn pháp lý về các hoạt động kích dục, bán dâm tại các quán "cà phê cô đơn", luật sư Cồ Lê Huy, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, các hành vi liên quan đến hoạt động mua bán dâm sẽ bị xử lý cụ thể như sau: Đối với người trực tiếp thực hiện hành vi mua, bán dâm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với người thực hiện hành vi chứa mại dâm hoặc môi giới mại dâm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, với trường hợp như PV đề cập trong bài, các đối tượng cụ thể sẽ bị xử lý như sau: Đối với chủ/người quản lý của cà phê chòi hay "cà phê cô đơn" (theo cách gọi trong bài), nơi hoạt động mua bán dâm diễn ra sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chứa mại dâm. Đối với người trung gian môi giới hoạt động mại dâm tại cà phê chòi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Môi giới mại dâm. Nếu người chủ/người quản lý cà phê chòi đồng thời là người thực hiện hành vi môi giới mại dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chứa mại dâm. Đối với người trực tiếp thực hiện hành vi mua, bán dâm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. |
Nguyễn Sơn
Quán bé xíu, chỉ có một đến hai người phụ nữ đứng tuổi, ăn mặc gợi cảm, đậm màu phấn son đứng bán. Trong khoảng tối sâu hút, các cô gái chủ động chèo kéo khách massage kích dục với giá rẻ bèo.
Giàu kinh nghiệm, hoạt động gần như độc lập, các cô gái bán "cà phê cô đơn" tung ra vô số chiêu trò để chèo kéo khách. Nhiều người còn biến công việc này thành công cụ "rút ruột", bòn tiền người ham của lạ.
" alt=""/>Xuất ngoại 'bán hoa', cô gái chạy trốn tình yêu nơi xứ ngườiChuyện bắt nguồn từ năm 1564 khi nước Pháp quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày mùng 1/1.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles. Thời điểm đó, cũng chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ.
Những người tiếp tục kỷ niệm năm mới vào ngày 1/4 bị gọi là “kẻ ngốc” và trở thành trò cười cho thiên hạ. Từ đó, người ta gọi ngày 1/4 là ngày nói dối và cái tên “Cá tháng Tư” chính thức xuất hiện.
Một truyền thuyết khác thì cho rằng việc “chơi khăm” trong ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ cuốn truyện “The Canterbury Tales” (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn người Anh Geoffrey Chaucer từ năm 1392.
Trong câu chuyện có một tình tiết là chơi chữ khiến độc giả nhầm lẫn. Chaucer ý muốn nói 32 ngày sau tháng Ba (tức ngày 2/5) nhưng độc giả lại hiểu nhầm thành ngày 32 tháng Ba hoặc ngày 1/4. Vì vậy, ngày này trở thành ngày để người dân nói đùa hoặc nói những câu nói dối vô hại.
Ngoài ra, ngày này cũng có một nguồn gốc khác, lần đầu tiên được đề cập đến bởi nhà thơ d’Amerval. Đây được xem là nguyên bản dành cho khái niệm "Cá tháng Tư".
Nguyên nhân d’Amerval gọi như vậy là bởi tháng Tư cũng được xem là tháng của cung song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau.
Thêm nữa, tháng Tư cũng là thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa, ví dụ như cá thu, dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Vì vậy, Cá tháng Tư trở thành khái niệm ám chỉ sự khù khờ.
Dù với nguyên nhân nào, Cá tháng Tư cũng là ngày được nhiều nước trên thế giới hướng ứng để tăng sự thú vị, mang lại tiếng cười trong cuộc sống.
Ngày 1/4 hàng năm gọi là ngày Cá tháng Tư hay còn là ngày nói dối. Vào ngày này người ta thường bày ra các trò đùa để trêu chọc bạn bè, người thân.
" alt=""/>Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Cá tháng Tư